Nghệ thuật tạo dựng tình huống

Một phần của tài liệu Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 92 - 100)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống

3.1.1.1. Vai trò của tình huống trong thể loại truyện ngắn mini

Truyện ngắn mini là một thể loại văn học có đặc điểm nổi bật là “người ta có thể nói được những điều tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu”. Với dung lượng ngôn từ ít ỏi, khuôn khổ của truyện ngắn mini “buộc người ta phải nghĩ không chỉ cần viết cái gì, mà còn chủ yếu là phải viết như thế nào”. Nguyên Ngọc khẳng định, truyện ngắn mini là “trò chơi nghệ thuật cao tay của người cầm bút”. Là một dạng thái đặc biệt của truyện ngắn, truyện ngắn mini tất yếu cũng mang những đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của truyện ngắn về tình huống, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật... Tuy nhiên khi đã khẳng định được sự tồn tại độc lập của mình, truyện ngắn mini cũng có những đặc điểm về hình thức riêng biệt của mình.

Tình huống là yếu tố đầu tiên phải đề cập đến trong nghệ thuật viết truyện ngắn mini. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài “Viết ngắn mà hay mới khó” đã khẳng định: “Về nghệ thuật truyện ngắn, tôi cho rằng cái quan trọng nhất là tạo ra được tình huống mới lạ, độc đáo. Tạo tình huống đối với truyện ngắn cũng quan trọng như cấu tứ trong sáng tác thơ” [31,447]. Cùng quan điểm này, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Thủ pháp đặc trưng của truyện ngắn là bao giờ cũng phải chọn cho được một tình huống tiêu biểu, tập trung cực điểm cho phép bộc lộ tính cách, số phận vốn bị che dấu của một con người, thậm chí một xã hội. Và thường đó là một tình huống chừng như rất nhỏ, vô hình, vô nghĩa, bình thường, dễ bị bỏ qua. Người viết truyện ngắn giỏi là

người biết phát hiện ra cái điểm “nhỏ nhoi” chết người ấy” [31, 450]. Bất kì một tác phẩm văn học nào, dù là những cốt truyện không biến cố, không có những cao trào thất nút, mở nút hồi hộp, căng thẳng thì truyện ngắn hay truyện ngắn mini cũng phải được xây dựng dựa trên tình huống nhất định.

Tình huống là hoàn cảnh chứa đựng những xung đột mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để đưa nhân vật vào hoạt động dù chỉ là hoạt động tâm lý bên trong. Tình huống thường gắn với những sự kiện cụ thể, gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận cũng như đời sống tâm lí, tình cảm của con người. Tình huống hay còn được quen gọi là tình thế được các nhà viết truyện đặc biệt quan tâm, chú ý. Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một số tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa... tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương dựa vào để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả” [10, 258]. Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào chỗ đó. Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong khuôn mặt cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [27,28].

Truyện ngắn mini với dung lượng ngôn từ hạn chế của thể loại, chỉ với trên dưới 1000 chữ, thậm chí càng ngắn càng tốt mà vẫn phải tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Nói như Dương Hiểu Mẫn: “chim sẻ tuy

nhỏ bé, nhưng ngũ tạng đầy đủ, cũng là một thế giới nghệ thuật hoàn chỉnh. Có người nói rằng sáng tác truyện cực ngắn như “làm xiếc trong vỏ ốc vặn”, có thể nói đó là một câu trúng quá” [48. Dung lượng rất ngắn của ngôn từ theo qui ước sáng tạo của thể loại này không hề đồng nghĩa với rất ngắn về nội dung, nhất là về hiệu quả tác phẩm. Ngược lại, những qui ước về sự hạn chế dung lượng ngôn từ như là thách đố, càng kích thích các tác giả tìm tòi sáng tạo các hình thức, biện pháp trần thuật để chứng tỏ tài năng và ý đồ nghệ thuật của mình. Trong dòng đời xuôi chảy với sự phức tạp và đa dạng của nó, các tác giả truyện mini nhất định phải tìm cho ra một khoảnh khắc mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất để tạo ra được sự bùng nổ. Ở đó, buộc nhân vật ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất. Những khoảnh khắc đó có thể lớn hoặc rất lớn, cũng có thể nhỏ hoặc rất nhỏ nhưng hàm chứa một ý nghĩa, sâu sắc lớn khiến người đọc xong câu chuyện còn phải tiếp tục suy ngẫm, day dứt, trăn trở và liên tưởng.

