1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn

145 1,6K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 639,5 KB

Nội dung

Giới hạn của đề tài: Đề tài bao quát các tập truyện rất ngắn trongvăn học Việt Nam đương đại đã được xuất bản từ những năm 90 của thế kỷ - 3 tập truyện Vùng lặng, Nghĩa cử và Tiếng đáy c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS BIỆN MINH ĐIỀN

Trang 2

NGHỆ AN - 2012

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 2

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 8

Chương 1 THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN MINI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN MINI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9

1.1 Vấn đề định danh thể loại (truyện ngắn mini) 9

1.1.1 Lược sử các khái niệm đã được dùng để định danh thể loại 9

1.1.2 Cơ sở để tác giả luận văn chọn định danh truyện ngắn mini 10

1.2 Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương đại (giới hạn từ 1986 đến nay) 11

1.2.1 Cơ sở xã hội, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam đương đại 11

1.2.2 Vị trí và vai trò của thể loại truyện ngắn 15

1.2.3 Truyện ngắn mini - một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam đương đại 18

1.3 Sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại 23

1.3.1 Những tiền đề cho sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini 23

1.3.2 Một hành trình của truyện ngắn mini (từ những năm cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI) 26

1.3.3 Truyện ngắn mini - một thành tựu đáng ghi nhận của văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại 31

Trang 4

2.1 Các mảng hiện thực khác nhau của đời sống đương đại 37

2.1.1 Sự đa dạng, phong phú của các mảng hiện thực trong truyện ngắn mini 37

2.1.2 Dư âm của chiến tranh 38

2.1.3 Hiện thực đời sống thời đổi mới, hội nhập, thời kinh tế thị trường.46 2.1.4 Đời sống tâm linh 59

2.1.5 Muôn nẻo, nhiều góc đầy phức tạp của cuộc sống đương đại 62

2.2 Con người trong truyện ngắn mini Việt Nam đương đại 65

2.2.1 Con người thế sự, đời tư 65

2.2.2 Con người cá nhân, số phận 68

2.2.3 Con người xã hội, cộng đồng 72

2.2.4 Con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp, khó lường của đời sống hiện đại 74

2.3 Những dự cảm, dự báo của truyện ngắn mini đương đại 77

2.3.1 Một vài giới thuyết 77

2.3.2 Những lo âu, bất an bởi sự ngự trị của cái xấu, cái ác 77

2.3.3 Những thảm họa khó lường 80

2.3.4 Những tươi sáng và hy vọng 84

Chương 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN MINI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 88

3.1 Tình huống và kết cấu 88

3.1.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống 88

3.1.2 Nghệ thuật kết cấu của thể loại truyện ngắn mini 96

3.2 Nhân vật 104

3.2.1 Nhân vật trong truyện ngắn và truyện ngắn mini 104

Trang 5

đương đại 1143.3 Ngôn ngữ 1183.3.1 Những yêu cầu về ngôn ngữ của thể loại truyện ngắn mini 1183.3.2 Đặc trưng ngôn ngữ của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại122

KẾT LUẬN 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong văn học Việt Nam đương đại, truyện ngắn có vai trò hết sứcquan trọng Vốn là thể loại năng động và khá nhạy cảm, hình thức truyệnngắn luôn vỡ ra, thay đổi lại, luôn tự xác định tính bền vững của mình Sựcách tân của thể loại này đang là yêu cầu cấp thiết và đã đạt được những độtphá nhất định Có thể xem truyện ngắn mini là một biến thức, là một cách tân

có ý nghĩa của thể loại truyện ngắn

1.2 Truyện ngắn mini (hay truyện cực ngắn, truyện rất ngắn, truyệnsiêu ngắn ) là một dạng thức đặc biệt của truyện ngắn xuất hiện đã thu hútđược một lượng sáng tác lớn và hấp dẫn người đọc bởi cách thể hiện và phảnánh hiện thực độc đáo, mới mẻ Sự xuất hiện thể loại này đang là xu thế vậnđộng phù hợp với tư tưởng, tâm lý và nhịp sống của con người hiện đại Cóthể nói, chưa bao giờ thể loại truyện mini lại được ưa chuộng, phát triểnthành một xu hướng và được đón nhận nồng nhiệt từ người viết đến ngườiđọc như hiện nay Do vậy, thể loại này đang đặt ra nhiều vấn đề cần tìmhiểu, nghiên cứu

1.3 Truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại phát triểnngày càng mạnh, trở nên như một hiện tượng nghệ thuật Tuy nhiên, do cònkhá mới mẻ và sự phát triển của nó chứa đựng nhiều bí ẩn nên cho đến nayvẫn chưa thực sự có một quy chuẩn nhất quán nào dành cho thể loại văn họcnày Vấn đề nghiên cứu thể loại truyện ngắn mini phần lớn chưa có cái nhìntoàn diện, đặc biệt việc đi sâu vào thực tế tác phẩm còn nhiều bỏ ngỏ Vì vậy,

chọn đề tài Thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại

chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn hề thống và tập trung về thể loạinày trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn khảo cứu

Trang 7

2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Thể loại truyện ngắn mini trong văn họcViệt Nam đương đại

2.2 Giới hạn của đề tài: Đề tài bao quát các tập truyện rất ngắn trongvăn học Việt Nam đương đại đã được xuất bản từ những năm 90 của thế kỷ

- 3 tập truyện Vùng lặng, Nghĩa cử và Tiếng đáy của Phạm Sông Hồng,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007

- Tập truyện Ngắn và rất ngắn của Thái và Hậu, Nxb Thanh niên và

Phương Nam Book, 2010

- Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương của Nhật Chiêu, Nxb Hội Nhà

văn, Hà Nội, 2011

- Tập truyện Ngón tay út của Nhã Thuyên, Nxb Hội Nhà văn, 2011.

Tập truyện Những tàn dư mưa của Hoàng Long, Nxb Lao động

-Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2011

- Tập truyện Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy? của Y Ban, Nxb

Trang 8

độc lập của mình trên văn đàn Cho đến nay, vẫn chưa có những côngtrình nghiên cứu về lý thuyết chuyên sâu và toàn diện về thể loại như tiểuthuyết, truyện ngắn Lịch sử nghiên cứu về thể loại cũng còn khá mỏng vàchưa tập trung Tuy nhiên đã có nhiều bài viết đề cập đến những điểm cóthể xem như đặc trưng thi pháp của loại hình truyện ngắn mini Chúng tôixin điểm qua những bài viết tiêu biểu nhất.

Sau cuộc thi viết truyện rất ngắn của Tạp chí Thế giới mới năm

1993-1994, Ban tổ chức cuộc thi đã tổng hợp được 125 bài viết có tính chất bìnhgiảng, nghiên cứu về thể loại này, được chọn lựa và đưa vào phần Phụ lục

cuốn 108 truyện hay cực ngắn xuất bản năm 2006 Trong đó có nhiều ý kiến

đáng chú ý

Nguyên Ngọc trong hai bài: Một từ âm vang hàng chục từ không nói và

Truyện rất ngắn - tác phẩm nghệ thuật đã nêu lên những yêu cầu và đặc trưng

cơ bản của truyện rất ngắn Theo ông để viết được một truyện cực ngắn haythì người viết phải biết rất nhiều “Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện rấtngắn lại càng là chưng cất tinh túy hơn” [31, 454 ] Ông cũng cho rằng thủpháp đặc trưng của truyện rất ngắn là bao giờ cũng phải chọn cho được “mộttình huống tiêu biểu” và “tình tiết phải đắt” Ông khẳng định truyện rất ngắn

“là trò chơi nghệ thuật cao tay của người cầm bút”

Trong bài trả lời phỏng vấn “Về truyện rất ngắn”, Lê Ngọc Trà đãgiới thiệu về đặc điểm của thể loại truyện này Ông xác định: “đây là mộtthể loại văn học có những đặc điểm riêng, chứ không phải là một kiểutruyện viết ngắn” [31, 417] Ông chỉ rõ đặc điểm của thể loại này là “đậmđặc cảm xúc, sự phong phú của âm điệu, của liên tưởng, vô số nhữngkhoảng trống có ý nghĩa và vô nghĩa” [31, 418] Ông cho rằng cái chất thơ

và chất nhạc của cảm xúc đó cũng chính là điểm quan trọng nhất để phânbiệt truyện rất ngắn với các truyện viết ngắn khác như truyện tiếu lâm vàtruyện ngụ ngôn

Trang 9

Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Viết ngắn và hay mới khó đã đề cập đến

cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật truyện ngắn mini Ông khẳng định

“Hay trước hết phải có tư tưởng sâu sắc, mới lạ” [31, 446] Nhà văn viếttruyện ngắn phải có sự tìm tòi về tư tưởng Tư tưởng đầy cảm xúc và mangtính hình tượng đó phải hình thành từ khi ý đồ nghệ thuật mới chớm nở Vềnghệ thuật truyện cực ngắn, ông cũng thống nhất quan điểm với NguyênNgọc, cho rằng “cái quan trọng nhất là tạo ra được tình huống mới lạ, độcđáo” [31, 447]

Trái chiều với ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài Tâm pháp biến

người đọc thành người đồng sáng tạo, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho rằng

trong truyện rất ngắn thì tư tưởng chưa phải là điều quan trọng nhất Theo ông

“Chính niềm trắc ẩn là tâm pháp duy nhất khiến người đọc trở thành ngườiđồng sáng tạo Có thể nói một cách đơn giản, niềm trắc ẩn chính là sự xaoxuyến dễ lây lan, là phần hồn của một truyện rất ngắn” Ông rất đề cao vai trò

“đồng sáng tạo” của người đọc Ông nhấn mạnh: “Một truyện rất hay, theo ýtôi, là một tác phẩm luôn luôn gây cho bạn đọc cái ám ảnh đang ngồi trên một

bệ phóng”

Là một người rất đam mê đọc truyện cực ngắn, Hoàng Dân trong bài

Nỗi ám ảnh của các nhân vật không tên lại dành ưu ái của mình cho yếu tố

nhân vật trong truyện “Nhân vật! Đúng là các nhân vật của thời đại thông tin

Họ thoắt ẩn thoắt hiện trong tâm thức của tôi như một nỗi ám ảnh” [31, 404].Ông đã chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật - một trongnhững phương thức quan trọng trong nghệ thuật thể hiện truyện rất ngắn Ôngcho rằng chỉ cần nhớ những hành vi tâm thế của nhân vật chứ không nhấtthiết phải nhớ một cái tên cụ thể làm gì

Về nghệ thuật viết truyện rất ngắn, Nguyễn Nho Khiêm trong bài Ước

mơ của mỗi nhà văn khẳng định: “Nhà văn viết truyện rất ngắn giống như nhà

Trang 10

điêu khắc”, tức là phải biết “đục bỏ những yếu tố thừa” “nhà văn phải biết côđúc tối đa mọi chi tiết, từ hành động nhân vật, kết cấu truyện, đến ngôn ngữ”[31,459] Ông cho rằng truyện rất ngắn là mơ ước và cũng là thách đố củamỗi nhà văn.

Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết của những tác giả như: Hoàng NgọcHiến, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng,Nguyễn Văn Hùng, Phan Cung Việt đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng vềtruyện rất ngắn như: cốt truyện, sự cố, nhân vật, ngôn ngữ, đặc biệt nhấnmạnh đến tính ngắn gọn, hàm súc, dư ba của loại hình tự sự cỡ nhỏ này.Hoàng Ngọc Hiến cho rằng truyện ngắn hiện đại (truyện rất ngắn, truyệnmini) rất gần với thơ ở cảm xúc và tâm trạng, và rất gần với kịch ở chỗ “câu

văn có giọng nói được nhiều mà tốn ít lời” Nhà văn Nguyễn Kiên lại nhấn

mạnh “tính đột phá” của truyện “Một truyện ngắn rất ngắn và hay lại càngphải chắt lọc, dồn nén, tính đột phá được đẩy lên tới mức bùng nổ” [31, 442]

Điều đáng ghi nhận là năm 2000, trong công trình Truyện ngắn mấy vấn

đề lý thuyết và thực tiễn thể loại của Bùi Việt Thắng, truyện ngắn rất ngắn đã

xuất hiện với tư cách là một kiểu của truyện ngắn, cuốn sách được dùng nhưmột tài liệu tham khảo bổ ích trong nhiều trường đại học Trong một mục nhỏcủa công trình, Bùi Việt Thắng đã đưa ra cái nhìn khá hệ thống về nguồn gốc,bản chất và tương lai của truyện rất ngắn Việc này có ý nghĩa rất quan trọngđối với truyện ngắn mini (truyện rất ngắn) trên phương diện lý thuyết

Đến năm 2007, trong cuốn Tự sự học do Trần Đình Sử chủ biên đã

tuyển chọn và trích đăng bài viết “Trần thuật trong truyện rất ngắn” củaPhùng Ngọc Kiếm Ông quan tâm đến nghệ thuật trần thuật của truyện ngắnmini trên mấy điểm: cái được kể, lời kể, người trần thuật và ngôn ngữ trầnthuật Điều này tiếp tục khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại trong nhữngvấn đề lí luận và lịch sử thuộc lĩnh vực tự sự học

Trang 11

Trên các trang báo mạng, đã xuất hiện những chuyên mục dành riêngcho thể loại truyện ngắn mini Có rất nhiều bài viết bàn đến nhu cầu, nguồngốc, đặc trưng và khẳng định vị trí của thể loại truyện này Đặng Anh Đào trên

trang web Việt văn có bài Truyện cực ngắn đã lý giải rất kỹ lưỡng về nguồn

gốc truyện cực ngắn ở các nước phương Tây và ở Việt Nam Bà cho rằng: “Ởcác nước phương Tây truyện cực ngắn xuất hiện rất sớm, có tiền thân trên báochí từ thế kỷ XVIII Các tờ báo đã đăng tải những sự kiện nhỏ, những mẩu giớithiệu nhỏ làm tươi tắn sự nhàm chán những trang giấy và khiến độc giả đượcgiải trí” [16] Ở Việt Nam, tác giả cho rằng truyện rất ngắn cũng khởi đầu từbáo chí và có cội rễ sâu xa từ văn học dân gian ở các truyện tiểu lâm, truyệntrạng Bà cũng đưa ra nhận xét ban đầu về thể loại này: “Sức hấp dẫn khôngnằm ở cốt truyện mà chủ yếu là ở sức gợi cảm, khả năng viết sao cho ý tại ngônngoại của nhà văn Chính khả năng viết ngắn mà nói được nhiều khiến cho thểloại này giống như một bài thơ” Lý giải cho điều đó, bà giải thích: “Nói truyệnrất ngắn gắn với thơ bởi nó thường sử dụng sức gợi của biểu tượng và phản đề

Do đó nó có sức mạnh của châm ngôn và sấm truyền” [16]

Nguyễn Thanh Tâm trong bài Một số đặc trưng của truyện cực ngắn trên trang web Thừa Thiên Huế đã nói đến “dấu ấn kỹ thuật viết hiện đại” của

truyện cực ngắn Tác giả đã có nhiều ý kiến sắc sảo và xác đáng về đặc trưngcủa thể loại về: nhân vật, kết cấu, chất văn Bài viết khẳng định “Là một thểloại ra đời trong lòng xã hội hiện đại, tất yếu truyện cực ngắn phải dung hợpnhững kỹ thuật viết mới” [62] Tác giả cũng chỉ rõ những thủ pháp đó là: bútpháp đồng hiện, yếu tố kì ảo, kết thúc bất ngờ Trên cơ sở tổng hợp những ýkiến trước đây và những phát hiện, sáng tạo, có thể nói đây là bài viết kháhoàn chỉnh về đặc trưng của loại hình vi truyện này

Trên trang web Hạt nắng, Nguyễn Hưng Quốc có bài Vài ý ngắn, thật

ngắn, về truyện cực ngắn đã đi sâu phân tích ba đặc điểm của truyện cực ngắn

Trang 12

là: nhanh, mạnh và hàm súc Theo ông: “Trong truyện cực ngắn không chỉ cótốc độ nhanh mà còn cần mạnh nữa Mạnh ở ấn tượng khi đọc và ở nỗi ámảnh không nguôi sau khi đọc xong Nhanh, mạnh nhưng phải hàm súc Cáihay ở truyện cực ngắn không nằm ở chỗ nó gợi ra Một truyện cực ngắn hay

là truyện có sức ngân và vang thật xa và thật lâu” [55]

Nhìn chung, qua những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng giớinghiên cứu phê bình đang ngày càng quan tâm hơn đến thể loại truyện ngắnmini trên phương diện lý thuyết Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào phântích một cách có hệ thống những đặc điểm của thể loại ở phương diện nhậnthức và phản ánh cũng như phương diện hình thức thể hiện

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Lựa chọn và xác định nội hàm khái niệm truyện ngắn mini và đưa

ra một cái nhìn chung về thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại (giớihạn từ thời kỳ đổi mới - 1986 đến nay)

4.2 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm của thể loại truyệnngắn mini trên phương diện nhận thức và phản ánh

4.3 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định đặc điểm của thể loại truyệnngắn mini trên phương diện phương thức thể hiện

Cuối cùng rút ra một số kết luận về thể loại truyện ngắn mini trong vănhọc Việt Nam đương đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó

Trang 13

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.1 Đóng góp

- Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu, xác định diện mạo và đặc điểmcủa thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại với cái nhìntập trung và hệ thống

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo choviệc tìm hiểu và nghiên cứu thể loại truyện ngắn mini trong văn học Việt Namđương đại

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Thể loại truyện ngắn mini và sự xuất hiện các tập truyện

ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đạiChương 2 Nội dung nhận thức và phản ánh của thể loại truyện ngắn

mini trong văn học Việt Nam đương đạiChương 3 Phương thức thể hiện của thể loại truyện ngắn mini trong

văn học Việt Nam đương đại

Trang 14

Chương 1 THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN MINI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN MINI

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Vấn đề định danh thể loại (truyện ngắn mini)

1.1.1 Lược sử các khái niệm đã được dùng để định danh thể loại

Truyện ngắn mini (hay truyện rất ngắn) là một loại truyện có dunglượng nhỏ - đúng như cách gọi rất ngắn có mức độ phổ biến toàn cầu, vớiđông đảo số lượng người viết và người đọc Truyện ngắn mini xuất hiện trongvăn học Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và hiện nay đang tronggiai đoạn phát triển mạnh mẽ Loại truyện này tồn tại trên thế giới dưới nhiềutên gọi khác nhau như: truyện thật ngắn (very short story), truyện ngắn ngắn(short - short story), truyện nhanh (fast fiction), truyện bất ngờ (suddenfiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện vội (quick fiction), truyệnmỏng (skinny fiction) Ở Pháp những truyện ngắn thật ngắn này được gọi là

“novelles” (dùng theo định nghĩa của Daniel Boulanger) Trung Quốc lại cónhững cái tên rất ấn tượng như “truyện bỏ túi”, “truyện dài bằng hơi khói”(với ý nghĩa là thời gian để đọc nó chỉ bằng thời gian hút xong một điếu thuốclá) Với hàm ý nhỏ gọn, người Nhật Bản gọi nó là “những truyện ngắn chỉ lớnbằng lòng bàn tay”

Ở Việt Nam, để chỉ thể loại này cũng có nhiều tên gọi khác nhau như:truyện siêu ngắn, truyện thật ngắn, truyện rất ngắn, truyện cực ngắn, truyệnmini Đặng Anh Đào gọi nó là truyện cực ngắn, Bùi Việt Thắng, HoàngTùng cho rằng thuật ngữ chính thức của thể loại này là truyện rất ngắn, YBan, Đào Thái Sơn, Nguyễn Thanh Tâm lại thích dùng tên gọi truyệnmini Những cách định danh này đều ngầm thừa nhận hình thức ngắn rất

Trang 15

ngắn của thể loại Điều đó cũng cho thấy việc gọi tên cho một thể loại vănhọc tùy thuộc sự kiến giải của mỗi người, mỗi trường phái văn học Truyệnngắn mini vốn là một chùm “hoa muộn”, “là hình thức mới của truyện ngắnhiện nay” càng chưa có một quy chuẩn nhất quán nào cả về hình thức lẫn têngọi Chúng tôi chọn tên gọi truyện ngắn mini để chỉ toàn bộ những danh hiệu

mà hình thức truyện ngắn này đã tồn tại không với ý nghĩa loại bỏ hay phảnbác những tên gọi khác

1.1.2 Cơ sở để tác giả luận văn chọn định danh truyện ngắn mini

Có thể nói, chưa có một thể loại văn học nào ra đời mà lại được gọibằng nhiều tên gọi khác nhau như thể loại truyện ngắn mini Tất cả những têngọi đó đều nhằm nhấn mạnh đến hình thức của thể loại Cho đến nay vẫnchưa có một tên gọi chính thức cho thể loại văn học này Chúng tôi chọn têngọi truyện ngắn mini xuất phát từ yêu cầu về hình thức cũng như giá trị phổquát của thể loại

