1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học các trích đoạn sử thi trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông từ đặc trưng thể loại luận văn thạc sĩ ngữ văn

140 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 744 KB

Nội dung

Các tác phẩm như Mahabharata, Ramayana của Ấn Độ; Iliát, Ôđixê của Hi Lạp đã đạt đến độ mẫu mực của thể loại sử thi, biểu tượng cho năng lực sáng tạo của con người ngay từbuổi ấu thơ của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HUY ĐÔNG

DẠY - HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN SỬ THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Với tư cách là một thể loại văn học, sử thi cổ đại đã để lại một di

sản đồ sộ trong lịch sử văn học nhân loại Các tác phẩm như Mahabharata,

Ramayana của Ấn Độ; Iliát, Ôđixê của Hi Lạp đã đạt đến độ mẫu mực của

thể loại sử thi, biểu tượng cho năng lực sáng tạo của con người ngay từbuổi ấu thơ của lịch sử nhân loại Trong nhiều thập kỉ lại nay, ở nước ta, sửthi cổ đại đã được tuyển chọn đưa vào chương trình môn văn ở các cấp học

từ phổ thông đến đại học Tuy nhiên, cả người dạy và người học gặp rấtnhiều khó khăn, mà trước hết là hướng tiếp cận theo đặc trưng thể loại Từthực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xây dựng được nhữngnguyên tắc cơ bản để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản sử thi theođúng đặc trưng thể loại

1.2 Bên cạnh những sử thi đạt đến độ mẫu mực của thi pháp thể loạinhư đã nói trên, các dân tộc, trong đó có Việt Nam còn có những tác phẩm

mang tính chất sử thi rõ nét như Đăm Săn của người Ê-đê, Đẻ đất đẻ nước của người Mường trong đó, Đăm Săn đã được trích học trong chương

trình môn Văn lớp 10 Là một thể loại tự sự, sử thi có kiểu tư duy nghệthuật riêng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều giai đoạn phát triển của văn họcnhân loại Ở nước ta, một trong những đặc điểm nổi bật của văn học 1945 -

1975 là mang khuynh hướng sử thi Vì lẽ đó, việc thực hiện đề tài này còngợi mở nhiều vấn đề lý luận để phân tích những tác phẩm có tính sử thi

trong văn học Việt Nam như Đăm Săn và nhiều tác phẩm văn học Việt

Nam hiện đại, nhất là thời kỳ 1945 - 1975 trong chương trình trung học phổthông

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến nay, sử thi Ôđixê của Hy Lạp, Ramayana của Ấn Độ đã tồn

tại trên dưới ba ngàn năm Nó thuộc vào số không nhiều tác phẩm anh hùng

Trang 3

ca được xem là đạt đến trình độ cổ điển của thể loại văn học này Bởi thế,

từ rất sớm nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn và hứng thú đốivới các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Cùng với các thiên sử thi đồ sộ của thế giới, Đăm Săn của người Việt Nam

cũng đã được biết đến trong nền văn học nhân loại trên cả hai phương diệnthưởng thức và nghiên cứu, giảng dạy Trong phạm vi quan tâm của đề tài

và giới hạn tư liệu bao quát được, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bảnsau đây:

2.1 Người Ấn Độ thường nói: "Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa

mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng người và giúp họ ra khỏi vòng tội lỗi" [47, 21] Từ rất sớm, Ramayana đã trở thành đối tượng nghiên cứu của

nhiều lĩnh vực như tôn giáo, triết học, lịch sử, văn chương, nghệ thuật… ởnhiều nước trên thế giới, nhất là sau khi tác phẩm được dịch ra tiếng Anh

Cố thủ tướng J.Nêru đã từng khẳng định vị trí hết sức to lớn của sử thi

Ramayana trong nền văn học Ấn Độ cũng như trong đời sống tinh thần của

mỗi người dân nước Ấn: "Tôi không hề biết có bộ sách nào ở bất kì đâu lại

có ảnh hưởng liên tục và lan tràn như thế đối với tư tưởng quần chúng nhưhai bộ sử thi Mahabharata, Ramayana" [28, 32]

Từ đầu thế kỷ XIX, ở nhiều nước phương Tây Ramayana đã được

dịch ra nhiều thứ tiếng Năm 1802, tác phẩm được Kirtee Bass dịch ra tiếng

Anh Đây được xem là bản dịch tiếng Anh đầu tiên của sử thi Ramayana.

Tiếp đó, tác phẩm lần lượt được dịch và giới thiệu bằng nhiều ngôn ngữkhác nhau Năm 1843, S.Gorresio dịch ra tiếng Ý; năm 1864, HipolyteFauche dịch ra tiếng Pháp Ở Nga, N.N.Regiabin là người đầu tiên dịch và

giới thiệu Ramayana Nhiều học giả phương Tây đã có những công trình nghiên cứu về văn học Ấn Độ, trong đó Ramayana là một trọng tâm Họ đã đánh giá cao sử thi Ramayana ở nhiều phương diện Nói về ảnh hưởng của

Ramayna ở Ấn Độ, Giăng Hecbe viết: "Tác phẩm ấy (tức Ramayana) cho

Trang 4

đến nay vẫn còn được truyền tụng sâu rộng đến mức độ không thể tưởngtượng được Những người lao động sau một ngày làm việc mệt nhọc vẫn cóthể thức đêm quây quần quanh ngọn lửa để chăm chú nghe một câu chuyện

đã hàng nghìn năm qua Ở các làng mạc, sau những ngày mùa, nông dân cóthể bỏ ra một phần thu hoạch của mình để trả công cho những nghệ nhânmỗi đêm đọc, ngâm vịnh và bình giảng anh hùng ca này cho họ nghe Kéodài trong vòng ba đến sáu tháng liền" [69, 46]

Ở Việt Nam, sử thi Ramayana xuất hiện muộn Người dân Việt Nam

biết đến bộ sử thi vĩ đại này còn chủ yếu qua một số công trình nghiên cứu

về văn hóa, văn học Ấn Độ Trong cuốn Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ Cao

Huy Đỉnh đã có những nhận định và giới thiệu về sự ảnh hưởng của sử thi

Ramayna "Ramayana là tập thơ thành văn đầu tiên của người Ấn Độ Nó có

ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học nghệ thuật Ấn Độ Từ xưa nó đã đượclưu truyền trong những nước Đông Nam Á có quan hệ với văn hóa Ấn Độ.Những nước đó đã mượn cốt truyện Ramayana để sáng tác nên nhiều thiên

anh hùng ca mang màu sắc dân tộc phong phú và độc đáo" [18,76] Năm

1984, Giáo sư Lưu Đức Trung hoàn thành cuốn Giáo trình văn học Ấn Độ

từ khởi thủy đến 1950 Bắt đầu từ đây, văn học Ấn Độ nói chung và sử thi Ramayana nói riêng được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học,

Cao đẳng, và bậc trung học phổ thông nhưng chủ yếu là tóm lược Việcdịch thuật bộ sử thi này ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX và cho đến cuối

thập niên 80 chúng ta mới có được một bộ sử thi Ramayana trọn vẹn do

Phạm Thủy Ba dịch Đây là bản dịch đầy đủ nhất, (gồm ba tập) về một tácphẩm đồ sộ của thế giới cổ đại

Sử thi Ramayana được đưa vào chương trình giảng dạy văn học

nước ngoài ở trường phổ thông Qua ba lần chỉnh lí và hợp nhất, bộ Sách

giáo khoa Ngữ văn hiện nay vẫn lựa chọn đoạn trích Rama buộc tội Đây là đoạn trích tiêu biểu cho sử thi Ramayana cả về nội dung và hình thức nghệ

Trang 5

thuật Để giúp giáo viên và học sinh tiếp cận đoạn trích này, nhiều nhànghiên cứu, ban biên soạn chương trình Sách giáo khoa, các tài liệu thamkhảo đã đưa ra nhiều cách tiếp cận, mở ra nhiều khả năng khám phá mới

mẻ Trong cuốn Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo viên (do Nguyễn Đăng

Mạnh (Chủ biên), Nxb Giáo dục 2000, phần yêu cầu và hướng dẫn giảng

dạy đoạn trích Rama buộc tội được trình bày từ trang 20 đến trang 31 Xin

được tóm tắt tinh thần cơ bản của Sách giáo viên như sau:

Ở phần thứ nhất của bài giảng, Sách giáo viên có những định hướng:

- Thứ nhất, giúp học sinh hiểu được đặc trưng của sử thi Ấn Độ, nắm

cốt truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Ramayana.

- Thứ hai, với đoạn trích, cần nắm bắt được diễn biến tâm lý, thái độcủa nhân vật Rama và Xita trong hoàn cảnh gặp gỡ lại nhau sau nhữngtháng ngày xa cách Qua đây thấy được tài miêu tả tâm lí nhân vật củaVanmiki

Ở phần hướng dẫn giảng dạy, Sách giáo viên xác định trọng tâm vàhướng phân tích tâm trạng hai nhân vật Rama và Xita Trong đó, tâm trạngcủa nhân vật Rama được gợi ý phân tích trên các phương diện:

- Tâm trạng ghen tuông qua ngôn từ, giọng điệu (của Rama)

- Tâm trạng ghen tuông và thái độ hành vi

- Tâm trạng của Rama trước hành động cao cả của Xita

- Xita là người vợ thủy chung, kiên trinh, biết hi sinh vì chồng Phântích tâm trạng của Xita cần lưu ý diễn biến tâm trạng và biến đổi tính cáchcủa Xita từ lúc nàng cảm nhận sự đau khổ, tủi nhục

Từ định hướng phân tích trên đây, Sách giáo viên gợi ý người dạy ởphần kết luận cần nhấn mạnh đóng góp của Vanmiki trong nghệ thuật miêu

tả tâm lí nhân vật

Những định hướng trên đây của Sách giáo viên là một cách hiểu, một

hướng tiếp cận đoạn trích Rama buộc tội Cách tiếp cận này thiên về phân

Trang 6

tích tâm lí và hành động của hai nhân vật Rama và Xita Đặc biệt, Sáchgiáo viên đã có những định hướng sâu sắc trong việc tìm hiểu và phân tíchtâm lí nhân vật Tuy nhiên, nếu áp dụng hướng khai thác này, giáo viên sẽgặp không ít khó khăn, ví như: việc đi sâu phân tích tâm lí của hai nhân vậtRama và Xita được thể hiện trong đoạn trích liệu có gì khác với phân tíchtâm lí nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại Bởi nếu không xuất phát từ đặctrưng thể loại thì sẽ không thấy được sự khác biệt này, vô hình trung đã tiểuthuyết hóa sử thi Việc phân tích biệt lập hai nhân vật Rama và Xita theoquan hệ song song sẽ dẫn đến sự lúng túng trong việc xác định chủ đề đoạntrích, cái đích mà bất cứ bài đọc - hiểu nào cũng hướng tới.

Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), trong cuốn Ngữ văn 10, tập một,

Sách giáo viên (Chương trình Chuẩn), Nxb Giáo dục 2006 Phần yêu cầu

và hướng dẫn giảng dạy đoạn trích Rama buộc tội được trình bày từ trang

79 đến trang 85 Các soạn giả Sách giáo viên đã nêu định hướng phươngpháp dạy học đoạn trích này như sau: "Kết hợp phần giới thiệu, dẫn dắt,bình giảng, khái quát của giáo viên và phần tìm hiểu, phân tích của họcsinh (qua đọc, trả lời các câu hỏi), đi từ khai thác hình thức thể hiện (nghệthuật xây dựng tính cách nhân vật trong sử thi) đến nội dung tư tưởng quanniệm của Ấn Độ cổ đại về phẩm chất đạo đức của đức vua - người anhhùng, người phụ nữ lí tưởng" [42, 80] Đây cũng là một hướng tiếp cậnquen thuộc trong đọc - hiểu văn bản văn học hiện nay Để lĩnh hội một vănbản nói chung và văn bản văn học nói riêng, cần khai thác từ hình thứcnghệ thuật đến nội dung tư tưởng của tác phẩm Điểm nổi bật mà các soạngiả lưu ý đó là "nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong sử thi" và

"quan niệm của Ấn Độ cổ đại về phẩm chất đạo đức của đức vua - ngườianh hùng, người phụ nữ lí tưởng" [42, 80] Theo tôi, đây cũng là một địnhhướng đúng đắn giúp người dạy và người học có những cách nhìn nhận,phân tích và đánh giá đoạn trích theo đặc trưng thể loại, với thời đại ra đời

Trang 7

của nó Tuy nhiên, trong phần Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích,

Sách giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong

Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo khoa (Chương trình Chuẩn), Nxb Giáo dục

2006, với các ý lớn như: Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita, lời buộc tộicủa Rama, lời đáp và hành động của Xita Như vậy, đây là hướng tiếp cận

"cắt ngang" tác phẩm, nghĩa là nó ứng với nội dung chính trong kết cấu từng

phần của văn bản Do đó, việc phân tích yếu tố nghệ thuật miêu tả diễnbiến tâm lí và hành động nhân vật của đoạn trích chưa thật hiệu quả

Trong cuốn Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục,

2006, do Nguyễn Kim Phong (Chủ biên), phần yêu cầu đọc - hiểu đoạn

trích Rama buộc tội được trình bày từ trang 52 đến trang 58, nhóm tác giả

này đã triển khai trên ba ý chính sau:

a Diễn biến tâm trạng của Rama

- Tâm trạng của Rama được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, thái độhành vi

- Tâm trạng của Rama trước hành động cao cả, quyêt liệt của Xita

b Diễn biến tâm trạng của Xita

- Khi được Rama cứu thoát nàng vui mừng khôn xiết, ngờ đâu nànglại bị Rama khép vào tội "mất phẩm hạnh" Điều đó như tiếng sét ngang taiXita khiến nàng đau khổ tột cùng

- Xita tìm cách trấn tĩnh, lời lẽ của nàng chân thực, thiết tha nhưngquyết liệt

- Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xita là hành động cao cả, tôđậm tính chất bi hùng sử thi Tấm lòng Xita là tấm lòng vàng đã được thử lửa

c Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả trong sử thi có những nét khác biệt với một sốnước Nếu các nước khác chú trọng miêu tả hành động nhân vật thì sử thi

Ấn Độ vượt qua ước lệ đó, coi trọng tâm lí, nội tâm nhân vật

Trang 8

Hướng tiếp cận này gần với hướng tiếp cận của nhóm soạn giả trong

cuốn Ngữ văn 10, tập một, Sách giáo viên (do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ

biên), Nxb Giáo dục 2000, cũng như bài soạn của Lê Nguyên Cẩn, trong

Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, 2009 Điểm chung trong tiếp

cận đoạn trích này vẫn là thiên về phân tích tâm lí và hành động của hainhân vật Rama và Xita Trong các bài nghiên cứu, phân tích, phê bình văn

học liên quan đến đoạn trích này đáng chú ý có các bài viết như: Tiếp cận

sử thi Ramayana từ đặc trưng thể loại của tác giả Nguyễn Văn Hạnh in

trong cuốn Văn học nước ngoài và nhà trường - Tạp chí của Hội Nhà văn Việt Nam, số 2, 1986, và về sau được tuyển chọn đưa vào cuốn Những

chân trời văn chương, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2000 Ở phần cuối bài

viết của mình, tác giả đã nêu một định hướng tiếp cận xác đáng về thể loại

sử thi Theo đó, "Tiếp cận một tác phẩm văn học có nhiều hướng khácnhau Trong đó từ đặc trưng thể loại là một hướng có ý nghĩa, đặc biệt lànhững thể loại truyền thống như sử thi cổ đại Hướng tiếp cận này giúpngười phân tích có một cách nhìn phát hiện vẻ đẹp tác phẩm một cách khoahọc, tránh được những gò ép, áp đặt Và nhờ vậy mới mang đến hứng thúriêng cho đối tượng tiếp nhận" [27, 238]

2.2 Ôđixê là một trong những tác phẩm văn học đầu tiên của Hi Lạp

cổ đại, phản ánh "một thời kì ấu thơ của nhân loại phát triển đến mức rực

rỡ nhất, một đi không bao giờ trở lại" [15, 39] Vì thế Ôđixê được nhiều

nhà nghiên cứu phương Tây quan tâm Những ý kiến đánh giá, đề cao tácphẩm của Hômerơ trước hết chúng ta phải nói đến nhận định của Bêlinxki.Ông viết: "thiên tài nghệ thuật của Hômerơ là cái lò nung, qua đó nhữngtảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy ra

thành những thứ vàng nguyên chất" [15, 43] Lacon qua hai bài viết: Iliát

bài ca hùng tráng, bài ca nhân đạo của người Hy Lạp cổ và Ôđixê tiếng hát ca ngợi cuộc sống đã khẳng định: "Hômerơ được coi là thiên tài dự báo

Trang 9

của văn học Hy Lạp cổ đại với hai pho sử thi vĩ đại Nếu Iliát là bài ca hùngtráng, bài ca nhân đạo của Hy Lạp cổ thì Ôđixê là tiếng hát ngợi ca cuộcsống" [8].

Cũng như Ramayana, Ôđixê của Hômerơ được phổ biến ở nước ta

khá muộn Những năm cuối thế kỉ XX, Nxb Đại học và Trung học chuyênnghiệp mới cho ra mắt độc giả tập chuyên luận của Nguyễn Văn Khỏa:

Anh hùng ca của Homer Đây là công trình quý báu đặt nền móng cho việc

tìm hiểu về Hômerơ một cách chuyên sâu ở Việt Nam, Anh hùng ca của

Homer như là một "cẩm nang" để giúp chúng ta bước đầu tìm hiểu về

Hômerơ và những tác phẩm xuất sắc của ông Trong các công trình nghiên

cứu về sử thi Hy Lạp cổ đại, Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Hợp tuyển

văn học châu Âu, Tập I, và cuốn Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường đã khẳng định "Nhiều sáng tạo nghệ thuật mà văn hóa Hy

Lạp để lại đều là mẫu mực của mọi thời đại, mẫu mực trong di sản văn hóatinh thần nhân loại" [7, 19]

Từ nhiều năm lại đây, tác phẩm Ôđixê đã được giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 10 với đoạn trích Uylítxơ trở về Đây là đoạn trích miêu tả cảnh đoàn tụ gia đình của Uylítxơ, qua đó toát lên vẻ đẹp trí tuệ và

tâm hồn, khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp Đó là những phẩm chấtcao quý mà thời đại Hômerơ luôn đề cao và vun đắp Để giúp giáo viên vàhọc sinh tiếp cận đoạn trích này, nhiều nhà nghiên cứu văn học, ban biênsoạn chương trình Sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo đã đưa ra nhiều

cách tiếp cận khác nhau về đoạn trích này Trong Ngữ văn 10, tập một,

Sách giáo viên do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2000 Ởphần yêu cầu và gợi ý về nội dung và phương pháp giảng dạy đoạn trích

Uylítxơ trở về được trình bày từ trang 5 đến trang 14 Tinh thần cơ bản của

Sách giáo viên được tóm tắt như sau:

Ở phần định hướng khai thác đoạn văn, nhóm soạn giả yêu cầu:

Trang 10

- Dựa vào nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính của Hômerơtrong đó các nhân vật đều thể hiện tâm lí, tính cách cụ thể,

- Tâm lí các nhân vật Pênêlốp và Uylitxơ mà Hômerơ miêu tả là tâm

lí sử thi Đó là tâm lí ngây thơ chất phác, còn nhuốm màu sắc huyền bí,thần linh, là tâm hồn trong suốt, lối suy nghĩ cực đoan, nặng về lí trí

- Trong quá trình phân tích đoạn văn, giáo viên cũng chỉ ra sự vậndụng tổng hợp các biện pháp nghệ thuật sử thi

Ở phần phân tích đoạn văn, Sách giáo viên gợi ý:

- Trên chiến trường của lòng nàng Pênêlốp, Hômerơ đã bày ra bacuộc tấn công và tâm trạng của Pênêlốp được diễn biến theo những cuộctấn công đó:

- Cuộc tấn công của nhũ mẫu Ơriclê đối với Pênêlốp

- Cuộc tấn công của Têlêmác đối với mẹ

- Cuộc đấu trí giữa Pênêlốp và Uylítxơ

Đây cũng là hướng tiếp cận của nhóm tác giả Nguyễn Kim Phong

(chủ biên), trong cuốn Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo

dục (2006) Hướng này có nhiều ưu điểm khi phân tích đoạn trích như mộtmàn kịch nhỏ: có mâu thuẫn và xung đột, ở đó các nhân vật đối thoại vớinhau; có phát triển (qua diễn biến tâm lí nhân vật), có đỉnh điểm (thử tháchbằng cái giường), có cởi nút (phát hiện của Uylítxơ dẫn đến cảnh đoàn tụ).Việc tạo cho câu chuyện tình huống kịch như trên đã gây nên sự hồi hộp,kích thích, chờ đợi lí thú ở người đọc Đồng thời, quá trình phân tích tâm línhân vật Pênêlốp và Uylítxơ các soạn giả đã xác định là "tâm lí sử thi", đó

là tâm lí ngây thơ, chất phác, còn nhuốm màu sắc huyền bí, thần linh, tâmhồn trong suốt, lối suy nghĩ cực đoan Khi đã hiểu được những nét đặc thùcủa tâm lí sử thi, học sinh có thể thấy chỗ khác nhau của tâm lí sử thi vớitâm lí con người hiện đại

Trang 11

Một hướng tiếp cận khá mới mẻ về đoạn trích này được trình bày

trong Ngữ văn 10, Sách giáo viên (Chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục,

2006 do các tác giả Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) Trong phần hướngdẫn tiến trình tổ chức dạy học được trình bày từ trang 69 đến trang 75, tácgiả Sách giáo viên đã định hướng bằng việc trả lời bốn câu hỏi trong phần

hướng dẫn học bài Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2006 Có thể

tóm tắt những ý cơ bản ở bốn câu hỏi như sau:

- Tìm hiểu bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng đoạn

- Tâm trạng, phẩm chất của Uylítxơ được bộc lộ qua cách ứng xử khitrở về gặp lại vợ mình

- Diễn biến tâm trạng của Pênêlốp, vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn củanàng qua việc lựa chọn phép thử "bí mật của chiếc giường"

- Những đặc sắc trong cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật

Thông qua hệ thống câu hỏi đã nêu trong phần Hướng dẫn học bài ở

Sách giáo khoa, một mặt nhằm củng cố bài học, mặt khác có thể mở rộng

tri thức cho học sinh Các câu hỏi đưa ra trong phần Hướng dẫn học bài có

liên quan chặt chẽ với nhau và quy tụ vào vấn đề cơ bản của màn gặp mặt đoàn viên - tái ngộ, các câu hỏi này được sắp xếp từ dễ đến khó Câu hỏiluyện tập là các gợi ý để giáo viên có thể định hướng tạo ra các bài tập làmvăn cho học sinh nhằm rèn luyện cách viết, cách tái hiện một vấn đề theoquan điểm riêng của từng học sinh Tuy nhiên hướng cận này vẫn còn hạnchế khi chưa khắc họa rõ chân dung từng nhân vật chính - đặt trong mốiquan hệ về vị trí, chức năng của từng nhân vật trong đoạn trích

