Đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 31 - 32)

Từ sự khái quát trên và dựa vào đặc điểm của hai thành phần văn học, có thể thấy đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là quá trình đi từ song ngữ bất bình đẳng đến song ngữ cân bằng. Tính bất bình đẳng thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, về quan niệm thẩm mĩ, văn học chữ Hán được đề cao, được coi là văn chương chính thống, nội dung và nghệ thuật hướng về cái cao cả, bác học, ngược lại, văn học chữ Nôm ở địa vị thấp kém, bị coi là “nôm na mách qué”, có tính đời thường, dân dã. Quan niệm này như một thành trì kiên cố và vững chắc đến nỗi Nguyễn Du, mặc dù viết lên kiệt tác bất hủ Truyện Kiều bằng chữ Nôm nhưng vẫn phải giãi bày đó chỉ là việc “Mua vui cũng được một vài trống canh”. Vua Quang Trung là người có ý thức cường dân tộc rất cao, coi trọng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Ông từng đề ra việc thi cử bằng chữ Nôm, lập cả Viện Sùng chính để dịch sách tiếng Hán sang tiếng Nôm, dùng làm tài liệu học tập cho trí thức nhưng khi viết Cầu hiền chiếu vẫn sử dụng chữ Hán bởi đó là một việc có tính chất trọng đại. Thứ hai, chính bởi quan niệm thẩm mĩ như vậy mà trong một thời gian khá dài, văn học chữ Hán chiếm ưu thế về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sự

bất bình đẳng đó đã dần tiến đến cân bằng bởi càng về sau văn học chữ Nôm càng phát triển và đạt những thành tựu rực rỡ mà văn học chữ Hán khó sánh kịp, thậm chí còn được coi là “tinh hoa sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam thời trung đại”. Chỉ tính riêng Truyện Kiều cũng đủ làm rạng danh văn học dân tộc ở bất cứ thời đại nào. Nếu không có chữ Nôm, có lẽ ta đã mất đi một lượng đáng kể các tác phẩm viết bằng thể thơ dân tộc. Lí giải cho trạng thái cân bằng này, có thể do ba yếu tố. Thứ nhất là trước những ba động của lịch sử, đặc biệt là những thế kỉ bão táp của nội chiến, rồi ngoại xâm liên tục ở thế kỉ XVIII, ý thức cá nhân của con người trỗi dậy mạnh mẽ. Ý thức về quyền cá nhân, dám đứng lên bảo vệ lợi ích chính đáng của mình sẽ kéo theo mong muốn giải phóng con người khỏi mọi thứ gò bó, khuôn khổ và ý thức giữ gìn những thành tựu văn hóa của dân tộc mình, trong đó có ngôn ngữ.

Thứ hai là ảnh hưởng tích cực từ những chính sách đề cao chữ Nôm trong mọi lĩnh vực của vua Quang Trung. Thứ ba, Nho giáo càng về sau càng trở nên suy yếu, vì vậy mà Hán học mất dần địa vị, tạo điều kiện cho chữ Nôm, vốn đã được đề cao từ trước đó có cơ hội lấn át. Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã chứng minh điều đó.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w