1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn

116 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 505 KB

Nội dung

Lúc đầu, bộ môn này được gọi là “Tu từ học tiếng Việt” và được biên soạn với tư cách là một bộ phận trong Giáo trình Việt ngữ của Đại học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở những thành tựu của đ

Trang 1

PHAN THÞ HOµI

D¹Y HäC PHONG C¸CH HäC TRONG CH¦¥NG TR×NH NG÷ V¡N

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 PHẦN PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8

1.1 Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn và vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông 8

1.1.1 Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 8

1.1.2 Vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành 10

1.2 Nội dung phần Phong cách học trong sách Ngữ văn THPT 14

1.2.1 Phần phong cách học trong sách Ngữ văn THPT cơ bản 14

1.2.2 Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao 21

1.2.3 So sánh phần Phong cách học trong sách ngữ văn THPT hiện hành với phần Phong cách học trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000 27

1.3 Áp lực của việc đổi mới phương pháp dạy học phần Phong cách học từ chương trình và sách giáo khoa mới 30

Trang 3

1.3.2 Áp lực từ yêu cầu về tính hệ thống trong nguyên tắc dạy học 32

1.3.3 Áp lực về sự cập nhật thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học và Việt ngữ học 32

1.3.4 Áp lực về sự cập nhật thông tin giáo dục học hiện đại trên thế giới .34

Chương 2 DẠY - HỌC LÍ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 35

2.1 Tri thức lí thuyết Phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT .35

2.2 Tiếp cận các khái niệm cơ bản về phong cách học 37

2.2.1 Một số khái niệm cơ bản về phong cách học cần tiếp cận 37

2.2.2 Phương pháp hình thành, củng cố khái niệm phong cách học cho học sinh 41

2.3 Củng cố các khái niệm và đặc điểm ngôn ngữ trong các phong cách chức năng qua văn bản Đọc - hiểu 62

2.3.1 Vấn đề phong cách chức năng của các văn bản Đọc - hiểu trong chương trình 62

2.3.2 Tích hợp tri thức phong cách học và tri thức đọc - hiểu trong dạy học Ngữ văn 64

2.3.3 Giáo án thể nghiệm dạy lí thuyết phong cách học 69

Chương 3 DẠY HỌC THỰC HÀNH PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 74

3.1 Mục đích và các dạng bài tập thực hành phong cách học 74

3.1.1 Mục đích dạy thực hành phong cách học 74

3.1.2 Các dạng bài tập thực hành phong cách học 75

3.2 Thực hành nhận diện phong cách học 78

Trang 4

3.2.1 Tiếp cận văn bản thuộc các phong cách chức năng khác nhau 78 3.2.2 Phương pháp so sánh đối lập trong nhận diện phong cách học 79

Trang 5

3.3.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ 84

3.3.2 Phân tích phong cách học trong phần đọc - hiểu văn bản 88

3.4 Thực hành tạo lập văn bản theo phong cách chức năng 90

3.4.1 Yêu cầu về tạo lập văn bản đối với học sinh THPT 90

3.4.2 Phương pháp rèn luyện theo mẫu trong tạo lập văn bản 94

3.5 Giáo án thể nghiệm dạy thực hành phong cách học 97

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Hiện nay, dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp được

xem là một trong những nguyên tắc hàng đầu nhằm nâng cao khả năng nghe,

nói, đọc, viết cho học sinh Với nguyên tắc này, văn bản được xem là đơn vị

hết sức quan trọng Các văn bản có thể là sản phẩm ngôn ngữ do học sinh tạolập, có thể là đơn vị ngôn ngữ mà học sinh cần lĩnh hội (đọc - hiểu), và mỗimột văn bản như thế đương nhiên thuộc về một phong cách chức năng nhấtđịnh Như vậy, dạy học tiếng Việt gắn với hành chức không thể tách rời vấn

đề phong cách chức năng của văn bản Đây là một trong những điểm mới, phùhợp với xu thế chung của dạy học tiếng trên thế giới hiện nay

1.2 Bộ sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông đang được sửdụng trong nhà trường hiện nay có nhiều điểm mới so với bộ sách hợp nhấtnăm 2000 Nếu như phần Từ ngữ và Ngữ pháp có sự kế thừa kiến thức củacác lớp dưới, thì Phong cách học là một phần hoàn toàn mới Sáu phong cáchchức năng được phân bố ở cả ba khối lớp, được biên soạn có hệ thống hơn sovới những nội dung khác của phần Tiếng Việt Mặt khác, do được biên soạntheo nguyên tắc tích hợp, những tri thức về phong cách học còn có quan hệliên thông với phần Đọc - hiểu và Làm văn Thực tế đó đòi hỏi người giáoviên phải nghiên cứu, nắm bắt những điểm khác biệt về nội dung của sáchNgữ văn mới so với sách Văn học và Tiếng Việt trước đây mới có thể đápứng những yêu cầu của công việc dạy - học

1.3 Việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề thời sự trongngành giáo dục hiện nay Đối với môn Ngữ văn, phương pháp dạy học củacác phân môn Đọc - hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có những khác biệt mang tínhđặc thù Ngay trong phần Tiếng Việt, những tìm tòi, đổi mới phương phápdạy học cũng phải gắn với các phần cụ thể Những phương pháp và thủ pháp

Trang 7

đắc dụng trong dạy học Từ ngữ chưa hẳn đã hoàn toàn phù hợp với dạy họcNgữ pháp, Phong cách học và ngược lại.

Đó là những lí do để chúng tôi đi vào tìm hiểu, đề xuất những phươngpháp dạy học đối với loạt bài phong cách học trong chương trình Ngữ vănTHPT hiện hành

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Vấn đề nghiên cứu phong cách học

Cùng với các chuyên ngành khác của ngôn ngữ học, việc nghiên cứuphong cách học đã có một lịch sử khá lâu dài Tuy nhiên, trước khi lý thuyếtngôn ngữ học đại cương của F.dơ Xố-xuya ra đời, việc nghiên cứu phongcách học chưa có tính hệ thống "Nói cách khác, ở giai đoạn này, phong cáchhọc chưa phải là một bộ môn khoa học thực sự vì nó chưa trang bị được chomình những phương pháp nghiên cứu cụ thể” [9, tr.5] “Phải đợi đến thế kỷ

XX, sau khi F dơ Xốt-xuya tiến hành một cuộc cách mạng vĩ đại trong ngônngữ học với công trình lí thuyết về ngôn ngữ học đại cương thì phong cáchmới có đủ những điều kiện để trở thành một bộ môn khoa học độc lập thực sựvới đầy đủ ý nghĩa của nó” [9 tr.9]

Sự manh nha của những tư tưởng phong cách học có lẽ bắt đầu từ thời

cổ đại Hy Lạp, với ý kiến của một số nhà triết học cổ đại như Platon,Democrit, Arixtôt từ trước Công nguyên bàn về diễn thuyết của nhà hùngbiện, gọi là phép mĩ từ Đến những năm đầu Công nguyên, ý tưởng này đãđược một số nhà thơ, nhà hùng biện như Virgile, Cicèron (La Mã) bổ sung vàphát triển thêm Tiếp sau đó, nhiều học giả phương Tây, phương Đông trong

đó có cả Việt Nam đã bàn đến vấn đề biến hóa của lời nói, các biện pháp traudồi lời nói, nhất là trong lĩnh vực sáng tác văn chương

Nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX, một trong những học trò xuất sắccủa F.dơ Xốt-xuya là Ch Bally (1865 - 1947) đã đặt nền móng cho phong