Trong cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do Phan Trọng Luận (chủ

biên), Nxb Giáo dục, 2009 được trình bày từ trang 51 đến trang 55 Hướngtiếp cận đoạn trích này được các soạn giả trình bày trên hai ý chính: Thứnhất, giai đoạn gặp gỡ đầu tiên của Uylítxơ chưa thay đổi hình thức bênngoài Thứ hai, giai đoạn gặp gỡ sau khi Uylítxơ đã thay đổi hình thức bề

Trang 12

ngoài Hướng tiếp cận này về cơ bản là nhằm dựng lại tình huống gặp gỡthông qua việc khảo sát các lời thoại của nhân vật Qua tình huống gặp gỡđặc biệt đó nhằm làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

2.3 Ngay từ khi mới ra đời, nằm trong phạm vi hệ thống các tác

phẩm sử thi Tây Nguyên, sử thi Đăm Săn đã như một mảnh đất màu mỡ,

lôi cuốn sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước

Điều thú vị, Đăm Săn là thuần Việt mà không thuần Việt bởi người phát

hiện nó là L.Sabachiê (một công sứ tỉnh Đăk Lăk) Và cho đến nay mới chỉ

có hai bản dịch tiếng Việt, một của Đào Tử Chí (1959) và một của NguyễnHữu Thấu (1988) Đỗ Bình Trị đã khẳng định giá trị, cũng như vị trí tác

phẩm Đăm Săn "viên ngọc quý của văn học dân gian Tây nguyên và của cả

nền văn học dân gian Việt Nam" [67, 205] Đến nay đã có hàng loạt các

công trình nghiên cứu sử thi - khan Đăm Săn, như: Tìm hiểu giá trị bài ca

Đăm Săn Chu Xuân Diên - (Tạp chí Văn hóa, số 3/1960), Mấy ý kiến về anh hùng ca Đăm Săn Lê Văn Khoa (Tạp chí Văn học, số 6/1982)

Trong nhà trường, dù đã qua nhiều lần thay đổi chương trình Sách

giáo khoa, nhưng Đăm Săn luôn được ưu ái một vị trí quan trọng Trong chương trình cũ, sách Văn 10 trung học phổ thông chưa chỉnh lí, cải cách,

Đăm Săn được đưa vào học với đoạn trích: Đăm Săn chặt cây thần Đến cải

cách, chỉnh lí năm 2000, Đăm Săn lại được đưa vào chương trình với đoạn trích: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời Và khi bộ sách chỉnh lí và hợp nhất Ngữ văn 10 năm 2006 ra đời , Đăm Săn được học với trích đoạn:

Chiến thắng Mtao Mxây Đây là trích đoạn mới được lựa chọn để đưa vào

Sách giáo khoa vì thế nó tạo được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiêncứu, các nhà chuyên môn giáo dục Trong những tác phẩm, những bài phântích về đoạn trích này có thể khái quát thành các nhóm sau:

Nhóm thứ nhất gồm các tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên),

Lã Nhâm Thìn (chủ biên phần Văn), trong cuốn Ngữ văn 10, Sách giáo

Trang 13

viên (Chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục, 2006 Trong phần hướng dẫnphân tích đoạn trích được các soạn giả trình bày từ trang 41 đến trang 47,tác giả Sách giáo viên đã định hướng bằng việc trả lời bốn câu hỏi trong

Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2006 Có thể tóm tắt những ý cơ

bản như sau:

- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả cuộc đấu tay đôi giữa hai

tù trưởng, từ đó thấy được sự vượt trội của Đăm Săn so với Mtao Mxây vềtài năng, về phẩm chất con người

- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả cảnh đoàn người ra về sauchiến thắng của Đăm Săn, từ đó thấy được sự thống nhất cao độ giữa cánhân anh hùng sử thi với cộng đồng bộ tộc

- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh đoạn mô tả buổi lễ mừng chiến thắng,

từ đó thấy được tầm vóc lịch sử của chiến thắng, tầm vóc thời đại củangười anh hùng sử thi

- Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn từcủa văn bản

Phần Hướng dẫn học bài gồm bốn câu hỏi nhằm giúp học sinh tự

chiếm lĩnh văn bản Các câu hỏi được sắp xếp theo hệ thống phù hợp vớitrật tự diễn ra ba cảnh: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng, cảnh Đăm Săncùng nô lệ ra về sau chiến thắng, cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng Qua

đó giúp học sinh nhận thức được đặc điểm của lối kể chuyện sử thi Tuynhiên ở khâu đọc - hiểu các soạn giả Sách giáo viên đề xuất cách đọc phânvai (mỗi học sinh đọc lời của một nhân vật trong đoạn trích) Theo HoàngMinh Đạo thì "Sự gợi ý này không hợp lí vì nó không phù hợp với đặcđiểm của sử thi - khan" [16, 11] Bởi theo đặc điểm của sử thi Tây Nguyênthì sử thi - khan là do một người diễn xướng Đối với đồng bào TâyNguyên sử thi không phải chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian mà nó làloại hình diễn xướng dân gian, bao gồm cả nghệ thuật ngôn từ, ca hát, nhảy

Trang 14

múa, nghĩa là nó ít nhiều mang tính chất nghệ thuật sân khấu trình diễn.

"Nghiên cứu sử thi mà bỏ qua yếu tố diễn xướng tức là ta đã bỏ qua một bộphận có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa đời sống" [40, 13]

Nhóm thứ hai gồm các tác giả: Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết

kế Ngữ văn 10, tập I, Nxb Giáo dục, 2006 Trong phần hướng dẫn đọc

-hiểu chi tiết từ trang 77 đến trang 84, đã tiếp cận theo hướng sau:

- Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với MtaoMxây Để làm nổi bật hình tượng nhân vật, các soạn giả đã lập bảng thống

kê so sánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây trên các mặt đối lập giữa tài năng

và phẩm chất

- Hình tượng Đăm Săn trong tiệc mừng chiến thắng Niềm tự hào, tựtin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình trước tôi tớ cũ và mới Hìnhtượng Đăm Săn được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân,

từ bên dưới nhìn lên sùng kính tự hào Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của ngườianh hùng, thể hiện sức mạnh của thị tộc, sự thống nhất và niềm tin của cảcộng đồng

Hướng tiếp cận này đúng với đặc điểm sử thi anh hùng và nghệ thuậtxây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi; nghệ thuật tả người, sử dụng ngôn

từ, biện pháp so sánh tương phản Từ đó, đã làm rõ được giá trị đoạn tríchnày: mượn việc miêu tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sốnghòa hợp, hạnh phúc, mỗi cá nhân phải biết sống và phấn đấu vì danh dự và

sự yên vui của cả cộng đồng

Nhóm thứ ba gồm các tác giả do Phan Trọng Luận (chủ biên), trong

Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục 2009, được trình bày từ trang

33 đến trang 39 Bố cục của bài thiết kế phân tích đoạn trích Chiến thắng

Mtao Mxây chủ yếu trên bốn bước:

- Phân tích diễn biến cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây

- Phân tích thái độ của dân làng

Trang 15

- Cảnh ăn mừng chiến thắng.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật và không gian sử thi

Bằng việc hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi cụ thể, chi tiếtbài giảng này đã giải quyết được những điểm khó của bài học như: Nhânvật anh hùng sử thi là một kiểu nhân vật anh hùng đặc biệt: có sự gắn bó,trùng khít hoàn toàn giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi, khát vọng củacộng đồng Thông qua cuộc chiến đấu để tự bảo vệ mình của người anh

hùng sử thi Đăm Săn, chúng ta nhìn thấy, "đọc" được cả một tiến trình vận

động của xã hội Ê-đê đương thời trên con đường phát triển ngày một caohơn Điểm nổi bật trong nghệ thuật sử thi Tây Nguyên là việc sử dụngnhững hình thức so sánh, phóng đại, những công thức diễn đạt mang phongcách hoành tráng, giàu tính hình tượng và đậm màu sắc dân tộc Với cáchtriển khai này bước đầu giúp người dạy và người học biết cách tiếp cận một

sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại

2.4 Điểm lại một số công trình nghiên cứu, một số bài bình luận,

phân tích về ba đoạn trích Rama buộc tội (trích: Sử thi Ramayana), Uylitxơ

trở về (trích: Sử thi Ôđixê), Chiến thắng Mtao Mxây (trích: Sử thi Đăm Săn) có thể thấy, những định hướng tiếp cận trong sách hướng dẫn giảng

dạy và tài liệu tham khảo hiện nay là những cách hiểu, những hướng khaithác đang được hầu hết giáo viên áp dụng để thiết kế bài giảng cho mình.Tuy nhiên, cả người dạy và người học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như:xác định vị trí đoạn trích trong kết cấu tác phẩm, việc phân tích tâm lí nhânvật trong sử thi có gì khác với phân tích tâm lí nhân vật trong tiểu thuyếthiện đại, việc xác định chủ đề đoạn trích Trong những tài liệu chúng tôibao quát được, cho tới nay chưa có một công trình nào bàn về phương phápphân tích các tác phẩm sử thi từ đặc trưng thi pháp thể loại Khi thực hiệnluận văn này, tôi đã tiếp nhận những ý kiến quý báu từ các bài viết trongsách hướng dẫn giảng dạy và tài liệu tham khảo, các bài nghiên cứu về ba

Trang 16

đoạn trích nêu trên Những bài viết đó là những gợi mở có giá trị để chúngtôi thực hiện đề tài này.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là từđặc trưng thể loại xây dựng nguyên tắc tiếp nhận các trích đoạn sử thi trongchương trình Ngữ văn trung học phổ thông và thiết kế các giáo án thểnghiệm dạy học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ văn 10

3.2 Với mục đích ấy, luận văn có nhiệm vụ:

Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn khái lược về thể loại sử thi và các đoạn

trích sử thi trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

Thứ hai, từ đặc trưng thi pháp thể loại sử thi xây dựng những nguyên

tắc cơ bản dạy học các đoạn trích Rama buộc tội, Uylítxơ trở về, Chiến

thắng Mtao Mxây trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay.

Thứ ba, thiết kế các giáo án thể nghiệm.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc trưng thể loại sử thi và

phương pháp tiếp nhận các đoạn trích sử thi trong chương trình Ngữ văntrung học phổ thông

4.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

4.2.1 Về tư liệu khảo sát, chúng tôi lựa chọn các tác phẩm

Ramayana, Nxb Văn học, Hà Nội 1987 do Phan Ngọc giới thiệu; Iliát, Ôđixê do Phan Thị Mến dịch giới thiệu, Nxb Văn học 1985; trường ca Đăm

Săn Trong đó, trọng tâm là các đoạn trích Rama buộc tội, Uylítxơ trở về,

Chiến thắng Mtao Mxây Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006.

