6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ của truyện ngắn mini Việt Nam đương đại
con gái như một căn phòng đóng kín, muốn vào phải có chìa khóa. Trong muôn vàn chìa khóa, chỉ có một chìa... Người con gái phải giữ gìn nó vô cùng cẩn trọng và trao gửi cho ai khi đã đủ lòng tin” (Chiếc chìa khóa của Phạm Duy Kha). Những câu văn chắc nịch tựa như danh ngôn, chân lý đã “tạo được âm vang của hàng chục từ không nói, tạo dư vị khôn nguôi”
Từ những yêu cầu trên về ngôn ngữ, truyện ngắn mini cũng yêu cầu sự đa dạng trong giọng điệu thể hiện. Giọng điệu khác nhau biểu hiện những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá đời sống khác nhau của nhà văn. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sự đa dạng trong giọng điệu truyện ngắn mini ở mục dưới đây.
3.3.2. Đặc trưng ngôn ngữ của truyện ngắn mini Việt Nam đươngđại đại
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: để cảm được cái hay của mỗi truyện rất ngắn, không thể chỉ xem qua hoặc đọc lướt nhanh. Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn mini là “người ta có thể nói được những điều tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu”, và để cắt nghĩa, lí giải được “những điều tối đa” ấy là một việc không hề đơn giản. Để tạo ấn tượng và ám ảnh trong một hình hài nhỏ bé, tác giả truyện ngắn mini đã rất dụng công chọn lựa từ ngữ. “Cái ngắn của câu chữ” phải được sáng tạo, xử lí, phải được tổ chức lại nhằm tạo ra “cái dài của tình, ý, đặc biệt là của cái tình” (Lê Ngọc Trà). Với truyện ngắn mini “cái thường quen gọi là nội dung không nằm, không chủ yếu nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cách kể câu chuyện ấy như thế nào” (Nguyên Ngọc).
Thành công của truyện ngắn mini trong văn học Việt Nam đương đại chính là sự thành công chủ yếu của việc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng dành cho thể loại.
Đặc trưng ngôn ngữ của truyện ngắn mini là sự cô đọng, hàm súc, mang tính khái quát và tính triết lý cao. Nhiều ý kiến cho rằng truyện ngắn mini rất gần với thơ, nói ít mà gợi nhiều. Tác giả truyện ngắn mini không thể “gặp gì kể nấy”, không thể để câu văn “trải đi như một dòng sông rộng” như đặc trưng của các loại hình văn xuôi, từng lời văn phải đạt đến độ “chưng cất” tinh luyện. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Văn phải hay. Từng từ phải âm vang thành hàng chục từ không nói. Tạo giữa các từ, các câu những khoảng trống cho sự thèm khát được bồi đắp, mở rộng, suy nghiệm, ước đoán, tưởng tượng. Tạo dư vị không nguôi” [31,450]. Từ ngữ trong truyện mini được chọn lựa, kết hợp không chỉ để diễn tả đối tượng một cách sinh động, cụ thể mà còn đồng thời khêu gợi người đọc phát huy cao độ nhất kinh nghiệm sống của mình.
