6. Cấu trúc luận văn
1.2.3. So sánh phần Phong cách học trong sách ngữ văn THPT hiện hành với phần Phong
với phần Phong cách học trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000
1.2.3.1. Cách sắp xếp bài học trong chương trình
Trước hết, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách bố trí bài học.
Trong sách tiếng Việt THPT hợp nhất năm 2000, phần Phong cách học được dạy học trọn vẹn trong học kì I của năm học lớp 11, học liên tục trong mấy tuần, tạo thành một phần riêng. Ngược lại, trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành, sáu bài phong cách học được học đều đặn ở cả lớp 10, 11, 12, mỗi học kì học một bài trong hai tiết (xem bảng 2.2, tr.20).
c) Nội dung bài học
- Sách giáo khoa tiếng Việt 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000, nội dung bài học được triển khai theo trình tự như sau:
I. Khái niệm
Đưa ra khái niệm Dẫn ví dụ minh họa Phân tích ví dụ vừa dẫn
1. Cách thức sử dụng âm thanh, chữ viết 2. Cách thức sử dụng từ ngữ
3. Cách thức sử dụng câu
4. Cách thức sử dụng biện pháp tu từ và bố cục trình bày
- Các triển khai bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành:
Bộ cơ bản:
I. Khái niệm văn bản và ngôn ngữ của mỗi phong cách
1. Văn bản Dẫn ví dụ Nêu nhận xét 2. Ngôn ngữ
Các dạng tồn tại: Dạng nói và dạng viết
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ Ghi nhớ
Luyện tập
Bộ nâng cao:
I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ
Khái niệm Đặc điểm chung
II. Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
1. Về ngữ âm, chữ viết 2. Về từ ngữ 3. Về ngữ pháp 4. Về biện pháp tu từ 5. Về bố cục trình bày Ghi nhớ Luyện tập
Từ sự đối sánh trên đây, ta có thể rút ra nhận xét:
- Về cách bố trí bài học: Việc sáu bài phong cách học được học ở sáu kì là một đổi mới nổi bật trong đợt thay sách lần này, nó làm giảm sự căng thẳng cho học sinh về một phần học khá khô khan và nặng nề, đồng thời phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh. Tuy nhiên việc tập trung vào một thời gian nhất định như sách trước đây cũng có thuận lợi nhất định: học sinh sẽ có sự so sánh và có cách tiếp cận bài học nhanh vì nó được viết theo kiểu cấu trúc chung và đặt gần nhau.
- Về số lượng bài và dung lượng của bài học: Ở sách giáo khoa Tiếng Việt cũ, ngoài các bài về sáu phong cách chức năng cụ thể, còn có những bài có tính chất dẫn nhập, khái quát. Đó là bài mở đầu cho phần Phong cách:
Những hiểu biết cơ bản về phong cách học, bài mở đầu cho các phong cách thuộc ngôn ngữ dạng viết: Phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Đây cũng là một điều cần thiết vì giúp học sinh hình dung phong cách học là gì, và chuẩn bị cách tiếp cận các phong cách ngôn ngữ gọt giũa như phong cách báo - công luận, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách nghệ thuật trong sự đối lập với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Tuy nhiên, lại có hai trường hợp gộp hai phong cách trong một bài học là không thật hợp lí.
- Về nội dung và cách trình bày trong từng bài: Nhìn vào bảng thống kê, ta có thể dễ dàng nhận ra, về mặt hình thức, kết cấu và nội dung mỗi bài trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao là sự kết hợp của cả sách giáo khoa tiếng Việt cũ và sách giáo khoa Ngữ văn THPT cơ bản. Sách tiếng Việt cũ nhấn mạnh ở cách thức sử dụng các phương tiện diễn đạt, trong khi đó bộ sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản lại nhấn mạnh đặc trưng của mỗi phong cách ngôn ngữ.
Sách giáo khoa tiếng Việt cũ trình bày theo lối diễn dịch. Điểm này giống bộ sách nâng cao, trong khi đó bộ sách cơ bản lại trình bày theo lối quy
nạp. Cách viết sau sát thực tế hơn bởi tránh được sự áp đặt miễn cưỡng đối với học sinh khi đưa ra lí thuyết mà chưa có dẫn chứng minh họa. Đây cũng là cách trình bày phổ biến hiện nay.