6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Vấn đề phong cách chức năng của các văn bản Đọc hiểu trong chương trình
chương trình
Như đã nói, bất kì một văn bản Đọc - hiểu nào cũng đều thuộc một phong cách chức năng cụ thể, không có văn bản “phi phong cách”. Do vậy, một giáo viên dạy học môn Ngữ văn cần phải có sự nhạy cảm đối với vấn đề này.
Một trong những mục tiêu của sách giáo khoa Ngữ văn THPT là chuyển dịch quan niệm dạy học thuần túy văn chương sang dạy học văn bản. Sở dĩ có thể nói như thế là bởi, nhìn vào hệ thống văn bản được đưa vào chương trình, ta có thể nhận thấy sự có mặt hầu hết các thể loại văn bản. Ngoài các văn bản văn chương thẩm mĩ thuộc các thể loại như tự sự, trữ tình, kịch bản văn học, các loại văn bản khác như văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng… cũng xuất hiện khá nhiều. Và nếu nhìn từ góc độ phong cách chức năng, có thể thấy sự có mặt của đầy đủ các phong cách chức năng ngôn ngữ ở hệ thống văn bản được đưa vào chương trình. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong các văn bản văn chương thẩm mĩ; phong cách ngôn ngữ chính luận trong các tuyên ngôn; phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong văn bản hồi kí, nhật kí hoặc các mẩu đối thoại của các nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch; phong cách ngôn ngữ khoa học trong các tiểu luận, phê bình và chân dung văn học… Sở dĩ có hiện tượng này là bởi quan điểm dạy học văn của các nhà biên soạn sách giáo khoa hiện nay đã có
những thay đổi. Trước đây, chủ biên và nhóm biên soạn sách giáo khoa cho rằng, dạy học văn là dạy học văn chương thẩm mĩ - nghĩa là môn văn có vai trò bồi dưỡng năng lực cảm thụ, khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Quan niệm này đã tồn tại trong một thời gian khá dài. Cùng với nó là sự xuất hiện của mô hình “giảng văn” trong nhà trường phổ thông. Tính chất “du dương”, “ru ngủ” được đánh giá cao trong giờ dạy học văn. Do vậy, hệ thống văn bản trong sách giáo khoa chỉ duy nhất là “văn bản văn học”. Hiện nay, với thực tế và xu hướng chung của thế giới, quan niệm về môn Văn như trên tỏ ra không còn phù hợp nữa. Hơn ai hết, các nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa nhận thức rất rõ điều này. Dạy học văn không phải hướng vào văn chương mà phải hướng vào văn bản, lấy văn bản với hệ thống kí hiệu ngôn ngữ của chúng làm căn bản cho sự nhận thức. Trên thực tế, xu hướng phổ biến của dạy học văn trên thế giới là hướng vào phân tích diễn ngôn. Vai trò của môn Văn đã được nhìn nhận không hoàn toàn giống trước, “chất văn” trong giờ dạy học văn không còn giữ vị trí “độc tôn”. Lẽ dĩ nhiên, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh vẫn là mục tiêu cơ bản song không phải là duy nhất của giờ dạy văn. Phần lớn học sinh hiện nay học văn không phải để theo nghiệp văn chương, và nếu như môn văn chỉ giúp học sinh bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ thì nguy cơ học sinh ngày càng xa rời môn văn là một tất yếu không thể tránh khỏi. Do vậy, việc lựa chọn văn bản phù hợp để đưa vào chương trình Ngữ văn THPT là nỗi trăn trở cho những người biên soạn sách giáo khoa. Và lần thay sách này, họ đã nhìn thấy được điều đó, xác định lại vị trí, vai trò của môn văn trong trường phổ thông. Học sinh tốt nghiệp THPT cần biết cách viết một lá đơn đăng kí dự thi vào một trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp nào đó hoặc là một lá đơn xin việc làm…; tiếp xúc với một bài nghiên cứu khoa học có thể phân tích chúng; đọc một văn bản chính luận sẽ không giống với đọc một văn bản nghệ thuật. Như
vậy, các văn bản “phi nghệ thuật” rất cần thiết cho học sinh để đi vào mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trở lại với hệ thống văn bản được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ văn THPT, chúng ta thấy rằng, hệ thống văn bản hết sức phong phú về mặt thể loại, và nếu nhìn nhận ở phương diện phong cách chức năng thì nó có đầy đủ các phong cách chức năng ngôn ngữ. Việc đa dạng hóa thể loại văn bản trong chương trình như đã nói trên, một mặt vẫn đảm bảo “tính truyền thống” của