Trong truyện ngắn mini có rất nhiều câu văn giàu khả năng biểu cảm và gợi liên tưởng. Ở Đò thiêng của Phạm Minh có đoạn: “Hơn hai mươi năm trước, chị đã tiễn anh qua con đò này. Mùa mưa. Đò đầy. Những cơn gió lạnh. Chị ngồi nép vào anh, lạnh từ trong bụng lạnh ra”. Cái lạnh thấm sâu vào trong từng câu chữ, trong từng cái dấu chấm dấu phẩy, lan tỏa vào lòng người đọc một cách đanh gọn và sắc lạnh. Ở truyện Người đàn bà khoanh tay mỉm cười của Nguyễn Phan Hách cũng có những dòng rưng rưng cảm động như “găm” vào tâm khảm người đọc như vậy “Ngày ấy chị là cô gái mười tám tuổi mới đến đây và trồng những cây thông non bé như ngón tay dưới trời nắng chang chang. Mỗi cây trồng xuống, chị cứ mỉm cười một mình, tự đếm ứng với một người lính. Và khi cả rừng thông cao vượt đầu người, mọc tua tủa dãy đồi, chị giật mình trông thấy giống y như cả sư đoàn khoác lá ngụy
trang triển khai tập trận. Ngày ấy chị 18 tuổi, giữa một rừng đàn ông”. Có nhiều câu văn lại rất mượt mà tựa như những câu thơ văn xuôi. “Quay lại nhìn, tất cả hóa xa xưa, chuyện yêu đương mười năm như giấc ngủ, khi chân lang thang qua vùng trí nhớ, mắt ngày xưa máu đổ mịt mù đưa?” (Đôi mắt chưa yên của Hoàng Long). “Cơn mưa dai dẳng. Đầu tiên mưa nhàn nhạt, đến mưa đậm sâu, mưa bội bạc, mưa nhảy tí tách hờ hững bên thềm” (Những tàn dư mưa của Hoàng Long)... Tính hàm súc và sực gợi mở kì lạ của từng câu văn đã làm người đọc thao thức không yên.
Trong khi viết truyện ngắn mini, các tác giả cũng chú ý đến việc lựa chọn nhan đề vừa gọn, vừa có sức gợi, lại khơi lên những ý vị triết lý đậm đà. Tên truyện thường ngắn, chủ yếu trong khoảng hai đến bốn âm tiết. Có nhan đề truyện chỉ có tính chất định danh, gọi tên: Chị tôi, Bà ngoại, Đường Tăng, Ông đại tá, Ông Vâm gộc, Cá rô đồng... Nhưng nhiều hơn cả là những tên truyện hàm chứa một thái độ, một ý tình được gửi gắm: Cam ngọt, Đò thiêng, Đồng vọng ngược chiều, Thuyền lá, Những mảnh vỡ, Khách thương hồ, Hoa cho người sống, Vàng, Hoa đại trắng, Hoa muộn, Hơi hướng đàn ông, Cổ tích... Thuyền lá gợi sự mỏng manh của số phận người phụ nữ. Hoa đại trắng
gợi sự huyền bí, thiêng liêng chốn tâm linh. Ngay ở những nhan đề chỉ có một âm tiết vẫn gợi được nhiều suy luận. Vàng vừa gợi chuyện về kẻ đào vàng có tâm hồn đê tiện, vừa gợi chuyện cô giáo vùng sâu có “chất vàng ròng tâm hồn” mà duyên phận trớ trêu. Chèo gợi những nghĩ suy về con người trong các vai diễn trên sân khấu và con người thường ngày giữa cuộc đời.
