Con người trong truyện ngắn mini Việt Nam đương đại

Một phần của tài liệu Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2. Con người trong truyện ngắn mini Việt Nam đương đại

2.2.1. Con người thế sự, đời tư

Đời sống thế sự là một nguồn cảm hứng lớn chi phối mạnh mẽ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 thay thế cho khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 - 1975. Con người “sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng con người “nếm trải” với sự tác động đa chiều của hoàn cảnh và những mối quan hệ nhân sinh, thế sự cụ thể. Vấn đề đời tư, bản thể, tự do luyến ái, đời sống tình dục... được đề cao. Các nhà văn không ngần ngại, né tránh khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực đời sống.

Quay lại khai thác hiện thực khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh, con người thời hậu chiến được hiện lên một cách chân thực và nhân bản hơn, không còn là những con người nguyên phiến, toàn diện nữa. Hàng loạt các tác phẩm: Đôi mắt, Người đàn bà hóa đá, Người đàn bà khoanh tay mỉm cười,

Đò thiêng, Sự thật... đã thể hiện được những di chứng chiến tranh, những mất mát éo le, những bi kịch hằn sâu khủng khiếp hằn sâu trong từng số phận một cách da diết, đau đớn. Nỗi đau như trĩu nặng trên từng trang viết, trong từng số phận. Đó là nỗi cô đơn, khắc khoải đợi chờ của những người phụ nữ đi ra từ chiến tranh trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười, Đò thiêng. Đó là những khuyết tật do chiến tranh để lại trên đôi mắt bị mù và đôi chân bị cụt trong Đôi mắt, Khách thương hồ. Là những ám ảnh đầy day dứt, phũ phàng trong Sự thật, Đứa con chung, Hoa chanh trái vụ... Chiến tranh hiện lên không phải qua những sự kiện với những nhân vật anh hùng kiệt xuất mà qua từng số phận, nỗi đau, sự thiếu hụt cụ thể của mỗi con người.

Dưới sức ép tàn nhẫn của đời sống vật chất hiện đại, con người đứng trước những sự lựa chọn khác nhau. Có những con người không nhập cuộc được họ chấp nhận cam chịu cuộc sống nghèo nàn, lam lũ. Nhưng phần đông là con người bị cuốn theo sức cám dỗ của đồng tiền mà dùng thủ đoạn, đánh mất mình. Lại có một bộ phận không nhỏ luôn ý thức sâu sắc được cuộc sống tồi tệ mình đang phải chịu đựng nhưng bất lực, vô vọng, không có gì thoát ra được. Bằng những chi tiết vụn vặt, tủn mủn của đời sống, nhiều truyện mini đã rất thành công khi thể hiện con người thế sự, đời tư với những trạng thái tinh thần phức tạp không dễ gì cắt nghĩa, lí giải nếu chỉ nhìn theo một chiều giá trị. Chẳng hạn, như chi tiết cô con gái phóng thích con cá rô đồng bắt được trên đường với một tâm niệm thiêng liêng, về nhà lại thấy con cá đó đã được rán vàng trên mâm cơm thịnh soạn để đãi khách (Cá rô đồng của Khải Nguyên); hay như câu chuyện xung quanh con gà què đẻ ra con tiên, hết sức bảo vệ con rồi bị chính con nó vì tranh ăn mà đá mình một cách thảm hại (Con gà què của Tường Long), hay câu chuyện về người phụ nữ đi đánh ghen chồng theo bồ nhưng thấy chồng vẫn khỏe mạnh là mãn nguyện rồi (Đánh ghen của Khuê Việt Trường); hay nhiều khi chỉ đơn giản là tình huống dở

khóc dở cười của anh nhân viên mới bắt gặp sếp nữ của mình đang tắm trong phòng làm việc vì đọc chưa kỹ nội quy của sếp (Này hỏi thật đã nhìn thấy gì chưa đấy của Y Ban)... Tất nhiên truyện ngắn mini với dung lượng nhỏ nên không liệt kê hết những chi tiết vụn vặt mà chỉ lựa chọn một vài chi tiết - những chi tiết rất đời thường nhưng có khả năng “phát sáng”.