Những tên gọi: truyện cực ngắn, truyện rất ngắn, truyện thật ngắn đều

để chỉ tính chất ngắn của thể loại nhưng gợi cảm giác mơ hồ, không ổn định.Những cách gọi đó chỉ mang tính tương đối, chỉ một thể loại có giới hạn vềngôn từ, nhưng giới hạn là bao nhiêu thì không rõ ràng Khi sử dụng nhữngtên gọi đó giới nghiên cứu thường đưa ra rất nhiều những quy ước chungchung Vậy thế nào là truyện rất ngắn? Thế nào là truyện cực ngắn? Có rấtnhiều ý kiến tranh luận, kiến giải trên những trang báo mạng về ranh giới thểloại truyện này Có ý kiến cho rằng, đại khái những truyện có độ dài khoảng

từ ba bốn trăm từ đến khoảng một hai ngàn từ là truyện thật ngắn Dài hơnnữa là truyện ngắn Còn dưới ba bốn trăm từ thì được gọi là truyện cực ngắn.Truyện cực ngắn ngắn hơn truyện thật ngắn Cứ như vậy cho đến nay vẫnchưa thể có một quy chuẩn nhất quán nào cho thể loại truyện này

Theo chúng tôi tên gọi truyện ngắn mini khá khoa học, ổn định, kháiquát cao và lại mang tính quốc tế Chúng ta đều biết thể loại này xuất hiện

Trang 16

khá sớm ở các nước phương Tây và đã đạt được nhiều thành tựu trước khi nó

có mặt tại Việt Nam Tên gọi này không mang nhiều tranh cãi và gợi mở đượcnhiều điều thú vị Mini trong tiếng Anh vừa có nghĩa là váy cộc, váy ngắn vừa

có nghĩa chỉ sự thu gọn lại Dần dần từ mini được sử dụng rộng rãi để chỉ sựngắn gọn, nhỏ gọn như: xe đạp mini, máy tính mini, áo tắm mini, điện thoạimini Đây là xu thế vi mô hóa mang tính toàn cầu trên mọi lĩnh vực chứkhông chỉ dừng lại ở những dạng vật chất thô sơ (giống như Bùi Việt Thắngkhẳng định) Mini gợi tả sự tinh tế, đáng yêu và hấp dẫn Thực tế những tậptruyện ngắn mini xuất bản cũng đem lại cho người đọc cảm giác đó

Hơn nữa theo dõi diễn biến của thể loại truyện ngắn mini ta thấy có

rất nhiều bí ẩn Từ những tác phẩm dễ đọc (từ cuộc thi của tạp chí Thế giới

mới), đến nay chúng ta có những tác phẩm rất khó đọc (truyện của Nhật

Chiêu, Hoàng Long, Nhã Thuyên) và đặc biệt loại truyện này đang ngàycàng có xu thế rút ngắn tối đa về câu chữ Hiện nay Nhật Chiêu đã có hẳntập truyện tuyệt ngắn chỉ có một câu, thậm chí chỉ có một chữ Như vậy, têngọi truyện ngắn mini xét thấy phù hợp hơn cả để diễn tả cả một diễn trìnhphát triển hình thức của thể loại, từ những mẩu chuyện nhỏ đến nhữngtruyện chỉ còn một chữ, bởi mini bao gồm cả nghĩa chỉ sự thu gọn lại Nóinhư Nguyễn Thanh Tâm: “Ở một góc độ nào đó, hai chữ Mini đúng là vòngkim cô định mệnh đồng thời cũng là vòng nguyệt quế ngọt ngào vinh danhnhững tài năng văn chương”

1.2 Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương đại (giới hạn từ 1986 đến nay)

1.2.1 Cơ sở xã hội, thẩm mỹ của truyện ngắn Việt Nam đương đại

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài 30 năm kết thúc với đỉnh cao làđại thắng mùa xuân 1975 chấn động toàn cầu đã khép lại trang sử đầy “Máu

và hoa”, đất nước bước sang một trang sử mới dựng xây và phát triển Đặc

Trang 17

biệt từ sau 1986, công cuộc đổi mới của Đảng khởi xướng đã mang lại cho đấtnước một diện mạo hoàn toàn mới Điều kiện lịch sử xã hội với những chuyểnđổi cơ bản từ “cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” bước sang

“cuộc chiến đấu cho quyền sống của con người”, từ điểm nhìn trong nướcvươn ra nước ngoài với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác độngmạnh mẽ đến ý thức xã hội, kéo theo nó là những chuyển đổi mạnh mẽ trong

tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn và các sáng tác văn chương Trước hiệnthực mới, nhu cầu thưởng thức của công chúng cũng đòi hỏi văn học phải sát,gần đời sống hơn, đi sâu khám phá “con người bên trong con người” một cách

đa diện, sâu sắc hơn Văn học phải “tham gia tích cực vào cuộc giao tranhgiữa cái tốt và cái xấu” “đào cho đến cùng đáy cái thật chứa nhiều bí ẩn,nguồn cơn của con người”

Truyện ngắn với số trang ít ỏi, phạm vi phản ánh nhỏ hẹp nhưng lại cókhả năng tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến người đọc nên trong điều kiện hoàncảnh mới thể loại này ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển Đặc biệt khithời gian thực sự là vàng ngọc trong thời đại công nghiệp, để đáp ứng nhu cầuthị yếu của bạn đọc và cũng là nhu cầu sáng tạo của người cầm bút, truyệnngắn có nhiều cách tân không ngừng về nội dung phản ánh và thi pháp thểhiện Theo Bakhtin thì chính thể loại “là nhân vật chính của tấn kịch lịch sửvăn học Mỗi thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đốivới hiện thực, một cách nhìn nhận, cảm thụ, giải minh thế giới và con người”

Vì vậy, trong hoàn cảnh mới truyện ngắn có một vị trí vai trò hết sức quantrọng trong việc thể hiện hiện thực

Hoàn cảnh mới yêu cầu với thiên chức thiêng liêng là văn học phảihướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ, phải tiếp tục nỗ lực khám phá, pháthiện ra những vẻ đẹp mới của con người Không phải là vẻ đẹp đã được lýtưởng hóa, thi vị hóa trong “môi trường đã khử trùng sạch sẽ” đầy xa cách với

Trang 18

hiện thực đời sống mà là vẻ đẹp “bụi bặm” của đời sống thường nhật Trước

1975, do yêu cầu của hoàn cảnh: tất cả dành quyền sống cho dân tộc, văn họctrở thành vũ khí, nhà văn cũng là chiến sĩ nên văn học có nhiệm vụ phục vụchính trị, nhà văn dựa trên tinh thần của thời đại, lợi ích của cộng đồng đểviết Con người được xây dựng vừa theo công thức, vừa lý tưởng hóa, vừa làphương tiện để soi sáng lịch sử, không quan tâm đến những ngẫu nhiên mayrủi, những nghịch lý đầy rẫy trong cuộc đời Sau 1975, đặc biệt với sự đổimới của Đảng, hoàn cảnh lịch sử, tình hình đất nước đã thay đổi Tiếng nóicủa văn nghệ hiện thực XHCN Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm,trung thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật Quan niệm nghệ thuật

về con người được đổi mới, từ con người sử thi đến con người thế sự đời tư,con người cá nhân đầy bí ẩn phức tạp, “bên cạnh chúa có quỷ, bên cạnh phật

có ma” (Nguyễn Khải) và “rồng phượng lẫn lộn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”(Nguyễn Minh Châu) Lịch sử bên trong con người với những khát khao mơước cùng dục vọng thủ đoạn, hạnh phúc lẫn khổ đau, cao thượng lẫn thấp hènlàm cho con người trở nên “Người” hơn Chưa bao giờ đời sống tình cảmriêng tư ở cả mặt sáng và mặt tối lại được văn học thể hiện phong phú, muônmàu muôn vẻ như thế Đó có thể chỉ là sự bé nhỏ, mong manh của từng sốphận, từng mảnh đời, là những cái thật vặt vãnh không đâu của cuộc sống, để

từ đó các nhà văn chiêm nghiệm tìm ra những quy luật, những triết lý sâu sắc

về cuộc đời, về con người

Nhà văn - chủ thể sáng tạo ý thức đầy đủ hơn với nhu cầu hướng nội để

tự phân tích, tự nhận thức Cảm hứng phân tích, đối thoại, khám phá chiếm ưuthế và vấn đề “viết như thế nào” rất được các nhà văn quan tâm Nhà văn đã

tự ý thức một cách sâu sắc và có trách nhiệm: “Không có một thứ nghề nào

mà kết quả công việc lại có thể cắt nghĩa rõ rệt chân giá trị của người làm ra

nó như nghề viết văn” (Nguyễn Minh Châu) Tư duy nghệ thuật có nhiều đổi

Trang 19

mới, sáng tạo, gần với cuộc sống hơn và dám nói thật hơn Tư duy nghệ thuậttrong truyện ngắn thời kỳ đổi mới là hiện thực tâm linh - hiện thực đã đượctinh chế qua tư duy nghệ thuật nên nó thật hơn cái có thật ngoài đời Tức là

“nhà văn không chỉ nắm bắt cái có thực nhìn thấy được mà còn cố gắng nắmbắt cả cái hư ảo, cái bóng của hiện thực” Đó mới là cái hiện thực đích thực,

để tiên đoán đúng đắn con đường tiếp theo, để có thể dự báo, để hướng ngòibút vào tiềm thức, vô thức, để khởi mở hiện thực tiếp theo trước tầm mắtngười đọc, cũng như để định giá ý nghĩa phản ánh đời sống của hiện thực ấy.Với sự xuất hiện hàng loạt những sáng tác mới của các cây bút già cội nhưNguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu Lai , đặc biệt là sáng tác của nhữngcây bút trẻ đầy tiềm năng như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Hoài, PhanThị Vàng Anh truyện ngắn Việt Nam thực sự khởi sắc

Khi hiện thực không còn là mục đích của miêu tả nghệ thuật mà làphương tiện để biểu hiện tư tưởng của nhà văn thì không gian và thời gian củatruyện ngắn sau chiến tranh cũng thay đổi Không còn không gian rộng lớngắn với tập thể, với cộng đồng, với những biến cố lịch sử nữa mà là khônggian đời thường, đời tư gắn liền với trạng thái tâm lý, tình cảm cụ thể của mỗi

cá nhân Quá khứ đồng hiện với cả hiện tại và tương lai, tạo thành những lớpthời gian, ở đó con người buộc phải bộc lộ bản chất và đời sống riêng tư củamình Mặt khác, truyện ngắn Việt Nam đương đại còn hướng vào “hiện thực

ẩn kín, thế giới bên trong của con người”, nhất là đời sống tâm linh, nên còn

có thời gian, không gian “siêu thực”, thời gian, không gian “ảo” Kiểu nhânvật “tự thú”, “sám hối”, nhân vật “tư tưởng” phổ biến Nhà văn “hướng nội”

để khám phá chiều sâu tâm hồn con người Kiểu cốt truyện sự kiện được đưaxuống thứ yếu, đẩy cốt truyện tâm lý lên hàng đầu

Ngôn ngữ của truyện ngắn Việt Nam đương đại ngày càng trở nên thựchơn và đời thường hơn Hướng vào đời tư, khám phá vùng sáng - tối, thiện -

Trang 20

ác trong con người và miêu tả cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thánh thiện lẫncái ty tiện nên ngôn ngữ truyện ngắn đã bớt đi vẻ trang trọng, khuôn mẫu màgần gũi với ngôn ngữ hàng ngày, chân thật, thô ráp, gai góc như chính cuộcsống vẫn thế Giọng điệu trong truyện ngắn cũng trở nên phong phú, đa dạnghơn, đan cài giữa tin yêu và lo âu, giữa hồn nhiên và những suy tư, khắckhoải, những chiêm nghiệm về cuộc đời.

Văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng từ sau 1986 có bước đột khởinhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới Chính không khí dân chủ, cởi

mở trong văn học là động cơ xuất hiện cây bút hiện đại tài năng, cá tính.Nguyễn Huy Thiệp được coi là “một hiện tượng” của văn học cuối thế kỷ XX.Theo đó nhiều cây bút trẻ có khả năng làm nóng lên đời sống văn chươnghiện đại được công chúng đón nhận nông nhiệt: Phạm Thị Hoài, Nguyễn ThịThu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Từ Nguyên Tĩnh Cùng với côngcuộc đổi mới, truyện ngắn đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết

và hình thức truyện hết sức đa dạng Bùi Việt Thắng đánh giá: “Rõ ràng là cómột nền truyện ngắn Việt Nam, đó là sự tổng kết thành tựu thể loại trongvòng một thế kỷ” [64,180] Sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn trong suốtthời gian qua đã tạo nên một dòng chảy liên tục của truyện ngắn dân tộc suốt

cả hai thế kỷ

1.2.2 Vị trí và vai trò của thể loại truyện ngắn

Raymond - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận:ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiềumặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tácphẩm được viết dưới dạng truyện ngắn” Truyện ngắn là một thể loại văn học

có tầm ảnh hưởng lớn mang tính toàn cầu Xung quanh khái niệm về truyệnngắn đã có rất nhiều quan niệm khác nhau của giới nghiên cứu, phê bình cũng

như các nhà văn Chúng tôi thống nhất với định nghĩa trong 150 Thuật ngữ

Trang 21

văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn: “Truyện ngắn là một thể tài tự sự cỡ

nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện củađời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn vềdung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận đọc nó liềnmột mạch không nghỉ” [1,361]

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX)nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minhcủa nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương Trải qua hàng ngànnăm, với bao biến cố và thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đãchiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỷ nguyên hiện đại, hậuhiện đại Hoàng Minh Tường nhiệt tình khẳng định: “Chưa bao giờ truyệnngắn lại tung phá và biến ảo như thời kỳ này”

Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, hàm súc, đa nghĩa Nó vừathể hiện bản lĩnh nghệ thuật sự sáng tạo, sự đổi mới tư duy của nhà văn, vừasoi sáng được đời sống ở những thời khắc tiêu biểu và làm lóe sáng nhậnthức, vừa vạch ra được bản chất, quy luật của cuộc sống Nó vừa có tính dựbáo, vừa có “sức nổ” nhân văn lớn lao Truyện ngắn Việt Nam có lịch sử từ

thế kỷ XV, XVII (bắt đầu từ Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) và đặc biệt phát triển rực rỡ ở thế kỷ XX với

nhiều thành tựu và đậm đà hồn cốt dân tộc Ngày nay người ta không cònnghi ngờ gì về vị trí và vai trò của truyện ngắn trong đời sống văn học cũngnhư nhu cầu thẩm mỹ của con người

Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sựđầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa mộthiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh; nó là mộtnhát cắt, một khoảnh khắc có ý nghĩa trong cuộc đời, số phận nhân vật Yếu

tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dunglượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu

Trang 22

chưa nói hết Truyện ngắn rất nhạy cảm với những biến động của đời sống xãhội nên “tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hìnhthức nhỏ xinh, gọn ghẽ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ”.Đây là thể loại văn học có “nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trămsuy” “Truyện ngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quáchăm chú vào cái đặc biệt độc đáo nổi lên như một hiện tượng đời sống Sựthật ấy tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự kiện hoàn toàn có thựcbởi “truyền ngôn” chứ không phải “truyền thuyết” để đem lại cho truyện ngắnnhững con người thực sự và sự thật về con người” [46, 293] Bởi rất nhạycảm với đời sống mà truyện ngắn thu hút được sự quan tâm của giới sáng tác,giới nghiên cứu cũng như người đọc Với hình thức nhỏ gọn, truyện ngắnluôn bắt kịp những vận động của xã hội và tái hiện được mọi biến thái trướcđời sống vật chất cũng như tinh thần của con người.

Vốn là một thể loại năng động, truyện ngắn có khả năng to lớn trongviệc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống Truyện ngắn hiệnđại dung lượng thường ngắn gọn, cô đọng, giản lược tới mức tối đa số lượngngôn từ nhưng phải dồn nén nhiều thông tin đến mức điển hình hóa, khái quáthóa Cái hay của truyện ngắn là vừa vặn, nghĩa là biết bắt đầu vào truyện nhưthế nào, kịp thời chấm hết ở chỗ nào Đó là một tác phẩm nghệ thuật có chiềusâu nhưng lại không được dài Nói như Đỗ Chu: “Truyện ngắn hay là mộtcuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm người ta khóquên” Trong một cuộc trao đổi về truyện ngắn năm 1992, nhà văn NguyênNgọc cũng nhấn mạnh: “ Trong độ ba trang, mấy nghìn chữ mà rõ mặt cảmột cuộc đời, một kiếp người, một thời đại Các truyện ngắn bây giờ rất nặng.Dung lượng của nó là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết”

Cái hay, nét độc đáo của truyện ngắn là có thể đọc liền mạch một hơikhông nghỉ, là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lạithường gắn liền với hoạt động báo chí Do đó, truyện ngắn có tác dụng và ảnh

Trang 23

hưởng kịp thời trong đời sống Truyện ngắn đã thực sự phát huy được vai tròcủa mình, và ở những phương diện nhất định, nó đã thực hiện được một sốchức năng xã hội, thẩm mỹ của văn học.

1.2.3 Truyện ngắn mini - một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Nam đương đại

Một trong những yếu tố khiến truyện ngắn luôn chiếm một vị trí quantrọng trên văn đàn vì đó là một thể loại luôn “tiên phong” trong việc cách tânnội dung thể hiện cũng như phương thức biểu hiện Sự liên tục “thay đổimình” như vậy đã thu hút, hấp dẫn người đọc quan tâm muốn khám phá

Truyện ngắn mini là một dạng đặc biệt của truyện ngắn Việt Namđương đại, là một cách tân đáng ghi nhận của thể loại văn học vốn rất năngđộng và nhạy cảm này Tất nhiên trong nghệ thuật, chuyện dài ngắn khôngthể là chuyện ngẫu nhiên, tùy tiện Thời đại của chúng ta là thời đại của tốc

độ, của khoa học thông tin Nếp sống, nếp nghĩ, tư duy phải nhanh gọn, trínão đòi hỏi những gì cần và đủ, gạt bỏ không thương tiếc những gì rườm,thừa Thời đại mới có nhu cầu mới Truyện ngắn mini với tính chất nhỏ, ngắngọn đã đáp ứng được nhu cầu và thi hiếu của con người hiện đại Bielinxki đãtừng khẳng định: “Nếu có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thứccủa thời đại” Sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn mini là xu thế vận độngphù hợp với tư tưởng, tâm lý và nhịp sống của con người hiện đại

Truyện ngắn mini là một kiểu của truyện ngắn hiện đại Nó là hìnhthức phát triển mới của truyện ngắn, là một thể loại văn học có những đặcđiểm riêng chứ không phải là một kiểu truyện được viết ngắn Nhà vănHoàng Đình Quang đã rất có lý khi phân tích cái ngắn “cố ý”của truyện ngắnmini với cái ngắn tự nhiên của truyện ngụ ngôn và thơ Theo ông: với truyệnngụ ngôn “Cái cần là cấu tứ và khúc ngoặt bất thần với hành động, sự việc,lời nói làm cho tình huống chuyển sang hướng khác đột ngột để rút ra một

ý nghĩa Ở đây lời văn không thành vấn đề, chất văn lại càng không quan

Trang 24

trọng Người ta có thể kể lại bằng nhiều dạng thái khác nhau, thậm chí cầngiữ lại cái “mô-tip” để kể lại, câu chuyện vẫn còn nguyên giá trị Như thế thìkhông phải truyện ngắn Vì truyện ngắn phải có văn, văn của người viết”[31,415] Còn truyện rất ngắn mà viết theo kiểu một bài thơ ngắn thì lại rất vụng

về và rườm rà “Câu văn không được tự nhiên, cứ ép lại, gượng gạo Đọc cứphải lên gân, lên cốt Nhân vật không có hoặc có nhưng không rõ hình hài,tính cách ” [31, 415] Lê Ngọc Trà cũng phân biệt truyện ngắn rất ngắnvới các truyện viết ngắn khác Theo ông sự khác nhau đó nằm ở chỗ:

“Truyện ngắn là sáng tạo của nhà văn nhằm bộc lộ cảm nhận, sự bức xúc,trăn trở, nghiền ngẫm của người viết về con người Đó là dòng cảm xúc,chất nhạc của tâm trạng chảy đằng sau các sự kiện, các tình huống, kết dínhcác nhân vật, làm cho chúng sống động và gợi cảm và làm nảy sinh baorung động, ý tưởng, bao nhiêu ám ảnh, liên tưởng miên man; không có nó -không có nghệ thuật” Còn “Truyện tiếu lâm là một thể loại văn học thuộcphạm trù văn học dân gian và được xây dựng theo nguyên tắc giải trí - trítuệ Truyện ngụ ngôn là thể loại văn học mang tính chất giáo huấn bằnghình tượng và do đó cũng thiên về trí tuệ” Truyện ngắn dù là rất ngắnnhưng vẫn mang những đặc điểm của thể loại, đó là “đậm đặc cảm xúc, sựphong phú của âm điệu, của liên tưởng, vô số những khoảng trắng có ýnghĩa và vô nghĩa” [31, 418]

Chúng ta đang nói đến tính chất ngắn của truyện ngắn mini Đây là cáingắn mang tính thể loại chứ không phải là cách viết Truyện ngắn mini về cơbản vẫn là truyện ngắn, nghĩa là nó vẫn có những yếu tố cơ bản của truyệnngắn: nhân vật, xung đột, sự cố, giải pháp Hãy thử phân tích một truyệnngắn mini bất kỳ: “Để không bao giờ viết nữa, hắn ngồi mài mười đầu ngóntay xuống đá ngày này sang ngày khác cho đến khi hai bàn tay trụi lủi Khi

đó hắn lại bắt đầu công cuộc tập viết bằng các ngón chân” (Cuộc đời tẻ nhạt

của Nhã Thuyên)

Trang 25

Truyện có:

Nhân vật: hắn (ngôi thứ ba)