Riêng đối với những tác phẩm của Hoàng Long và Nhã Thuyên, với cách khám phá hiện thực qua những giấc mơ huyền bí, kinh dị thì cách đặt tên tác phẩm cũng thể hiện rõ ý đồ của nhà văn. Nhan đề của hai tác giả có phong cách viết mới lạ này thường dài hơn truyện của cuộc thi tạp chí Thế giới mới. Ngay từ nhan đề tác phẩm đã gợi sự mơ hồ về một thế giới hoàn toàn xa lạ với đời thực: Kinh nghiệm cảm giác, Giấc mơ của người mê ngủ, Ảo giác,
Hai kẻ đào huyệt, Nhặt mộng, Sau huyền thoại, Ám thị, Trò chơi của nàng Vọng Phu... (Nhã Thuyên); Cuộc đời đầy những vết thương sâu, Vị thánh nhân buồn, Tên gọi khác của huyền thoại, Một cái chết đẹp, Đuổi bắt mặt trời, Kẻ sùng bái ánh trăng, Nơi không có thời gian, Một nơi diễm ảo... (Hoàng Long). Các tác giả cũng tuyệt đối tôn trọng ngôn ngữ riêng của những giấc mơ: thường thường đó là những hình ảnh, những thanh âm được lắp ghép một cách phi lý, những khúc độc thoại tan tác, rã rời kiểu như “Mỗi sáng tỉnh dậy, hắn lại ngồi tỉ mẩn nhặt nhạnh và chắp nối những hình ảnh xiêu vẹo, ngẫu nhiên, kỳ dị của những cơn mộng đêm” (Khe thoát hiểm của Nhã Thuyên). “Hắn bước đi loanh quanh và thấy mình lạc vào không gian của Dali. Đó đây những mặt đồng hồ rơi kim, rũ như lá héo nằm vương vãi. Thế giới đang tan chảy. Cây cối rung rinh một cách kì lạ, chúng bị biến dạng theo chiều ngang. Mắt hắn thấy sương khói phủ ảo ảnh. Không gian vắng ngắt, thời gian tiêu biến hoàn toàn...” (Cái nhìn cuối cùng của Hoàng Long). Những câu văn như dắt chúng ta bước vào một thế giới hoàn toàn khác đầy hoang tưởng, dị biệt. Những hình ảnh đẹp, quái đản được tạo dựng bởi một lời văn trong sáng nhẹ nhàng mà chuyên chở được nhiều ý tưởng. Các nhân vật trong thế giới ấy đối thoại với nhau cũng rất đặc biệt. Hãy lắng nghe một đoạn đối thoại trong truyện Người máu của Hoàng Long:
Giọt máu cất lên tiếng nói: “Anh mở cửa cho em ra chơi với người đời đi”. “Nếu không mở thì sao?”. Tôi hỏi.
“Thì em sẽ ngồi đây chơi với anh đến khi nào anh chán thì thôi.”.
Huyền ảo là cái nhìn đặc thù của con người hậu hiện đại về cuộc đời. Hiện thực trong cái nhìn của họ là tất cả những gì họ có thể tưởng tượng, linh cảm ra được. Nó là kết quả của sự pha lẫn giữa lí tính và cảm tính. Do vậy khi khai thác cuộc sống theo hướng này, các nhà văn rất hay dùng những câu hỏi tu từ. Truyện Kinh nghiệm cảm giác của Nhã Thuyên có bốn câu thì có tới ba câu là câu hỏi “Mỗi sáng thức giấc tôi lại hoảng hốt bởi một ngày mới. Mặt
trời sẽ mọc ở đâu? Mặt trời sẽ mọc ở đâu? Có chảy tràn trề máu như trong đêm không?”. Ở hầu hết tác phẩm của tác giả Hoàng Long ta cũng đều tìm ra những câu hỏi đầy ám ảnh.Chẳng hạn: “Giữa khí núi âm u của Cõi Mù Trời, ta biết đi đâu về đâu? (Tìm đường). “Tại sao sau bao nhiêu cố gắng, cuối cùng ta vẫn lẻ loi?” (Hoang tưởng). “Rồi đời tôi cũng sẽ giống đời ông chăng?” (Quyển sách lớn). “Ai ngăn được những cuộc chia ly?” (Sóng thời gian). “Khi nào ta mới nở được nụ cười như vậy mà nhìn cuộc sống?” (Nụ cười Bayon). “Tại sao tất cả mọi người đều đột nhiên biến mất?” (Người cuối cùng của thế giới)... Tồn tại trong một thế giới siêu thực nhưng những câu hỏi đó thì rất hiện thực, rất trần thế, mang nặng trăn trở, suy tư của một con người khao khát cuộc sống. Phải chăng đó chính là thông điệp chính của Hoàng Long muốn gửi đến độc giả? Và có thể thấy, đó chính là thành công đáng ghi nhận của tác giả tài năng này.
