3. Mối quan hệ ảnh hướng hai chiều Hán – Việt, Việt – Há nở phương diện nghệ thuật
3.1.3. Hiện tượng lặp vần
Do ảnh hưởng từ thi pháp Hán, trong một số bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi có hiện tượng lặp vần – hiện tượng các chữ gieo vần lặp lại cả phần âm và phần vần. Chẳng hạn:
Liêm cần tiết cả tua hằng nắm Trung hiếu niềm xưa mựa nỡ đời
Con cháu chớ hiềm sớm tối ngặt Thi thư thực ấy báu nghìn đời
(Ngôn chí, 9)
Việc lặp lại chữ “đời” ở câu 6 và câu 8 của bài thơ đi ngược lại quy luật về vần của thơ Việt – hai chữ gieo vần thường đồng vận chứ không được phép có cả phụ âm đầu giống nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 254 bài thơ
Nôm (không kể một bài Thủ vĩ ngâm có câu đầu và cuối giống nhau) có 7 bài có hiện tượng lặp vần, chiếm 3,1 %. Ngoài bài Ngôn chí 9 trên, các bài có hiện tượng này là:
- Bài 38 (Trần tình, 2): câu 4, 6 lặp chữ “chăn”
- Bài 50 (Thuật hứng, 5): câu 1, 2 lặp chữ “thông”
- Bài 84 (Tự thán, 14): câu 1, 4 lặp chữ “dài”
- Bài 112 (Tự thuật, 1): câu 1, 8 lặp chữ “hay”
- Bài 127 (Tự giới): câu 1, 8 lặp chữ “dung”
- Bài 165 (Bảo kính cảnh giới, 38): câu 1, 8 lặp chữ “vân”
Có hiện tượng lặp vần là bởi sự ảnh hưởng của thi pháp Hán. Theo Nguyễn Tài Cẩn, “Trong truyền thống thơ Hán, mặt văn tự có thể nói là có phần mạnh hơn mặt ngữ âm... cho nên xem vẫn quan trọng hơn đọc ... Phải chăng vì những lí do như vậy nên các nhà thơ Hán tự cho phép mình được gieo những vần hoàn toàn đồng âm, miễn là về mặt văn tự, chúng viết thành những chữ khác nhau”. Còn “Ở tiếng Việt, thơ ca đi theo một khuynh hướng nặng về âm, hai chữ gieo vẫn thường đồng vận chứ chứ không được phép có cả phụ âm đầu giống nhau, ngay cả những trường hợp chúng dị nghĩa” [4, 83-85]. Trong số các tác giả song ngữ, không chỉ Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng từ thi pháp Hán dẫn đến hiện tượng lặp vần trong thơ Nôm mà còn có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến. Theo thống kê, số bài lặp vần trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là 12 bài, trong thơ Nguyễn Khuyến là 9 bài [16, 174].