Phải sống như thế nào? Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống? Đó là những câu hỏi luôn thường trực của con người trong cuộc sống hiện đại đầy xô bồ ráo riết. Và thường gặp nhất là con người trong trạng thái hoài nghi, mất niềm tin vào những giá trị tinh thần của xã hội đầy bất trắc. Ám ảnh trong những trang viết của Hoàng Long, Nhã Thuyên là một cuộc sống trì trệ và tăm tối, những nhân dạng yếu đuối, nhàu nhò, những ảo tưởng vỡ nát. Ta cũng gặp những cảm xúc chua xót này từ những “mảnh vỡ” trong cuộc sống gia đình ở những truyện rất ngắn của Nguyễn Thị Hậu, Phạm Sông Hồng. Hiện lên trong những trang viết của họ là một hiện thực đầy gay gắt, ở đó con người đánh mất niềm tin về giá trị của bản thân, về sự tốt đẹp của cuộc đời, trở nên bất lực, nhu nhược, cam phận, luôn lo sợ. Khi con người không còn niềm tin, không còn lý tưởng nữa, đó sẽ là cơ hội để cho cái ác, cái xấu xâm chiếm. Đọc truyện của Hoàng Long người đọc không khỏi giật mình bởi rất nhiều những triết lý về cuộc sống của con người. Chẳng hạn như “Muốn tự do hãy rút lui khỏi thế giới. Muốn an toàn phải tuyệt đối cô đơn” (Cây thông và chiếc máy bay); hay tương tự “chỉ có tuyệt giao với tha nhân mình mới sung sướng mà thôi” (Cầm máu); con người coi “cuộc sống bình yên đến mức nhàm chán, chịu không nổi” (Thị kiến); “Đâu cũng chỉ là chốn lưu đày” (Trả giá) và “Tình thế đời quả nhiên là nghiệt ngã” (Đôi mắt đỏ, vương buồn thiên thu).... Con người trong truyện của Hoàng Long luôn tìm cách rút lui khỏi thế giới loài người, sống một thế giới hoàn toàn khác trong mộng tưởng. Có cả một xã hội người coi ngày tháng chẳng có ý nghĩa gì “Quá khứ, hiện tại,

tương lai đều xám xịt” (Nơi không cóthời gian). Thậm chí họ còn quan niệm con người sống được, tồn tại được bằng những nỗi tuyệt vọng, bằng nước mắt (Thức ăn nước mắt). Hoàng Long đã dám nhìn thẳng vào những góc cạnh dữ dằn, gai góc của đời sống, nhìn thẳng vào sự thật, dùng ảo tưởng để bóc trần ảo tưởng. Đó cũng chính là niềm trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời.

Cuộc sống với đầy bộn bề được hiện lên khá lạ lùng qua cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nữ sĩ Nguyễn Thị Hậu. Tập truyện Ngắn và rất ngắn

xuất bản cùng Nguyễn Thị Thái là Những mảnh vỡ trong gia đình khiến vợ chồng đau đớn, con cái chia lìa. Những mẩu chuyện nhỏ trong gia đình hiện lên thân thương mà chua xót, ngọt ngào xen lẫn đắng cay. Đó là những hiểu lầm, những hờn giận về sự đổi thay, sự lỡ hẹn, kỷ niệm và hiện tại, những toan tính đời thường... Con người khi trở về với cuộc sống đời thường trở nên rất nhạy cảm. Họ nhận ra rõ sự thiếu vắng của tình yêu và khát vọng trong đời họ, sự rạn nứt trong tâm hồn họ mà không gì bù lấp nổi. Họ luôn kiểm chứng lại giá trị và ý nghĩa của đời mình. Tóm lại, con người sống một cách chân thực nhất, “người nhất” với những cung bậc cảm xúc của mình, từ đó nhiều vấn đề thiết cốt của cuộc sống đương đại được đặt ra để mỗi người cùng nhìn nhận và suy ngẫm.

2.2.2. Con người cá nhân, số phận

Khái quát từ nội dung nhận thức các tập truyện ngắn mini, chúng tôi nhận thấy dạng thái con người cá nhân, số phận được các nhà văn đặc biệt quan tâm khắc họa. Trong tập truyện Những tàn dư mưa của Hoàng Long với 100 truyện thì có tới 46 truyện xưng Tôi, 2 truyện xưng Ta. Trong Ngón tay út của Nhã Thuyên với 40 truyện thì cũng có tới 10 truyện tác giả để cho nhân vật xưng Tôi. Điều đó cho thấy nhu cầu được giãi bày, tự thể hiện của con người ngày càng cao. Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn có ý

thức một cách sâu sắc nhìn ngắm lại mình. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội hiện đại, hậu hiện đại. Văn học không còn hô hào nói về những cái lớn lao mà đào sâu vào cái Tôi, cái lẩn khuất bên trong của mỗi cá nhân một cách âm thầm mà mãnh liệt, da diết mà nhức nhối.

