Phương pháp hình thành, củng cố khái niệm phong cách học cho học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 46 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Phương pháp hình thành, củng cố khái niệm phong cách học cho học sinh

học sinh

Hiệu quả của một giờ dạy học không phải là ở chỗ người giáo viên cung cấp cho học sinh thật nhiều kiến thức, thật nhiều khái niệm mà quan trọng là ở chỗ học sinh tiếp thu tri thức bằng con đường nào và vận dụng chúng như thế nào. Do vậy, tri thức lí thuyết là cái nền giáo viên cần có, nhưng để thành công thì phải biết cách hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, tìm ra chân lí. Nói cách khác, người giáo viên phải có phương pháp phù hợp. Sự phù hợp của phương pháp dĩ nhiên không phải ở chỗ phương pháp đó phải “độc”, phải “lạ”, phải “hay” mà là ở chỗ phù hợp với đối tượng tiếp nhận: học sinh. Với cấu trúc mới của sách giáo khoa, giáo viên phải có cái nhìn khái quát và định hướng phương pháp phù hợp.

Nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với phần phong cách học tuy không phải là vấn đề quá khó, song chưa có được sự quan tâm đúng mức của các nhà phong cách học. Nhìn vào lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng ta có thể thấy rằng, trên thực tế, chưa có công trình khoa học nghiên cứu thật chuyên sâu về phương pháp dạy học phong cách học (giống như những công trình về phương pháp dạy học Từ ngữ, dạy học Ngữ pháp tiếng Việt), trong khi đó, phần nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt đã có không ít công trình khá dày dặn.

Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt [1]. Tác giả Nguyễn Quang Ninh đã nêu ra phương pháp dạy lí thuyết phần phong cách học: phương pháp phân tích ngôn ngữ. Theo tác giả này, phân tích ngôn ngữ trong lĩnh vực phong cách học thực chất là phân tích ngôn ngữ ở khía cạnh phong cách học và tu từ học. "Đó là việc phân tích sự khác biệt về phong cách chức năng trong hoạt động giao tiếp của các đơn vị ngôn ngữ, những màu sắc tu từ, những sắc thái ngữ nghĩa tinh tế nhất của chúng trong khi hành chức" [1, tr.170]. Tác giả Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra một số cách phân tích tiêu biểu được sử dụng trong việc giảng dạy phong cách học như là:

So sánh đối lập: Người dạy phải phát hiện ra những yếu tố đồng nghĩa với nhau, có khả năng thay thế cho nhau, sau đó phát hiện ra sự khác biệt hóa giữa các yếu tố đó bằng sự so sánh, đối chiếu để thấy giữa các yếu tố đồng nghĩa đó có gì khác nhau về sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách. Từ sự so sánh đó ta có thể thấy tại sao trong trường hợp này lại dùng yếu tố này mà không dùng yếu tố kia.

Thử nghiệm phong cách học: Phương pháp này dựa vào khả năng có thể thay thế được cho nhau giữa các yếu tố đồng nghĩa để lựa chọn một yếu tố phù hợp nhất với điều kiện giao tiếp. Phương pháp này được hình dung là: đứng trước một tình huống giao tiếp cụ thể, một lời nói nào đó sẽ xuất hiện

trong đầu người nói (người viết). Người nói (người viết) sẽ tự mình so sánh, đối chiếu với những lời nói khác có thể có để xem lời định nói ra có phù hợp với nội dung, với mục đích, với thái độ… của mình không. Nếu thấy lời nói đó không phù hợp, người nói (người viết) buộc phải tìm ra cách nói khác. Nếu cách nói khác này vẫn chưa phù hợp, người nói (người viết) lại phải tiếp tục điều chỉnh hoặc thay lời nói đó bằng lời nói khác phù hợp hơn. Việc lựa chọn cứ như vậy cho đến khi nào người nói (người viết) thấy mình lựa chọn được cách diễn đạt phù hợp nhất thì dừng lại và sử dụng nó trong giao tiếp. Như vậy là ở đây, người nói (người viết) vừa thử vừa nghiệm. Thử là để có nhiều biến thể đồng nghĩa giúp cho việc lựa chọn, nghiệm là kết quả, là mục đích của thử.