3.1.1.2. Các kiểu tình huống trong thể loại truyện ngắn mini

Bùi Việt Thắng trong công trình Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại đã chia tình huống truyện ngắn thành ba kiểu chính: tình huống - kịch, tình huống - tâm trạng, tình huống - tượng trưng. Khi khảo sát những tập truyện ngắn mini có trong tay, chúng tôi nhận thấy truyện cực ngắn cũng sử dụng những kiểu tình huống này. Ngoài ra, kiểu tình huống - tương phản cũng khá phổ biến trong các truyện ngắn mini. Do vậy, chúng tôi thống nhất khảo sát truyện ngắn mini dựa trên bốn kiểu tình huống. Đó là: tình huống - kịch, tình huống - tâm trạng, tình huống - tượng trưng, và tình huống - tương phản.

Tình huống - kịch là những tình huống bao hàm các xung đột đời sống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt và

bị dồn nén trong một không gian, thời gian và hành động theo quy tắc “tam nhất”. Thực tế cuộc sống luôn diễn ra hết sức phức tạp xung quanh các mối quan hệ xã hội nhiều khi không theo sự sắp đặt của con người. Có những hoàn cảnh bất ngờ, éo le chứa đựng những nghịch lý của cuộc sống mà con người không lường trước hết được. Vàng của Hoàng Minh Tường là một ví dụ. “Vở kịch” là những va chạm xung quanh hai nhân vật: một kẻ đào vàng đứng trước bờ vực của cái chết do hầm sập và một cô giáo dạy lâu năm trên vùng cao giàu lòng trắc ẩn. Sự gặp gỡ lần thứ nhất của họ trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: tên đào vàng sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực phi thường đã tìm được lối ra bên một khe suối, đúng lúc đó thì hắn nhìn thấy một người phụ nữ đang tắm khỏa thân bên tảng đá. Sau khi được người phụ nữ cứu sống, giữa họ đã nảy sinh tình cảm. Những hứa hẹn của hai người khiến ta tin rằng có thể sẽ có một gia đình hạnh phúc ở đây. Nhưng đúng lúc đó, sau cái đêm mà người phụ nữ đã trao “cái chất vàng ròng tâm hồn” cho hắn, chiếc nhẫn vàng đeo ở tay chị đã làm thức dậy bản chất của một tay đào vàng thứ thiệt. Hắn đã lấy chiếc nhẫn và bỏ đi. Truyện đẩy lên cao trào một lần nữa khi chiếc nhẫn mà tên đào vàng ăn cắp với lòng tham và ảo tưởng vì có được hai chỉ vàng chỉ là một thứ đồ trang sức bằng đồng. Truyện kết thúc bất ngờ khiến người đọc không lường trước được, từ đó gợi lên những trăn trở không nguôi về sự đổi thay của lòng người.

Ngẫu nhiên là tình huống - kịch thường được các tác giả dùng để làm nổi bật cái xấu, cái ác, sự phản bội, những mặt trái của xã hội. Sợi dây chuyền chín lượng của Ái Lâm là một câu chuyện như vậy. Xung quanh sự kiện chạy chức trưởng phòng kinh doanh, đã có biết bao những âm mưu, thủ đoạn của những “ứng cử viên” vốn tài trí và thao lược. Cuối cùng phần thắng lại thuộc về một tay thủ kho quèn của công ty vốn tưởng là ngờ nghệch với biệt danh Cả Thộn. Món quà mừng khai trương cửa hàng bán cà phê giải khát tại nhà

của vợ giám đốc của Cả Thộn là một chú chó mới rời ổ khiến mọi người đều bò lăn ra cười về sự “thộn” của anh ta. Nhưng thật bất ngờ, bởi chính món quà đó đã đánh bật những hộp to, hộp nhỏ, những phong bì chứa đầy “tờ xanh” và dành được chức trưởng phòng trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người. Nguyên nhân là bởi, cái xích chó kia được làm từ chín cây vàng. Chi tiết này đã lật tẩy toàn bộ âm mưu, thủ đoạn cũng như thực tế đáng buồn của một thời đại ngự trị bởi đồng tiền và quyền lực. Quả thực, đó là những câu chuyện đầy tính kịch với những tình huống và kết thúc hết sức bất ngờ.