4.2.2 Sách Hướng dẫn giảng dạy môn văn; Ngữ văn 10, (Sách giáo viên) qua các giai đoạn; Giảng văn văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà

Trang 17

Nội 1997; Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số tài liệu tham khảokhác có liên quan.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọnmột số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp cấu trúc hệ thống

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu liên nghành

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương

Chương 1 Khái lược về thể loại sử thi và các đoạn trích sử thi trongchương trình Ngữ văn trung học phổ thông

Chương 2 Định hướng dạy học các trích đoạn sử thi trong chươngtrình Ngữ văn 10 từ đặc trưng thể loại

Chương 3 Một số giáo án thể nghiệm

Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo

Trang 18

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THỂ LOẠI SỬ THI VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH

SỬ THI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

1.1 Thể loại sử thi

1.1.1 Giới thuyết khái niệm

Sử thi là một thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (épos)vốn có hai nghĩa: Trong nghĩa rộng, theo cách phân loại của Arixtôt - nhàtriết học cổ đại lỗi lạc, có ba loại hình văn học cơ bản: tự sự, trữ tình vàkịch Sử thi được xếp vào loại tự sự Theo nghĩa hẹp, sử thi là thể loạitruyền miệng hoặc thành văn Hiện nay, trong đời sống lý luận văn học tồntại hai cách hiểu về sử thi:

Thứ nhất, một số ý kiến cho rằng sử thi là thể loại văn học nảy sinh

và phát triển từ rất sớm, khi chế độ công hữu nguyên thủy tan rã; bắt đầuhình thành xã hội bộ tộc, bộ lạc tiền giai cấp Những tác phẩm sử thi vĩ đại

đã ra đời trong thời kì ấy, nó nối tiếp thần thoại và là bước chuyển từ thếgiới các vị thần sang thế giới của con người Nó chỉ tồn tại trong xã hội cổđại, kéo dài đến thời trung cổ và thực sự biến mất trong các giai đoạn lịch

sử tiếp theo Nói theo cách của Hêghen: "Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) làthể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ), xuất hiện rất sớm trong lịch sửvăn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất toàndân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong thời buổi bình minh của

lịch sử" [24, 239] Có thể kể ra các tác phẩm sử thi tiêu biểu như: Iliát,

Ôđixê (Hy Lạp), Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Đăm Săn, Xinh Nhã

(Việt Nam)

Thứ hai, một số học giả khác, tiểu biểu là giáo sư người Nga G.N.Pospêlốp lại cho rằng, sử thi là một loại hình thuộc thể tài lịch sử dân tộctồn tại trong suốt tiến trình văn học Trong giai đoạn phát triển ban đầu,

Trang 19

xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con người với quá trình thamgia tích cực vào các sự kiện của đời sống xã hội Nhưng khi hình thành chế

độ chính trị của các nhà nước quân chủ và trên cơ sở những hệ tư tưởngcông dân tiến bộ, thể tài lịch sử dân tộc được triển khai trên những bìnhdiện mới và bộc lộ cả trong những sáng tác thuộc phạm vi cá nhân Lúcnày, trong văn học các nước khác nhau xuất hiện nhiều tác phẩm sử thi tiếpnối các sử thi cổ đại Những tác phẩm đó thuộc các thể loại khác nhau nhưtiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca

Ở Việt Nam, cho đến nay, cách hiểu khái niệm sử thi vẫn còn tồn tạinhiều khác biệt, nhất là trong giảng dạy Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc

trong Văn học 10, Sách giáo viên định nghĩa: "Sử thi dân gian là những

sáng tác tự sự dài bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, nộidung kể lại những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với toàn thể cộng

đồng" [10, 19] Phương Lựu, Trần Đình Sử trong Lí luận văn học khẳng

định: Sử thi "là thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩaquyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc và nhân

dân" [46, 380] Trong cuốn Ngữ văn 10, tập I, Sách giáo viên do Phan

Trọng Luận (Tổng chủ biên), 2006 Nêu khái niệm: "Sử thi: tác phẩm tự sựdân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng nhữnghình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến

cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại" [42, 17]

Phạm Thu Yến trong Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu

kì 3 (2004 - 2007) đã khái quát các ý kiến của những người đi trước bằng

một nhận định: "Sử thi thuộc thể loại được sáng tác theo phương thức tự sự

có kết cấu quy mô, gồm nhiều chương hồi, tồn tại trong hình thức văn vầnhoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học cácdân tộc nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ýnghĩa trọng đại đối với toàn thể cộng đồng dân tộc" [40, 17] Trên bình

Trang 20

diện nghiên cứu, khái niệm sử thi được Lại Nguyên Ân trình bày trong 150

thuật ngữ văn học có phần khái quát hơn Ông viết: "Trong nghĩa hẹp và

chuyên biệt, sử thi (épos) một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sửthi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, hàm chứanhững bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân về những anhhùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới sử thi nào đó, thống nhất, hài hòa"[2, 291] Có nhiều cách phân loại sử thi Có khuynh hướng chia sử thi thành

hai loại: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng Phạm Thị Thu Yến trong Tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3 (2004-2007) đã phân

loại: "Sử thi thần thoại là tiểu loại sử thi có hầu hết các đề tài chính củathần thoại như: sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốcdân tộc, sự sáng tạo văn hóa Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiếncông của các anh hùng trong khung cảnh có những sự kiện lớn mang ýnghĩa trọng đại đối với cộng đồng" [40, 12] Phan Đăng Nhật dựa vào cáchphân loại của Mêlêtunxki đã phân biệt sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại "Sự hìnhthành nhà nước là một mốc lịch sử tạo nên những đặc điểm cơ bản của sửthi Do đó người ta phân ra hai loại sử thi: Sử thi cổ sơ là sử thi ra đời trướckhi hình thành nhà nước Sử thi cổ đại (hay còn gọi là sử thi cổ điển) ra đờisau khi hình thành nhà nước" [50, 101]

Có thể thấy, dù khác nhau trong cách diễn đạt, song về cơ bản cáchhiểu khái niệm sử thi đều được nhìn nhận trên hai phương diện hình thức

và nội dung của thể loại Tuy nhiên, nếu nhìn vào các khái niệm này, chúng

ta sẽ khó phân biệt các tác phẩm mang khuynh hướng sử thi và các tácphẩm thuộc thể loại sử thi Vì vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm sử thi trong

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi để làm cơ sở

lý luận để xây dựng nguyên tắc đọc - hiểu sử thi và soạn giáo án thểnghiệm: "Sử thi còn gọi là anh hùng ca Thể loại tác phẩm tự sự dài(thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc

Trang 21

nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩatrọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử" [26, 285]

Để hiểu đúng bản chất đặc trưng của sử thi, cần thiết phải có sựtường minh hai khái niệm gần gũi, có quan hệ mật thiết, đó là thể loại sử thi

và tính chất sử thi Về điều này, hiện còn có sự khác biệt trong cách hiểu.Bởi thế, sự thống nhất cách hiểu là cần thiết để xác định cho mình một định

hướng phân tích Theo chúng tôi, Sử thi là một thể loại văn học dân gian

tổng hợp đặc biệt (trong đó có cả tự sự, trữ tình và kịch) Nó mang đầy đủnhững tính chất, đặc điểm của văn hóa dân gian về tính nguyên hợp, tínhtruyền miệng, tính tập thể Thời gian trong sử thi là "quá khứ tuyệt đối"(Gớt), một quá khứ anh hùng mang vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ, tượng trưngcho sức mạnh, tài năng, đạo đức của cả cộng đồng Từ đó, sử thi mangtrong mình chức năng "ca ngợi con người với khát vọng tự do chủ độngvượt qua cả quyền uy, tập tục, ca ngợi khí phách anh hùng, ý thức nghĩa vụ,tinh thần cộng đồng, khát vọng chinh phục thiên nhiên, khai sáng văn hóa

và chiến đấu chống lại để bảo vệ bộ tộc và địa vực cư trú" [19] Chất sử thi

(khuynh hướng sử thi) là vấn đề thuộc về quan niệm "chất" của "loại" trong

"thể" Chúng ta có thể thấy chất sử thi có ở nhiều thể loại, cả trong văn học

dân gian và văn học viết Trong văn học viết, chất sử thi lại được biểu hiện

ở nhiều loại khác nhau, như: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ,

trường ca Chẳng hạn, ở Nga có tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Pie đệ

nhất (L.Tônxtôi), Con đường đau khổ (A.Tônxtôi), Trường ca V.I Lênin

(Maiacôpxki) Ở Việt Nam, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi) là những

tác phẩm có tính chất sử thi Và bao trùm lên là giai đoạn văn học 1945

-1975 được sáng tác theo khuynh hướng sử thi Các tác phẩm có chất sử thi(khuynh hướng sử thi) phải thể hiện ít nhiều những đặc trưng bản chất củathể loại Đó phải là những tác phẩm nói lên những vấn đề lớn lao, mang

Trang 22

tầm vĩ mô, có ảnh hưởng đến vận mệnh của toàn thể quốc gia, dân tộc Âmhưởng ngợi ca hòa chung trong dòng cảm hứng tụng xưng hào hùng.

1.1.2 Thời đại sử thi

Dung lượng hiện thực trong sử thi tăng lên rất nhiều so với thể loạitrước đó, bởi sử thi là tấm gương phản chiếu những bức tranh hoành tráng

đồ sộ về đời sống lịch sử xã hội của các dân tộc trong một thời đại nhấtđịnh Và thời đại sử thi là thời đại bắt đầu chuyển từ công xã nguyên thủysang chiếm hữu nô lệ Trong chế độ công xã nguyên thủy, không có sự bóclột, thống trị, nô dịch giữa người này với người khác hay tập đoàn ngườinày với tập đoàn người khác Sở dĩ như vậy là vì của cải thuộc sở hữu tậpthể của thị tộc, bộ lạc, tư tưởng bóc lột chưa hình thành Bởi vì trình độ sảnxuất còn thấp kém, con người phải lao động chăm chỉ, cật lực mới đủ ăn,không ai dư thừa của cải để người khác có thể bóc lột Nhưng bước sangthời kì xuất hiện đồ kim loại "Thời đại của cây kiếm sắt, cái cày và cái rìubằng sắt" (Ăng Ghen) Đồ sắt được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả caotrong chiến tranh và trong công cuộc mở rộng địa bàn làm ăn, sinh sống

của các bộ tộc, hình thành nhà nước đầu tiên" [40, 11] Do sản xuất đã tiến

bộ hơn, năng suất lao động trong các ngành cao hơn, lao động của mỗingười không những có thể đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu cho đờisống của bản thân và gia đình, mà còn có thể sản xuất dôi dư Từ đó mànảy sinh hiện tượng người bóc lột người, tức khả năng chiếm đoạt sản phẩmthặng dư do người khác làm ra Cũng từ đây, người ta nghĩ ra cách bóc lột sứclao động của những tù binh bị bắt trong chiến tranh Trước kia tù binh có thểđược nhận làm con nuôi hoặc bị giết, nhưng bây giờ họ được giữ lại thị tộc đểlao động và họ đã biến thành nô lệ của thị tộc Vì thế, chế độ thị tộc đã xuấthiện Chế độ chiếm hữu nô lệ ở giai đoạn đầu đã được phản ánh khá rõ trong

sử thi Ôđixê của Hi Lạp Điều này chứng tỏ Hômerơ phản ánh trong sử thi

Ôđixê vẫn đang còn trong buổi đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ.