Nói đến cá nhân là nói đến những vấn đề căn cốt của con người như tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri, đặc biệt là khao khát yêu đương. Biểu hiện rõ nhất của con người cá nhân đó là sự tự ý thức về chính bản thân mình, về số phận mình. Người đàn bà trong Hơi hướng đàn ông nếu không ý thức một cách đầy đủ về bản thân thì không rơi vào bi kịch của sự cô đơn, lạc lõng như vậy. Bởi chồng chị đã cho chị tất cả những gì mà một người phụ nữ có thể ao ước để thể hiện tự do đến cùng giới tính của mình. Nhưng tất cả những thứ đó không những không làm vơi đi mà càng tăng thêm những khao khát chính đáng của một người vợ, một người phụ nữ. Chị luôn tự thấy được vẻ hấp dẫn của cơ thể mình “Chị vào buồng tắm, cởi hết áo quần, mở nước thật mạnh. Ba tấm gương đứng thẳng soi cho thấy một thân hình tuyệt đẹp với những đường cong, những vun đầy, những rậm xanh trên nền da trắng hồng hưng hửng... Quả thật, chị đã biết cách săn sóc và giữ gìn thân thể của một cựu hoa khôi trường nữ trung học”. Và như một sự tất yếu, sự đối sánh giữa quá khứ và hiện tại luôn đem lại cảm giác bẽ bàng, đắng chát. Những lần ái ân hiếm hoi của anh giờ đây không phải là sự hùng dũng ngọt ngào như ngày nào mà khiếp đảm như một tên trộm. Vậy mà “Đêm đêm, chị thao thức chờ “tên trộm” gõ cửa, nhưng mười đêm thì hết chín đêm chị thất vọng. Rồi một lần, không kiềm chế được nữa, chị len lén đến bên giường ngủ của anh thì bị anh đẩy ra nhẹ nhàng cùng những tiếng cằn nhằn”. Hạnh phúc tuột khỏi tay chị trong từng cảm nhận rất tinh tế và cay đắng.

Khi nền kinh tế thị trường, nền văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của đời sống. Con người trở nên bơ vơ, lẻ loi vì không thể thích ứng được với nó, vì sức ép tàn nhẫn của thời cuộc. Hình tượng cái tôi lạc loài, cô độc luôn đầy trăn trở và day dứt trong truyện của Hoàng Long. Các nhân vật của Hoàng Long thường rơi vào trạng thái hoang tưởng, mộng du, mơ hồ, nhầm lẫn, luôn đấu tranh để tìm ra giá trị của sự thật và luôn phải trả giá. Nhân vật của ông thường xưng “tôi”, “ta”... Họ thường chối bỏ thực tại và tự đối thoại với chính mình, phân thân hoặc chìm trong những giấc mơ. Trong thế giới của tâm tưởng, họ không nhận mình là người mà luôn tưởng tượng mình là đồ vật hay những hiện tượng tự nhiên. Có điều cả khi ấy thì con người trong truyện của Hoàng Long vẫn ý thức rất cao về thân phận mình. Khi kiệt lực, mệt mỏi chán chường muốn biến thành một túp lều (Đôi mắt đỏ, vương buồn thiên thu), khi là sợi chỉ giăng ngang qua hai bờ tuyệt vọng với giấc mơ kinh hoàng (Sứ mệnh ngày đẹp trời), khi lại hóa thành con sâu nhỏ, chú bướm xinh để có một cái chất đẹp, tuyệt diệu (Một cái chết đẹp), khi là điếu thuốc cay đắng cống hiến đến tàn lụi (Người điếu thuốc), lúc làm người rẻ rách bị vùi dập, lãng quên (Người rẻ rách); lúc lại muốn làm con dã tràng được nghỉ ngơi và ngắm trời sao để thấy cuộc đời trôi qua không vô ích (Bí mật dã tràng), khi biến thành tảng đá đứng giữa ngã ba đời (Người đá); lúc lại là một ngọn núi nhưng không chấp nhận đời bình yên, luôn khao khát cái gì mới lạ, tươi vui (Thú đau thương)... Thật là đau đớn với những con người đủ nhân đủ dạng. Càng ý thức về bản thân mình và những thứ mình phải chịu đựng, con người càng dễ rơi vào tuyệt vọng và bế tắc. Hãy lắng nghe những cảm nhận của con người khi tưởng tượng mình là thân rẻ rách: “Người ta đem giặt rồi phơi tôi ở một chỗ khuất vắng. Và lãng quên. Nắng gió làm tôi bạc màu, mưa xuống làm tôi ẩm ướt và sương rơi làm tôi lạnh giá. Nhắm mắt tôi cố tìm cơn ngủ quên.