Truyện ngắn mini trong giới hạn con chữ cho phép, để truyện có độ cao, tầm sâu của tư tưởng, gây ấn tượng, hấp dẫn người đọc, nhà văn phải lựa chọn, tổ chức câu từ phù hợp để gói gọn nội dung cần biểu đạt. Vì vậy lời văn của thể loại này mang những nét riêng biệt. Nếu như lời văn của tiểu thuyết và phần lớn câu văn trong truyện ngắn là những câu ghép, câu phức trùng điệp nhiều vế, thì ở thể loại truyện ngắn mini lời văn được tổ chức chủ yếu bằng các câu đơn ngắn gọn. Cách tổ chức lời văn như vậy là có cái lí của hình thức thể loại, mang lại cho câu chuyện giọng văn mạch lạc, hành động sự kiện diễn ra liên tục, không gian thời gian được dồn nén cao độ. “Vĩnh chợt hiểu. Hà bị hen. Người hen mãn tính nhạy cảm với thời tiết và thủy triều... Và những ngày con nước, ông Tuy cho Hà nghỉ... Hôm sau, quả nhiên mưa mù trời. Không khí dịu lại, không còn hầm hập như trước nữa. Rồi mưa tạnh. Trăng lên. Dát khắp đất đai là thứ ánh sáng trong vắt biêng biếc. Vĩnh lò dò ra bờ sông. Nước dềnh dàng. Con sông tốt tươi no đủ.” (Con nước của Nguyễn Xuân Hưng). “Mắt mẹ sầm lại. Đời mẹ cũng bò ngang... Tấm không biết mẹ
nghĩ gì. Nó hát vóng lên: “con cua tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại...”. Tai mẹ ù đi. Nước mắt ứa lặng lẽ...” (Tám cẳng hai càng của Nguyễn Quang Trung). Ở nhiều truyện ta lại bắt gặp nhiều câu đặc biệt, câu rút gọn, không phân định thành phần ngữ pháp, gây ân tượng mạnh. Từng câu văn như những tiếng nấc nghẹn ngào, xúc động: “Và một số đã ngã xuống. Phải. Đã ngã xuống. Vì thế nên chị ở lại đây mãi. Một mình.” (Người đàn bà khoanh tay mỉm cười của Nguyễn Phan Hách). “Nhanh như có phép vậy. Buồn. Tôi ngồi phịch xuống đất. Chờ đợi.” (Thằng hát rong của Quỳnh Trang). “Khói hương nghi ngút. Thập phương lễ bái sì sụp suốt ngày suốt tháng. Thần thiêng lắm. Gia ân gia phúc bao nhiêu. Tác oai tác quái cũng nhiều. Cầu đảo van xin đều linh ứng. Mà gây đau đầu, vẹo cổ, sái hàm, mắt mờ, tai điếc... để nhận lễ cầu cúng của khối đứa vô ý xúc phạm uy thần, cũng linh ứng”. (Pho tượng linh thiêng của Hoàng Duy). Viết được những câu văn như thế không phải dễ dàng, ngồi vào mà viết cho nhanh được. Những câu văn điêu luyện, đậm chất trí tuệ và giàu ẩn ý nghệ thuật tạo cho truyện những khoảng không không nói hết. Truyện ngắn mini đã làm được cái điều “Quan trọng nhất trong giao tiếp là lắng nghe những gì không được nói ra” (P. Drucker). Quả thực, thể loại bé hạt tiêu này có khả năng dồn nén nghệ thuật đến cực hạn. Cái hay của nó nằm ở chỗ không nói nhiều và không có điều gì là to tát, những đằng sau nó là biết bao chuyện hệ trọng, bao vấn đề cốt tử của con người. Khoảng trắng của truyện để lại là quá lớn.