Trang 23

Thời đại sử thi nằm ở giai đoạn giao thời giữa chế độ công xãnguyên thủy và chế độ chiếm hữu nô lệ cũng có nghĩa là xã hội bắt đầu sựphân hóa giai cấp Nhưng quyền lợi giữa các giai cấp chưa đến mức quáchênh lệch, chưa có sự đối kháng giai cấp "Nhìn chung, lao động củangười tự do và lao động của người nô lệ chưa có sự phân biệt sâu sắc Laođộng chưa bị giai cấp thống trị coi là điều xấu xa, nhục nhã và chưa phải làchỉ dành riêng cho người nô lệ, người bị trị" [15, 66] Thời đại sử thi vốnmang trong mình nó những biến động lớn mang tầm vóc lịch sử "Trongthời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, chiến tranh cướp bóc hay tự

vệ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các vùng dân cư đông đúc mà thiếuđất đai Ở đây, mọi thành viên nam giới của thị tộc, bộ lạc đến tuổi trưởngthành đều là chiến sĩ Người lãnh đạo thị tộc đồng thời là thủ lĩnh quân sự"[61, 58] Như vậy, ở giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy vàbước đầu hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ, tính cộng đồng vẫn được duytrì Đây là thời đại của những cuộc tranh chấp ranh giới, đất đai, tranhgiành người đẹp dẫn đến chiến tranh ác liệt giữa các cộng đồng hoặc vấn đềbảo vệ nền độc lập, bảo vệ quyền lợi của chính cộng đồng mình Lúc này,bản thân các cộng đồng đã xuất phát từ điều kiện của mình để đề cử nhữngngười có khả năng cầm đầu bộ tộc, điều khiển các cuộc chiến đấu và giànhlấy chiến thắng Như một lẽ tất yếu của lịch sử, thời đại lịch sử đó nảy sinhnhiều cá nhân có sức mạnh to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần: lịch sử đặtvào họ những tình huống để họ tạo khả năng xuất hiện, phát triển tính cáchanh hùng Chính điều kiện lịch sử ấy, thể loại sử thi thay thế cho thần thoại,bởi chỉ thể loại này mới thích hợp khi tái hiện những tính cách và hoàncảnh anh hùng, ngợi ca những cá nhân kiệt xuất, tiêu biểu cho ý chí mạnh

mẽ của cộng đồng, bộc lộ những mục đích lớn lao của tập thể cộng đồng

đó Chiến tranh xảy ra đòi hỏi tất cả mọi người trong các thị tộc, bộ lạcđoàn kết với nhau để chiến đấu chống lại kẻ thù Điều này tạo nên tính tập

Trang 24

thể, tính cộng đồng Mỗi người ý thức mình là thành viên của thị tộc, bộ lạcphải chiến đấu hi sinh vì thị tộc, bộ lạc Ai cũng có ý thức về cộng đồng,đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân bởi trong chiến tranhkhông có chỗ cho con người cá nhân mà tất cả mọi người cùng một mụcđích, một chí hướng Trong xã hội đầy những biến động phức tạp như thế,con người cố gắng vươn mình để sống cùng thời đại, theo kịp bước đi củathời đại Và trong văn học, người ta đã xây dựng những nhân vật lịch sử,tức là những nhân vật phản ánh một cách chân thực cuộc sống trong thờiđại đó Nhân vật trong văn học cũng cố gắng để theo kịp bước đi của lịch

sử, khẳng định lí tưởng đẹp đẽ nhất của dân tộc và thời đại mình Đó lànhững nhân vật mang tầm vóc lịch sử - nhân vật sử thi

Trong thời đại sử thi luôn có sự gắn kết giữa cá nhân với tập thể,giữa mỗi thành viên với toàn bộ cộng đồng Ngay từ buổi đầu hình thànhthể loại, trong sử thi đã có các cá nhân mang ý thức gắn bó với cộng đồng.Thực chất đây là mối quan hệ hai chiều: cá nhân hành động không chỉ bảnthân mà giường như có sự thôi thúc bên trong của trách nhiệm, bổn phậnbởi giữa họ và cộng đồng có sợi dây vô hình kết nối, danh dự - chính nghĩacủa họ cũng là của cộng đồng Hơn thế, sự tập hợp, sự đoàn kết bộ tộcchính là để tôn cao, tạo điều kiện vững chắc cho cá nhân có thể lập chiếncông cho cộng đồng Và khi người anh hùng lập chiến công hiển hách lạiđược coi là mẫu người thời đại, tiểu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc, sức mạnh

cộng đồng Họ đều có mục đích chiến đấu vì "tập thể chúng ta" vì "cái ta".

Động cơ cá nhân tồn tại bên cạch ý thức cao quý vì bộ tộc, bộ lạc, vì quyềnlợi chung Đây là lẽ đương nhiên vì con người sử thi là sản phẩm của thờiđại anh hùng, họ được xây dựng có sức mạnh phi thường và sức mạnh đótiêu biểu cho sức mạnh cộng đồng Đây chính là cơ sở của mối quan hệ gắn

bó giữa người anh hùng và tập thể anh hùng Thời kì này con người cánhân đã xuất hiện nhưng bị con người cộng đồng lấn át Phần lớn, con

Trang 25

người thời kì này vẫn là con người của chủ nghĩa tập thể Con người muốntồn tại thì phải đặt mình trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Nhữngquyền lợi, lợi ích của cá nhân đều phải gắn với cộng đồng Những thắng lợihay thất bại của cá nhân không phải chỉ thuộc về cá nhân đó mà nó liênquan đến cả cộng đồng Con người sống trong cộng đồng thì phải tuân thủtheo các quy tắc, quy định, sống theo chuẩn mực đạo đức mà cộng đồng đặt

ra Có thể lấy nhân vật Rama trong sử thi Ramayana của Ấn Độ làm ví dụ.

Cơn ghen của Rama sau khi cứu được Xita khỏi tay của quỷ vương Ravanakhông chỉ là cơn ghen mang tính chất cá nhân Rama xuất thân trong dòngdõi quý tộc, vì thế chàng phải hành xử theo đúng bổn phận, trách nhiệmcủa mình Bổn phận, trách nhiệm của chàng là bảo vệ danh dự và uy tín củadòng họ cao quý Rama nói với Xita "Kẻ nào bị quân thù lăng nhục màkhông đem tài nghệ của mình ra để trả thù, kẻ đó là một gã tầm thường Talàm như thế vì nhân phẩm của ta, để xóa hết ô nhục, vì uy tín và danh dựcủa dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta" [5, 237] Rama đã hành xử theođúng chuẩn mực của cộng đồng Rama chỉ có thể chấp nhận Xita khi Xitachứng minh được sự trong trắng của mình Như vậy mọi hành động họ thựchiện cũng thuận theo ý nguyện và quyền lợi, danh dự của tập thể Điều nàykhông nằm ngoài quy luật mà nhà mĩ học Hêghen đã phát hiện ra "Vậnmệnh của nhân vật sử thi được tạo ra ở ngoài y, và các sức mạnh làm chohành động mang hình thức cá nhân chỉ vì quyền lực của định mệnh" và

"Nhân vật được xét xử theo cái sự nghiệp mà nó bảo vệ"

Thời đại sử thi là thời đại của những biến động dữ dội mang tầm vóclịch sử Vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, xã hội loài người đã vàđang bước vào thời kì chiếm hữu nô lệ Đặc trưng cơ bản của thời kì này là

sự tan rã của chế độ công hữu và sự xuất hiện của chế độ tư hữu Tức là khicon người có trình độ cao hơn về đời sống xã hội thì những tác phẩm thầnthoại không còn phát triển rực rỡ nữa Hêghen đã từng chỉ rõ rằng: "Khi

Trang 26

một thể chế xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó nền tảng của sựphục tùng không phải do một quyền uy thuần túy mà là một tinh thần danh

dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước người có quyền lực hơn thì mới xuấthiện sử thi" [24, 112] Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực nên khihiện thực có những biến động, thì văn học cũng phải thay đổi để theo kịpbước đi của lịch sử Chính vì thế, thể loại sử thi - một thể loại có quy mô đồ

sộ, phản ánh được đầy đủ những biến chuyển trong xã hội đã ra đời "Sử thi

ra đời nối tiếp thần thoại Thế giới các vị thần trong thần thoại bắt đầuchuyển sang thế giới của con người mà trung tâm của sự phản ánh là conngười với sức mạnh sánh ngang với thần linh Các nhân vật trung tâm trong

sử thi đậm màu sắc thần kì mà vẫn biểu trưng tập trung nhất cho sức mạnhcủa cộng đồng Đây chính là cái nhìn chứa đựng quan niệm nghệ thuật củanhân dân được thể hiện tập trung trong việc xây dựng người anh hùng sửthi" [40, 12]

Trong một số sử thi cổ điển của nhân loại, vấn đề nhận thức đượchiện thực lịch sử của cộng đồng được thể hiện rất rõ Trường ca củaHômerơ đã phản ánh một giai đoạn lịch sử đã qua, oanh liệt và sực rỡ củanền văn hóa Mixen, nền văn hóa đã in dấu bước đường viễn chinh đầy khíphách anh hùng của các bộ lạc Hy Lạp đến vùng Tiểu Á Còn hiện thực

lịch sử cộng đồng Ê-đê thuở xưa được nhận thức trong Đăm Săn là quá

trình chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hóa và chiến đấu chống lại kẻthù, bảo vệ bộ tộc, giữ gìn địa vực cư trú Và đó cũng là bức tranh hào hùngcủa lịch sử Ê-đê trong buổi đầu hình thành bộ tộc Thế giới hiện thực trong

Ramayana trải khắp từ Bắc xuống Nam Ấn Độ thông qua cuộc hành trình

của Rama tiến đánh đảo Lanca tiêu diệt quỷ vương Ravana Điều đó được

tác giả Lương Ninh trong cuốn Lịch sử thế giới cổ đại khẳng định: "Hai bộ

sử thi Mahabharata và Ramayana phản ánh tình hình Đông - Bắc Ấn Độ

trong khoảng 1000 năm đến 700 năm trước công nguyên" [52, 92] Như

Trang 27

vậy cả Mahabharata và Ramayana đều phản ánh một xã hội đang phân

hóa, đang đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và sự hình thànhnhà nước Cuộc xung đột giữa Rama và Ravana phải chăng là những đấutranh trên con đường phát triển giữa cư dân nông nghiệp ở lưu vực sôngHằng với cư dân săn bắn và hái lượm

Tóm lại, những bộ Thánh thư sử thi đều là tấm gương phản ánh lịch

sử Đồng thời lịch sử cũng có tác động trở lại, thời đại sử thi đầy biến động

ấy đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của một thể loại văn học phản ánh khôngkhí của thời đại, mang âm hưởng của thời đại đó là anh hùng ca Có mộtthời đại hào hùng, đầy biến động trong lịch sử thì cũng có một thời đại sửthi trong văn học

1.1.3 Giá trị tư tưởng, nghệ thuật của một số sử thi

1.1.3.1 Sử thi Ramayana

Theo Hê ghen, sử thi dân tộc nào cũng mang tính xung đột của nó,tính xung đột đó thường biểu hiện ở những cuộc chiến tranh Chiến tranhđược miêu tả trong sử thi thường mang mục đích và tính chất khác nhau

Chiến tranh trong Ramayana bắt nguồn từ sự xung đột thiện - ác trong gia

đình ông vua Đaxaratha lan tỏa ra xã hội, dẫn đến đỉnh cao của xung đột làchiến tranh giữa Rama và Ravana Chiến tranh là môi trường thử thách, tôiluyện tinh thần và tính cách của nhân vật Rama và Xita đã trải qua cuộcsống đau khổ và những hoàn cảnh éo le trong cuộc chiến tranh đó, nhưngnhờ tôi luyện được đức tính dũng cảm, kiên trinh mà họ đã chiến thắng Tàiđức của Rama và phẩm hạnh của Xita thật xứng đáng được ca ngợi trongcuốn sử thi đầy chất bi hùng này Cuộc chiến tranh này còn có ý nghĩa phảnánh lịch sử phát triển của đất nước Ấn Độ cổ đại từ khi người Aryan vàođất Ấn Nó được hình tượng hoá qua cuộc hành quân của Rama từ Bắcxuống Nam tiến đánh đảo Lanka Chiến công tiêu diệt các sào huyệt củacác vương quốc khỉ, quỷ dọc đường như chuyện đánh khỉ Valin giúp

Trang 28

Xugriva lấy lại ngôi báu là bằng chứng cụ thể (những đàn khỉ, bầy quỷ làtượng trưng cho các thổ dân thời đó) Mục đích chiến tranh của Ramakhông phải để xâm lược và thống trị, mà là để cứu nhân độ thế Sau khi tiêudiệt con quỷ dâm dục tàn ác Ravana, chàng làm lễ phong vương choViphisana - em trai của Ravana và giao trả đất đai của Lanka mà Rama đãchiếm được.