Trang 8

cách học hiện đại Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Khảo luận về phong

cách học tiếng Pháp gồm 2 tập, trong đó, ông dành riêng một tập cho lý

thuyết phong cách học Theo ông: “Phong cách học nghiên cứu các sự kiệnbiểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là

sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đốivới tình cảm” [Dẫn theo 15, tr.27] Công trình nghiên cứu của Ch Bally cótính chất nền tảng của phong cách học, đánh dấu một bước chuyển lớn lao từ

tu từ học cổ điển sang phong cách học hiện đại Phải nói rằng, Ch Bally làngười có công lớn trong việc xác định đối tượng, phương pháp nghiên cứucho chuyên ngành này

Sau Bally, việc nghiên cứu phong cách học vẫn được tiếp tục ở Pháp vàphát triển ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc… Các nhà nghiên cứu

đã tập trung vào các vấn đề mấu chốt của phong cách học như: xác định đốitượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phân loại phong cách chức năng, …

Ở Việt Nam, môn Phong cách học Tiếng Việt được hình thành vàonhững năm 1964 Lúc đầu, bộ môn này được gọi là “Tu từ học tiếng Việt” và

được biên soạn với tư cách là một bộ phận trong Giáo trình Việt ngữ của Đại

học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở những thành tựu của đội ngũ cán bộ giảngdạy về phong cách tiếng Việt lúc bấy giờ Từ năm 1968 trở đi, Phong cáchhọc tiếng Việt đã được tách riêng ra, giảng dạy ở bậc đại học với tư cách làmột môn khoa học độc lập Có nhiều cuốn sách, tư liệu, giáo trình, bài báo,luận văn, khóa luận,… đã tập trung nghiên cứu về bộ môn này

Sau Giáo trình Việt ngữ (t.3) - Tu từ học do Đinh Trọng Lạc viết năm

1964, Phong cách học được xem như một môn khoa học mới ở Việt Nam, lần

lượt các giáo trình về phong cách học ra đời Đó là Giáo trình phong cách

học tiếng Việt hiện đại của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn

Nguyên Trứ; Mấy bài giảng về phong cách học của Nguyễn Thái Hòa; Tư

Trang 9

liệu phong cách học của Đinh Xuân Hiền; Phong cách học tiếng Việt hiện đại

của Hoàng Trọng Phiến; Giáo trình phong cách học của Võ Bình, Lê Anh Hiền; Phong cách học của Hoàng Văn Hành,… Các giáo trình chủ yếu tập

trung đề cập đến khái niệm, phân loại và đặc điểm các phong cách chức năng

Từ đó đến nay, trong thư mục nghiên cứu phong cách học ở nước ta,

không thể không nói đến Phong cách học tiếng Việt (1982) của nhóm tác giả

Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Võ Bình, Nguyễn Thái Hòa; Phong cách học và

đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú (1983); giáo trình Phong cách học tiếng Việt và Thực hành Phong cách học của hai tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ

biên) và Nguyễn Thái Hòa (1994); 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng

Việt (1995) của Đinh Trọng Lạc; Dẫn luận phong cách học (1997) và Từ điển

Tu từ - Phong cách - Thi pháp học (2005) của Nguyễn Thái Hòa; Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt của Hữu Đạt Về thực hành, đã

có những công trình vận dụng lí thuyết phong cách để cắt nghĩa đặc trưng thể

loại cũng như nghiên cứu phong cách tác giả Đáng chú ý có Phong cách

Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) của Phan Ngọc; Con mắt thơ (1994), tái

bản năm 2000 đổi tên thành Mắt thơ của Đỗ Lai Thúy; Những vấn đề thi

pháp của truyện của Nguyễn Thái Hòa

Nhìn chung, về lí thuyết cũng như thực hành, nghiên cứu phong cáchhọc tiếng Việt đã đạt được những bước tiến đáng kể Đây là cơ sở quan trọngcho việc hình thành các phương pháp dạy học phong cách học trong nhàtrường trung học phổ thông

1.2 Về nghiên cứu phương pháp dạy học phong cách học

Công trình đầu tiên đặt vấn đề và nêu các phương pháp, thủ pháp dạy

học phong cách học ở Việt Nam có lẽ là giáo trình Phương pháp dạy học

tiếng Việt của nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán.

Phong cách học vốn là một hợp phần quan trọng trong sách giáo khoa Tiếng

Trang 10

Việt THPT, nên giáo trình đã dành chương VII để bản về phương pháp dạyhọc phong cách học Sau khi nêu một vài vấn đề có tính chất khái quát vềphần Phong cách học trong chương trình Tiếng Việt THPT, tác giả đi vào

những nội dung then chốt như Những cơ sở của việc dạy học phong cách học,

Phương pháp dạy học phong cách học (cả về lí thuyết và thực hành)

[1, tr.159-184) Là giáo trình được biên soạn theo chương trình và sách giáokhoa Tiếng Việt cũ, nên có một số nội dung, bài học cụ thể được đề cập trong

đó không còn phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới nữa Tuynhiên, những luận điếm có tính phương pháp luận về vấn đề dạy học phongcách học vẫn rất có ý nghĩa

Khi bộ sách Ngữ văn THPT biên soạn theo tình thần tích hợp mới chỉ

ra mắt cuốn Ngữ văn 10 tập 1, 2 (cơ bản và nâng cao), tháng 7 năm 2000,

Khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh đã phối hợp với các Sở Giáo dục Nghệ

An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia bàn về Dạyhọc Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới Tại diễn đàn này, đã

có một số tham luận bàn về nội dung và phương pháp dạy học các bài họcphong cách học trong Ngữ văn 10 Đáng chú ý có "Một số suy nghĩ về việc

dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 tập 2 nâng cao)" của Lê Thị Sao Chi [31, tr.210-212]; Trao đổi về nội dung bài Phong cách

ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, tập 1) của Lê Thời Tân [31 tr.79-84]; Trao đổi về cách dạy bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10, tập

2, chương trình nâng cao) của Đoàn Mạnh Tiến [31, tr.213216]; Để dạy

-học tốt phần Tiếng Việt trong sách giáo khoa trung -học phổ thông (bộ mới)của Đặng Lưu [31, tr.165-168] Những ý kiến trong các bài nêu trên đây đượcphát biểu khá sớm sủa, khi chương trình và sách giáo khoa mới vừa "ra lò",thời gian kiểm nghiệm chưa nhiều Do đó, các ý kiến cũng mới chỉ dừng lại ởnhững suy nghĩ bước đầu, đòi hòi phải tiếp tục đào sâu khi bộ sách được hoàn

Trang 11

chỉnh, đặc biệt là khi có những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học ở nhàtrường phổ thông.

Từ tình hình nghiên cứu về phong cách học, đặc biệt là vấn đề dạyhọc phong cách học ở nhà trường THPT nêu trên, chúng tôi càng thấy rõyêu cầu phải tìm tòi những cách dạy học đối với hợp phần này trongchương trình và sách giáo khoa mới, để góp thêm tiếng nói cần thiết chocông việc đối mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết trong nhàtrường hiện nay

3 Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu nội dung phần Phong cách

học trong sách giáo khoa Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 và sách Ngữ văn

THPT mới, ở cả hai bộ cơ bản và nâng cao, những cách thức dạy học đã được

đề xuất trong các giáo trình cũng như đã được áp dụng trong thực tế dạy họcđối với hợp phần phong cách học trong cả hai bộ sách

3.2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi hướng tới mục đích thiết thực: tìm hiểu thấuđáo những đặc điểm về nội dung của các bài phong cách chức năng trongsách Ngữ văn THPT, trên cơ sở đó, trình bày quan điểm về những phươngpháp và thủ pháp dạy học nhằm góp phần nâng cho chất lượng dạy học phầnTiếng Việt nói riêng, môn Ngữ văn nói chung ở THPT

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm những tri thức trong loạt bàiphong cách học ở hai bộ sách Ngữ văn THPT (bộ sách cơ bản và bộ sáchnâng cao), những vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy - học phong cách học

và thực tế dạy - học phần này trong nhà trường

Trang 12

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Những vấn đề lí thuyết về phong cách học trong hai bộ sách Ngữvăn THPT

