Xét chiều ảnh hưởng từ Việt sang Hán

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 94 - 97)

3. Mối quan hệ ảnh hướng hai chiều Hán – Việt, Việt – Há nở phương diện nghệ thuật

3.2 Xét chiều ảnh hưởng từ Việt sang Hán

Trong sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ bao giờ cũng xảy ra hai chiều ảnh hưởng, có chiều đi, có chiều lại, hai bên tương hỗ lẫn nhau. Cố nhiên, trong thực tế có thể có chiều mạnh, có chiều yếu, nhưng trên lí thuyết bao giờ cũng phải tính đến mối quan hệ qua lại theo hai chiều cả.” [6, 30]. Ngôn ngữ Việt, trong sự tiếp xúc với ngôn ngữ Hán có lịch sử lâu đời, với một nền “văn học già” của khu vực và thế giới tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng mạnh, và chiều

ngược lại – ảnh hưởng từ ngôn ngữ Việt sang Hán sẽ yếu hơn. Qua khảo sát của chúng tôi, tuy không nhiều như “yếu tố Hán” ở Quốc âm thi tập nhưng

Ức Trai thi tập vẫn chứa đựng những “yếu tố Nôm” ở các phương diện: từ ngữ, thi liệu, gieo vần.

3.2.1 Từ ngữ

Trong Ức Trai thi tập, có nhiều từ ngữ Hán đã được Nguyễn Trãi Việt hóa để phù hợp với tư duy người Việt. Một số từ không có trong các từ điển Hán nhưng lại có trong thơ Nguyễn Trãi. Chẳng hạn, trong câu:

Nhàn lai vô sự bất thanh nga

(Khi nhàn thì không gặp việc gì là không ngâm nga)

(Hý đề) Từ “thanh nga” vốn không có trong từ điển mà được Nguyễn Trãi ghép từ hai từ đơn “thanh” (trong, vắng lặng) và “nga” (ngâm nga) để thành từ ghép với nghĩa tổng hợp “ngâm nga một cách thanh nhã”.

Cũng để phù hợp với tư duy ngôn ngữ người Việt, Nguyễn Trãi đã chuyển đổi trật tự của khá nhiều từ tiếng Hán. Ngữ pháp Hán quy định cấu tạo của một từ là “định ngữ - trung tâm ngữ” trong khi tiếng Việt ngược lại “trung tâm ngữ - định ngữ”. Tuy nhiên, trong một số bài thơ Nguyễn Trãi đã dùng lối tư duy của người Việt để tạo từ Hán. Chẳng hạn, từ “xuân mộ” (cuối xuân) của tiếng Hán được đổi thành “mộ xuân” (bài “Mộ xuân tức sự”), từ “tiền niên” (năm trước) được đổi thành “niên tiền”. Từ “Đông hải” (biển Đông) đã được đổi lại thành “hải Đông” trong câu thơ:

Trực giá kình nghê khóa hải Đông

(Thẳng cưỡi kình nghê vượt biển Đông)

(Quá hải)

Từ “nguyệt dạ” (đêm trăng) được đổi thành “dạ nguyệt”:

(Trong đêm trăng, người ở đất khách lâu năm thấy lòng kinh sợ) (Thôn xá thu châm) Những nỗ lực Việt hóa của Nguyễn Trãi về mặt từ ngữ đã chứng tỏ sự ảnh hưởng ngược lại của tiếng Việt với tiếng Hán và hơn hết ta thấy đằng sau đó là ý thức dân tộc lớn lao của một “nghệ sĩ lớn”.

3.2.2 Thi liệu

Văn chương của tiền nhân với những ước lệ, khuôn khổ được xem như mẫu mực của văn chương. Ta hiểu vì sao Lưu Hiệp trong cuốn sách nổi tiếng

Văn tâm điêu long lại viết: “Văn thánh nhân trang nhã, tráng lệ vốn đã đẹp lại thực vậy. Đạo trời tuy khó nghe nhưng ta vẫn có thể đo và nhìn. Văn chương là cái ta có thể thấy, lẽ nào ta lại không nghĩ đến? Việc căn cứ vào thánh nhân để diễn đạt ngôn ngữ lầ điều nên làm trong văn chương vậy” [21, 23-24]. Tưởng rằng đó là quy tắc bất di bất dịch, nhưng không, với thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, ta vẫn thấy sự phá cách trong tư tưởng thẩm mĩ. Tùng, cúc, trúc, mai cũng đôi lần phải nhường chỗ cho những cây cỏ bình dị, đậm chất quê của phương Nam.

Bông hoa xoan tím mộc mạc nơi vườn nhà bỗng đẹp đến nao lòng trong làn mưa bụi mùa xuân:

Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai

(Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân)

(Mộ xuân tức sự)

Bông hoa xoan nhỏ bé như dồn nén bao bí ẩn của mùa xuân, của một tâm hồn thi sĩ. Trong tiếng cuốc kêu khắc khoải, hoa xoan chọn cách lặng lẽ tỏa hương khoe sắc, nhưng trong cái lặng lẽ đó ta như nghe thấy vị tiếc nuối thấm dần từng câu chữ. Bông hoa bình dị đi vào văn chương cũng đong đầy

những tâm trạng. Xuân qua, hè đến, sẽ chẳng còn gì níu kéo nhung nhớ của thi nhân ngoài màu hoa, sắc hoa quen thuộc nơi sân nhà.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w