Sử dụng ngôn ngữvăn học dân gian

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 83 - 86)

2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm 1 Từ ngữ

2.2 Sử dụng ngôn ngữvăn học dân gian

Văn học dân gian có vai trò nền tảng đối với văn học viết. Qua những thăng trầm, nền văn học của ta vẫn hiên ngang vươn mình lên cùng dải đất hình chữ S nhỏ bé đã phải hứng chịu bao binh biến ngoại xâm, nội phản.

Quốc âm thi tập là tập thơ dân tộc không phải chỉ bởi việc sử dụng văn tự Nôm do người Việt sáng tạo mà còn bởi tinh thần dân tộc thắm đượm ở từng bài thơ. Vốn ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống thường được vận dụng một cách tự nhiên, trong sáng trong tập thơ với một số lượng đáng kể, gồm cả thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được Ức Trai gọt giũa, và nâng lên trình độ nghệ thuật để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị.

Một đóng góp lớn của Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập là đã xây dựng ngôn ngữ dân tộc trên cơ sở kế thừa nâng cao ngôn ngữ nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian, trong đó thành ngữ, tục ngữ, ca dao chiếm số lượng lớn. Theo thống kê của Bùi Văn Nguyên, trong toàn bộ 1908 câu thơ của Quốc âm thi tập, khoảng 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ (chiếm 2,5%), khoảng 20 câu thơ có yếu tố ca dao (chiếm 1%) [69, 358]. Các yếu tố thành ngữ, tục ngữ và ca dao ấy được sử dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thành ngữ “Quanh co ruột ốc” được Nguyễn Trãi sử dụng rất tự nhiên, giàu hình ảnh:

Khúc khuỷu làm chi trái hòe

(Trần tình, 8)

Từ câu tục ngữ “Con sâu bỏ rầu nồi canh”, cùng với lối nói khẩu ngữ “nên...thì”, Nguyễn Trãi viết thành câu thơ đơn giản nhưng ý nghĩa:

Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn Nên có sâu thì bỏ canh

(Bảo kính cảnh giới, 9)

Lấy ý từ hai câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở”, Nguyễn Trãi viết thành những câu thơ gần gũi như chính tiếng nói của người dân trong cuộc sống thường ngày:

Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non

(Bảo kính cảnh giới, 22)

Ta hiểu tại sao những câu thơ thô mộc đó được nhân dân yêu mến và sống mãi trong lòng dân tộc. Bởi nó chứa đựng những kinh nghiệm, lời răn dạy của cha ông ta, và chính là tiếng nói của nhân dân.

Đúc rút từ câu ca dao “Lên non mới biết non cao - Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy” Nguyễn Trãi viết:

Có con mới biết ơn cha nặng Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều

(Bảo kính cảnh giới, 37) Hai câu thơ:

Dễ hay ruột bể sâu cạn

Khôn biết lòng người ngắn dài

(Ngôn chí, 5)

mang hình bóng câu câu ca dao quen thuộc “Sông sâu còn có kẻ dò - Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”. Hay từ câu ca dao“Trăm năm bia đá

thì mòn - Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” Nguyễn Trãi đã khéo léo vận dụng để viết nên những câu thơ mang ý nghĩa khác nhau:

Bể truyền bia miệng kiếp nào mòn Cao thấp cùng xem việc mất còn

(Bảo kính cảnh giới, 55)

Chỉnh vàng chẳng tiếc, danh thì tiếc Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn

(Tự thán, 17)

Với ý thức dân tộc sâu sắc, trong thơ ca của mình, Nguyễn Trãi đã vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nhiều khẩu ngữ được sử dụng một cách linh hoạt, tạo nên những sáng tạo độc đáo:

Được thua phú quí dầu thiên mệnh Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn.

(Mạn thuật, 5)

Bề hiểm nhân gian ai kẻ biết Ghê thay thế nước vị qua mềm

(Tự thuật, 4)

Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường lợi cực quanh co

(Ngôn chí, bài 19)

Chính vì sử dụng tài tình ngôn ngữ văn học dân gian nên những câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi có giá trị gợi thanh, gợi hình sinh động, bám rễ sâu vào lòng dân tộc.

Có thể nói, Nguyễn Trãi là người đầu tiên có ý thức đưa khẩu ngữ, lối diễn đạt, nói năng của cuộc sống hàng ngày vào thơ, đưa ngôn ngữ bình dân trở thành ngôn ngữ văn chương. Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên bước đường phát triển ngôn ngữ và văn học dân tộc. Càng đọc thơ Nôm

Nguyễn Trãi ta càng thấy yêu thêm ngôn ngữ của ta, của một dân tộc đã trải qua bao cơn binh biến nhưng vẫn giữ được nền văn hiến lâu đời, đúng như lời nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: Nguyễn Trãi là khí phách dân tộc, là tinh hoa dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w