4.2 Những nội dung luyện tập phong cách học

4.3 Các phương pháp dạy - học phong cách học (gồm cả dạy lí thuyết

và thực hành)

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương

pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn Cụ thể là: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hoá, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm…

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được

triển khai trong ba chương:

Chương 1 Phần Phong cách học trong chương trình Ngữ văn trung

Trang 13

Chương 1 PHẦN PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn và vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

1.1.1 Quan điểm tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn

Tích hợp là một thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành giáo dục từ

năm 2002 - khi công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục bắt đầu diễn ra một cáchmạnh mẽ, toàn diện Với khẩu hiệu dạy học hướng vào người học, lấy họcsinh làm trung tâm, phong trào đổi mới phương pháp dạy học diễn ra rầm rộ

và kéo theo nó là việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Môn Ngữ văncũng không nằm ngoài quy luật đó Thuật ngữ “Ngữ văn” cũng từ đó mà rađời Bộ môn Ngữ văn, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn là sự kết hợpcủa ba phân môn, ba cuốn sách: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn Như vậy,tên gọi mới của bộ môn, của sách giáo khoa đã phản ánh phần nào sự đổi mớitrong cách nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa ba phân môn trên Nói

cách khác, sự thay đổi tên gọi như vậy là một biểu hiện của tích hợp.

Tích hợp trong biên soạn sách giáo khoa thể hiện ở hai mặt: tích hợp

ngang và tích hợp dọc

Tích hợp ngang: Việc thay đổi cách gọi tên bộ môn và thay đổi cấu

trúc sách giáo khoa là biểu hiện của tích hợp ngang, có nghĩa, ba phân mônđược tập hợp trong một cuốn sách nhằm bổ sung cho nội dung dạy học

Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập một, sau bài Tổng quan

văn học Việt Nam là bài Văn bản Một trong những bài tập thực hành của bài Văn bản yêu cầu học sinh phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài Tổng

Trang 14

quan văn học Việt Nam - một kiểu bài tập chưa hề gặp trong sách Tiếng Việt

từ năm 2000 về trước

Sau những truyện cổ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng

Thủy, Tấm Cám là bài Làm văn Văn bản tự sự Những hiểu biết về cốt truyện,

lời kể, kết cấu của các truyện cổ mà học sinh vừa được học có tác dụng cungcấp cho các em những nhân tố cơ bản về văn tự sự Bên cạnh những văn bản

Đọc - hiểu thuộc văn học trung đại là bài Luyện tập về từ Hán Việt Sự tương

hỗ của các bài học ấy thể hiện rất rõ: tri thức từ Hán Việt giúp học sinh khámphá, hiểu biết sâu sắc hơn các văn bản nghệ thuật thời trung đại, ngược lại,các văn bản nghệ thuật trung đại với mật độ từ ngữ Hán Việt dày đặc, là

nguồn ngữ liệu cần thiết để dạy bài luyện tập nêu trên Như vậy, tích hợp

ngang chính là sự lồng ghép vào nhau chương trình của ba phân môn một

cách tương ứng để làm rõ nội dung của mỗi bài học Với kiểu tích hợp này,học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung bài học nhờ được củng cố tri thức bởinhững bài học ngay sau đó của phân môn khác, nhưng có mối liên hệ tất yếu.Kiểu tích hợp này cũng giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong việc giảng dạy,bởi những kiến thức của các phân môn khác nhau phát huy tác dụng trong sựkết nối, liên thông

Tích hợp dọc: Nhìn tổng thể, chương trình sách giáo khoa THPT về cơ

bản được coi là sự nối tiếp ở mức độ cao hơn của chương trình và sách giáokhoa THCS hay còn gọi là "chương trình đồng tâm” Điều này giúp học sinhkhi học bài mới phải liên hệ đến kiến thức đã học trước đó Chẳng hạn, khi

học bài Văn bản (Ngữ văn 10 tập 1), học sinh phải liên hệ đến hệ thống những văn bản đã học ở lớp dưới: văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản miêu

tả, văn bản biểu cảm…

Nhìn vào hệ thống văn bản được chọn học và cách sắp xếp chúng, ta

có thể dễ dàng nhận ra ý đồ của những người soạn sách giáo khoa Ngữ văn:lấy thể loại làm trục trục tích hợp chính Hiểu được quan điểm này, người ta

Trang 15

bớt thắc mắc tại sao một số những trường hợp, chương trình có sự đảo lộntrật tự của văn học sử: tác phẩm của tác giả ở giai đoạn sau lại có thể đượcđẩy lên trước, ngược lại, tác phẩm của tác giả của giai đoạn trước lại có thểđược học sau.

Trước sự sắp xếp “trái quy luật” như thế, chắc hẳn sẽ không tránh khỏinhững băn khoăn thắc mắc của học sinh Giáo viên không thể làm ngơ trướcnhững tình huống đó mà phải có những lời giải thích thỏa đáng Điều đó cũng

có nghĩa rằng, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viênphải nghiên cứu, đầu tư nhiều hơn kiến thức về lí luận văn học cũng như thipháp học

1.1.2 Vị trí của phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành

Ở bậc THCS, chúng ta đã thấy SGK cung cấp cho học sinh những hiểubiết nhất định về tu từ học và một và nét phác thảo về phong cách học SGKcác lớp 6, 7, 8 tập trung vào những vấn đề về tu từ học, còn SGK lớp 9 hướngtới những kiến thức về phong cách học Tiếp tục các vấn đề được nêu lên từbậc THCS, bậc THPT đã nâng cao hơn về lượng lẫn về chất những kiến thức

tu từ học và phong cách học

Dạy tiếng Việt cho học sinh trước hết và chủ yếu là dạy cho học sinh

những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Nói, viết thế nào cho có hiệu quả là một

câu hỏi luôn được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu Qua tìm tòi, phát hiện,các nhà khoa học đã dần dần thấy được những quy luật sử dụng ngôn ngữ vàhình thành nên lí thuyết của một bộ môn khoa học - gọi là Phong cách học.Như vậy, “phong cách học là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lựccao” [24, tr.7] Tức là nói và viết đạt được tính chính xác, tính đúng đắn vàtính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội Vì thế, đây làmột nội dung quan trọng và tương đối khó đối với Tiếng Việt trong nhà

Trang 16

trường Nhìn chung, các soạn giả của hai bộ sách đã quan tâm, chú ý đến phầnPhong cách học khi biên soạn SGK.

Ta hãy nhìn lại bộ sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 - một trongnhững bộ sách "tiền thân" của sách Ngữ văn hiện nay - để có sự đối sánh về

một số phương diện Ở sách Tiếng Việt lúc bấy giờ, phần Phong cách học được viết trong sách Tiếng Việt 11, nằm trong một chương có tên là Phong

cách học tiếng Việt, được học trong 12 tiết Ngoài bài học Những hiểu biết

cơ bản về phong cách học trình bày những tri thức khái quát, những bài còn

lại lần lượt đi vào sáu phong cách chức năng của ngôn ngữ như trong cácgiáo trình đại học Có hai trường hợp gộp hai phong cách chức năng trongmột bài học, đó là phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữchính luận; phong cách ngôn ngữ báo - công luận và phong cách ngôn ngữhành chính Các bài học đều tập trung trình bày lí thuyết, sau mỗi nội dung líthuyết của bài học là phần bài tập, không có bài thực hành hoặc luyện tậpriêng Cách trình bày nội dung như trên đảm bảo tính hệ thống, tính liềnmạch song không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của dạy học tiếng Việtcũng như chức năng ngôn ngữ “Học sinh của chúng ta cần được đưa vàonhiều tình huống giao tiếp khác nhau để tập dượt, trau dồi khả năng sử dụngtiếng Việt” [43, tr.77] Bởi vì thực tế cho thấy, “Là học sinh bản ngữ, họctiếng mẹ đẻ hàng chục năm trời trong môi trường giao tiếp hạn chế đến mứcphi lí, không thể chấp nhận được”, “ngay cả những người trưởng thành,thậm chí đã lớn tuổi cũng chưa có những ứng xử thích hợp trong nhiều tìnhhuống giao tiếp” [43, tr.76-77]