Thuyết minh phong cách học: Phương pháp phân tích ngôn ngữ dùng sự giải thích, thuyết minh những đặc điểm tu từ, những nét phong cách của từng phát ngôn, từng đoạn văn, từng phần riêng lẻ của văn bản để cuối cùng tổng hợp lại, xác định phong cách chức năng chung, phong cách chức năng chủ đạo được thể hiện trong văn bản đang đem ra phân tích, xem xét. Để có thể rút ra được kết luận chính xác về phong cách chức năng của văn bản, giáo viên phải thuyết minh màu sắc tu từ rất đa dạng của các phương tiện ngôn ngữ cấu tạo nên những thể thống nhất lời nói. Sự miêu tả, thuyết minh đó phải được tiến hành ở mọi cấp độ và thuyết minh càng đầy đủ chặt chẽ thì kết luận về phong cách chức năng của văn bản càng chính xác.

Xác định màu sắc tu từ của các phương tiện ngôn ngữ trong ngữ cảnh: Việc xác định sắc thái tu từ của các phương tiện ngôn ngữ không phải chỉ là phát hiện ra những từ ngữ, những kiểu câu… được ghi nhận như là những phương tiện trung hòa hoặc có sắc thái tu từ, mà còn là sự xác định màu sắc tu từ cụ thể của chúng trong ngữ cảnh cụ thể.

Phân tích theo những ghi chú tu từ học trong các từ điển: Thực chất của cách phân tích này là dựa vào sự gợi ý, chỉ dẫn của các từ điển giải thích,

từ điển đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để phân tích màu sắc tu từ của các phương tiện ngôn ngữ. Những màu sắc tu từ được ghi lại trong các từ điển thường là những sắc thái cố định và mang tính chuẩn mực, vì vậy việc giải thích, phân tích tránh được tính chủ quan, áp đặt [1, tr.170-180].

Trên đây là những cách phân tích ngôn ngữ trong dạy học lí thuyết phong cách học mà tác giả Nguyễn Quang Ninh đã trình bày trong cuốn

Phương pháp dạy học tiếng Việt, phần Phương pháp dạy học phong cách học. Có thể nói, đây là những đóng góp hết sức quan trọng của tác giả vào việc nghiên cứu phương pháp dạy học phần phong cách học trong nhà trường phổ thông. Sự phối hợp nhiều phương pháp trong dạy học phong cách học như tác giả đề xuất trên đây là hoàn toàn thỏa đáng. Trong thực tế dạy học tiếng Việt, dù là hợp phần nào, việc sử dụng đồng thời các phương pháp là điều cần thiết, bởi không có phương pháp nào được xem là độc tôn.

2.2.2.1. Phương pháp diễn giảng

a) Lịch sử của phương pháp diễn giảng

Diễn giảng được coi là phương pháp truyền thống, xuất hiện rất lâu đời trong lịch sử dạy học. Chúng ta đã nghe đến những buổi thuyết giảng đạo lí, những buổi học chữ Nho trong lớp học Nho giáo cách đây hàng chục thế kỉ. Kiểu dạy học “thầy giảng trò nghe” đã trở thành chuẩn mực của lớp học truyền thống. Ở cái thời mà kiến thức thầy đưa ra là chân lí tuyệt đối, thì đây là phương pháp dạy học có ưu thế nhất. Ngày nay, sự phát triển của giáo dục học đòi hỏi phải không ngừng tìm tòi về phương pháp. Kiểu dạy học thuyết giảng một chiều thuần túy dĩ nhiên là phải có những thay đổi. Đã có khi người ta đồng nhất phương pháp diễn giảng với cái gọi là "phương pháp cũ". Nhưng trên thực tế, phương pháp này không phải không có những ưu điểm, do đó, nó chưa hẳn đã hết hiệu lực. Chính vì thế trong nền giáo dục hiện đại, bên cạnh hàng loạt phương pháp mới, thì phương pháp diễn giảng vẫn được áp dụng trong những trường hợp nhất định.

b) Bản chất của phương pháp diễn giảng

Diễn giảng (còn gọi là thông báo - giải thích), theo GS Lê A trong giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, là phương pháp "thầy giáo dùng lời nói của mình để giải thích, minh họa các tri thức mới, còn học sinh tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó" [1, tr.65]. Biện giải về phương pháp này, GS Lê A cũng lưu ý: "Thầy giáo có thể sử dụng sách giáo khoa, mô hình, biểu bảng hoặc các phương tiện kĩ thuật khác để học sinh hiểu các tri thức được thông báo. Để việc áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả, người thầy giáo phái nắm chắc kiến thức và diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, biết giải thích, phân tích, biện luận một cách chặt chẽ để bênh vực cho luận điểm của mình" [1, tr.65].