Thành công của ngôn ngữ truyện ngắn mini cũng được thể hiện rõ qua giọng điệu. Trên phương diện hình thức của ngôn ngữ, giọng điệu truyện ngắn mini hết sức đa dạng. Đó là giọng hài hước, châm biếm trong Sợi dây chuyền chín lượng, Cây nhang. Giọng lãng mạn trữ tình như trong Thuyền lá, Khách thương hồ. Giọng ngụ ngôn như của Con gà què, Con mèo hen. Giọng huyền ảo như trong Giấc mơ, Hoa đại trắng. Giọng trễ tràng, buồn chán trong
Hơi hướng đàn ông. Trong suốt tập truyện Những tàn dư mưa của Hoàng Long ta thấy sự đan xen của nhiều giọng điệu, khi thì đầy hoài nghi lo âu về con người trong Để sống còn, Điệu ru sấm chớp, Người rẻ rách... , khi lại đầy suy tư chiêm nghiệm như ở Tiếng nói im lặng, Kịp theo chuyến cuối... , đa số đó là giọng chất vấn, hoài nghi trước cuộc đời như ở Nơi không có thời gian, Thức ăn nước mắt, Cuộc đời thu nhỏ, Niềm an ủi...
Tìm hiểu ngôn ngừ, giọng điệu truyện ngắn mini cho ta thấy sự vận động, đổi mới mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật. Thành công của nó khẳng định: truyện ngắn mini đã làm được những điều vượt quá khuôn khổ thể loại, xóa bỏ đi những hoài nghi về khả năng của thể loại, và ngày càng khẳng định vị trí độc lập của mình trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
KẾT LUẬN
1. Truyện ngắn mini (hay truyện rất ngắn, truyện cực ngắn...) là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, là một thể đặc biệt của truyện ngắn, ra đời và nở rộ trong thời gian gần đây đã đáp ứng được tâm lý và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của bạn đọc thời hiện đại. Truyện ngắn mini về cơ bản vẫn mang những đặc trưng của truyện ngắn, đồng thời cũng có nhiều nét khu biệt để tồn tại như một thể loại văn học độc lập. Trong nhịp sống gấp gáp của thời đại thông tin, truyện ngắn mini không chỉ hấp dẫn người đọc ở tính chất nhỏ, gọn mà chủ yếu đem lại sự thích thú từ khả năng nhận thức, phản ánh và khám phá bản chất của hiện thực. Các mảng hiện thực khác nhau của đời sống đương đại được hiện diện qua những trang văn một cách sinh động, độc đáo.
Truyện ngắn mini là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn đời, nắm bắt cuộc sống rất riêng mang tính chất của một loại tự sự cỡ nhỏ. Những vấn đề của cuộc sống vốn đã rất quen thuộc được tái tạo theo một cách riêng, độc đáo. Người đọc có những cảm nhận mới mẻ về dư âm của chiến tranh với đầy
đủ những vấn đề về số phận, về nhân cách, về những tổn thất mất mát, hi sinh, những khoảng tối trong tâm hồn và nhân cách, những lỗi lầm và sự trả giá... chỉ qua những khoảnh khắc ngắn ngủi, một sự thức nhận bất ngờ hay một chi tiết rất nhỏ. Bức tranh hiện thực của đất nước thời đổi mới, hội nhập, thời kinh tế thị trường vốn rất bề bộn và dữ dội cũng không nằm ngoài khả năng phản ánh của truyện ngắn mini. Với một số lượng chữ ít ỏi, không thể kể lể dài dòng, không thể miêu tả kỹ lưỡng, dàn trải, truyện ngắn mini thể hiện khả năng “làm xiếc trong vỏ ốc vặn” của mình ở sự dồn nén hiện thực và chiều sâu tư tưởng. Những mảng hiện thực khác nhau của cuộc sống từ bề nổi đến bề sâu, từ những sự thật trần trụi hiển hiện trước mắt đến những góc khuất nẻo của tâm hồn đều được truyện ngắn mini hướng tới và thể hiện một cách sâu sắc, trọn vẹn. Đó là sự thật về cuộc sống nghèo đói, sự cô đơn, về sự