Chương trình và SGK Ngữ văn THPT mới đã chú ý đến vấn đề này.Phần Phong cách học trong bộ sách được dàn trải cả ba lớp, bố trí xen kẽ giữacác bài Đọc văn, Làm văn có kiến thức liên quan theo nguyên tắc tích hợp khixây dựng chương trình và phương pháp tích hợp của giáo dục hiện đại Cácbài về phong cách học trong hai bộ sách cơ bản và nâng cao được bố trí giống

Trang 17

nhau Lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (2 tiết), Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật (2 tiết); Lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí (2 tiết), Phong cách ngôn ngữ chính luận (2 tiết); Lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học (2

tiết), Phong cách ngôn ngữ hành chính (2 tiết).

Cứ ở mỗi bài về phong cách học tiếng Việt, SGK Ngữ văn THPT hiệnnay đều được dạy trong 2 tiết, một tiết lí thuyết và một tiết thực luyện tập.Tổng số tiết dành cho phần này cũng là 12 tiết, không nhiều hơn trong sách cũ,nhưng trong đó có 6 tiết dành cho luyện tập Tuy không được trình bày thànhmột chương để đảm bảo tính hệ thống và liền mạch song phần phong cách họctrong SGK Ngữ văn đã chú trọng tính thực hành để rèn luyện kĩ năng giao tiếpcho học sinh Như vậy, không nên quan niệm tính hệ thống một cách cứngnhắc, cả người dạy và người học cần linh hoạt trng quá trình dạy - học

Như ta đã biết, chương trình và sách giáo khoa bộ môn phải có tính kếthừa và phát triển Vì thế, mặc dù các bài về phong cách học đúng nghĩa đầy

đủ được dành cho học sinh bậc trung học phổ thông, nhưng quan sát chươngtrình Ngữ văn trung học cơ sở, ta có thể thấy những cơ sở của phong cách học

đã được "manh nha" Bản tổng hợp sau đây cho ta thấy rõ phần nào

Bảng 1.1 Một số bài trong chương trình Ngữ văn THCS

hướng tới nội dung phong cách học

Lớp 7

115120124

Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Văn bản đề nghị

Văn bản báo cáo

137

Văn bản tường trình Văn bản thông báo

Lớp 9

145150171- 172

Biên bản Hợp đồng Thư, Điện

Trang 18

Những bài có mặt trong bảng tổng hợp trên đây thực chất là phân

loại văn bản dưới góc độ phong cách học (bên cạnh phân loại văn bản

theo phương thức tái hiện đời sống mà học sinh đã được học kĩ ở chương

b) Giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn các bài Đọc - hiểu trong sách giáokhoa, bởi bất cứ văn bản nào đều cũng thuộc về một phong cách chức năngnhất định

c) Giúp học sinh biết tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu của phong cáchchức năng Thực tế, đây không phải là vấn đề dễ dàng Trình độ tiếng Việtcủa học sinh hiện nay không thể nói là khả quan Trong nhiều kiểu lỗi mà họcsinh mắc phải, có lỗi về phong cách Khắc phục kiểu lỗi này, điều tiên quyết

là những hiểu biết về phong cách chức năng của học sinh và khả năng vậndụng chúng trong giao tiếp

Trong cấu trúc chương trình mới, sáu bài Phong cách học được học đều

ở ba năm học, phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh và không gây áplực về một phần học nặng nề bởi sắp xếp thành cụm bài riêng như ở chươngtrình Tiếng Việt hợp nhất năm 2000

Trang 19

1.2 Nội dung phần Phong cách học trong sách Ngữ văn THPT

1.2.1 Phần phong cách học trong sách Ngữ văn THPT cơ bản

1.2.1.1 Về vị trí của các bài trong chương trình

Mục I: Khái quát về phong cách và ngôn ngữ của phong cách Trong đó

có ngôn ngữ của phong cách, các dạng tồn tại của ngôn ngữ và đặc điểm củangôn ngữ thuộc phong cách nêu trong bài học

Mục II: Phong cách ngôn ngữ Nội dung của mục này là tìm hiểu đặctrưng của phong cách ngôn ngữ

Mục III: Luyện tập - với các dạng bài tập: tái hiện kiến thức lí thuyết,phát hiện, sáng tạo

Mỗi mục đều đi từ ngữ liệu sau đó rút ra kết luận - triển khai theo lốiquy nạp

Trang 20

b) Nội dung từng bài trong chương trình

Bài 1 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Ngữ văn 10 - tập 1)

Tiết 36:

I Ngôn ngữ sinh hoạt

1 Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Cho ngữ liệu: Đoạn hội thoại giữa các nhân vật

Yêu cầu học sinh phân tích ngữ liệu và rút ra kết luận: Ngôn ngữ sinh

hoạt là gì?, Tại sao người ta còn gọi là ngôn ngữ khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại?

Nhận xét: Ngữ liệu được sử dụng là phù hợp Ngôn ngữ sinh hoạt tồn

tại trong đời sống hàng ngày, vì vậy đây là một ví dụ sinh động giúp học sinh

dễ dàng nhận ra được đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt Tuy nhiên, đây chưaphải là phương án tối ưu, bởi dù sao đó cũng chỉ mới là lời nói được tái hiệnbằng văn bản dạng viết, không thể đảm bảo tính sinh động như được tái hiệnbằng phương tiện nghe nhìn hiện đại

2 Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

Ở mục này, sách giáo khoa chỉ cung cấp lí thuyết về hai dạng tồn tạicủa ngôn ngữ sinh hoạt là dạng nói và dạng viết Dạng nói có đối thoại và độcthoại, dạng viết có nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ

3 Luyện tập:

Ở câu a: Sách giáo khoa đưa ra hai câu tục ngữ nói về đặc điểm, vai tròcủa lời nói trong việc thể hiện phẩm chất trí tuệ, tư cách, đạo đức, tình cảmcủa con người, đồng thời cũng là lời khuyên cần thận trọng khi nói năng

Với bài tập này, học sinh có thể thấy được vai trò của ngôn ngữ nóitrong đời sống hàng ngày và trách nhiệm của bản thân trước lời nói của mình.Bài tập mang tính giáo dục cao

Trang 21

Câu b, thông qua bài tập nhằm giúp học sinh nhận ra một dạng tồn tạikhác của ngôn ngữ sinh hoạt: dạng lời nói tái hiện, xuất hiện trong các tácphẩm văn học.

Như vậy, bài tập ở tiết 1 mang tính chất nhận biết, củng cố lí thuyết vềngôn ngữ sinh hoạt

Tiết 42:

II Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ở tiết này, sách giáo khoa tập trung làm rõ ba đặc trưng của phong cách

ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể Ngữ liệu cho ba

mục này đều lấy ngữ liệu ở mục I để phân tích Làm như vậy là hợp lí vì có sựthống nhất trong bài Tuy nhiên, nên đưa vào ngữ liệu dạng lời nói tái hiện đểdẫn chứng sinh động, hấp dẫn và mang tính khoa học cao

III Luyện tập

Ba bài tập ở phần này đã khái quát đặc trưng của phong cách ngôn ngữsinh hoạt, cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngônngữ sinh hoạt Tuy trong phần bài học lí thuyết không có mục này, nhưng quabài tập có thể củng cố thêm cho học sinh Bài tập 3 còn có sự tích hợp với bài

Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiết 28).

