Giáo án thể nghiệm dạy thực hành phong cách học

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 102 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.5. Giáo án thể nghiệm dạy thực hành phong cách học

Tiết 56: LUYỆN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Sách Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí.

- Nhận ra và tránh được những lỗi về diễn đạt trong văn bản báo chí. - Viết văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí.

II. ĐẶC ĐIỂM BÀI HỌC

- Đây là dạng bài thực hành nhằm củng cố tri thức lí thuyết về phong cách ngôn ngữ báo chí, đồng thời giúp học sinh nhận diện, phân biệt các loại văn bản báo chí mà các em thường gặp.

- Phần thực hành bao gồm cả các bài tập trong tiết 47 với các dạng bài tập:

+ Bài tập sáng tạo phong cách ngôn ngữ báo chí (bài 2, bài 3, trang 176; bài 1, bài 2, trang 215).

- Vận dụng các phương pháp dạy thực hành phong cách học để hướng dẫn học sinh làm các bài tập trên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số

2. Hỏi bài cũ: GV đặt câu hỏi thuộc phần lí thuyết đã học ở tiết 47 để học sinh nắm vững tri thức lí thuyết trước khi làm bài tập thực hành.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập

trong sách giáo khoa.

Có 5 bài tập ở cả hai tiết học, GV nên chia thành từng nhóm học sinh để các em làm bài tập.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (trang 176): Hãy phân tích đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh (chị) đọc hàng ngày.

Đặc điểm: Bài tập thực hành nhận diện phong cách học.

Phương pháp: so sánh đối lập

Tiến hành: GV phát cho HS một tờ báo bất kì, sau đó yêu cầu học sinh thống kê tất cả các bài viết có trong tờ báo đó theo thể loại

Bài tập 1 (trang 176): Báo Văn nghệ

- Các bài viết bao gồm các thể loại: tin tức, phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo…

- Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện trong các văn bản: tính thông tin - thời sự, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn (dẫn chứng cụ thể).

- Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ:

của phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt với những bài viết xuất hiện trên tờ báo nhưng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (chẳng hạn như mục Đến với bài thơ hay trên báo Văn nghệ)

GV: Tìm thêm ngữ liệu có cùng nội dung với bài báo nhưng thuộc phong cách ngôn ngữ khác để HS so sánh - đối lập nhằm củng cố tri thức về phong cách ngôn ngữ báo chí.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (trang 176): Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh (chị) sẽ

+ Về ngữ âm, chữ viết: Viết đúng chính tả, sử dụng ngôn ngữ toàn dân.

+ Về từ ngữ: Từ đa phong cách, mỗi mục có những từ ngữ riêng (mục quảng cáo thường dùng những từ ngữ sáo rỗng, khoa trương; mục tin tức dùng từ ngữ mang tính nghiêm túc, chuẩn mực…).

+ Về ngữ pháp: Ngoài những câu đúng quy tắc ngữ pháp thì báo chí còn sử dùng những câu có cấu trúc đặc biệt để nhằm gây ấn tượng cho người đọc (nhất là ở mục quảng cáo).

+ Về biện pháp tu từ: Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ (phân tích cụ thể ở một số bài viết có trong tờ báo)

+ Về bố cục, trình bày: Chú ý những kiểu chữ đặc biệt, bắt mắt, kèm theo một số hình ảnh minh họa.

ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu (như là thư ngỏ) đăng vào số đầu tiên, cổ động cho bài báo.

Đặc điểm: Bài tập thực hành tạo lập văn bản theo phong cách chức năng

Phương pháp: Rèn luyện theo mẫu

Tiến hành: GV cho HS xác định thể loại văn bản mà HS sẽ tạo lập: đây là văn bản thuộc thể loại quảng cáo, cần sử dụng những từ ngữ gợi cảm xúc để tạo ấn tượng hấp dẫn cho người đọc. GV nên đưa một bài mẫu để HS tìm hiểu đặc điểm của nó sau đó viết văn bản theo yêu cầu.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (trang 176): Đặt tên cho tin ngắn sau đây (trích tin ở SGK)

GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung tin, sau đó chọn đầu đề phù hợp và gây ấn tượng.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (trang 215): Cho biết nhận xét của anh (chị) về cách sử dụng ngôn ngữ trong những câu (đoạn) sau. Viết lại những câu (đoạn) ấy theo hiểu biết của anh (chị).

Đặc điểm: Bài tập này vừa thuộc dạng bài thực hành nhận diện phong cách học, vừa thuộc dạng bài thực hành tạo lập văn bản

- Những từ nước ngoài sử dụng không phù hợp: mode, superstar, second-hand, shop, com.

- Những từ viết tắt không hợp lí:

CVPM, CNSH, KPVH.

- Từ ngữ không phù hợp (bao gồm cả tiếng lóng): bảnh tỏn,

theo phong cách học (tạo lập theo mẫu). Phương pháp: So sánh đối lập kết hợp với rèn luyện theo mẫu.