Hành động: mài mười đầu ngón tay, viết bằng các ngón chân

Diễn biến thời gian: ngày này sang ngày khác

Triết lý: viết là một hành động đã trở thành vô thức, bản năng không

thể cưỡng lại được Hắn đã vô hiệu hóa công cụ viết bằng cách mài mười đầungón tay nhưng khi hai bàn tay trụi lủi rồi thì hắn lại khởi động tập viết bằngcác ngón chân

Dư vị: câu chuyện để lại một dư vị xót xa về khát vọng viết của các nhàvăn trong “cuộc đời tẻ nhạt”

Truyện ngắn mini cũng giống như truyện ngắn thông thường ở cáchthức phản ánh hiện thực: lấy ít nói nhiều, lấy điểm nói diện Những truyệnngắn hay thường thoạt trông như chẳng có gì gây cấn quyết liệt, thậm chíchẳng có gì để kể, nhưng rồi càng đọc càng thấm thía, càng ám ảnh NguyênNgọc từng nói rất hay về cái “nghịch lý” của truyện ngắn: “Trong nghệ thuật

có một quy luật: khi người cầm bút viết về cái mình thực sự biết sâu, kỹ,nhiều, thì mỗi từ anh ta dùng sẽ tự nó có sức vang, sức gợi rất mạnh đến kỳ lạ

Có lẽ đó cũng chính là một trong những bí mật của nghệ thuật” [64, 317] và

“để viết được ngắn, thì phải biết rất nhiều” [31, 453] Cần hiểu rằng dù truyệnngắn thông thường hay truyện ngắn rất ngắn đều là những “lát cắt của đờisống” được phản ánh một cách đặc biệt trong một dung lượng nhỏ

Tuy nhiên truyện ngắn mini với tư cách là một thể loại văn học tươngđối độc lập đã tồn tại trong đời sống văn học vẫn có những đặc điểm khácnhau cơ bản với thể loại truyện ngắn thông thường Dương Hiểu Mẫn - mộttrong những người sáng lập nên tạp chí truyện cực ngắn khẳng định rằng:

“Truyện cực ngắn là một sự sáng tạo cách tân về một thể loại văn học, cónhững giới định về quy luật nghệ thuật, như có hạn định về số chữ tương đối

Trang 26

quy phạm (trên dưới 1500 chữ), tư thái thẩm mỹ (độ tinh chất lượng), và đặctrưng kết cấu (yếu tố tiểu thuyết).v.v ”.Truyện ngắn mini (hay truyện rấtngắn) khác với truyện ngắn thông thường ở tính chất rất ngắn của nó, nghĩa là

nó tiết kiệm câu chữ đến mức tối đa “Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện rất

ngắn càng là chưng cất tinh túy hơn” [31, 454] Từ khi tạp chí Thế giới mới tổ

chức cuộc thi viết truyện rất ngắn (năm 1993 - 1994) đến nay thể loại này đãphát triển theo nhiều hướng đa dạng Từ những truyện hơn một nghìn chữ rútngắn xuống vài trăm chữ, rồi rút xuống còn một câu, thậm chí một chữ Chưanói đến hiệu quả, chất lượng, giá trị của những truyện đó, nhưng thực tế đócho thấy nhiều tác giả đã muốn thử sức mình và chuyên tâm vào thể loại vănhọc mới này Điều đó hứa hẹn những triển vọng cho sự phát triển của truyệnngắn mini

Tuy nhiên truyện ngắn mini nếu chỉ làm nên sự khác biệt ở tính chấtngắn thì sức ảnh hưởng của nó không thể lớn vậy được Truyện ngắn minikhác truyện ngắn nói chung không phải chỉ ở chỗ nó ngắn hơn, ít lời hơn màcòn ở chỗ dường như dư ba của nó rõ ràng hơn, mạnh hơn Điều này cũng dễhiểu, bởi ở đâu càng hàm súc, độ nén càng nhiều thì sức bung ra, lan tỏa cànglớn Giống như “cái mũi nhọn bé tí của chiếc rùi, ở đó dồn toàn bộ sức mạnh

ấn xuống” “Từng từ phải âm vang thành hàng chục từ không nói Tạo giữacác từ, các câu những khoảng trống cho sự thèm khát được bồi đắp, mở rộngsuy nghiệm, ước đoán, tưởng tượng Tạo dư vị không nguôi” [31, 450] Nhà

nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài Chất thơ của truyện rất ngắn đã nhận xét:

“Cái dư ba, nốt ngân dài là một dấu hiệu quan trọng phân biệt truyện rất ngắnvới truyện ngắn” vì “Cái hay của truyện rất ngắn ở đây là những khoảngtrống, những chỗ để ngỏ vô tình, hoặc cố tình, những cái không hiểu vô ý hay

cố ý mà thành mờ đi, bâng khuâng không kết lại chỉ còn cách cảm với nó,nghĩ tiếp với nó mà thôi” (Dẫn theo Bùi Việt Thắng) Hãy thử đọc và cảm

nhận truyện Điệu ru sấm chớp của Hoàng Long:

Trang 27

“Thuở nhỏ, khi đi lạc vào khu rừng vắng trong một đêm tối bão bùng,sấm chớp rền vang làm hắn hoảng sợ cực điểm, ám ảnh đến mãi về sau này.Rồi trôi theo đời lang bạt, hắn dần kinh sợ những lời ngọt ngào đường mật màđộc hại tàn kinh của con người Hắn cứ nghĩ dưới sự ngọt ngào nào cũng ẩnchứa gươm đao Quá chán nản, hắn bỏ vào rừng và trong một đêm sấm chớpvang trời, hắn đã ngủ giấc ngủ bình yên nhất trong đời Rồi hắn cũng sốngđược và sống qua những thời khắc đen tối nhất Thành đạt và giàu sang, hắnthiết kế cho mình một phòng ngủ mô phỏng cánh rừng, với những thanh âmsấm chớp được vặn lớn hết cỡ Để đêm đêm, trong căn phòng vắng, hắn tìm

về những giấc ngủ bình yên” [44, 29]

Truyện chỉ gói gọn trong 150 chữ mà khiến ta phải bàng hoàng về thôngđiệp và sức gợi, sức ám ảnh của nó Có sự trải nghiệm của cả cuộc đời trong

đó Con người tìm giấc ngủ bình yên trong những thanh âm sấm chớp (vốn là

ám ảnh thuở nhỏ) bởi kinh sợ những lời ngọt ngào, đường mật mà ẩn chứagươm đao Đó là một thực tế đáng buồn trong thời buổi kinh tế thị trường Cứnhư thế truyện không kể nhiều mà khiến người đọc liên tưởng đến hàng loạtnhững chuyện trong đời sống Cái hay, thú vị của truyện cực ngắn đó là nhữnggiới hạn về câu chữ không phải là rào cản của sáng tạo nghệ thuật Sức mạnhcủa truyện ngắn mini thiên về sức ám gợi mạnh mẽ từ người đọc “Không thểphủ định được loại hình truyện rất ngắn là một thể loại văn học đầy sức mạnh,rất gần với thơ Điều hay ở thể loại này là nó không chỉ rọi sáng - flast - trí óccủa người đọc trong một khoảnh khắc ngắn ngủi mà tạo ra sức nặng dài hơimặc dù câu chuyện chỉ gói gọn trong một nhúm chữ” (Jason Sanford)

“Khoảng trắng” của truyện ngắn mini là khá lớn, nhưng để phát hiện, lý giảicho được thông điệp thẩm mỹ của tác giả phải mất rất nhiều tâm lực Truyện

Con ma nhảy múa của Hoàng Long chỉ vẻn vẹn hai câu, đọc trong vài giây là

xong: “Bạn đã bao giờ thấy một con ma nhảy múa chưa? Nó đang ở trước mặt

Trang 28

bạn đấy” Tác giả muốn nói gì qua hai dòng chữ ngắn ngủi đó? Phải chăng:

“Tự thân tác phẩm đã là một con ma ngôn từ, nhảy múa trước mắt người đọc,làm cho họ “tẩu hỏa nhập ma” trong trò chơi vô tăm tích của chữ nghĩa? Hay làHoàng Long đang nói một điều lớn hơn về khoảng cách rất nhỏ hẹp giữa có vàkhông, bởi lẽ sự hình dung, khả năng tưởng tượng của mỗi con người sẽ làphép biến hóa để không thành có?” [62] Các tác phẩm văn học hiện đại thường

để tự mình khám phá ra cốt truyện, tự mình đánh giá các nhân vật, để chongười đọc thỏa sức phát huy trí tưởng tượng, sức liên tưởng và sáng tạo củamình Truyện ngắn mini đã rất thành công ở phương diện này Thể loại văn họcnày luôn đòi hỏi sự tham gia “đồng sáng tạo” của độc giả rất lớn

1.3 Sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại

1.3.1 Những tiền đề cho sự xuất hiện các tập truyện ngắn mini

Hoàng Ân khẳng định: “Văn học là sự tổng hợp và cân đối giữa ba yếutố: bối cảnh lịch sử, người đọc và nhà văn Mỗi thời đại lịch sử ứng với mộttrình độ công nghệ nhất định và sản sinh ra một nền văn học thích ứng” [31,401] Truyện ngắn mini xuất hiện cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó

Xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, truyện ngắn mini là con đẻcủa một thời đại mới - thời đại công nghệ thông tin Cuối thế kỷ XX, nhânloại được thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật Sự phát triển của khoa học công nghệ đã rút ngắn khoảng cách giữaquốc gia này với quốc gia kia và khả năng tiếp cận với tri thức nhân loại củacon người Trong một giây máy tính có thể thực hiện được hàng ngàn phéptính Trong một giờ người ta có thể làm ra hàng trăm sản phẩm Con người ởnhững khoảng cách vô tận có thể liên lạc với nhau trong khoảnh khắc Chínhtốc độ nhanh chóng mặt của máy móc và công nghệ đã làm cho nhịp sống củacon người trở nên gấp gáp hơn Nó chi phối đến nếp cảm, nếp nghĩ và hành

Trang 29

xử của con người trong cuộc sống hiện đại Nhịp sinh hoạt của xã hội ngàycàng tăng, công việc ngày càng nhiều, áp lực càng lớn, lo âu bề bộn conngười ta cũng không chịu được sự nhẩn nha Chiều hướng cuộc sống mới đòihỏi, thúc bách một nền văn nghệ mới, tất yếu phải có một thể loại văn họcmới ra đời để phản ánh và đáp ứng nó.