Bài 2 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (Ngữ văn 10 - tập 2)

Tương tự như bài 1 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, bài này cũngđược học trong hai tiết và cấu trúc cũng gồm ba mục lớn:

I Ngôn ngữ nghệ thuật

II Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

III Luyện tập

Trong mục I Ngôn ngữ nghệ thuật chỉ có mục 1 với các nội dung:

- Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm đượcdùng trong văn bản nghệ thuật

Trang 22

- Phạm vi sử dụng: ngoài dùng trong văn chương còn dùng trong lời nóihàng ngày và cả trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác.

Dẫn chứng: đoạn trích trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- Phân loại ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ tự sự

+ Ngôn ngữ thơ

+ Ngôn ngữ sân khấu

- Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: ngoài chức năng thông tin, cònthực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảmxúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc (lấy ví dụ minh họa)

Trong mục này, chúng tôi nhận thấy: về nội dung, sách giáo khoa đãcung cấp một số tri thức cần thiết về ngôn ngữ nghệ thuật, có dẫn chứng minhhọa, dễ hiểu Tuy nhiên, về cấu trúc, phần này chưa đảm bảo tính khoa học,các nội dung trình bày còn lúng túng, đề mục chưa rõ ràng, có mục 1 mà chưa

có mục 2, 3…

Mục II Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Trong mục này, sách Ngữ văn 10 trình bày ba đặc trưng của phong

Sách giáo khoa đưa ra bốn bài tập với những mức độ khác nhau: nhận

biết - thông hiểu - vận dụng, vừa giúp học sinh củng cố tri thức lí thuyết, vừa

giúp học sinh phát hiện các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuậttrong từng văn bản cụ thể

Trang 23

Bài 3 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Ngữ văn 11- tập 1)

I Ngôn ngữ báo chí

1 Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí

Sách giáo khoa đưa ra ba thể loại cụ thể với ba ngữ liệu minh họa:

a Bản tin

b Phóng sự

c Tiểu phẩm

2 Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

II Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

- Về các phương tiện diễn đạt, sách giáo khoa trình bày đặc điểm về từngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc

trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: Tính thông tin, thời sự; Tính ngắn

gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.

So với các bài phong cách học khác ở bộ sách giáo khoa cơ bản, bài

này cùng với bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (hai bài học trong

chương trình lớp 11), trong cấu trúc của bài có thêm phần Các phương

tiện diễn đạt Mục này giống với sách giáo khoa Tiếng Việt 9 trước đây và

sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000 Theo chúng

tôi, mục này rất cần thiết đưa vào phần lí thuyết của bài phong cách họcbởi theo kiểu tư duy của học sinh, nếu bài nào cũng có mục này thì các em

sẽ có sự so sánh để phân biệt sự khác nhau giữa các phong cách chức năngngôn ngữ

III Luyện tập

Mục này có hai bài tập Bài tập 1 phân tích đặc trưng của ngôn ngữ báochí trong một bản tin cho sẵn; Bài tập 2 yêu cầu viết một phóng sự ngắn mangtính thời sự Hai bài tập này thể hiện hai mức độ yêu cầu khác nhau về việctiếp thu bài học: nắm nội dung lí thuyết và vận dụng để sáng tạo văn bản

Trang 24

Bài 4 PHONG CÁCH NGÔN NGỮCHÍNH LUẬN (Ngữ văn 11 - Tập 2)

I Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1 Tìm hiểu văn bản chính luận

Sách giáo khoa dẫn ra một số văn bản chính luận thời xưa như: Hịch,cáo, thư, sách, chiếu, biểu… và giới hạn phạm vi tìm hiểu của bài này là văn

bản chính luận hiện đại với các thể loại: Tuyên ngôn, Bình luận thời sự và Xã

luận Qua ba ngữ liệu, sách giáo khoa yêu cầu học sinh tìm hiểu về mục đích

viết văn bản; thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đềcập đến

2 Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Ở mục này, sách giáo khoa nhấn mạnh nhằm giúp học sinh phân biệt

hai khái niệm: chính luận và nghị luận.

II Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1 Các phương tiện diễn đạt

a Về từ ngữ

b Về ngữ pháp

c Về biện pháp tu từ

2 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

a Tính công khai về quan điểm chính trị

b Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

c Tính truyền cảm, thuyết phục

III Luyện tập

Có ba bài tập với các mức độ khác nhau: Bài tập 1 yêu cầu chỉ ra cácbiện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn chính luận; Bài tập 2 yêu cầu viết đềcương cho bài nói để chứng minh cho câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh; Bàitập 3 yêu cầu viết một đoạn văn để chứng minh cho một nhận định

Trang 25

Bài 5 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC (Ngữ văn 12 - Tập 1)

I Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1 Văn bản khoa học

Sách giáo khoa đưa ra ba ngữ liệu về ba loại văn bản khoa học khácnhau, có hệ thống câu hỏi gợi ý tìm hiểu, sau đó giới thiệu ba loại văn bảnkhoa học chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa họcgiáo khoa và các văn bản khoa học phổ cập Mỗi loại đều khái quát đặcđiểm riêng

2 Ngôn ngữ khoa học

- Khái niệm

- Dạng tồn tại và yêu cầu của mỗi dạng

II Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1 Tính khái quát, trừu tượng

2 Tính lí trí lôgic

3 Tính khách quan phi cá thể

III Luyện tập

Bài tập 1 sách giáo khoa tích hợp kiến thức với bài đọc văn Khái quát

văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

Bài tập 2 yêu cầu học sinh phân biệt các thuật ngữ khoa học với ngônngữ thông thường Bài tập này tương đối khó với mức độ của học sinh Sựphân biệt thuật ngữ khoa học với ngôn ngữ thông thường chỉ mang tính tươngđối và với một số thuật ngữ chứ không phải là tất cả Trên thực tế, rất ít họcsinh phân biệt được chúng

Bài tập 3: Bài tập này mang tính chất thông hiểu: tìm các thuật ngữkhoa học và phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học quađoạn trích

Bài tập 4: Vận dụng để viết một đoạn văn bản khoa học

Trang 26

Bài 6 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH (Ngữ văn 12 - Tập

2)

Về vị trí: Đây là bài cuối cùng trong tổng số sáu bài phong cách họcđược học trong chương trình Ngữ văn THPT Cấu trúc bài học tương tự cácbài đã học

Như vậy bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản đã trình bày sáuphong cách ngôn ngữ ở cả ba khối lớp với thời lượng là 12 tiết Mặc dù khôngnhiều nhưng với thời lượng này, nếu giáo viên và học sinh thực sự quan tâmthì cũng đủ để cung cấp cho các em khá trọn vẹn kiến thức về phong cáchhọc, giúp các em hiểu hơn về ngôn ngữ trong hành chức và vận dụng đúngtrong mọi trường hợp

1.2.2 Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao

1.2.2.1 Về vị trí của các bài trong chương trình

Bảng 1.2 Tổng hợp về vị trí của các bài phong cách học trong hai bộ sách

LỚP / BÀI VỊ TRÍ CỦA BÀI

Trang 27

I Khái quát về phong cách

II Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ

III Luyện tập

Nhận xét: So với bộ cơ bản, ở bộ nâng cao, cách viết thống nhất từ đầu

đến cuối Các đề mục không có sự thay đổi Trong mục I ở mỗi bài đều trìnhbày đặc điểm của từng phong cách và có thêm phần cách sử dụng các phươngtiện diễn đạt giúp học sinh dễ hình dung nét riêng của từng phong cách

b) Nội dung từng bài

Bài 1 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Ngữ văn 10 nâng

cao - Tập1)

I Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ở mục này, sách giáo khoa trình bày khái niệm về phong cách ngônngữ sinh hoạt, dạng tồn tại của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ba đặc điểmcủa phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là:

1 Tính cá thể

2 Tính sinh động, cụ thể

3 Tính cảm xúc

Trang 28

II Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

- Cách sắp xếp các đề mục theo thứ tự tăng dần của các đơn vị ngônngữ, giúp học sinh nhận biết đặc điểm riêng của phong cách ngôn ngữ sinhhoạt về cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ từ đơn vị thấp đếnđơn vị cao Đây là cách sắp xếp khoa học, chuẩn mực của văn bản khoahọc giáo khoa

- Phần luyện tập: các bài tập ở mức độ thông hiểu và vận dụng Saumỗi phần đều có phần bài tập vận dụng

Bài 2 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (Ngữ văn 10

nâng cao - tập 2)

I Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngônngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác các phong cách ngôn ngữ khác ởchức năng thông báo - thẩm mĩ của nó

Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

1 Tính thẩm mĩ

Trang 29

2 Tính đa nghĩa

3 Dấu ấn riêng của tác giả

Nhận xét: So với bộ sách cơ bản, sách nâng cao quan niệm về đặc

trưng của ngôn ngữ nghệ thuật có sự khác biệt cơ bản Chưa vội kết luậnquan điểm nào đúng, quan điểm nào sai, chỉ riêng sự vênh lệch như vậy rõràng gây không ít khó khăn cho người dạy và học Theo chúng tôi, cách triểnkhai từng thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật ở mỗi bộ sách có thể khônggiống nhau, nhưng cần thống nhất về những thuộc tính cơ bản Trong lĩnhvực nghiên cứu, đưa những quan niệm riêng và chấp nhận sự tranh biện, đốithoại thì không sao, nhưng soạn sách giáo khoa, rất cần sự đồng thuận trongquan niệm khoa học

II Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1 Về ngữ âm, chữ viết: Ngữ âm và chữ viết có vai trò lớn trong phongcách ngôn ngữ nghệ thuật: tạo nên giá trị biểu cảm cho thơ ca, nó còn có vaitrò quyết định đối với luật thơ tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtcũng tận dụng tối đa các hình thức khác nhau của cữ viết để gia tăng giá trịbiểu hiện của văn học

2 Về từ ngữ: Phong cách nghệ thuật sử dụng có chọn lọc những yếu tốcủa tất cả các lớp từ ngữ khác nhau như: từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữsinh hoạt, từ ngữ cổ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội… Ngoài ra còn cólớp từ riêng đó là lớp từ thơ ca

3 Về ngữ pháp: Sử dụng rộng rãi các kiểu câu Trong thơ ca còn cókiểu cú pháp thơ ca

4 Về biện pháp tu từ: Tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hìnhtượng, tổ chức tác phẩm văn chương

Trang 30

5 Về bố cục trình bày: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật luôn coitrọng vẻ đẹp cân đối, hài hòa trong chiều sâu bố cục, trình bày của tácphẩm.

Trang 31

LUYỆN TẬP

Bài này dạy trong hai tiết, sau mỗi tiết đều có bài tập thực hành Cácbài tập đều vận dụng kiến thức trong bài học để làm, phù hợp với năng lựccủa học sinh

Bài 3 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Ngữ văn 11 nâng cao

tập 1)

I Khái quát về phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bảnthuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đàiphát thanh, đài truyền hình, báo điện tử…

Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí gồm:

1 Tính thông tin thời sự

Đối với báo viết, những qui định về chính tả, về viết hoa, về cách viếttắt, cách viết dủng tiếng nước ngoài, phải được triệt để tôn trọng

2 Về từ ngữ: Báo chí thường sử dụng từ ngữ chung, có tính toàn dân,mang màu sắc đa phong cách Tuy nhiên, tùy thuộc về nội dung của bài viết,báo chí cũng sử dụng các những từ ngữ chuyên ngành như khoa học kĩ thuật,kinh tế, ngoại giao, hành chính, văn học nghệ thuật

3 Về ngữ pháp: Câu văn trên báo chí được viết rõ ràng, chính xác,không mơ hồ gây khó hiểu Một số mẫu câu như câu chỉ có cụm từ (thường

Trang 32

đặt tên cho bài báo); mô hình câu thời gian - địa điểm - sự kiện (mở đầu bảntin); câu mở rộng thành phần, kết hợp lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp đểđưa tin

4 Về biện pháp tu từ: Việc sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp vớitừng thể loại viết luôn luôn được quan tâm nhằm nâng cao tính hấp dẫn củabáo chí Chẳng hạn, ở thế loại phóng sự, thông tin quảng cáo, các biện pháp

so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, thường được sử dụng rộng rãi đem lại thú

vị bất ngờ cho người đọc

5 Về bố cục trình bày: Báo chí trình bày phải rõ ràng, hợp lô gích, dễtiếp thu Một số thể loại báo chí có bố cục tương đối ổn định, ví dụ cấu trúc

của bản tin thường theo mô hình: nguồn tin - thời gian - nơi chốn - sự kiện

diễn ra [38, Ngữ văn 11 nâng cao, t.1, tr.174-175].

Phần Luyện tập: có ba bài tập vừa mang tính nhận biết vừa mang tínhvận dụng giúp học sinh củng cố kiến thức lí thuyết và vận dụng viết bài báotheo sự hiểu biết của bản thân

Các bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, Phong cách ngôn ngữ khoahọc, Phong cách ngôn ngữ hành chính trong sách Ngữ văn nâng cao THPTcũng trình bày tương tự như ba bài trên đây

Nhận xét: Nhìn chung, so sánh hai bộ sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao

b) Về cách thức trình bày mỗi bài

Trang 33

- Bộ cơ bản đưa ra ngữ liệu để học sinh thảo luận theo câu hỏi cho sẵnrồi sau đó rút ra kết luận, nghĩa là trình bày theo lối quy nạp.

- Bộ nâng cao lại đưa ra lập luận lí thuyết trước sau đó mới lấy dẫnchứng minh họa, nghĩa là diễn đạt theo lối diễn dịch

Cả hai cách viết ở hai bộ sách đều có những ưu điểm riêng Người dạycần tìm hiểu, phối kết hợp cả hai bộ sách để đưa ra phương án tối ưu, giúphọc sinh lĩnh hội kiến thức đầy đủ nhất và dễ dàng nhất Mặc dù trên thực tế,hiện nay bộ sách giáo khoa cơ bản đang được phổ biến rộng rãi hơn, áp dụngđại trà hơn, song người dạy không nên vì thế mà bỏ qua bộ sách nâng cao

1.2.3 So sánh phần Phong cách học trong sách ngữ văn THPT hiện hành với phần Phong cách học trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000

1.2.3.1 Cách sắp xếp bài học trong chương trình

Trước hết, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách bố tríbài học

Trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000, phần Phong cách họcđược dạy học trọn vẹn trong học kì I của năm học lớp 11, học liên tục trongmấy tuần, tạo thành một phần riêng Ngược lại, trong sách giáo khoa Ngữ vănTHPT hiện hành, sáu bài phong cách học được học đều đặn ở cả lớp 10, 11,

12, mỗi học kì học một bài trong hai tiết (xem bảng 2.2, tr.20)

c) Nội dung bài học

- Sách giáo khoa tiếng Việt 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000, nội dungbài học được triển khai theo trình tự như sau:

Trang 34

1 Cách thức sử dụng âm thanh, chữ viết

Các dạng tồn tại: Dạng nói và dạng viết

II Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ

Trang 35

Từ sự đối sánh trên đây, ta có thể rút ra nhận xét:

- Về cách bố trí bài học: Việc sáu bài phong cách học được học ở sáu kì

là một đổi mới nổi bật trong đợt thay sách lần này, nó làm giảm sự căng thẳngcho học sinh về một phần học khá khô khan và nặng nề, đồng thời phù hợpvới quá trình nhận thức của học sinh Tuy nhiên việc tập trung vào một thờigian nhất định như sách trước đây cũng có thuận lợi nhất định: học sinh sẽ có

sự so sánh và có cách tiếp cận bài học nhanh vì nó được viết theo kiểu cấutrúc chung và đặt gần nhau

- Về số lượng bài và dung lượng của bài học: Ở sách giáo khoa Tiếng

Việt cũ, ngoài các bài về sáu phong cách chức năng cụ thể, còn có những bài

có tính chất dẫn nhập, khái quát Đó là bài mở đầu cho phần Phong cách:

Những hiểu biết cơ bản về phong cách học, bài mở đầu cho các phong cách

thuộc ngôn ngữ dạng viết: Phong cách ngôn ngữ gọt giũa Đây cũng là một

điều cần thiết vì giúp học sinh hình dung phong cách học là gì, và chuẩn bịcách tiếp cận các phong cách ngôn ngữ gọt giũa như phong cách báo - côngluận, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuậttrong sự đối lập với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Tuy nhiên, lại có haitrường hợp gộp hai phong cách trong một bài học là không thật hợp lí

- Về nội dung và cách trình bày trong từng bài: Nhìn vào bảng thống

kê, ta có thể dễ dàng nhận ra, về mặt hình thức, kết cấu và nội dung mỗi bàitrong bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao là sự kết hợp của cả sáchgiáo khoa tiếng Việt cũ và sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản Sách tiếngViệt cũ nhấn mạnh ở cách thức sử dụng các phương tiện diễn đạt, trong khi đó

bộ sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản lại nhấn mạnh đặc trưng của mỗi phongcách ngôn ngữ

Sách giáo khoa tiếng Việt cũ trình bày theo lối diễn dịch Điểm nàygiống bộ sách nâng cao, trong khi đó bộ sách cơ bản lại trình bày theo lối quy

Trang 36

nạp Cách viết sau sát thực tế hơn bởi tránh được sự áp đặt miễn cưỡng đốivới học sinh khi đưa ra lí thuyết mà chưa có dẫn chứng minh họa Đây cũng làcách trình bày phổ biến hiện nay.

1.3 Áp lực của việc đổi mới phương pháp dạy học phần Phong cách học

từ chương trình và sách giáo khoa mới

1.3.1 Áp lực từ nguyên tắc tích hợp trong môn Ngữ văn

Trước hết cần thấy rõ sự chi phối của nguyên tắc tích hợp trong dạy

học Ngữ văn đối với phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung, dạy học Phong cách học nói riêng

Hiện nay, nhắc đến thuật ngữ tích hợp, không khéo nhiều người trong

giới cho là nói theo mốt Trong dạy học Ngữ văn, từ cấp THCS đến THPT, ở

đâu cũng nghe nói đến tích hợp Không thể phủ nhận tình trạng có những

người hăm hở với cái mới, cái lạ, nhưng hiểu biết chưa thấu đáo, do đó lúngtúng, không biết quay trở thế nào giữa một “mê hồn trận” do chính mình dựngnên Ở chiều ngược lại, có thể có người cho rằng tích hợp đâu phải là điều gìmới mẻ Có sự nhận thức nào bắt đầu từ số không? Có mảng tri thức nào hoàntoàn biệt lập? Nhận thức của con người (bao hàm cả việc lĩnh hội tri thứctrong quá trình học tập) mang tính tích hợp tự trong bản chất

Tuy nhiên, tích hợp với tư cách là một nguyên tắc chủ chốt, quyết định

sự đổi khác toàn diện môn Ngữ văn THPT hiện nay từ khâu thiết kế chương

trình, biên soạn SGK, đến việc dạy và học của thầy và trò… phải được hiểumột cách thỏa đáng, chính xác hơn Nếu nhìn sự thay đổi hình thức của SGK

(gộp ba cuốn sách Văn học, Tiếng Việt, Làm văn lại thành một cuốn Ngữ văn)

mà gọi đó là tích hợp thì quả là chỉ mới thấy cái vỏ của nó Đúng là nguyêntắc tích hợp cần đến hình thức cộng gộp ấy của SGK, nhưng bản chất của nó

phải là ở sự liên thông, sự tác động qua lại giữa các phần Đọc - hiểu văn bản,

Tiếng Việt và Làm văn, kết quả tất yếu của sự lựa chọn, sắp xếp những đơn vị

Trang 37

tri thức và của những thao tác dạy - học tương thích với cách cấu trúc chươngtrình ấy

Trong bản chất của sự tích hợp ở môn Ngữ văn, Tiếng Việt là yếu tốquyết định Điều này cũng thể hiện ở phần Phong cách học Nó có mặt trongcác phân môn với những vai trò khác nhau Trước hết nó tồn tại trong tư cáchmột bộ phận của môn Ngữ văn, có sự độc lập tương đối, với mục đích dạyhọc riêng, với yêu cầu cụ thể về tri thức và có phương pháp đặc thù Nhưngmặt khác, nó lại có sự phối thuộc với hai bộ phận kia Theo nguyên tắc mới

của dạy học ngữ văn, các bài Tiếng Việt phải chú trọng hướng tới hoạt động

giao tiếp, lấy văn bản (thuộc tất cả các phong cách chức năng) làm đơn vị

trung tâm Mà, như ta đã biết, có văn bản nào lại không thuộc về một phongcách chức năng nhất định Cũng vậy, nếu trước đây, môn Làm văn có tínhbiệt lập tương đối của nó, thì hiện nay, dưới góc nhìn của tư tưởng tích hợp,phân môn này rõ ràng có sự phối hợp, liên thông Sản phẩm tiếng Việt củahọc sinh đều là văn bản (dạng nói hoặc dạng viết), nghĩa là thuộc phong cáchchức năng cụ thể Do đó, chữa lỗi về từ ngữ, về câu văn, về lập luận, về tổchức văn bản cho học sinh, giáo viên không thể không gắn chúng với phongcách chức năng của văn bản mà các em tạo lập

Như vậy, chỉ từ góc độ của việc dạy - học phần Tiếng Việt, cũng có thểthấy hơn lúc nào hết, người thầy giáo dạy văn lúc này phải rất năng động Nếunhư trước đây, dường như trong một người giáo viên có “ba ông thầy”, mỗiông lãnh một trách nhiệm đối với một trong ba phân môn khá độc lập, thì giờđây, “ba ông thầy” đó phải hòa nhập làm một Ông ta phải biết tổ chức, xếpđặt, lo liệu sao cho các tri thức trong SGK phát huy tối đa tính tương hỗ đểmỗi phần chương trình đạt hiệu quả cao hơn so với cách dạy - học các phânmôn theo kiểu trước đây Nếu làm được như vậy, giáo viên sẽ bớt lúng túngtrước yêu cầu về tính hệ thống của tri thức - điều mà không một phương phápnào, dù nhân danh điều gì, có thể bất chấp

Trang 38

1.3.2 Áp lực từ yêu cầu về tính hệ thống trong nguyên tắc dạy học

Dường như có thực trạng mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao vềtính hệ thống của tri thức trong nguyên tắc dạy học với một bên là cái diệnmạo có vẻ “phi hệ thống” của chương trình Ngữ văn mới, trong đó có phần

Phong cách học Sách Tiếng Việt thuộc chương trình cũ rất chú trọng đến tính

hệ thống của các vấn đề trong nội bộ một cấp độ cũng như giữa các cấp độngôn ngữ, trong khi điều này không được chú ý nhiều ở chương trình và SGKNgữ văn hiện hành