Từ cốt lõi là những cuộc hành binh chinh phạt mở rộng địa bànxuống phía Nam của các bộ tộc người Arian ở Bắc Ấn vào khoảng giữa thế

kỷ XII đến thế kỷ X trước công nguyên đã được khúc xạ, phản ánh qua câuchuyện về hoàng tử Rama xứ Kôsala được ủng hộ của đoàn quân khỉVarava tấn công và đã tiêu diệt Ravana giành lại vợ mình Như vậy xung

đột trong Ramayana trước hết xuất phát từ xung đột chủng tộc, xung đột

giữa các dân tộc xa lạ Nhưng ở tầng ý nghĩa sâu hơn đó là thể hiện xungđột giữa thiện - ác và Rama hiện lên chủ yếu trong vai trò người anh hùng

diệt ác Chính yếu tố lịch sử khúc xạ vào Ramayana khiến cho tác phẩm mang tính chất mở, khác hẳn với Iliát và Ôđixê của Hy Lạp Trong sử thi anh hùng thuần khiết như Iliát, chiến tranh là sự bộc lộ xung đột giữa

quyền lợi của hai dân tộc bình đẳng, không phân biệt bạn - thù, thiện - ác,chính nghĩa - phi nghĩa Cho nên thái độ của tác giả không thiên lệch, mà

ưu ái cho cả hai bên Còn trong Ramayana, đó là cuộc xung đột thiện - ác, chính nghĩa và phi nghĩa, cho nên con người trong Ramayana được cấu

thành không bằng những địa vị số phận khác nhau mà bằng chân lý, hayphản chân lý một cách rạch ròi: Rama, Xita, Hanuman là những nhân vậtđẹp đẽ, cao thượng còn Ravana và đội quân của hắn là những nhân vật xấu

xa, thấp hèn, là đại diện cho lực lượng phi nghĩa

Nếu trong sử thi của Hy Lạp, người anh hùng được đề cao ở vẻ đẹp

lý tưởng là sức mạnh và tài năng phi thường Tiêu biểu là nhân vật Asin

trong sử thi Iliát, hay vẻ đẹp trí tuệ, tình yêu và lòng thủy chung, đại diện là

Trang 29

Uylítxơ trong Ôđixê, thì trong sử thi Ấn Độ, nhân vật lý tưởng lại là những

người anh hùng mang vẻ đẹp của đạo đức lương tri Những người anh hùngtrong sử thi Ấn Độ luôn ý thức rõ bổn phận, trách nhiệm và đạo đức củamình trong cuộc sống Chính vì vậy, các nhân vật trong sử thi Ấn Độ mangtrong mình chức năng giáo huấn, răn dạy con người phải biết sống theo lẽphải, sống vì đạo lý, vì trách nhiệm, vì bổn phận và vì danh dự của mỗingười

Bên cạnh nội dung phản ánh cuộc chiến tranh của con người chống

cái ác, phi nghĩa, Ramayana còn mang đậm chất nhân văn cao cả, phản ánh

quan niệm của con người về đạo đức về thế giới, tôn giáo Theo quan điểmtôn giáo truyền thống Ấn Độ cuộc đời thực chỉ là ảo ảnh, tạm bợ, thế giớisau nó mới là vĩnh hằng, vĩnh cửu Vì vậy họ đề cao chủ nghĩa khổ hạnh làchứng minh con đường duy nhất để đưa con người đến cõi niết bàn, miềncực lạc Trong quan niệm của đạo Hindu, cuộc đời con người chia làm bốn

giai đoạn, mỗi giai đoạn có những bổn phận khác nhau: Brahmacharya (Thời thơ ấu, độc thân, học tập, phấn đấu, trau dồi trí thức) Grahasthya

(Thời kì trưởng thành, lập gia đình, hưởng hạnh phúc ái ân (kama), sinhcon đẻ cái, tích lũy và hưởng của cải và hưởng thụ cuộc sống vật chất

(Artha) Vanaparastha (Tu luyện khổ hạnh) Sanyasa (Từ bỏ hoàn toàn

cuộc sống gia đình, xã hội, phấn đấu thực hiện giải thoát - Moksha) Chúng

ta nhận thấy rằng, cuộc đời của con người trong Ramayana đều diễn ra qua

bốn giai đoạn này và đặc biệt giai đoạn tu luyện khổ hạnh như một thước

đo giá trị đạo đức của con người Đạo Bàlamôn còn đưa ra thuyết luân hồi(Samsara) và nghiệp báo (Karma), cho rằng con người sau khi chết sẽ biến

ra kiếp khác Hiện tại nghèo khổ là thước đo kiếp trước phạm nhiều tội ác.Muốn kiếp sau khỏi trở thành súc vật thì phải sống cho đúng đạo Darma,

do đấng Brahma đề ra, không được kêu ca phàn nàn, phải biết an phậnnhẫn nhục, không được ghen ghét đẳng cấp quý tộc, giàu sang Đó là một

Trang 30

thứ giáo lý kìm hãm tư tưởng đấu tranh của đẳng cấp dưới, duy trì và bảo

vệ quyền lợi của đẳng cấp quý tộc Quan điểm tôn giáo này đã thể hiện sinh

động, khá chân thực và sâu sắc trong Ramayana Những quy định trong

hôn nhân, mà đạo luật Manu quy định cũng trở thành một nguyên tắc sốngcủa nhân dân Ấn Độ Đạo luật Manu đề ra, người cùng đẳng cấp thì đượcphép kết hôn người cùng đẳng cấp, người đẳng cấp thấp hèn thì khôngđược lấy người đẳng cấp quý tộc và ngược lại Đối với người vợ, sự thủychung là thước đo phẩm hạnh suốt đời Đó là luật tối cao, nếu người vợ viphạm, cao nhất là tử hình, nhất là ngoại tình với người ở đẳng cấp khác

Đây chính là lý do vì sao mà Rama buộc tội lại được đặt ra khi Xita lưu lại

nhà kẻ thù không cùng đẳng cấp với một Kotrya Chính những quy địnhnày mà người phụ nữ phải gò ép bắt buộc tuân thủ như là số phận đã đặtsẵn, họ không được phép cưỡng lại

Không phải ngẫu nhiên mà Ramayana được coi là thánh kinh của người Ấn Độ Sở dĩ nó được đánh giá cao như vậy bởi Ramayana còn là

tập thơ giáo dục tư tưởng cao thượng, phản ánh mọi mối quan hệ con người

bình thường nhất Và vì thế, Ramayana thấm đậm chất nhân văn cao cả.

Quan niệm về tình yêu tích cực xuất hiện trong đạo đức dân gian Ấn Độ từrất xa xưa Người Ấn Độ quan niệm: "Người không có tình yêu, thì cái gìcũng giành cho mình, còn người có tình yêu thì giành cho người khác đếntận xương tủy của mình" [66] Và trong kinh Kural còn khẳng định "Cuộcsống của một tâm hồn không tình yêu cũng giống như một cây mọc lên trênbãi đất khô cằn và cát sỏi" [66] Tình yêu đã trở thành sợi dây liên kết con

người với con người Trong Ramayana quan niệm này hiện diện trong hình tượng Rama - Xita Ramayana là bài ca về tình yêu thủy chung của Rama - Xita thiên tình sử đầy diễm lệ này đã góp phần làm cho Ramayana mang

một vẻ đẹp huyền thoại Sự kết hợp tương xứng của hai dòng họ cao quýcủa cùng một đẳng cấp Đó là sự kết hợp giữa một bên là cái đẹp kiêu

Trang 31

hùng, dũng mạnh với một bên là cái đẹp đằm thắm, tinh khiết và sâu sắc.

Đó cũng chính là cái bản chất sâu xa nhất về quan niệm cái đẹp của người

Ấn Độ cổ đại Mối tình Rama - Xita đã đem đến cho Ramayana một vẻ đẹp

kiêu hùng, tráng lệ Chàng Rama có thể từ bỏ ngai vàng nhưng không thể

bỏ mất người yêu, có thể vào sinh, ra tử để cứu nàng nhưng không thể chấpnhận nàng không chung thủy Tôn giáo mặc dù có sức mạnh chi phối mọihoạt động cuộc sống con người nhưng vẫn không chiến thắng nổi khao khát

tự nhiên, bản tính tự nhiên của con người Đó chính là bản chất người caođẹp giàu ý nghĩa nhân văn Rama đã hơn một lần bộc lộ khao khát tình yêutrong thế giới thực tại chứ không phải là hạnh phúc quyến rũ của thế giới

mai sau hay cõi niết bàn: "Đối với anh, cảm thấy được sống cùng Giamaki

trên cõi đời trần thế này như thế là đủ chẳng cần gì hơn" [4, 214] Ở Xitacũng vậy, những khao khát của nàng được thổ lộ với Hanuman khi ở rừngAxôka: "Thật thà mà nói, không có Rama thì ta chẳng thèm khát khao ngay

cả cõi trời" [4, 215] Những con người này dẫu làm theo đạo Darma, tônthờ đấng Brahma nhưng những khao khát tự nhiên không bao giờ khỏa lấpbởi giáo điều cứng nhắc Nó vẫn ngời sáng lấp lánh trong mỗi trang củabản anh hùng ca

Bên cạnh đó, Ramayana còn là bộ sử thi ca ngợi tình cảm cao đẹp

giữa con người với con người Nhất là tình bạn nghĩa hiệp, tình anh em gắn

bó cao thượng Tình anh em giữa Lakmana với Rama và Xita, giữaHanuman với Rama Tất cả những con người này đều làm và thực hiệntheo lẽ phải của lương tâm, họ không bị ràng buộc bởi những giáo điều

cứng nhắc Đó chính là vẻ đẹp nhân văn cao cả mà Ramayana có được, làm cho Ramayana bất hủ.

