Thi liệu Hán học

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 90 - 93)

3. Mối quan hệ ảnh hướng hai chiều Hán – Việt, Việt – Há nở phương diện nghệ thuật

3.1.2.Thi liệu Hán học

Thi liệu Hán học” được dùng để chỉ những thành ngữ, điển tích, điển cố, danh ngôn, những ý thơ đẹp, hình ảnh ước lệ của văn chương Hán – được coi là chuẩn mực văn chương cổ. Tính quy phạm và ước lệ của văn học trung đại dẫn đến việc sử dụng nhiều thi liệu Hán học ngay cả trong những sáng tác viết bằng chữ Nôm. Có điều, chỉ có rất ít câu Nguyễn Trãi dùng nguyên văn thi liệu (3 trường hợp) [59, 22]), còn lại đa số là lấy ý, phỏng dịch, chứng tỏ

nỗ lực Việt Hóa thi liệu Hán học để làm giàu ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ. Điều đó thể hiện tính song ngữ về mặt thi liệu của Quốc âm thi tập.

Nguyễn Trãi đã lấy ý câu thành ngữ “Quân tử cố cùng” (người quân tử bền vững ngay trong lúc khó khăn nhất) trong Luận ngữ để viết nên câu thơ:

Quân tử hãy lăm bền chí cũ

(Ngôn chí, 17)

Khó bền mới phải người quân tử

(Trần tình, 7)

Câu thành ngữ “Biến bạch dĩ vi hắc” (biến bạc thành đen) được Nguyễn Trãi dịch để dùng trong thơ Nôm:

Ghê thế biến bạc làm đen

(Tức sự, 2)

Thành ngữ “Thủ khẩu như bình” (Giữ miệng như giữ bình) vào thơ Nôm thành:

Còn miệng tựa bình đà chỉn giữ

(Mạn thuật, 12)

Hay câu thơ quen thuộc “Làm biếng ngồi ăn lở núi non” được lấy ý từ thành ngữ “Tọa thực sơn băng” (Ngồi ăn núi lở).

Từ câu chữ Hán “Thần tâm như thủy, thần môn như thị” (Lòng của thần trong như nước, cửa nhà thần mở rộng như cửa chợ, ai đến cũng được), Nguyễn Trãi vận dụng mà viết thành:

Quân tử thánh hiền lòng tựa nước

(Bảo kính cảnh giới, 55)

Phú quý chẳng ham thanh tựa nước

(Ngôn chí, 21)

Quan thanh bằng nước, nhà bằng khánh

Quốc âm thi tập cho thấy khả năng Việt hóa thi liệu Hán học của Nguyễn Trãi nhuần nhuyễn đến mức ở một số trường hợp ta khó có thể biết được ý thơ được lấy từ điển tích. Câu thơ “Cày ăn đào uống yên đòi phận”’ (Tự thán, 32) là một ví dụ. Cụm từ “cày ăn đào uống” xuất phát từ một câu trong Nhạc phủ - bài “Kích nhưỡng ca”: “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực” (đào giếng để uống, cày ruộng để ăn). Câu “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Thuật hứng, 24) được lấy ý từ Luận ngữ, câu “Ma nhi bất lận , nát nhi bất truy” (mài mà không mòn, nhuộm mà không đen). Có những câu thơ, đọc lên ta chỉ thấy tâm sự thi nhân mà không hề thấy bóng dáng của điển:

Nghìn dặm xem mây nhớ quê Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về

(Bảo kính cảnh giới, 28)

Câu thơ đầu gợi nhớ đến Địch Nhân Kiệt đời Đường làm quan ở Tinh Châu, lên núi Thái Hàng, quay lại nhìn thấy đám mây trắng, nói với người tả hữu rằng: “Nhà cha mẹ ta ở dưới ấy” rồi ngậm ngùi giờ lâu. Đọc thơ, ta chỉ thấy tấm lòng đau đáu nhớ về chốn quê nhà của tác giả mà dường như quên đi điển tích.

Những hình ảnh ước lệ như vườn lan cúc, ba dãy cúc xuất phát từ chữ của Đào Tiềm: “tam kính cúc” (chỉ nơi ẩn dật); dặm thanh vân, dặm mây xanh xuất phát từ “đường thanh vân” (chỉ con đường làm quan); áng mận đào

(chỉ nơi cửa quyền, quyền quý) xuất phát từ câu “Thiên hạ đào lí tất tại công môn” (đào lí trong thiên hạ ở trong nhà cửa ông cả) gắn với danh nhân Địch Nhân Kiệt đời Đường,... cũng xuất hiện trong khá nhiều bài thơ:

Hẹn này nỡ phụ ba đường cúc

(Tự thán, 37) Hài hoa còn bợn dặm thanh vân

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh

(Bảo kính cảnh giới, 31) Mấy phen lần bước dặm thanh vân

(Bảo kính cảnh giới, bài 38) Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Mạn thuật, 13) Những màng lẩn quất vườn lan cúc

Ắt ngại lanh chanh áng mận đào

(Thuật hứng, 7)

Việc sử dụng thi liệu Hán một cách đậm đặc cho thấy tinh thần sùng cổ và tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại trong thơ Nôm Ức Trai. Một mặt, nó chứng minh quy luật về tính quy phạm của văn học trung đại, mặt khác, việc dùng hình thức, chất liệu Việt để truyền tải nội dung Hán cho thấy ý thức giữ gìn và làm giàu ngôn ngữ dân tộc ở Nguyễn Trãi. Đó là đóng góp không nhỏ của tác giả Quốc âm thi tập về mặt ngôn ngữ, văn học đối với văn hóa dân tộc nói chung.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 90 - 93)