Điều kỳ lạ là khi tri thức của loài người càng rộng lớn, hoành trángmang tính toàn cầu thì đi vào vi mô hóa lại là xu thế ưa chuộng của cuộc sống

hiện đại Trương Hiền Lượng - một nhà văn Trung Quốc trong bài Lời tựa

của một cuốn truyện cực ngắn đã viết: “Nhận biết thế giới của con người

ngày càng rộng, song những thứ mà con người tạo ra ngày càng tinh xảo.Chẳng hạn như loại máy tính điện tử bắt đầu đi vào từng gia đình hiện nay, rađời từ những năm 40 của thế kỷ này, cho đến nay, đã từ một vật có thể tích tobằng ngôi nhà bốn tầng biến thành một vật nằm gọn lỏn trong lòng bàn tay,hơn nữa thể tích càng nhỏ, giá cả cũng càng đắt Khủng long bị tuyệt chủngbởi vì thân hình nó kềnh càng, con cá Văn Xương nhỏ tí teo lại sống trên tráiđất cho đến hôm nay Có người nói to có cái khó của to, ngược lại có thể hiểunhỏ có cái hay của nhỏ” (Dẫn theo Bùi Việt Thắng) Mini hóa các sản phẩm

đã trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của đời sống công nghệ Điềunày cũng ảnh hưởng đến quan niệm thẩm mỹ, tư duy của con người trongsáng tác và tiếp nhận văn chương Chính xu thế này đã góp phần mở đườngcho sự ra đời của truyện ngắn mini

Truyện ngắn mini đang lặng lẽ chiếm lĩnh thị trường văn học của đôngđảo quần chúng Thể loại văn học này ra đời phù hợp với tư tưởng, tâm lý,nhịp sống hiện đại và trở thành nhu cầu của bạn đọc văn học thời đại mới.Theo đà tiến bộ của thời đại và tiết tấu sinh hoạt ngày càng nhanh, người đọcđều mong muốn văn chương viết ngắn gọn hơn, tinh túy hơn Người ta khôngcòn đủ thời gian và sự kiên nhẫn để thưởng thức những tác phẩm văn học dài

Trang 30

hơi, đồ sộ Hoàn cảnh mới, tâm lý mới, văn học cũng phải mới Con ngườithời hiện đại có những cách tiếp cận với văn học khác xưa, cách đọc cũngthay đổi theo Người ta học cách đọc nhanh, đọc lướt, thích đọc những gì gọngàng, nhẹ nhàng Vì vậy, truyện ngắn mini với tính chất ngắn gọn là ưu thế,khi xuất hiện trên văn đàn đã nhanh chóng trở nên hưng thịnh Tất nhiêntruyện ngắn mini không chỉ hấp dẫn người đọc ở chỗ nó ngắn, đến với ngườiđọc nhanh (chủ yếu qua internet), mà truyện ngắn cực ngắn còn có một “côngnăng” khác không thể coi nhẹ, đó là “tính báo chí” Nó bám sát cuộc sống,gắn bó với mạch đập của thời đại, vì nó cực ngắn mà linh hoạt thuận tiện,thích nghi với thao tác và chiếm diện tích nhỏ trên trang báo, dễ dàng gánhvác sứ mệnh đặc thù “truyền đạt tin tức” Trong thời đại mà tốc độ thông tinnhư vũ bão, khi mà truyện ngắn, tiểu thuyết chưa kịp phản ánh thì truyện cựcngắn đã có thể chớp lấy thông tin, đặc biệt có thể truyền bá và định hướngđiểm nóng của cuộc sống một cách liên tục, thần tốc Đúng như Võ Phiếntừng viết: “Ngắn chẳng qua chỉ là một trong bao nhiêu cách đáp ứng khácnhau, trong đó phải có những đáp ứng tài tình hơn, thích hợp hơn, cốt tủyhơn, thông minh, sâu sắc, căn cứ trên những suy luận thâm thúy hơn” Viếtngắn để đọc cho nhanh nhưng quan trọng là phải ở lâu trong suy nghĩ củangười đọc Truyện ngắn mini kiệm lời tối đa nhưng cũng đòi hỏi tối đa ýnghĩa, đó mới là yếu tố làm nên ưu thế và sức sống thịnh vượng của thể loạivăn học này.

Có thể khẳng định, loại hình truyện ngắn mini đã tồn tại, có độc giả vàđang thu hút được một lượng tác giả khá lớn Hoàn cảnh xã hội, nhu cầu củabạn đọc đã thôi thúc những người cầm bút luôn ý thức và trăn trở làm thế nào

để tác phẩm của mình đến với bạn đọc một cách nhanh và ngắn gọn nhất.Theo Trương Hiền Lượng: “Thế giới bây giờ nhịp điệu cuộc sống tăng nhanh,phương thức để người ta có thể nhận tin, vui chơi và tiêu khiển không chỉ là

Trang 31

đọc sách đơn thuần Điều này khiến những người viết tiểu thuyết chúng tôi,

vô tình hay hữu ý phải suy nghĩ đến quy mô của tác phẩm mình viết, dài baonhiêu mới dễ tiếp thu” (Dẫn theo Vương Trí Nhàn) Truyện cực ngắn trởthành đối tượng để các nhà văn thử sức Truyện cực ngắn là một “sân chơi”không kén người, đại đa số người đều có thể tham gia sáng tác, ai cũng cóthể viết Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là ai cũng có thể viết hay DươngHiểu Mẫn đã khái quát thành ba nguyên nhân để các nhà văn viết truyện cựcngắn “Một loại là những người quyết chí hiến thân cho nghệ thuật, họ có tưtưởng sâu sắc, lương tri thành tín và sở trường viết lách thiên bẩm đặc thù Loại thứ hai đại khái là những người vì muốn cải biến trạng huống sinh tồn

mà dấn thân vào sáng tác, những nhà văn loại này đầu óc đều rất mẫn nhuệtỉnh táo ” Loại thứ ba là những người “chú trọng tham gia vào văn học chỉ mong muốn cuộc đời đa sắc thái, để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng thoảimái ” [48] Tuy các nhà văn có những động cơ khác nhau để đến với truyệncực ngắn, nhưng nhờ có họ mà đã mang lại nhiều phong cách khác nhau,cùng nhau thúc đẩy sự phồn thịnh của thể loại

Là thể loại rất ngắn về dung lượng, truyện ngắn mini đã thu nhỏ hìnhhài trong gang tấc “cho nhân loại tiện cầm tay” Truyện ngắn mini ra đời vừanhư một cách tân của nghệ thuật, vừa để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu và thịhiếu của bạn đọc trong thời đại ngày nay Truyện ngắn mini đang đứng trướcnhững thử thách và triển vọng phát triển theo nhịp điệu của cuộc sống

1.3.2 Một hành trình của truyện ngắn mini (từ những năm cuối thế

kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI)

Lịch sử văn học nói như M Bakhtin thì đó là cuộc hòa tấu của thể loại.Trong tiến trình đó, sự hình thành, phát triển hay sự mất đi của một thể loại làbình thường, đôi khi là quy luật của sự phát triển Truyện ngắn mini trongcuộc hội ngộ của sân khấu văn học được coi là một thể loại “trẻ”, sinh sau đẻ

Trang 32

muộn, nhưng khả năng phát triển và định hình thể loại là khá nhanh và mạnh.

Là con đẻ của xã hội hiện đại, truyện ngắn mini (hay truyện cực ngắn) đang

ẩn chứa nhiều tiềm năng trong hành trình sáng tạo hiện thực Tuy nhiên lầngiở các công trình nghiên cứu văn học, chúng ta tuyệt nhiên chưa thấy bóngdáng và chỗ đăng quang của thể loại văn học này Chính vì thế, để minh định

rõ bản chất và khả năng của truyện ngắn mini, nhất thiết phải truy tìm lạinguồn gốc của nó

Thể loại ra đời và trưởng thành như thế nào đó là cả một hành trìnhbiến đổi, hoàn thiện, có khi thăng trầm Nhà nghiên cứu văn học M Bakhtin

đã chỉ rõ: “Thể loại đang sống trong hiện tại nhưng bao giờ cũng nhớ đến quákhứ của mình, nguồn gốc của mình Thể loại là đại diện kí ức sáng tạo trongtiến trình văn học” [64, 32 ] Truyện ngắn mini mới xuất hiện ở Việt Nammấy thập niên gần đây nhưng trên thế giới thể loại văn học này đã có lịch sửvài thế kỷ Theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào, ở các nước phương Tây,truyện ngắn mini có tiền thân trên báo chí từ thế kỷ XVIII Các tờ báo đãđăng tải những sự kiện nhỏ Những mẩu giai thoại nhỏ làm tươi tắn sự nhàmchán những trang giấy và khiến độc giả được giải trí (ý kiến của nhà văn Pháp

A Gronopxki) Người ta cho rằng, mục Tin vặt trên báo chí chứa đựng nhiều

mối liên hệ với truyện ngắn nói chung và phù hợp, gần gũi với loại truyện rấtngắn xét về độ dài của nó Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, trong mục

Tin vặt không chỉ có thông tin thời sự, mà có cả nghệ thuật, có sự gia công trí

tưởng tượng phong phú của người viết Mục đích của tin vặt là cung cấp

thông tin, vì thế thông tin cần hấp dẫn Muốn hấp dẫn người viết cần tạo sựbất ngờ, bất thường, tính kịch cho tin Đó cũng là yếu tố quan trọng củatruyện cực ngắn

Nếu tiền thân truyện ngắn mini ở châu Âu là báo chí thì trong văn họcViệt Nam là từ văn học dân gian, trực tiếp là từ tiếu lâm Trong tham luận của

Trang 33

nhà văn Nguyễn Tuân đọc trước Đại hội các nhà văn lần thứ hai năm 1963 đãnhấn mạnh: “Tìm ở tiếu lâm một cái gì đó có tính chất kĩ thuật và nghệ thuậtviết truyện ngắn thật ngắn nữa Nhiều truyện tiếu lâm chỉ ngắn không tớimười dòng Như truyện kể lại cái việc anh nhà nghèo phải đứng quạt hầuthằng nhà giàu Truyện ngắn - tiếu lâm viết ngắn, đọng, nhưng vẫn đủ chỗ để

đi vào tâm lí, vào cái lõi của nhân vật Đứng về nghề nghiệp mà bàn về tiếulâm, thì đó là một số kinh nghiệm thành công về kỹ thuật và nghệ thuật truyệnngắn, rất kiệm lời và ý ở ngoài lời thì rất nhiều” (Dẫn theo Bùi Việt Thắng)

Lê Dục Tú trên hành trình minh định xuất xứ truyện mini cho rằng ở ViệtNam truyện ngắn mini cũng đã xuất hiện khá lâu Trong truyện truyền kỳ ViệtNam từ thế kỷ XV - XVI cũng đã có nhiều truyện rất ngắn chỉ trên dưới 100

chữ như các truyện: Bà đồng, Sống lại, Con hổ có nghĩa, Cá thần, Nghề mọn

nên quan Gần đây, hồi tiền chiến, Khái Hưng và Thạch Lam cũng có

những truyện ngắn rất ngắn: chẳng hạn Duyên số, Cái chân què của Thạch

Lam Tuy nhiên những cái ngắn ấy tự nhiên mà ngắn, vì câu chuyện kể tự nógiản dị nên ngắn Thực chất truyện tiếu lâm hay truyện truyền kỳ chỉ giốngtruyện ngắn mini ở hình hài, chỉ là sự nhận dạng bề nổi về tính chất ngắn của

nó Truyện ngắn mini với tính chất là một thể loại văn học mới, là biến thểcủa truyện ngắn mới thực sự xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, “Xuhướng tìm đến truyện rất ngắn - một thứ truyện ngắn mini như những ký thácnghệ thuật thực sự chỉ thật rõ vào những năm 90” (Vũ Tuấn Anh) Còn trước