Ramayana có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện mạch lạc, giản dị nghệ thuật miêu tả nhân vật trong sử thi Ấn Độ nói chung, trong Ramayana nói

riêng có những nét khác biệt sử thi một số nước Nếu một số sử thi trên thế

Trang 32

giới chú trọng miêu tả hành động của nhân vật, thì ngược lại sử thi Ấn Độvượt qua ước lệ đó, coi trọng miêu tả tâm lý, thể hiện nội tâm nhân vật Đặc

điểm này thể hiện rất rõ trong chương Rama buộc tội Chính nhờ đặc điểm này mà các loại nhân vật trong Ramayana đều mang "tính người" rất chân thực, sinh động, thậm chí "rất người" Đó là ảnh hưởng tư duy hướng nội, tư

duy tâm linh của người Ấn: luôn luôn muốn khám phá cái bí ẩn trong bảnthể con người

Có thể nói rằng Ramayana là một lâu đài kiến trúc tinh xảo, hoành

tráng, là sự kết hợp giữa ôn hòa rộng lớn với cái tỉ mỉ kỹ càng Đó cũngchính là nét kiến trúc mang rõ đặc điểm về quan niệm cái đẹp của người Ấn

Độ cổ đại Trong Ramayana, ta thấy tác giả sử dụng rất nhiều các định ngữ

cố định tập trung thể hiện đặc điểm phẩm chất đạo đức trong hình tượngnhân vật trung tâm, nhân vật lý tưởng của tác phẩm Nhân vật Ramathường gắn liền với các cụm từ như: “Rama ngay thẳng, Rama cao

thượng”, “Rama trung thực” xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, trở đi

trở lại như một điệp khúc nhằm ngợi ca vẻ đẹp đạo đức trong người anhhùng Trong cảm hứng ngợi ca của các tác phẩm sử thi trên thế giới, các tácgiả phần lớn thường ngợi ca những chiến công hiển hách, những phẩm chấtphi thường hay những đặc điểm về thể xác, sức mạnh kì vĩ vô song Ở sử

thi Iliát, Ôđixê , Hômerơ đã so sánh sức mạnh của Asin “chạy nhanh như gió”, Apôlông “bắn xa muôn dặm”, Agamenông “quyền thế” Những định

tố đó thể hiện sức mạnh thể lực, tài năng, khí chất của nhân vật, tạo nên

kiểu nhân vật hành động vốn rất quen thuộc của sử thi Còn ở Ramayana,

nhân vật trung tâm được xây dựng trong cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của đạođức Vì thế, các định tố cũng được gắn liền với những cụm từ thể hiện giátrị đạo đức của các nhân vật Chính điều đó đã tạo nên kiểu nhân vật rất đặcbiệt trong sử thi Ấn Độ: Kiểu nhân vật Kơsatrya - Bàlamôn, những ngườianh hùng đạo sĩ phụng thờ cả hai lý tưởng, lý tưởng anh hùng và lý tưởng

Trang 33

của đạo đức tôn giáo Vẻ đẹp Ấn Độ, sắc màu Ấn Độ được thể hiện đậmnét ngay những tiểu tố nghệ thuật vốn hết sức độc đáo này.

Phép lặp lại cũng là một hình thức nghệ thuật rất quen thuộc của sửthi Để tăng tính thuyết phục và nhằm nhấn mạnh một vẻ đẹp về phẩm chấttài năng, sức mạnh trí tuệ, đạo đức bổn phận tác giả thường sử dụng triệt đểphép lặp hay còn gọi lối nhắc lại Miêu tả vẻ đẹp của Xita, tác giả thường

ví với các hình ảnh thiên nhiên, các cụm từ thường xuyên được nhắc lạinhư "Người đẹp - khuôn mặt bông sen" [5, 237] "Gianaki nom như mặttrăng lấp lánh" [5, 241] Tác giả ví khuôn mặt Xita như mặt trăng trònnhằm khắc họa vẻ đẹp đầy đặn, viên mãn, thanh khiết gợi cho chúng tanghĩ đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh thoát Lối nhắc đi nhắc lại cụm từ đó nhằmnhấn mạnh nhiệm vụ, vai trò bổn phận trong mỗi con người, đồng thờikhẳng định một vẻ đẹp đạo đức truyền thống không chỉ có ở riêng ai mà làphẩm chất chung của mọi người trong thời đại sử thi Nhờ thủ pháp lặp đó,tác giả không chỉ giúp người tiếp nhận nắm được nội dung câu chuyện mộtcách dễ dàng mà điều quan trọng là nó chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tưtưởng chủ đạo của tác phẩm Đó là sự đề cao, tô đậm vẻ đẹp đạo đức của nhânvật - một vẻ đẹp mang đậm tinh thần đạo lý theo quan niệm truyền thốngcủa người dân Ấn Độ

Tính thuyết lý là một đặc điểm phổ biến của sử thi Ramayana.

Những đoạn thuyết lý thường có giọng điệu chậm rãi, kể lể dài dòng nhưngvẫn mang sức thuyết phục cao Vì vậy ta có thể thấy các nhân vật trong sử

thi Ramayana thường nói rất nhiều trong mọi tình thế: khi thuận hòa, khi

tranh cãi, ngay cả khi đang chiến đấu Khi Rama tiêu diệt Vali, sau “lời tố

cáo nghiêm trọng” của kẻ thù đối với chàng Tác phẩm được tiếp tục bằng

một chương “Rama đáp lại” với những lời lẽ dài dòng dàn trải, Tuy nhiên,những lời lý thuyết của nhân vật không những làm cho đối phương chịu sự

thuyết phục về hành động vật chất như trong Iliát mà điều quan trọng hơn

Trang 34

cả là để "thuyết giáo buộc đối phương phải thừa nhận những giáo lý về tôngiáo, từ đó rút ra những bài học đạo đức" [39] Sau cuộc đấu khẩu giữaRama và Vali, nhờ cuộc đối thoại mang tính lý thuyết cũng là lúc nhân vậtthực thi bổn phận của mình là giảng dạy những bài học về đạo đức, phục

vụ cho tôn giáo Bàlamôn Đó là vẻ đẹp của "đạo", "pháp" luôn thường trực,sống dậy và ùa về trong tâm linh và tinh thần của tất cả mọi người dân Ấn

Độ có tự bao đời

Một trong những đặc sắc nghệ thuật của sử thi Ramayana là việc sử

dụng các biểu tượng nghệ thuật Đó là những hình ảnh mang tính tượngtrưng có ý nghĩa thẩm mĩ cao trong việc diễn đạt hiệu quả ý tưởng nghệthuật, nội dung tư tưởng của nhà văn trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

Trong Ramayana, chúng ta thấy sự xuất hiện liên tiếp các biểu tượng nghệ

thuật, như: hình ảnh sông Hằng - dòng sông tâm linh nuôi dưỡng và thanhlọc tâm hồn bao người con đất Ấn, hình ảnh ngọn lửa biểu tượng cho sựtrong sạch, tẩy uế và tái sinh, hình ảnh dòng máu đỏ thắm biểu tượng chotinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự bất tử Đặc biệt, ở sử thi Ấn

Độ, biểu tượng núi rừng, môi trường để nhân vật nhận thức và hòa nhập, làđối tượng được miêu tả đặc biệt quan tâm khám phá và thể hiện Khôngphải ngẫu nhiên núi rừng trở thành một biểu tượng cho sự nhận thức, hòanhập và giải thoát trong tâm linh của người Ấn Độ Phải chăng, chính cáibầu không khí yên tĩnh, thanh sạch không nhuốm bụi trần ai, cùng với thếgiới thiên nhiên hoang dã đến kì lạ đã khiến cho tâm hồn con người thực sựđược “thanh lọc” Đồng thời núi rừng cũng trở thành linh thiêng hùng vĩ, làkhông gian nguồn cội đưa con người trở về với bản chất linh thánh, tìm lại

sự bình thản nội tâm Và hơn ai hết, thiên nhiên núi rừng luôn là người mẹhiền trìu mến ấp ủ, che chở cho những linh hồn thánh thiện muốn trở vềhòa nhập vào đại hòa điệu của vũ trụ trong cõi Moksha khi đã thực hiệnđược con đường bổn phận cho riêng mình

Trang 35

1.1.3.2 Sử thi Ôđixê

Đề tài của tác phẩm được rút ra từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh

thành Tơ-roa, nhưng nhà thơ có dụng ý để cho Ôđixê như là một sự tiếp nối của Iliát Nếu Iliát là "bản anh hùng ca chiến trận" của thời kì chiến tranh

bộ tộc, thời kì chiến tranh là "một phương tiện kiếm lợi thông thường", thì

chủ đề của Ôđixê là "sự trở về" quê hương của Uylítxơ sau mười năm tham

gia chiến tranh thành Tơ-roa Nó phản ánh thời kì người Hy Lạp đã ổn định

và đang đem hết tâm sức của mình ra để xây dựng một cuộc sống hòa bình

hạnh phúc Và cũng giống như Iliát, hành động nhân vật, cốt truyện của

thiên trường ca này xoay quanh một điểm tựa duy nhất, đó là con đườnghồi hương của Uylítxơ từ thành Tơ-roa đến đảo Itac Điều cần chú ý làHômerơ không miêu tả toàn bộ sự kiện xảy ra trong cuộc đời người anhhùng, mà chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trên con đường hồi hương củachàng Tuy nhiên điểm tựa này đã được khai triển trên một chuỗi những sựkiện khiến cho diễn biến nội dung của bản trường ca có vẻ phức tạp hơn

Iliát, Ôđixê là câu chuyện về một người anh hùng phiêu bạt xa quê hương

trong nhiều năm trời, chàng bị thần Pôdêidông (thần biển) ghét bỏ, tìmcách cô lập và hãm hại Còn tại gia đình chàng, bọn cầu hôn đang phungphí tài sản và tìm cách hãm hại con chàng Cuối cùng chàng về đến xứ sở

và chỉ lộ mặt với một vài người thân để có thể lập mưu trừng trị kẻ thù củamình Chàng đã chiến thắng và cuối cùng gia đình đã sum họp hạnh phúc

Ôđixê gồm 12.110 câu thơ và cũng được chia làm 24 khúc ca Từ đầu đến

hết khúc ca XII, một nửa tác phẩm là dành cho việc mô tả cuộc phiêu lưucủa Uylítxơ, những nơi người anh hùng đặt chân tới và những gian nannguy hiểm mà chàng gặp phải Đây là nội dung chính, ngoài ra Hômerơcũng đề cập đến cuộc họp của các vị thần và việc Têlêmác đi tìm chanhưng đó là điểm thứ yếu; từ khúc ca XIII trở đi là mô tả việc Uylítxơ trở

về Itac và việc chàng lập mưu tính kế trừng phạt bọn cầu hôn

Trang 36

Tuy nội dung phân chia rõ ràng cân đối như vậy nhưng thật ra tácphẩm thu hút người đọc từ xưa đến nay là ở những cuộc phiêu lưu của

Uylítxơ Nếu Iliát ra đời vào thời kì các cuộc chiến tranh giữa các "bộ tộc

chúng ta" và "bộ tộc chính nó" Trong cuộc chiến tranh liên minh giữa các

bộ lạc cần phải có sức mạnh để tiến hành các cuộc chiến tranh như mộthình thức thu lại lợi nhuận cho các bộ tộc Và Asin như là một cách thần

thánh hóa sức mạnh của người Hy Lạp ở thời kì đó, cho nên trong Iliát cái

mưu trí, trí tuệ của Uylítxơ nhường chỗ cho "trái tim nóng", cho cái

"dũng", cái sôi động, nảy lửa của Asin Nhưng đến Ôđixê thì khác, đất

nước Hy Lạp lúc này đã chuyển sang một thời kì mới, thời kì Hy Lạp đã ổn

định và đem hết tâm sức xây dựng một cuộc sống mới Sử thi Ôđixê lúc này

không phải phản ánh các cuộc chiến tranh bộ tộc mà phản ánh một khía cạnhkhác là cuộc sống vật lộn giữa con người với thiên nhiên, con người với chínhmình và những cám dỗ trong cuộc sống để vươn lên xây dựng tương lai tươiđẹp hơn Chính trong thời kì này cần có những bộ óc, những trí tuệ tuyệt vờicủa con người để có thể chiến thắng tất cả Asin là sự thần thánh hóa sứcmạnh thì Uylítxơ là sự thần thánh hóa đầu óc khôn ngoan của con người