Trong những cơn mơ hoang đường tôi thấy mình được người ta cất trong tủ hay mặc vào người đi dạo chơi ngắm thanh bình phố xá. Những ước mong không đến, không bao giờ đến làm thành những cơn mộng dữ xót xa. Và những ngọn gió đời phần phật làm tôi te tua như xơ mướp. Cùng với tuổi già và thương tích, tôi biết yên phận. Nhưng dễ gì được yên. Người ta tình cờ tìm thấy tôi và lấy làm giẻ lau nhà. Vinh quang thay giẻ lau nhà. Tuổi già không yên, bị muôn bàn chân giẫm đạp” [44, 41]. Ngẫm kỹ đó không còn là chuyện của cái giẻ rách nữa, đó là chuyện của số phận con người.

Con người trong truyện của Nhã Thuyên cũng hiện lên là những cá tính dị biệt. Đó là những con người luôn sống trong những giấc mơ, trong những ảo giác và cảm giác của mình để trốn tránh khỏi cuộc đời tẻ nhạt. Chính tác giả cũng từng bộc bạch: hiện thực “là con quỷ kì lạ luôn giăng sẵn những cạm bẫy mang tên Tẻ Nhạt để bắt giữ bất thần mọi tâm hồn trần thế làm thức ăn và trò giải trí cho những bữa tiệc chóng tàn”. Bản thân tác giả từng thấy mình bị sa xuống cái hố đó nhưng “vẫn cố ngoi lên để thở một ít mơ mộng mới, lại phiêu dạt tới một ít chân trời khuya khoắt mới cùng những cơn mơ”. Cái cách mà tác giả miêu tả con người như vậy nói như Trần Nhã Thụy “chỉ có ở những người trẻ đang sống với một bầu máu nóng, và một tâm hồn sạch sẽ”. Không thể không thừa nhận rằng, những dằn vặt, những mê sảng, hoảng loạn trong suy tưởng của các nhân vật của Nhã Thuyên lại không góp phần khái quát cuộc sống.

Cuộc sống hiện đại, hậu hiện đại đang xuất hiện nhiều mặt ngoài tầm kiểm soát. Theo đó con người cũng bộc lộ nhiều cái khó nắm bắt. Điều đó càng làm cho đời sống cá nhân của con người thêm phong phú, đa dạng. Truyện cực ngắn với tính chất ngắn đôi khi lại bộc lộ chính ưu thế của mình. “Một cảm xúc thoáng qua, một kí ức ngỡ đã phai nhòa, một hình ảnh nhỏ bé của đời sống thường nhật tưởng chẳng làm ai bận lòng - nếu được phô diễn

khéo léo - sẽ trở nên cô đọng hơn, rõ nét hơn, cảm xúc hơn với thể loại truyện cực ngắn” (Tưởng Bình Minh). Thành công của truyện ngắn mini chính là ở khả năng gây nên những cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ.

2.2.3. Con người xã hội, cộng đồng

Mác đã khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Con người vừa tồn tại với tư cách là một cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của xã hội. Con người không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ với cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú, chịu sự tác động, chi phối của xã hội. Hồ Chí Minh cũng định nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Con người trong văn học cũng vậy, bên cạnh con người cá nhân, đời tư là con người của xã hội, cộng đồng. Tất nhiên hai yếu tố đó không tách biệt mà chỉ khác nhau ở biểu hiện.

Con người dù sống với những cá tính của mình vẫn chịu sự chi phối của xã hội. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định: “Làm thế nào mà tách được cái hiện thực xã hội, đời sống xã hội ra khỏi con người khi mà bản thân xã hội, chế độ chính trị lại chính là số phận của con người; khi mà một trong những nỗi đau nhức nhối của con người lại là nỗi đau trước các vấn đề xã hội” [57, 40]. Dù ở họ là những số phận khác nhau, cuộc đời mỗi người

Một phần của tài liệu Thể loại truyện ngắn mini trong văn học việt nam đương đại luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w