Tiến hành: GV yêu cầu HS đọc kĩ các ngữ liệu, nhận xét cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt của các ngữ kiệu đó; chỉ ra những chỗ chưa phù hợp và yêu cầu viết lại theo phong cách ngôn ngữ báo chí.

Mục đích của bài tập này là giúp HS phát hiện ra những từ ngữ, câu văn sử dụng không đúng chuẩn mực, sự lạm dụng từ nước ngoài để từ đó rèn luyện HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (trang 215): Viết đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ báo chí phản ánh việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường anh (chị). Đặc điểm: Bài tập thực hành tạo lập văn bản theo phong cách chức năng.

Tiến hành: GV hướng dẫn HS viết một bài tin phản ánh thực trạng của trường học và sau đó tuyên truyền về việc giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp tại trường học. Lưu ý HS đặc điểm ngôn ngữ của bản tin.

Sau khi HS làm việc theo nhóm, GV yêu cầu từng nhóm viết vào bảng phụ và cử đại diện lên trình bày, GV nhận xét, góp ý và

vé, rách te tua như bị chuột gặm, chảnh.

cho điểm theo nhóm để khuyến khích HS.

Củng cố và dặn dò:

GV yêu cầu HS về nhà xem lại phần lí thuyết và làm các bài tập trong sách Bài tập Ngữ văn 11 nâng cao.

Chuẩn bị bài mới: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô -

KẾT LUẬN

Triển khai đề tài Dạy học phong cách học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây.

1. Sách Ngữ văn trung học phổ thông (cơ bản và nâng cao) hiện hành có nhiều điểm khác biệt so với bộ sách môn Văn chỉnh lí và hợp nhât năm 2000. Một trong những điểm mới rõ nhất đó là việc biên soạn chương trình theo nguyên tắc tích hợp. Theo đó, ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn được thống nhất lại thành một môn học và tích hợp trong một cuốn sách lấy tên là Ngữ văn. Với nguyên tắc mới của dạy học Ngữ văn, các bài Tiếng Việt phải được chú trọng hướng tới hoạt động giao tiếp, lấy văn bản thuộc tất cả các phong cách chức năng làm đơn vị trung tâm. Như vậy, phần phong cách học rõ ràng có những lợi thế nhất định so với các hợp phần khác như từ ngữ, ngữ pháp, những vấn đề chung về ngôn ngữ và tiếng Việt của chương trình tiếng Việt.

Sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 sắp xếp các bài phong cách học vào chương trình lớp 11 và học liền mạch. Ngược lại, sách Ngữ văn THPT hiện hành bố trí xen kẽ các bài phong cách học ở ba khối lớp: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ở lớp 10; phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách chính luận ở lớp 11; phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách hành chính ở lớp 12. Xen kẽ với các bài phong cách học là các bài Đọc - hiểu văn bản và Làm văn được sắp xếp với sự tương thích nhất định về đặc điểm phong cách, thể loại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo nguyên tắc tích hợp.

2. Nhìn chung, các bài phong cách học trong chương trình Ngữ văn ở hai bộ sách cơ bản và nâng cao được biên soạn có khác nhau. Nếu sách cơ bản theo hướng qui nạp đưa dẫn liệu trước, yêu cầu khái quát lí thuyết đặt

sau, thì ngược lại, sách nâng cao lại đi theo hướng diễn dịch. Tuy nhiên, dù sách giáo khoa đi theo hướng nào, thì trong dạy học phong cách học, phần lí thuyết vẫn phải được quan tâm đầy đủ. Sở dĩ như vậy là bởi đây là nội dung mới, học sinh chưa được tiếp xúc ở bậc trung học cơ sở như phần Từ ngữ hoặc phần Ngữ pháp. Một số khái niệm có tính chất nhập môn như phong cách, phong cách chức năng, đặc điểm ngôn ngữ phong cách, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí... đều là những tri thức mới, dù cho thực tế, học sinh đã tiếp xúc và thực hành các loại văn bản thuộc đủ các phong cách. Để dạy học lí thuyết phong cách học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp quen thuộc trong dạy học tiếng mẹ đẻ, tùy thuộc đặc điểm bài học trong sách giáo khoa. Diễn giảng là phương pháp rất phù hợp trong việc truyền thụ, giải thích những khái niệm mới có mặt ở tất cả các bài phong cách học. Giáo viên cũng nhất thiết phải sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, bởi bất cứ bài phong cách nào cũng đều có các ngữ liệu được đưa ra. Phương pháp đàm thoại cũng rất đắc dụng, bởi những nội dung phong cách học dù được xem là mới mẻ, nhưng không phải quá sức đối với học sinh. Từ kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt, học sinh hoàn toàn có thể tham gia các ý kiến xây dựng bài học theo hướng chủ động, tích cực, vừa phân tích ngữ liệu, vừa tập khái quát những vấn đề lí thuyết. Sự nhận thức của các em, nhờ đó trở nên vững vàng, sâu sắc hơn.