Tình huống - tâm trạng hay còn được gọi là tình huống - tâm lý (Nguyễn Kiên). Kiểu tình huống này thường đặt nhân vật vào những va chạm bình thường hằng ngày, những chuyện vặt vãnh có khi không đâu nhưng khiến nhân vật bộc lộ tâm trạng một cách sâu sắc, tinh tế. Đó có thể là một sự kiện bất ngờ xảy ra trong đời sống hoặc một khoảnh khắc xảy ra trong tâm trạng khi gặp một sự kiện nào đó xảy ra trong đời sống. Từ những tình huống và khoảnh khắc đó, tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ. Trong các tập truyện ngắn mini mà chúng tôi khảo sát thì kiểu tình huống này được sử dụng nhiều nhất, bởi truyện mini vốn có biệt tài khai thác chiều sâu tâm lý con người.

Cam ngọt của Phạm Sông Hồng là một trường hợp tiêu biểu sử dụng kiểu tình huống này. Tình huống truyện được khai mở khi người phụ nữ bất ngờ được người đàn ông đi cùng chuyến tàu bóc cam mời ăn. Từ sự kiện này, người phụ nữ sống trong chuỗi tâm trạng suy tưởng về nỗi cô đơn của mình trong căn nhà bên cạnh chồng và con. Đó là những ngày bị băng huyết nằm đói chờ chồng đi làm về nấu cơm mà chồng thì về muộn vì phải đánh nốt ván cờ. Với những tháng ngày dài dằng dặc đi bốc thuốc rồi sắc thuốc cho chồng, mùi thuốc bệnh ngai ngái ngạt thở. Là những chiều chị lụi hụi bên bếp than tổ ong để chuẩn bị bữa cơm chiều cho hai bố con, nhưng khi vào mâm thì cơm

canh đã nguội, chẳng có ai trò chuyện vì hai bố con đã ăn xong ngồi bên máy thu hình... Từ đây chúng ta hiểu được rằng, người phụ nữ trước đây chỉ biết hi sinh cho gia đình cũng luôn khao khát được người khác yêu thương, quan tâm, chia sẻ. Trước ngày chị quyết định đi xa nhà sau gần mười năm, chị đã hi vọng chồng con nằn nì chị ở lại, nhưng cả hai bố con không ai thiết nghĩ dến chuyến đi của chị. Chủ đề của truyện do đó mà được lộ ra. Hóa ra trong rất nhiều nỗi bất hạnh của con người, nỗi bất hạnh về sự cô đơn cũng khiến con người ta đau đớn như bất cứ nỗi bất hạnh nào

Ở truyện Bố mẹ của Bùi Mai Hạnh, tình huống truyện bắt đầu từ việc một chú bé bất ngờ gặp hình ảnh hai ma nơ canh một nam một nữ đứng cạnh nhau trong tủ kính ở tiệm may cuối phố. Từ đây trong đầu chú bé là một chuỗi hồi tưởng về gia đình hạnh phúc của chú ngày xưa, khi có cả bố lẫn mẹ. Giờ đây, mỗi sáng thức dậy, chỉ còn mình chú trơ trọi trên cái giường mênh mông. Bố mẹ đã biến mất khỏi cuộc đời chú mà chú không hiểu vì sao. Ông bà nội không sao bù đắp được sự thiếu vắng lớn lao này. Và cứ chiều chiều chú bé lại đến ngắm cặp ma nơ canh và sung sướng thấy bố mẹ bên nhau giống như khoảng ký ức đẹp nhất xa xưa về bố mẹ trong tiềm thức của chú.