Trường ca Ôđixê dài 12.110 câu thơ để chỉ miêu tả sự vật lộn, vất vả trên

hành trình trở về quê hương và công cuộc bảo vệ gia đình cũng như quy chế,chế ước của thành bang Lúc này, trong bộ sử thi dài của Hômerơ không miêu

tả cả một tập thể anh hùng nữa mà chỉ là cuộc đấu tranh đến cùng của một cánhân, cuộc trở về của một vị anh hùng mà thôi Điều này chứng tỏ xã hội củacác cuộc chiến tranh bộ tộc đang tan rã dần, đời sống tập thể với sức mạnhcộng đồng không được đề cao Thay vào đó là ý chí, nghị lực cùng đời sốngcủa con người cá nhân, với đầu óc tinh khôn họ sẽ sống trong "thời đại củacác thành bang, những cộng đồng và bảo vệ đất đai và quyền lợi của mình"[15, 66] Báo trước cuộc sống của những con người đầy tình cảm yêu thươnggia đình và tình hữu nghị rộng lớn hơn giữa con người với con người

Trang 37

Bước ra từ thần thoại, truyền thuyết là một Uylítxơ với trí tuệ anhminh, đó là điều căn nguyên đầu tiên của người anh hùng Uylítxơ NếuAsin là vẻ đẹp sực rỡ trên chiến trường thì Uylítxơ là vẻ đẹp của con ngườitrong cuộc chiến tranh với tự nhiên, từng bước xây dựng cuộc sống hòabình Uylítxơ phản ánh quan điểm thẩm mĩ của thời đại con người xâydựng cuộc sống hòa bình, mở rộng các vùng đất đai Đó là thời kì tài năngchiến trận được thay thế bằng trí thông minh, kinh nghiệm sống và nhữnghiểu biết thực tế Hành trình trở về quê hương của Uylítxơ đã bị phiêu bạtkhắp "chân trời góc bể" Nhưng những vùng đất xa lạ mà người anh hùngtrải qua tái hiện quá trình "Di dân của người Hy Lạp sang những vùng ĐịaTrung Hải" [15, 63] Trên hành trình trở về của mình, Uylítxơ đã bộc lộ hết

"trí tuệ sánh tựa thần linh" vượt qua từng thử thách Cuộc chiến đấu với tênkhổng lồ Pôliphem, vượt qua xứ sở của người khổng lồ Lextôriong, qua xứ

sở của người Lôtôphazơ ăn hoa sen không tránh khỏi những cái giá phảitrả nhưng Uylítxơ bằng cái đầu "đa mưu lắm mẹo" đã đưa thuyền của mìnhthoát hiểm Thật tài tình khi Uylítxơ đã nghĩ ra bài toán vượt hangPôliphem đầy khó khăn và mạo hiểm Với cái tên "không ai cả" đã khắcsâu vào tâm trí nhân loại hình ảnh người anh hùng thông minh tài trí Sựthông minh đó cũng chính là mũi tên đâm chết 108 kẻ cầu hôn và trừng trịnhững tên "phản chủ nhà" giành lại công bằng, chân lí trên đảo Itac Nhưvậy, vẻ đẹp trí tuệ của người anh hùng cũng chính là cái đích vươn tới củacon người Đó như là một kho báu của nhân loại Trải qua suốt dọc thờigian "trí tuệ sánh tựa thần linh" của Uylítxơ vẫn là ước mơ của con ngườimuốn đạt được Được trang bị bởi cái "trí tuệ tinh anh" con người có thểchinh phục và đương đầu với tất cả các lực lượng tự nhiên, đương đầu với

cả vũ trụ huyền bí đang khám phá Vì vậy, ở góc độ trí tuệ thì Uylítxơ cònsống mãi như một biểu tượng của trí tuệ Hi Lạp, trí tuệ châu Âu và trí tuệnhân loại Con người luôn hướng đến sự sống, đấu tranh để giành sự sống

Trang 38

Uylítxơ cũng vậy, người anh hùng cùng ý chí và nghị lực phi thường đãchịu bao khó khăn, thử thách, đối đầu với bao hiểm nguy nhưng vẫn vật lộn

để giành giật sự sống cho mình mà không từ bỏ, ý chí vượt lên để có thể trở

về quê hương, đoàn tụ gia đình

Hình tượng Uylítxơ vì vậy là "Hình tượng nhân vật điển hình củathời đại Hi Lạp đã chinh phục đất đai để di dân" [15, 63] Hiện thực cuộc

sống mà Ôđixê phản ánh không phải là những cuộc chiến tranh bộ tộc ở vùng biển Êgiê như trong Iliát mà nó là giai đoạn muộn hơn của lịch sử Hy

Lạp, khi người Hy Lạp đã trong quá trình ổn định cuộc sống, muốn tìmhiểu về thế giới xung quanh Sự mở mang đất đai, giao lưu trao đổi giữacác vùng đất, thương mại mẫu dịch nó đánh dấu sự phát triển của xã hộiđang từ bỏ chế độ thị tộc bước sang ngưỡng cửa thời đại văn minh Vùngbiển mà Uylítxơ đã đi qua trên hành trình trở về là miền biển phía tây ĐịaTrung Hải, nơi mà người Hy Lạp muốn khám phá và mở rộng tầm mắt.Những vùng đất mới, những phong tục tập quán khác nhau, đó là cơ sởhiện thực để trí tưởng tượng của con người được bay bổng Cuộc phiêu bạtcủa chàng chính là sự phiêu lưu đi tìm những miền đất mới, mở rộng thêm

"tầm nhìn" ra thế giới Uylítxơ mang khát vọng chung của loài người muốntìm hiểu, khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh Cùng với đó làniềm say mê khám phá các miền đất mới Ở góc độ nào đó thì đây chính là

sự chinh phục tự nhiên, con người đã vươn lên làm chủ thiên nhiên và làmchủ bản thân mình Với tấm lòng hòa hữu Uylítxơ như một sứ giả đi đặtcác mối quan hệ "giao hảo" giữa các xứ sở, các vùng đất Uylítxơ đã đếnvùng đất của những người Xíclốp hoang dại, tàn bạo cũng như đã đặt chânlên đảo Êdôiz hay đảo Phêaxi với cuộc sống êm ấm, hạnh phúc Cuộc khámphá đó của Uylítxơ cho ta thấy hành trình đi lên của xã hội loài người, từthời kì dã man phản ánh qua miền đất của những tên khổng lồ Xíclốp bướcđến một thời kì văn minh hơn như cuộc sống trên đảo Phêaxi Qua hình

Trang 39

tượng Uylítxơ với trí tuệ tuyệt vời Hômerơ đã mở ra cho con người thời đại

đó cả một chân trời để khám phá, để tìm hiểu mở rộng tầm nhìn cho con

người về thế giới Trong Ôđixê, các vẻ đẹp của Uylítxơ đan cài nhau, cái

này là cơ sở, tiền đề cho cái khác: trí tuệ, nghị lực, tình yêu Lòng hamkhám phá tất cả điều đó tạo nên hình tượng Uylítxơ

Đồng thời với những cái cao cả, hùng vĩ, tầm vóc người anh hùngcòn là "những hình thái nhân sinh" như: sự yêu ghét, lòng đam mê, sự tônkính Hình tượng Uylítxơ in đậm trong tâm trí người đọc sử thi với tìnhyêu quê hương, yêu gia đình sâu sắc, yêu cái đẹp, lòng đam mê khám phá,cùng với đó là những tình cảm khác như sự thành kính đối với thần linh,lòng căm thù bọn phản bội Tất cả những tình cảm, trạng thái đó tạo nênmột hình tượng Uylítxơ sinh động và giàu "chất người" hơn Tình yêu quêhương, yêu gia đình là tính nhân bản sâu sắc của con người Chính tình yêuquê hương, yêu gia đình là cơ sở và nguồn động lực cho ý chí và nghị lựcphi thường Nó đã giúp chàng vượt qua bao khó khăn, thử thách, đối mặtvới thần linh, với số phận cũng như bao cám dỗ trong suốt hành trình trở vềcủa mình Trước sự trả thù tàn bạo và dai dẳng của thần biển Pôdêidông,một mình cô độc giữa biển khơi đầy sóng gió và bão tố, vậy mà Uylítxơvẫn vật lộn, giành giật cuộc sống của mình từ tay thần số mệnh, cuối cùngchàng đã thắng Ý chí và nghị lực phi thường đã giúp cho con người bé nhỏ

có thể vượt lên sự khắc nghiệt của tự nhiên, làm chủ tự nhiên Tình yêu quêhương nồng nàn và thắm thiết, tình cảm gia đình thủy chung và son sắc nhưngấm vào máu thịt của Uylítxơ, nó tạo nên một sức mạnh thần thánh đểUylítxơ chiến thắng trở về sau mười năm trôi dạt khắp "chân trời góc bể".Uylítxơ được khắc họa nhiều chiều của tình cảm không chỉ tình yêu quêhương, yêu gia đình, tình vợ chồng, tình cha con và còn tình chủ tớ, tìnhthương yêu những người nghèo khổ sự phức tạp nhiều chiều của tình cảmgóp phần tạo ra một chân dung mới "đầy sức sống và đầy chất nhân văn"

Trang 40

Qua Ôđixê, Hômerơ đã khái quát thành công một bức tranh về thời đại,

trong đó thể hiện đầy đủ những tinh thần thẩm mĩ cũng như khát vọng vàước mơ của người Hy Lạp

Người anh hùng là biểu tượng tinh thần vật chất của nền văn hóa đãsản sinh ra nó Hình tượng Uylítxơ là đại diện cho những giá trị tinh thầntiêu biểu cho nền văn hóa Hy Lạp cổ Quan điểm thẩm mĩ của người HyLạp mang đặc điểm của tư duy nhân loại trong thời kì đầu xây dựng xã hộiloài người, song nó sớm phát triển theo một hệ tư duy riêng của người HyLạp và hình tượng Uylítxơ ít nhiều mang tầm vóc của huyền thoại hóa, conngười gần như được sánh ngang thần linh, về trí tuệ và sức mạnh Songchúng ta thấy sức mạnh chính của Uylítxơ không phải là sức mạnh có sẵnnhư các vị thần mà nó là sự vận động trí não trải qua một quá trình chiếnđấu và đúc rút thành kinh nghiệm Xây dựng hình tượng Uylítxơ với những

vẻ đẹp đạt đến chuẩn mực điển hình, nó thể hiện ước mơ vươn tới cái hoànhảo tuyệt đỉnh của người Hy Lạp, đó cũng là cái hướng tới của con người -cái đẹp tuyệt đối Mọi ước mơ của người Hy Lạp đều gắn vào nhân vậtUylítxơ Quá trình phiêu bạt của Uylítxơ còn giới thiệu cho chúng ta mộtmặt khác của niềm mơ ước, khát vọng của con người Hy Lạp thời cổ muốnthoát khỏi thời đại dã man để bước sang thời đại văn minh

Anh hùng ca của Hômerơ có sức bao quát hiện thực rộng lớn.Nhưng những anh hùng ca này lại là những tác phẩm đi sâu miêu tả rõ nét,chi tiết đối tượng, tâm trạng, cảm xúc và hành động Bởi Hômerơ sử dụnglối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể Với lối miêu tả này, tác giả đã vẽ ra đượcnhững bức tranh sinh động trước mắt chúng ta, tạo ra những rung độngnghệ thuật sâu sắc N.I.Gơnêđisơnx nhận xét: "Hômerơ không miêu tả sựvật và dường như đem nó đặt trước mắt anh để anh nhìn thấy nó Tính chấtgiản dị và sức mạnh của câu chuyện kể đã tạo ra sức hấp dẫn kì diệu ấy"[36, 275] Bổ sung cùng với lối miêu tả chi tiết là những đoạn miêu tả được

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w