Nhìn vào chương trình Tiếng Việt của SGK lớp 10 và 11 cũ, dễ có cảmgiác đó là một giáo trình Việt ngữ thu gọn Việc sắp xếp các bài Phong cáchhọc trọn vẹn thành một phần riêng trong chương trình lớp 11 cho ta thấy rõđiều đó Thông thường, các bài được sắp xếp theo trật tự: từ vấn đề chung đếnvấn đề cụ thể, từ lí thuyết đến thực hành; từ cấp độ này đến cấp độ kia Ngượclại, phần Tiếng Việt trong SGK nâng cao THPT sắp xếp theo một cách khác.Hình như sự sắp xếp này bị chi phối bởi trật tự thể loại của phần Đọc - hiểu

Như vậy, ở đây, tích hợp dọc sẽ phải được phát huy Giáo viên không thể

không quan tâm đến những tri thức tiếng Việt mà học sinh đã được học ởnhững lớp dưới, cấp dưới Cũng do vậy, tính hệ thống của tri thức không phảithể hiện ở sự sắp xếp cạnh nhau các vấn đề theo trật tự trước sau như mộtchuỗi lô-gic, mà nó là một trật tự “phi tuyến tính” - một kiểu hệ thống họcsinh chỉ được nhận ra bởi nỗ lực xâu chuỗi của người giáo viên

1.3.3 Áp lực về sự cập nhật thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học và Việt ngữ học

Rất nhiều nội dung có mặt trong SGK mới, thoạt nhìn có vẻ đơn giản,song xét kĩ, chúng có sự liên đới với những tri thức, những quan điểm, thậmchí những trường phái nghiên cứu chuyên ngành, không chỉ ở Việt Nam mà

cả trên thế giới, bởi vì chính những thành tựu về ngôn ngữ học và Việt ngữ

Trang 39

học đã góp phần chi phối việc lựa chọn tri thức tiếng Việt trong xây dựngchương trình Ngữ văn Một ví dụ: việc dạy tiếng Việt gắn với hoạt động giaotiếp chính là hướng đi phổ biến trên thế giới hiện nay Nhận thức được xu thếbộc lộ nhiều ưu việt này, giáo viên sẽ không còn thắc mắc tại sao chươngtrình lại ôm đồm nhiều loại văn bản đến thế Thậm chí, giáo viên còn có thểnhận ra sự hạn chế của nguồn ngữ liệu (dĩ nhiên dẫn đến hạn chế về phươngpháp) nếu chỉ dừng lại việc khai thác các văn bản trong SGK, bởi, trong khichúng ta chỉ cho học sinh nắm bắt tiếng Việt chủ yếu qua văn bản viết, thì ởnhững nền giáo dục tiên tiến, người ta đã phát huy tối đa hiệu quả của nhữngphương tiện kĩ thuật hiện đại để cho người học được tiếp xúc với tiếng mẹ đẻcũng như thứ tiếng cần học trong sự sinh động nhất của chúng

Không những thiếu phương tiện, người giáo viên còn có thể thiếu líthuyết Rất nhiều bài tiếng Việt trong chương trình liên quan đến Dụng học -một trong những ngành rất quan trọng hiện nay Những thế hệ sinh viên khoaVăn, ngành sư phạm từng tốt nghiệp cách đây trên 10, 20 năm (người viết bàinày là một trong số đó), sẽ không khỏi lúng túng trước những khái niệm công

cụ như tác tử tình thái, ngữ nghĩa lời hội thoại, lực ngôn trung, tiền giả

định… Cũng vậy, cái định đề: văn học là nghệ thuật ngôn từ có lẽ đã quá

quen thuộc với bất kì người giáo viên dạy văn nào, nhưng hiểu cho thấu triệtđịnh đề đó, có nghĩa lĩnh hội cho được vấn đề bản chất ngôn ngữ nghệ thuậttrong tác phẩm văn chương lại là điều không kém phần nan giải Qua nhữngcông trình nghiên cứu mới về thi pháp học ở trong nước cũng như một sốcông trình của nước ngoài được dịch gần đây, ta dễ thấy những thiếu hụt kiếnthức của bản thân Nhiều vấn đề ngỡ là chân lí hiển nhiên, hóa ra hình nhưchưa phải thế Chính điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của việcđổi mới phương pháp dạy - học môn Ngữ văn Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về

đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, thì việc chuyển từ giảng bình, phân tích

Trang 40

văn học sang đọc - hiểu văn bản hay là gì đi nữa, rốt cuộc cũng chỉ là một sự đổi khác hoàn toàn mang tính hình thức mà thôi [29].

1.3.4 Áp lực về sự cập nhật thông tin giáo dục học hiện đại trên thế giới

Bộ sách giáo khoa Ngữ văn chỉ là một khâu thuộc một bậc học trong

hệ thống giáo dục quốc gia Hệ thống giáo dục của đất nước nếu khôngmuốn tụt hậu so với khu vực và thế giới, thì nhất thiết phải cập nhật thôngtin về các thành tựu của khoa học giáo dục và thực tế các nền giáo dục tiêntiến trên thế giới

Hiện nay, thông tin về thành tựu giáo dục ở các nước phát triển có thểtiếp cận khá dễ dàng Trên mạng internet, có không ít bài viết giới thiệu vềnền giáo dục Xingapo, Hàn Quốc…, đặc biệt là nền giáo dục phổ thông ởPhần Lan Đó là những thông tin mà đội ngũ biên soạn sách giáo khoa khôngthể không quan tâm Hơn thế, một số nhà khoa học còn được thâm nhập thực

tế các nền giáo dục tiên tiến để học tập, rút ra những bài học thiết thực, trướchết cho công việc biên soạn sách giáo khoa Chính điều đó đòi hỏi người giáoviên không có quyền làm ngơ trước những đổi thay không chỉ trong nước mà

cả trên thế giới Vấn đề nêu ở đây tưởng là cao xa, nhưng thực sự không hề ảotưởng nếu người giáo viên có ý thức tìm kiếm trên các phương tiện hiện đạinhững tư liệu có liên quan đến công việc dạy học của mình

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt, tái bản lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
[2]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
[3]. Diệp Quang Ban chủ biên (2001), Tiếng Việt 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 10
Tác giả: Diệp Quang Ban chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
[4]. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo)
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[5]. Phan Mậu Cảnh (2007), "Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong trường trung học phổ thông phân ban", Kỉ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong trường trung học phổ thông phân ban
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2007
[6]. Lê Thị Sao Chi (2007), "Một số suy nghĩ về việc dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 tập 2 nâng cao)", Kỉ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về việc dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 tập 2 nâng cao)
Tác giả: Lê Thị Sao Chi
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2007
[7]. Hồng Dân chủ biên (2006), Tiếng Việt 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 11
Tác giả: Hồng Dân chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[8]. Trương Dĩnh (2003), Thiết kế mới về dạy học tiếng Việt 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế mới về dạy học tiếng Việt 11
Tác giả: Trương Dĩnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
[9]. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2000
[10]. Nguyễn Văn Đường chủ biên (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10
Tác giả: Nguyễn Văn Đường chủ biên
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
[11]. Nguyễn Văn Đường chủ biên (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
Tác giả: Nguyễn Văn Đường chủ biên
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
[12]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ (tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
[13]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
[14]. Nguyễn Thái Hòa (1982), "Phân loại từ ngữ theo quan điểm phong cách chức năng", trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại từ ngữ theo quan điểm phong cách chức năng
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1982
[15]. Nguyễn Thái Hoà (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận phong cách học
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[16]. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
[17]. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2000), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
Tác giả: Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội
Năm: 2000
[18]. I. P Ilin và E. A Tzuganova chủ biên (2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX
Tác giả: I. P Ilin và E. A Tzuganova chủ biên
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
[19]. M.B. Khrapchenkô (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M.B. Khrapchenkô
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1987
[20]. Đinh Trong Lạc chủ biên (1994), Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học
Tác giả: Đinh Trong Lạc chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w