Sáng tạo nên những tình huống - tâm trạng cũng là sức mạnh của tác giả chuyên viết truyện ngắn mini Hoàng Long. Truyện của ông thường là những “cuộc trò chuyện trong tâm tưởng” của nhân vật tưởng như hoang tưởng, vu vơ mà sâu sắc, giàu ý nghĩa. Truyện Đôi mắt đỏ, vương buồn thiên thu, nhân vật bắt đầu sự chiêm nghiệm của mình khi biến thành túp lều. Vì cảm thấy mệt mỏi và cô đơn, “tôi” đã muốn biến thành túp lều để nghỉ ngơi và chờ ai đó đi cùng. Nhưng khi có một người đẹp đầy quyến rũ huyền bí đi qua và bước vào túp lều ngồi nghỉ mệt thì anh không thể cất tiếng nói vì lúc này anh đã trở thành túp lều với nghĩa vụ là dọn chỗ cho ai đó nghỉ ngơi. Truyện có ý nghĩa chỉ sự cô đơn và bất lực của con người trong những tình

thế đời nghiệt ngã. Bí mật dã tràng là một suy ngẫm mang tính trải nghiệm khi nhân vật hóa mình vào con dã tràng. Sau một thời gian ẩn mình dưới cát, lúc thì ra biển bắt cua cá về ăn, khát thì uống nước dừa, khi vô vọng thì xây những lâu đài cát để cho sóng biển xua tan đi; nhân vật “tôi” hiểu ra rằng, lâu nay người đời đã có một hiểu nhầm nghiêm trọng cho rằng dã tràng chỉ nhọc công se cát. Thực ra “Se cát chính là niềm đam mê để tôi thấy cuộc đời mình trôi qua không vô ích”. Câu chuyện thật đơn giản mà sâu sắc biết nhường nào về niềm tin vào những việc tưởng như rất nhỏ và vô ích. Những câu chuyện sử dụng kiểu tình huống này thường để lại những bài học chiêm nghiệm về cái thế giới tâm linh đầy bí ẩn và linh diệu của con người.

Tình huống - tượng trưng là tình huống trong đó ý nghĩa của nó được thể hiện thông qua những hình tượng, bộc lộ những chiều sâu tư tưởng. Để giải mã được nghĩa tượng trưng đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà còn cả nỗ lực trong tâm thức của người tiếp nhận. Ở những truyện này, việc bộc lộ chủ đề rất kín đáo.Truyện Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh, giải nhất cuộc thi viết truyện cực ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức là một dẫn chứng sinh động. Cốt truyện không có gì đặc biệt. Truyện kể về một cô gái lỡ muộn, một cảnh ngộ, một thân phận dở khóc dở cười. Chi tiết hoa nở muộn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Hoa dù muộn nhưng đã nở, còn cô gái tên Hạc đó đã bao nhiêu mùa mai tuốt lá vẫn không thay đổi. Phải chăng cô không được như mai? Cuộc sống của cô đang trôi qua trong những tình huống tẻ nhạt, vô nghĩa. Cô đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc đời mà không biết. Tâm hồn cô xơ cứng quá. Cô không chịu mở lòng mình và thế mà “có mai rồi đấy mà vẫn không thành tết”. Hoa muộn để lại dư vị về một số phận lỡ làng, những cơ may hạnh phúc bị bỏ qua vì một chút lười biếng, một chút vô tình để lỡ cả một cuộc đời. Hoa cho người sống của Trung Trung Đỉnh cũng chứa đựng tình huống mang tính biểu trưng. Câu chuyện bắt đầu được triển khai khi anh

thanh niên quét rác trong công viên phát hiện ra một cụ già ngày nào cũng ngồi trên ghế đá với vẻ lặng lẽ, vô cảm, không ra buồn, cũng chẳng ra nhàn hạ, âm thầm như một chiếc bóng. Sự xuất hiện đều đặn của bà đã gợi nên nhiều suy ngẫm về số phận mình và số phận người trong anh thanh niên đầy mặc cảm “Bà đến rồi đi, tựa hồ có sự phân định nhịp nhàng giống như công việc đơn điệu của tôi, tháng tháng lãnh lương, ngày ngày cặm cụi, riết rồi thành quen, thành ra yên phận. Đặc biệt khi tình cờ chứng kiến đám tang của

Một phần của tài liệu Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w