đó, dáng vóc thể loại chưa rõ nét nếu không nói là còn nhòa nhạt, dễ lẩnkhuất, bởi chúng ta đều biết giá trị của truyện ngắn mini không chỉ nằm ở chỗ

nó ngắn mà còn ở nhiều khả năng khác

Sự phát triển của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại Việt Nam thực

sự khởi sắc từ những năm 90 trở lại đây Nó có quan hệ mật thiết với báo chí.Rất nhiều báo từ chuyên đến không chuyên về văn học đều dành không gian

Trang 34

rộng rãi để in những mẩu truyện mini, siêu nhỏ Đặc biệt, trên nhiều website,weblog cá nhân, truyện ngắn mini được đăng tải liên tục, khó mà kiểm soáthết chứ chưa nói đến việc đọc hết và kiểm định chất lượng Có thể coi cuộc

thi viết truyện rất ngắn do Tạp chí Thế giới mới, báo Văn nghệ tổ chức năm

1993 - 1994 là cột mốc đánh dấu sự nở rộ của thể loại truyện này Gần đây

báo Tuổi trẻ cũng tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn 1200 từ đã tạo được tiếng

vang lớn và thu hút nhiều cây bút tham gia Cuộc thi không chỉ xới lên hứngthú viết truyện ngắn mini mà còn tạo dấu mốc, từ nay truyện ngắn mini sẽ cóchỗ đứng trong sự quan tâm của độc giả Việt Nam Từ đây nhiều cây bút đãđược định vị, nhiều tài năng đã được phát hiện như Phan Thị Vàng Anh,Phạm Sông Hồng, Nguyễn Quang Thân, Lý Thanh Thảo, Nguyễn Bản, QuốcDũng, Tường Long, Nguyễn Quốc Văn Trong đó, nữ nhà văn Phạm SôngHồng sau này đã trở thành cây bút chuyên viết truyện rất ngắn với ba tập

truyện đã được xuất bản: Vùng lặng, Nghĩa cử và Tiếng đáy Sau cuộc thi, Tạp chí Thế giới mới kết hợp với Nxb Hội Nhà văn đã tuyển chọn để in thành tập 40 truyện rất ngắn (tác phẩm chung khảo) Sau đó, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh lại ra tiếp cuốn 100 truyện hay cực ngắn năm 1999 được tuyển chọn từ trên 5000 bản thảo của cuộc thi Đến năm 2006, Tạp chí Thế giới mới kết hợp với Nxb Văn hóa Sài Gòn xuất bản cuốn 108 truyện hay cực ngắn.

Những tập truyện này khẳng định sự trưởng thành và vị thế của truyện ngắnmini trong văn học đương đại Từ thực tế đó cho thấy, truyện ngắn mini thực

sự đã có chỗ đứng trong lòng độc giả Giới nghiên cứu cũng đã để tâm đếnloại hình văn học này Nhiều bài viết của các nhà văn, nhà lý luận, phê bình

và bạn đọc yêu mến văn chương tham gia trao đổi, thảo luận xung quanh cuộcthi đã cho chúng ta một hình dung rõ nét hơn về thể loại văn học đang còn hếtsức mới mẻ này

Sau hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, truyện ngắn mini đã khẳngđịnh được vị trí của mình trong đời sống văn học Việt Nam đương đại Và đến

Trang 35

nay có thể nói thể loại truyện ngắn mini chưa bao giờ được yêu chuộng, pháttriển thành một xu hướng và được đón nhận nồng nhiệt từ người viết đến ngườiđọc như hiện nay Nhiều tập truyện ngắn mini vừa ra mắt bạn đọc trong năm

2010, 2011 Các tác giả tìm đến với truyện cực ngắn xuất phát từ ý thức nghềnghiệp chứ không cảm tính như trước Cho ra sách truyện cực ngắn có: NguyễnThị Hậu, Nhã Thuyên, Hoàng Long, Nhật Chiêu, Y Ban Nhiều tác giả lạiđăng tải truyện của mình trên các trang web, blog, trong đó nổi lên các cây bút:Nguyễn Như Núi, Vũ Thanh Hoa, Trần Quốc Minh, Đỗ Ngọc Thạch

Các tác giả đương đại tìm đến truyện cực ngắn với ý thức rõ rệt hơn

Tác giả Nguyễn Thị Hậu, đồng tác giả tập sách Ngắn và rất ngắn lý giải động

cơ sáng tác truyện cực ngắn của mình: “Vì nó như một thách đố: càng ngắngọn, càng chính xác thì càng đạt đến sự giản dị Viết truyện cực ngắn cũng rấtthú vị vì thường mang lại bất ngờ, định viết thế này mà khi hoàn chỉnh lại ra

một truyện hoàn toàn khác hẳn” Nhã Thuyên, tác giả Ngón tay út bộc bạch:

“Ban đầu tôi đến với cực ngắn vì lười đọc văn xuôi, ngại viết cái gì dài dài,rồi dần dà cực ngắn là một sự rèn luyện, một ý thức viết” Nhà văn, dịch giả

Hoàng Long - tác giả Những tàn dư mưa cho rằng: “Tôi thấy thể loại này có

nhiều cái hay Thứ nhất là kiệm lời, thứ hai là đòi hỏi tác giả phải nỗ lựcchiêm nghiệm tìm kiếm Truyện cực ngắn còn dạy tôi biết chọn lọc ngôn từ

và suy tư một cách nghiêm chỉnh, bởi nếu như không có một điều gì để nói,truyện cực ngắn không thể nào được hình thành”

Nhà văn Nhật Chiêu trong tập truyện Lời tiên tri của giọt sương gọi

truyện cực ngắn của mình bằng tên gọi là “truyện tuyệt ngắn” Tiến sĩ NguyễnNam (bút danh Hoàng Lương) đề xuất một cách đọc Nhật Chiêu: “Hãy thửđọc như một hành trình khảo cổ tri thức, bóc tách và tạo đa nghĩa cho tậptruyện, cũng như suy nghiệm trong không gian đa chiều, đa nghĩa của vănchương” Đặc biệt tập truyện còn mang lại cho độc giả những trải nghiệmvăn chương kỳ lạ và bất ngờ bởi những truyện chỉ có một câu, thậm chí cô

Trang 36

đọng lại chỉ duy nhất một từ Điều này đã phá vỡ những định nghĩa trước đây

- vốn đứng không vững trước thực tiễn sáng tác văn chương Đối với nhữngngười say mê và thích khám phá những cái mới về cách viết và kỹ thuật sángtác thì tập truyện tuyệt ngắn và truyện một câu của Nhật Chiêu là một thửthách thú vị Người đọc tha hồ phát huy trí tưởng tượng, sức liên tưởng, suy

tưởng để giải mã trò chơi ngôn từ của tập truyện Nguyễn Hữu Tình gọi Lời

tiên tri của giọt sương là “bản hợp xướng với những tấu âm lạ” Truyện nào

cũng hiện đại, cũng lạ, lạ cả trong giọng văn và ngôn ngữ được dẫn dụng, tạo

ra những “khoảng trống mênh mông” thôi thúc người đọc khám phá và cảmnhận theo cách riêng của mình

Như vậy, truyện ngắn mini đến nay đã trải qua được hành trình trên haimươi năm với những bước phát triển mang tính đột phá Có thể nói chưa cómột thể loại văn học nào mà sự ra đời của nó lại thu hút được nhiều người đọc

và sáng tác như vậy Và xem ra sự phát triển của thể loại này cũng luôn hứahẹn những bất ngờ thú vị Truyện ngắn mini khi được các nhà văn ý thức sángtạo, với tâm thế đồng hành cùng cuộc sống thì tất yếu sẽ sản sinh những tácphẩm hay Còn với bạn đọc, việc có trên tay một cuốn sách bỏ túi hay một tậptruyện cực ngắn đơn giản trước hết là một sự lựa chọn tiêu dùng trong cuộcsống hối hả hôm nay Là một thể loại ra đời trong lòng xã hội hiện đại nên nócũng phải tuân theo quy luật tồn tại và phát triển của thời đại đó

1.3.3 Truyện ngắn mini - một thành tựu đáng ghi nhận của văn xuôi

tự sự Việt Nam đương đại

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của văn học, truyện ngắn luôn là thểloại chiếm ưu thế và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng Đặc biệt, sau

1986, truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổimới Truyện ngắn không chỉ “được mùa thể loại”, tăng nhanh về số lượng màcòn đổi mới từ nội dung phản ánh đến hình thức thể hiện Truyện ngắn mini -

Trang 37

một cách tân của thể loại truyện ngắn có thể coi là một thành tựu đáng ghinhận của văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, truyện ngắn luôn chú trọngđến vai trò “người lính xung kích” của mình Để làm tròn vai trò đó, truyệnngắn mini xuất hiện luôn có ý thức làm thế nào để đến với bạn đọc nhanh vàngắn gọn nhất Cho đến nay, chúng ta có thể khẳng định truyện ngắn mini đãlàm được nhiều điều vượt quá khuôn khổ thể loại và ngày càng khẳng định vịtrí độc lập của mình trong đời sống văn học Truyện ngắn mini ra đời đánhtrúng vào thị hiếu của độc giả trong nhịp sống của cuộc sống hiện đại Truyệnphản ánh sinh động hiện thực cuộc sống dưới hình thức ngắn gọn, cô đúc.Hình thức nhỏ gọn, cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin, độc giả cóthể thưởng thức mọi lúc, mọi nơi Vì thế truyện ngắn mini nhanh chóng hấpdẫn và thu hút được lượng tác giả rất lớn

Vào đầu thập niên cuối thế kỷ XX là công cuộc đổi mới do Đảng khởixướng đã đưa dân tộc chủ động hội nhập vào nhân loại, một nhân loại trong

xu thế toàn cầu hóa Nhu cầu hội nhập với nền văn học thế giới cùng là mộtcái hích cho sự chuyển mình của văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắnmini nói riêng Sẽ rất vất vả và khó khăn khi chúng ta phải dịch thuật vàchuyển tải một tác phẩm văn học đồ sộ ra nước ngoài Vì thế, truyện ngắnmini với khuôn khổ nhỏ bé, ngôn từ ngắn gọn rất thích hợp với việc dịch thuật

