Thiên nhiên, danh lam thắng cảnh gắn với địa danh cụ thể của đất nước

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 65 - 67)

3. Mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong việc thể hiện nội dung tư tưởng

3.2.1 Thiên nhiên, danh lam thắng cảnh gắn với địa danh cụ thể của đất nước

đất nước

Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, mặc dù sử dụng ngôn ngữ, thể thơ hoàn toàn ngoại lai, quan niệm thẩm mĩ chịu ảnh hưởng từ thơ ca cổ Trung Hoa nhưng vẫn đậm đà tính dân tộc. Có được điều đó là bởi những phong cảnh, danh thắng được nói đến đều là những địa danh quen thuộc, gần gũi với đất và người Việt Nam. Những núi Dục Thúy, Côn Sơn, Yên Tử, Vân Đồn, cửa biển Bạch Đằng, Thần Phù, chùa Hoa Yên, Tiên Du,... đã đi vào thơ Ức Trai và làm nên một “bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam” (Lã Nhâm Thìn) bằng thơ rất đặc sắc. Cảnh sắc thiên nhiên mang dáng hình và vẻ đẹp quê hương xứ sở khiến ta không khỏi tự hào và hãnh diện. Đây là bức tranh tuyệt mĩ về “Dục Thúy sơn”:

Liên hoa phù thủy thượng Tiên cảnh trụy trần gian Tháp ảnh trâm thanh ngọc Ba quang kính thúy hoàn

(Hoa sen trôi mặt nước Cõi tục nổi non bồng Bóng tháp cài trâm ngọc Tóc mây chiếu kính sông)

Nếu như hai câu thơ trên khắc họa vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo của núi Dục Thúy thì hai câu dưới lại mang vẻ đẹp quyến rũ, say đắm của người thiếu nữ. Thiên nhiên không còn là chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp con người mà con người đã tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên.

Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc Đại An triều tướng thủy như thiên

(Dục Thúy mưa tan non tựa ngọc Đại An triều nổi nước như trời)

(Vọng Doanh)

Hai câu thơ đã khắc họa hai vẻ đẹp đối lập nhưng lại chính là vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam: sự mềm mại, trong trẻo, mĩ lệ của núi Dục Thúy (Ninh Bình) kết hợp với nét khỏe khoắn, mạnh mẽ nơi cửa biển Đại An (Nam Định).

Và đây là vẻ đẹp đặc trưng của núi Yên Tử linh thiêng:

Ủng môn ngọc sáo sâm thiên mẫu Quải thạch châu lưu lạc bán không

(Muôn hàng giáo ngọc tre cài cửa Bao dãi tua châu đá rủ mành)

(Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự) Hai câu thơ nhắc đến hai đặc điểm của núi Yên Tử: rất nhiều trúc, trên đỉnh núi còn có cả rừng trúc hoa rất đẹp. NguyễnTrãi đã ví những hàng tre trúc ấy như “muôn hàng giáo ngọc” khiến cảnh càng thêm linh thiêng. Bên cạnh đó là vẻ đẹp của nhũ đá trong những hang động được ví như “bức mành đá” khiến ai đặt chân đến cũng phải trầm trồ.

Có thể thấy Nguyễn Trãi viết nhiều về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đất nước. Đó hầu hết đều là những phong cảnh nổi tiếng, tiêu biểu hoặc những địa danh gắn với chiến công lừng lẫy của cha ông trong lịch sử. Điều đó cho thấy ý thức về vẻ đẹp non sông nước nhà, cho thấy tinh thần tự hào

trước những kì quan tươi đẹp, hào hùng của đất nước và với riêng sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đó là chất dân tộc đã khiến Ức Trai thi tập không phải là một tập thơ chữ Hán xa lạ với người Việt.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w