Xét chiều ảnh hưởng từ Hán sang Việt

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 86 - 90)

3. Mối quan hệ ảnh hướng hai chiều Hán – Việt, Việt – Há nở phương diện nghệ thuật

3.1Xét chiều ảnh hưởng từ Hán sang Việt

Tính song ngữ trong văn học không chỉ biểu hiện ở việc sử dụng song song hai loại ngôn ngữ mà còn ở sự kết hợp hai ngôn ngữ trong cùng một tác phẩm. Với một người am hiểu ngôn ngữ ngoại nhập cũng như gắn bó với ngôn ngữ dân tộc thì việc ảnh hưởng qua lại giữa Hán và Việt trong sáng tác của Nguyễn Trãi là điều tất nhiên. Trong thời kì chữ Hán vẫn còn thịnh, việc viết một tập thơ Nôm được coi là có ý nghĩa bước ngoặt trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc trong văn chương. Dù vậy, Nguyễn Trãi cũng khó mà để đứa con tinh thần ấy hoàn toàn nằm ra ngoài ảnh hưởng của Hán văn. Tìm hiểu Quốcâm thi tập, ta vẫn thấy đôi chỗ, ở một vài phương diện, tập thơ mang đặc điểm của văn chương bác học.

3.1.1. Từ ngữ

Tính song ngữ về mặt từ ngữ trong Quốc âm thi tập thể hiện ở việc Nguyễn Trãi đã tiếp nhận từ Hán để làm giàu vốn ngôn ngữ dân tộc. Trong tác phẩm duy nhất viết bằng chữ Nôm của tác giả, ta thấy sự cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ Hán, chứng tỏ ở người viết có sự nhận thức rõ ràng ranh giới giữa “làm giàu” và “đánh mất” bản sắc ngôn ngữ Việt. Nguyễn Trãi hạn chế sử dụng từ Hán Việt trong thơ Nôm là bởi ý thức giữ gìn ngôn ngữ dân tộc. Ông từng viết trong Dư địa chí: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục các nước Ngô, Chiêm… để làm loạn phong tục trong

nước”. Tác giả rất cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ ngoại lai. Theo thống kê, trong lớp từ dùng với tần số cao nhất, có chưa đầy 20% thuộc vốn từ Hán Việt. Trong số đó, những từ rõ ràng có màu sắc ngoại lai chỉ chiếm 3%, còn lại 17% là những từ Hán Việt đã được Việt hóa lâu đời như xuân, thu, hương,

hoa, cảnh, thú,... [7, 200]. Không tính các từ được Việt hóa lâu đời đó, chỉ khi có dụng ý miêu tả một cảnh thiên nhiên trang trọng, thi vị hoặc trường hợp phải sử dụng những khái niệm của Nho giáo hay để giữ nhịp điệu cho câu thơ ta mới thấy Nguyễn Trãi sử dụng từ Hán. Điều này thể hiện rất rõ sự trân trọng ngôn ngữ dân tộc ở Ức Trai, nhất là trong điều kiện Hán học đang thịnh và bản thân ông lại là người có học vấn uyên thâm.

Từ Hán được Nguyễn Trãi sử dụng bao gồm cả từ đơn âm và đa âm. Việc sử dụng những từ đơn âm Hán tạo nên những cặp từ đối lập Hán-Việt trong Quốc âm thi tập như trì/ao, nguyệt/trăng, vọng/quên, phạp/thiếu,

phong/gió,... Với mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhà thơ lại có sự lựa chọn từ ngữ riêng. Khi ngâm vịnh, thưởng gió ngắm trăng – những giây phút thi vị, nhà thơ sẽ dùng từ Hán:

Trì thanh cá lội in vầng nguyệt

(Bảo kính cảnh giới, 38) Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

(Thuật hứng, 14)

Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng (Ngôn chí, 18) Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt

(Ngôn chí, 3) Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh

(Bảo kính cảnh giới, 31) Đời phạp văn chương uổng mấy danh

(Mạn thuật, 9)

Còn trong những cảnh sinh hoạt đời thường dân dã, Nguyễn Trãi sẽ sử dụng từ Việt:

Ao quan thả gửi hai bè muống

(Thuật hứng, 23) Chim bắt trong rừng, cá bắt ao

(Tự thán, 19)

