Phân tích phong cách học trong phần đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Phân tích phong cách học trong phần đọc hiểu văn bản

Như đã biết, tiếp cận văn bản dưới góc độ phong cách học là một cách tiếp cận có cơ sở khoa học và ngày càng được áp dụng. Thực chất nó là một mặt của phân tích văn bản theo theo đặc trưng thể loại hay dưới góc độ thi pháp học. Trên thực tế, phần đọc - hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành khá phong phú về mặt thể loại. Mục tiêu của dạng bài tập thực hành phân tích văn bản theo phong cách chức năng là hướng học sinh

vào hoạt động phân tích văn bản trong phần đọc - hiểu theo đặc trưng phong cách của chúng.

Nhìn vào hệ thống văn bản trong phần đọc - hiểu của chương trình Ngữ văn THPT ta có thể thấy như sau: phần lớn văn bản được học trong chương trình là thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thuộc cả ba thể loại: thơ ca, văn xuôi nghệ thuật và kịch). Trong tổng số 140 văn bản trích học thì có tới 116 văn bản nghệ thuật, 23 văn bản nghị luận và 1 văn bản sinh hoạt. Do vậy, phân tích văn bản đọc - hiểu dưới góc nhìn của phong cách chức năng là công việc có thể tiến hành thường xuyên nếu giáo viên có ý thức tích hợp.

Trước hết, thông qua văn bản đọc - hiểu, giáo viên giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn đặc trưng của các phong cách chức năng. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được nhận biết không chỉ qua ngôn ngữ trong cuộc sống thường ngày, mà còn qua lời đối thoại của các nhân vật được tái hiện trong các truyện ngắn, tiểu thuyết (Chí Phèo của Nam Cao, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Vợ nhặt của Kim Lân, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi...). Học sinh được tiếp xúc với văn bản chính luận qua Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn,

Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh... Văn bản khoa học được nhận biết qua một số tiểu luận về văn học như Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Mấy ý nghĩ về thơ

của Nguyễn Đình Thi... Đặc biệt, học sinh được tiếp xúc nhiều nhât với văn bản nghệ thuật qua hàng chục áng văn chương thuộc mọi thể loại có mặt từ lớp 10 đến lớp 12.

Tình hình trên đây cho phép người giáo viên có thể rộng đường trong việc phối hợp dạy văn bản với yêu cầu đọc - hiểu với củng cố tri thức về phong cách học.

Không chỉ có tác dụng nhận diện phong cách học, các bài đọc - hiểu còn cho thấy cách sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của các loại phong cách chức năng khác nhau. Những lớp từ ngữ chính trị xã hội trong Về luân lí xã hội nước ta của Phan Chu Trinh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh...; các lớp từ ngữ như từ thi ca, từ địa phương, từ Hán Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao, các trích đoạn Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, và sau này, trong Thơ mới,... là những nguồn ngữ liệu hết sức phong phú được phân tích trong các bài đọc - hiểu, không chỉ nhằm cảm thụ giá trị nghệ thuật của tác phẩm, mà còn giúp học sinh có sự phân biệt về yêu cầu sử dụng ngôn từ (thuộc mọi cấp độ) của các phong cách chức năng khác nhau. Đây là những ưu thế rõ rệt của bộ sách Ngữ văn hiện nay (cả cơ bản và nâng cao) so với bộ sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000.

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w