Có hai hình thức diễn giảng: diễn giảng thông báo và diễn giảng nêu vấn đề. Diễn giảng thông báo nhằm cung cấp tri thức mới mẻ đối với học sinh nhưng không đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, khó kích thích suy luận của học sinh. Diễn giảng nêu vấn đề là giáo viên trình bày tri thức dưới dạng nêu vấn đề giúp học sinh tích cực suy nghĩ để tiếp thu, tìm tòi tri thức đó.

Diễn giảng trong dạy học lí thuyết phong cách học thực chất là giáo viên thuyết giảng các khái niệm phong cách học cơ bản có trong mỗi bài học. Trong thời đại công nghệ thông tin, phương pháp diễn giảng phát huy tính khả dụng của nó bởi sự bổ trợ của các phương tiện thông tin khác. Nói cách khác, có thể coi diễn giảng là phương pháp giáo viên dùng lời nói cùng các phương tiện kĩ thuật thông tin, nghe - nhìn như: Bảng, phấn, bảng in, video/phim, máy tính… để diễn giảng cho học sinh nghe, hiểu các khái niệm, hiện tượng, quy luật, nguyên lí của các quá trình.

Trong quá trình hình thành khái niệm phong cách học cho học sinh, giáo viên nên vận dụng kết hợp hai hình thức diễn giảng để đem lại hiệu quả của giờ dạy. Giáo viên không nên đọc cho học sinh nghe khái niệm mà nên

trình bày những kiến thức lí thuyết liên quan đến khái niệm, sau đó gợi ý để học sinh rút ra kết luận.

c) Cách thức tiến hành phương pháp diễn giảng

Trước khi diễn giảng một vấn đề nào đó, giáo viên nên mở đầu bằng một tình huống. Tình huống trong bài phong cách học thường là một ngữ liệu mà trong đó xuất hiện một số từ ngữ hoặc cách viết không phù hợp phong cách, sau đó, giáo viên dẫn dắt học sinh vào vấn đề mình định thuyết giảng. Chẳng hạn, để giới thiệu vào bài Phong cách ngôn ngữ hành chính, giáo viên có thể mở đầu bằng đoạn văn bản sau: Trong giấy mời họp, có người viết như sau: Cuộc họp bắt đầu hơi sớm, mong các đồng chí dậy sớm và đến đúng giờ.

Em hãy chỉ ra những từ ngữ sử dụng không phù hợp trong đoạn trên và giải thích lí do. Như vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Phong cách ngôn ngữ hành chính.

Phần đầu tiên của một bài phong cách học trong chương trình là trình bày khái niệm, do đó, giáo viên sử dụng luôn phương pháp diễn giảng ở mục này. Ở đây, giáo viên diễn giảng bằng cách nêu vấn đề chứ không đọc hoặc yêu cầu học sinh đọc khái niệm có trong sách giáo khoa.

Giáo viên có thể đưa ra một số ngữ liệu, mỗi ngữ liệu thuộc một thể loại văn học cụ thể (truyện ngắn, thơ, kịch), sau đó dẫn dắt để học sinh biết phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các loại văn bản này và cho học sinh tự rút ra khái niệm.

d) Đánh giá về phương pháp

Ưu điểm: Dùng phương pháp diễn giảng, người giáo viên có một số lợi thế nhất định. Những tri thức được diễn giảng là những tri thức mà giáo viên đã biết và nắm vững, do vậy, sẽ làm chủ được giờ dạy, kiểm soát được nội dung và thứ tự các thông tin truyền đạt cho học sinh trong thời gian định trước. Dùng phương pháp này, giáo viên không lo thiếu thời gian, “cháy giáo

án”. Áp dụng phương pháp này để hình thành các khái niệm phong cách học là hợp lí. Tri thức khoa học cần đảm bảo tính chính xác - thậm chí từng câu, từng chữ.