3. Thực hành phong cách học là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học phần phong cách. Mục đích cao nhất của dạy học tiếng Việt hiện nay là nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nghĩa là phải gắn với việc tiếp xúc các sản phẩm ngôn ngữ cũng như biết cách tạo ra sản phẩm ở dạng nói hoặc dạng viết. Phần thực hành càng trở nên quan trọng vì sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay luôn dành ít nhất một nửa thời gian cho bài luyện tập phong cách học. Để dạy tốt các bài luyện tập cũng như các bài tập thực hành

có mặt trong sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, giáo viên cần nhận thức đầy đủ ba mức độ khác nhau. Mức độ đầu tiên là thực hành nhận diện phong cách học. Với mức độ này, phương pháp phân tích và thay thế ngôn ngữ tỏ ra rất phù hợp. Chỉ qua thao tác phân tích và thay thế, học sinh mới nhận thức đầy đủ và nhận diện chính xác đặc trưng về phong cách trong một văn bản cụ thể. Mức độ thứ hai là phân tích văn bản theo phong cách chức năng. Mức độ này thể hiện rõ nhất không chỉ qua các bài tập về các phần văn bản được trích dẫn ở bài học về phong cách, mà còn ở mọi văn bản thuộc phần đọc - hiểu. Mức độ thứ ba là tạo lập văn bản đúng yêu cầu của phong cách chức năng. Ở mức độ này, học sinh đã có thể đưa ra những sản phẩm ngôn ngữ của mình. Trong thực hành tạo lập văn bản, phương pháp rèn luyện theo mẫu được xem là đắc dụng. Đây là phương pháp hoàn toàn có cơ sở khoa học, vì lẽ, bất cứ sản phẩm ngôn ngữ nào cũng có thể mô hình hóa và có thể mô phỏng, mặt khác, hoạt động ngôn ngữ của con người, xét trong bản chất, có tính bắt chước. Điều có tính quyết định đến thành công của phương pháp này là các mẫu được lựa chọn và khả năng đánh giá của giáo viên đối với sản phẩm ngôn ngữ của học sinh.

4. Trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, không có phương pháp nào được xem là tối ưu, là độc tôn. Vì thế, trong dạy học các bài phong cách học, dù lí thuyết hay thực hành, giáo viên cần phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp. Một sự chuyển đổi linh hoạt trong từng phần của bài, trong từng giờ dạy để có được các phương pháp và thủ pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học là cả một vấn đề thuộc năng lực sư phạm và bản lĩnh của người giáo viên. Đây là điều chúng tôi ý thức được và mạnh dạn thể nghiệm trong hai giáo án giới thiệu ở hai chương của luận văn này. Dĩ nhiên, "từ bản thiết kế" đến việc "thi công" vẫn còn những khoảng cách nhất định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt, tái bản lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. [3]. Diệp Quang Ban chủ biên (2001), Tiếng Việt 10, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[4]. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Phan Mậu Cảnh (2007), "Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong trường trung học phổ thông phân ban", Kỉ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.

[6]. Lê Thị Sao Chi (2007), "Một số suy nghĩ về việc dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10 tập 2 nâng cao)", Kỉ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.

[7]. Hồng Dân chủ biên (2006), Tiếng Việt 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8]. Trương Dĩnh (2003), Thiết kế mới về dạy học tiếng Việt 11, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Văn Đường chủ biên (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nxb Hà Nội.

[11]. Nguyễn Văn Đường chủ biên (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, Nxb Hà Nội.

[12]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ

(tái bản lần thứ nhất), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[13]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[14]. Nguyễn Thái Hòa (1982), "Phân loại từ ngữ theo quan điểm phong cách chức năng", trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[15]. Nguyễn Thái Hoà (1997), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - Phong cách - Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2000), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb ĐHSP Hà Nội.

[18]. I. P Ilin và E. A Tzuganova chủ biên (2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, Nxb ĐHQG Hà Nội.

[19]. M.B. Khrapchenkô (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [20]. Đinh Trong Lạc chủ biên (1994), Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[21]. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[22]. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[23]. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[24]. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[25]. Đỗ Thị Kim Liên, "Một số kiến thức bổ trợ cho bài dạy Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn 10 nâng cao), Kỉ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và SGK mới, Nxb Nghệ An.

[26]. Phan Trọng Luận chủ biên (2009), Ngữ văn 10, 11, 12, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[27]. Đặng Lưu (2007), "Để dạy học tốt phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 THPT (bộ mới)", Kỉ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và SGK mới, Nxb Nghệ An.

[28]. Đặng Lưu (2010), Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân, Đề tài cấp

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w