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

(Thủ vĩ ngâm) Quê cũ nhà ta thiếu của nào

Rau trong nội, cá trong ao

(Mạn thuật, 13)

Có những trường hợp trong cùng hoàn cảnh, tác giả sử dụng cả hai loại từ đơn âm Hán và Việt, có lẽ để đảm bảo yếu tố nhịp điệu cho câu thơ:

Trì cỏ được câu ngâm gió

(Mạn thuật,1)

Nhịp điệu cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ khi mà cùng một ý thơ, khi thì dùng “trăng”, khi thì dùng “nguyệt”:

Thưởng mai về đạp bóng trăng

(Ngôn chí, 15) Tìm mai theo đạp bóng trăng

(Tự thán,7) Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn

(Thuật hứng, 15)

Khi thể hiện những khái niệm, phạm trù Nho giáo như đạo quân thân, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung hiếu, thiên mệnh,... Nguyễn Trãi cũng dùng từ Hán Việt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bợn dặm thanh vân

(Ngôn chí, 11) Khó bền mới phải người quân tử

Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu

(Trần tình, 7)

Quân tử thánh hiền lòng tựa nước Càng già càng ngẫm của bùi ngon

(Bảo kính cảnh giới, 55) Bui một tấm lòng trungliễn (lẫn)hiếu

(Thuật hứng, 24)

Với từ đa âm mang ý nghĩa ước lệ, tượng trưng, Nguyễn Trãi muốn mượn nội dung nhưng không muốn dùng từ Hán Việt, tác giả đã Việt hóa những từ ngữ, khái niệm đó bằng nhiều cách. Khi thì đảo trật tự từ: tuyết án – án tuyết, hằng sản – sản hằng:

Án tuyết mười thu uổng độc thư

(Mạn thuật, 14) Ngày tháng kê khoai những sản hằng

(Mạn thuật,1)

“Án tuyết” vốn là “tuyết án” - chỉ án đọc sách, xuất phát từ điển Tôn Khang đời Tấn, nhà nghèo không có đèn để học, đêm thường nhờ đến ánh sáng của tuyết để đọc sách. “Sản hằng” tức là “hằng sản” – chỉ của cải, sản vật thường có. Hai khái niệm đã được Nguyễn Trãi Việt hóa bằng cách đảo trật tự từ.

Bên cạnh cách đảo trật tự từ, Nguyễn Trãi đã phỏng dịch từ ngữ khiến thi liệu Hán trở nên gần gũi với nhân dân ta. Đó là trường hợp các cặp từ: quyền môn -cửa quyền, phù vân – mây nổi, hồng nhan – má đỏ, đơn tâm – lòng son, án thư – án sách, tứ dân – bốn dân, thanh sử - sử xanh, hồng quần –

quần đỏ... Khái niệm “hành chỉ”, “xuất xử” rất quen thuộc của Nho giáo được dịch thành “đi nghỉ”, “gánh” (ra gánh vác việc đời), “lui” (lui về ở ẩn):

Làm người chẳng có đức cùng tài

Đi nghỉ đều thì kém hết hai

Hiểm hóc cửa quyền chăng lọt lẫn Thanh nhàn án sách hãy đeo đai

(Ngôn chí, 5)

Gánh, khôn đương quyền tướng phủ

Lui, ngõ được đất nho thần

(Trần tình, 1)

Có đôi câu ta lại thấy tác giả không Việt hóa mà sử dụng nhiều từ Hán:

Trông cửa ngọc, vân yên cách Giãi lòng đơn, nhật nguyệt thâu

(Trần tình, 4)

Việc sử dụng từ Hán Việt khiến câu thơ trang trọng, hàm súc, mang dáng hình văn chương bác học, nhưng khi mật độ chữ Hán trong một câu thơ quá nhiều sẽ mang đến sự cầu kì, kiểu cách, khó hiểu. Điều đó phần nào cho thấy sự lúng túng của tác giả trong việc dùng từ, chứng tỏ sự ảnh hưởng của chữ Hán ở thời kì đầu của văn học chữ Nôm. Sự ảnh hưởng đó rõ nét hơn khi tìm hiểu vốn thi liệu Hán học trong Quốc âm thi tập.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 86 - 90)