Nhược điểm: Giờ học sẽ trở nên đơn điệu nếu giáo viên cứ diễn giảng từ đầu đến cuối, bởi chỉ có thông tin một chiều, học sinh rơi vào thế thụ động. Các em dễ bị “ù lì” khi nghe quá lâu, dẫn đến chán nản. hơn nữa nó không phù hợp với việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Những yếu tố đảm bảo hiệu quả của phương pháp diễn giảng trong dạy học phong cách học

Cũng như những phương pháp khác, khi sử dụng phương pháp diễn giảng vào dạy học phong cách học, giáo viên cần ý thức về các điều kiện, các nhân tố đảm bảo cho sự thành công của giờ dạy.

- Thứ nhất, phải chọn vấn đề phù hợp để diễn giảng. Như đã đề cập trên đây, các bài về phong cách chức năng trong chương trình Ngữ văn hiện hành luôn gắn với một số nội dung lí thuyết. Việc hình thành các khái niệm là điều không thể bỏ qua. Vì thế, ở kiểu bài học này, giáo viên khá rộng đường trong việc lựa chọn vấn đề để diễn giảng. Một sự lựa chọn đúng đắn sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của phương pháp.

Thứ hai, tri thức của giáo viên phải phong phú, vững vàng. Thông thường, những nội dung cần diễn giảng trong SGK trung học phổ thông không phải là quá khó, quá phức tạp, nhưng cũng không hề giản đơn. Muốn hiểu thật đầy đủ một khái niệm nào đó trong phần phong cách học, đòi hỏi người giáo viên phải đọc thêm các tài liệu tham khảo của chuyên ngành, các từ điển chuyên môn, các bài báo có liên quan. Ở đây, như người ta thường nói, phải biết 10 dạy 5. Có tri thức vững vàng, giáo viên sẽ làm chủ được các tình huống, tự tin trong diễn giảng, biết nhấn hay lướt chỗ nào cho phù hợp. Thông thường, trong dạy học, sự lúng túng của giáo viên một phần do không hiểu biết đầy đủ những vấn đề cần truyền thụ.

Thứ ba, phải sử dụng tốt ngôn ngữ dạng nói. Thực tế, việc sử dụng ngôn ngữ dạng nói ở mọi người có khác nhau. Có những người tỏ ra có kĩ năng trong ăn nói, nhưng cũng có những người rất ít lợi thế về mặt này. Người giáo viên phải ý thức điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của mình để phát huy hoặc rèn luyện.

Lời nói khi diễn giảng phải khúc chiết, rõ ràng, âm lượng vừa phải, sao cho học sinh trong lớp có thể nghe được đầy đủ. Tránh dùng từ địa phương, dùng thổ âm, thổ ngữ trong giảng bài, cũng như tránh bắt chước giọng nói thiếu tự nhiên (chẳng hạn người miền Trung nhại giọng Bắc). Để có giọng diễn giảng tự nhiên, giàu tính biểu cảm, giáo viên phải không ngừng trau dồi, rèn luyện, học tập những người có kinh nghiệm, lắng nghe những lời góp ý của đồng nghiệp cũng như nắm bắt phản ứng từ phía học sinh.

Thứ tư, phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. Như đã trình bày ở trên, trong dạy học, không có phương pháp nào là tối ưu. Diễn giảng dù có hấp dẫn bao nhiêu, nhưng nếu lạm dụng thành "độc diễn" thì cũng phản tác dụng. Do vậy, giáo viên phải phối hợp thật linh hoạt với những phương pháp khác thì giờ học mới sinh động, và bản thân lời diễn giảng của giáo viên mới phát huy cao nhất hiệu quả của nó. Một trong những phương pháp có thể phối hợp rất tốt với phương pháp diễn giảng trong dạy học phong cách học là phương pháp đàm thoại. Những câu hỏi đặt ra xen vào giữa lời diễn giảng của giáo viên chẳng những làm thay đổi không khí của lớp học, mà còn có tác dụng thu hút sự chú ý của học sinh vào những gì mà giáo viên đã truyền thụ, tạo tâm lí đối thoại cởi mở, thẳng thắn, phát huy tinh thần dân chủ và tính tích cực, chủ động trong học tập của các em.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ a) Bản chất của phương pháp

Phân tích ngôn ngữ - như định nghĩa của nhà khoa học sư phạm Xô viết Chê-cu-chép mà giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt dẫn lại - "học

sinh, dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo, vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng" [1, tr.66].

Phương pháp phân tích ngôn ngữ như định nghĩa vừa nêu, là phương pháp chung trong dạy học tiếng mẹ đẻ. Nó được vận dụng để dạy học từ ngữ,

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 46 - 67)