để đưa văn học của chúng ta đến với thế giới Ở Việt Nam, cũng lần đầu tiên

ta thấy một tập truyện được xuất bản dưới hình thức song ngữ Đó là trường

hợp cuốn Lời tiên tri của giọt sương của Nhật Chiêu được dịch giả Từ Lê

Tâm thực hiện dịch sang tiếng Anh rất công phu qua sự hiệu đính của NguyễnNam (đang giảng dạy ở Đại học Harverd Mỹ) Với 109 truyện cực ngắn, cótruyện chỉ dài một câu, thậm chí một chữ rất thích hợp để vừa đọc vừa họctiếng Anh Không phải là tham vọng, nhưng những lời nhỏ của giọt sương

Trang 38

hoàn toàn đủ sức hòa vào dòng chảy mênh mang, đa điệu của văn chương thếgiới trong thời đại toàn cầu hóa

Nhà văn Hoàng Đình Quang khi bàn về truyện ngắn mini chia sẻ: “Tôinghĩ rằng, đọc truyện ngắn “ngắn” không phải là ăn tiệc nhỏ, ăn cái bánh bé.Cũng không phải là chuyện ăn nhanh, ăn liền hoặc xắt một miếng nhỏ ra mànếm Nghĩa là dù ngắn mấy đi nữa thì người viết vẫn phải cho ra một tácphẩm văn học trọn vẹn cả nội dung lẫn hình thức” [31, 415 ] Truyện ngắnmini với tính chất đặc thù của nó là dung lượng nhỏ, cô đọng và hàm súc nên

nó có hình thức phản ánh hiện thực đặc biệt, độc đáo Do yêu cầu phải phảnánh hiện thực trong những nét đa dạng và phức tạp của nó, lại bị giới hạntrong một nhúm chữ ít ỏi, truyện ngắn mini không thể viết theo lối ngẫu hứngnhất thời, không thể kể tràng giang đại hải về hiện thực trước mắt, không thểquá đi sâu vào việc tả, kể các chi tiết, sự kiện của đời sống Là một hình thức

tự sự loại cực nhỏ, truyện ngắn mini chỉ tập trung miêu tả biến cố nổi bật,biến cố chủ yếu xảy ra trong khoảnh khắc nào đó của đời sống nhân vật,những lát cắt cực mỏng của đời người, biểu hiện một nét độc đáo của tínhcách nhân vật, thể hiện một khía cạnh tiêu biểu của đời sống xã hội Đặctrưng này đem đến cho truyện ngắn mini một ưu thế mà tiểu thuyết và truyệnngắn không dễ có, là phản ánh cuộc sống theo chiều sâu chứ không theochiều rộng Bởi thế, ngoài khả năng phản ánh những sự kiện nóng hổi củađời sống, truyện ngắn mini phần lớn đi sâu vào thế giới tinh thần, cụ thể hơnvào thế giới nội tâm đa dạng và phong phú của con người Đây được xem làmột thành tựu quan trọng mà thể loại truyện ngắn mini đã đóng góp cho nềnvăn học Việt Nam đương đại Chúng ta cùng đọc và cảm nhận sức nặng

trong một truyện cực ngắn rất hay của Nhã Thuyên: Giấc mơ bị đánh thức

“Trong một đêm yếu đuối, quá khứ trở lại nghẹt thở tim nàng Nàng nằmthức, bởi chỉ nhắm mắt giấc mơ sẽ kéo trĩu nàng xuống như thể có một bàn tay

từ một nấm mồ của người đã chết Nàng sợ hãi bởi nàng biết mình đã luôn chờ

Trang 39

đợi điều ấy, nàng biết chắc chắn mình sẽ bám chặt lấy bàn tay ấy để được kéo

đi, trong đêm tối, cho dù phải đổi cả mạng sống và không bao giờ tỉnh dậy

Nàng nhắm mắt đợi Một bàn tay Một người đã chết đứng trước mặt,cạnh giường nàng Nếu không chỉ cần một tiếng gọi thôi, chỉ cần một tiếng gọi

mơ hồ như tiếng gió Người chết trở lại Một gặp gỡ Nàng đợi trong sợ hãi vìbiết mình sẵn sàng đổi cả mạng sống của mình nếu xảy ra được cuộc gặp ấy

Nàng nức nở tuyệt vọng một đêm dài Bởi dù thế nào, những giấc mơcũng bị đánh Bởi nàng không thể được không tỉnh dậy Bởi dù có tự nguyệnđổi cả mạng sống và không sợ hãi, thì điều ấy, cuộc gặp gỡ ấy sẽ chẳng baogiờ có được bên ngoài những giấc mơ” [70, 17]

Nỗi cô đơn ám ảnh, giăng mắc ở từng câu chữ: cô đọng mà day dứtkhông nguôi Người phụ nữ trong truyện đối diện với nỗi cô đơn của mìnhbằng cách tìm vào những giấc mơ, neo giữ lòng mình vào một quá khứ đã quá

xa, về một bóng hình không còn nữa Trải qua nỗi cô đơn ấy còn đau hơn tất

cả mọi nỗi đau Quá khứ - hiện tại - và những giấc mơ chập chờn, đan cài,vây quanh, trói chặt người phụ nữ vào nỗi cô đơn, nỗi sợ hãi không lối thoát.Không cần viết dài dòng, không cần kể lể nhiều, người đọc vẫn dễ dàng cảmnhận được sức nặng của truyện Hoàng Như Mai đã so sánh rất hay khi nóiđến sức nén của thể loại này: “Lý thuyết thông tin đã chứng minh: ngắn, ít,chọn lọc thì lượng thông tin càng mạnh; đối với nghệ thuật cũng vậy, càngnhư vậy: vài nét vẽ thường khi sắc sảo hơn nhiều so với bức chân dung có đủchân tơ kẽ tóc!” [31, 411]

Truyện ngắn mini với một dung lượng nhỏ mà có sức chứa rộng lớnnhững vấn đề lớn lao của con người Để làm tốt được nhiệm vụ đó, truyệnngắn mini cũng có những cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận Sự giản lược tối

đa nhân vật, kết cấu đơn giản, ngôn ngữ cô đọng hàm súc được coi là nhữngđặc trưng riêng biệt của truyện ngắn mini

Trang 40

Truyện ngắn mini thường rất ít nhân vật, và theo sự quan sát của chúngtôi thì số lượng nhân vật trong truyện cực ngắn ngày càng tối giản Trong

cuốn 108 truyện hay cực ngắn (xuất bản 2006) số lượng nhân vật phổ biến từ

hai đến bốn nhân vật, nhưng đến những tập truyện ngắn mini mới xuất bảnnăm 2011 đa số truyện chỉ có một nhân vật độc thoại xưng “tôi” “ta” để giãibày tâm trạng và nỗi niềm Đọc truyện của Hoàng Long và Nhã Thuyên ta bắtgặp một loạt những cái tôi: khi thì dằn vặt đau đớn, lúc rơi vào trạng tháihoang tưởng cao độ, lại có cái tôi thần bí, ma quái, rồi cái tôi cô đơn, khaokhát đi tìm bình yên, hạnh phúc Truyện ngắn mini thường khéo đưa ranhững khoảnh khắc, những tình huống, những “chi tiết phát sáng” để từ đótính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề được bộc lộ

Thế giới nội tâm con người là thế giới khó nắm bắt và nhận diện mộtcách rõ ràng nhất Truyện ngắn mini thường đi vào miêu tả thế giới nội tâm

đó nên kết cấu của truyện cũng thường triển khai trên những diễn biến củadòng chảy tâm lý, từ đó người đọc thấy được số phận của nhân vật Bêncạnh đó, kiểu kết cấu vòng tròn: hiện tại - quá khứ - hiện tại cũng được sửdụng phổ biến Kết thúc của truyện ngắn mini thường là kết thúc mở Ngườiđọc có thể tự do dự đoán về số phận của nhân vật Kết thúc bất ngờ cũngđược xem là đặc trưng của truyện ngắn mini Châu Thành Nguyễn cho rằng:

“Truyện cực ngắn thường là sự gặp gỡ của những trạng thái đời sống ở thờiđiểm ngưng kết đi tới chuyển đổi như phút 89 đầy kịch tính trên sân cỏ trongnhững trận đấu bóng nghiêng ngửa” [31, 393] Ở truyện ngắn mini chúng tacũng thấy dấu ấn của kỹ thuật viết hiện đại như sử dụng bút pháp đồng hiện,yếu tố kỳ ảo Truyện ngắn mini đã thể hiện được tính năng động của mìnhtrong đời sống văn học đương đại

Sự ra đời của truyện ngắn mini trong hơn hai thập kỷ nay và được côngchúng đón nhận nồng nhiệt cho thấy văn học Việt Nam đang không chỉ ngày

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1999
2. Lê Huy Bắc (2011), “Những khuynh hướng chính trong văn chương hậu hiện đại”, http:// nguvan.hnve.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khuynh hướng chính trong văn chương hậuhiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2011
3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
4. Y Ban (2007), I am đàn bà, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), I am đàn bà
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2007
5. Y Ban (2010), Đàn bà xấu thì không có quà, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đàn bà xấu thì không có quà
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Công an Nhân dân
Năm: 2010
6. Y Ban (2011), Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy?, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
7. Wlliam Boyd (2005), “Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi”, http://www.talawas.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi”
Tác giả: Wlliam Boyd
Năm: 2005
8. Raymond Carver (2005), “Nguyên lý của truyện ngắn”, http:// evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý của truyện ngắn”
Tác giả: Raymond Carver
Năm: 2005
9. Pamelyn Casto (2003), “Truyện chớp: từ thật ngắn đến cực ngắn”, http:// www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện chớp: từ thật ngắn đến cực ngắn”
Tác giả: Pamelyn Casto
Năm: 2003
10. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
11. Nhật Chiêu (2011), Lời tiên tri của giọt sương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời tiên tri của giọt sương
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2011
12. Nhật Chiêu (2011), Viết tên trên nước, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Viết tên trên nước
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2011
13. Julio Cortaz (2003), “Về truyện ngắn và cực ngắn”, http:// www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về truyện ngắn và cực ngắn
Tác giả: Julio Cortaz
Năm: 2003
14. Tạ Chí Cường (2006), “Truyện siêu ngắn” (Lê Bầu dịch), http://vanhoagiaitri.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện siêu ngắn” (Lê Bầu dịch
Tác giả: Tạ Chí Cường
Năm: 2006
15. Nguyễn Văn Dân (2002), Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2002
16. Đặng Anh Đào (2008), “Truyện cực ngắn”, http:// vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cực ngắn”
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2008
17. Phan Cự Đệ (1995), “Năm mươi năm văn xuôi cách mạng 45 - 95”, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm mươi năm văn xuôi cách mạng 45 - 95”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 1995
18. Phan Cự Đệ (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
19. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam lịch sử thi pháp chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Việt Nam lịch sử thi pháp chân dung
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
20. Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn, 2005), Trần Đình Sử tuyển tập (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử tuyển tập
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w