Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Phần phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao

1.2.2.1. Về vị trí của các bài trong chương trình

Bảng 1.2. Tổng hợp về vị trí của các bài phong cách học trong hai bộ sách

LỚP / BÀI VỊ TRÍ CỦA BÀI Ở SÁCH CƠ BẢN

VỊ TRÍ CỦA BÀI Ở SÁCH NÂNG CAO

Lớp 10. Phong cách ngôn ngữ

sinh hoạt Tuần 12, 14 - tiết 36, 42 Tuần 18 - tiết 68, 70

Lớp 10. Phong cách ngôn ngữ

nghệ thuật Tuần 30, 14 - tiết 83, 84 Tuần 22, 14 - tiết 81, 82

Lớp 11. Phong cách ngôn ngữ

báo chí Tuần 12, 14 - tiết 48, 55 Tuần 12, 14 - tiết 48, 56

Lớp 11. Phong cách ngôn ngữ

chính luận Tuần 32, 33 - tiết 108, 111 Tuần 29, 31 - tiết 106, 116 Lớp 12. Phong cách ngôn ngữ

Lớp 12. Phong cách ngôn ngữ

hành chính Tuần 33 - tiết 91, 92 Tuần 35 - tiết 131, 132 Nhận xét: Về vị trí bài học trong toàn bộ cấu trúc chương trình, ta thấy cả hai bộ sách đều phân bố thời gian học gần như cùng thời điểm trong năm học. Tuy nhiên nội dung trình bày trong từng bài thì có nhiều điểm khác nhau.

1.2.2.2. Kết cấu và nội dung của mỗi bài phong cách học trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPH nâng cao

a) Kết cấu chung

Cả sáu bài phong cách học trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT nâng cao đều thống nhất một cấu trúc chung:

I. Khái quát về phong cách

II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ III. Luyện tập

Nhận xét: So với bộ cơ bản, ở bộ nâng cao, cách viết thống nhất từ đầu đến cuối. Các đề mục không có sự thay đổi. Trong mục I ở mỗi bài đều trình bày đặc điểm của từng phong cách và có thêm phần cách sử dụng các phương tiện diễn đạt giúp học sinh dễ hình dung nét riêng của từng phong cách.

b) Nội dung từng bài

Bài 1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Ngữ văn 10 nâng cao - Tập1)

I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Ở mục này, sách giáo khoa trình bày khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, dạng tồn tại của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và ba đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là:

1. Tính cá thể

2. Tính sinh động, cụ thể 3. Tính cảm xúc

II. Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ 1. Về ngữ âm, chữ viết 2. Về từ ngữ 3. Về kiểu câu 4. Về biện pháp tu từ Nhận xét:

Trong mục II, ở mỗi mục nhỏ đều có dẫn chứng minh họa, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài. Các dẫn chứng hầu hết lấy từ các đoạn hội thoại trong các tác phẩm văn học nên độ chính xác cao, đồng thời mang tính chuẩn mực. Điều này cũng giúp học sinh trong việc phân biệt ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ nghệ thuật.

- Cách sắp xếp các đề mục theo thứ tự tăng dần của các đơn vị ngôn ngữ, giúp học sinh nhận biết đặc điểm riêng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt về cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ từ đơn vị thấp đến đơn vị cao. Đây là cách sắp xếp khoa học, chuẩn mực của văn bản khoa học giáo khoa.

- Phần luyện tập: các bài tập ở mức độ thông hiểu và vận dụng. Sau mỗi phần đều có phần bài tập vận dụng.

Bài 2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (Ngữ văn 10 nâng cao - tập 2)

I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác các phong cách ngôn ngữ khác ở chức năng thông báo - thẩm mĩ của nó.

Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: 1. Tính thẩm mĩ

2. Tính đa nghĩa

3. Dấu ấn riêng của tác giả

Nhận xét: So với bộ sách cơ bản, sách nâng cao quan niệm về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật có sự khác biệt cơ bản. Chưa vội kết luận quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai, chỉ riêng sự vênh lệch như vậy rõ ràng gây không ít khó khăn cho người dạy và học. Theo chúng tôi, cách triển khai từng thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật ở mỗi bộ sách có thể không giống nhau, nhưng cần thống nhất về những thuộc tính cơ bản. Trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa những quan niệm riêng và chấp nhận sự tranh biện, đối thoại thì không sao, nhưng soạn sách giáo khoa, rất cần sự đồng thuận trong quan niệm khoa học.

II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Về ngữ âm, chữ viết: Ngữ âm và chữ viết có vai trò lớn trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tạo nên giá trị biểu cảm cho thơ ca, nó còn có vai trò quyết định đối với luật thơ tiếng Việt. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cũng tận dụng tối đa các hình thức khác nhau của cữ viết để gia tăng giá trị biểu hiện của văn học.

2. Về từ ngữ: Phong cách nghệ thuật sử dụng có chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau như: từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, từ ngữ cổ, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội… Ngoài ra còn có lớp từ riêng đó là lớp từ thơ ca.

3. Về ngữ pháp: Sử dụng rộng rãi các kiểu câu. Trong thơ ca còn có kiểu cú pháp thơ ca.

4. Về biện pháp tu từ: Tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương.

5. Về bố cục trình bày: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật luôn coi trọng vẻ đẹp cân đối, hài hòa trong chiều sâu bố cục, trình bày của tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Bài này dạy trong hai tiết, sau mỗi tiết đều có bài tập thực hành. Các bài tập đều vận dụng kiến thức trong bài học để làm, phù hợp với năng lực của học sinh.

Bài 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Ngữ văn 11 nâng cao

tập 1)

I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử…

Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí gồm: 1. Tính thông tin thời sự

2. Tính ngắn gọn 3. Tính hấp dẫn

II. Cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

1. Về ngữ âm, chữ viết: Đối với báo nói, phát thanh viên phải có ý thức hướng đến chuẩn phát âm, đọc rõ ràng, luôn thể hiện thái độ tôn trọng người nghe.

Đối với báo viết, những qui định về chính tả, về viết hoa, về cách viết tắt, cách viết dủng tiếng nước ngoài,.. phải được triệt để tôn trọng.

2. Về từ ngữ: Báo chí thường sử dụng từ ngữ chung, có tính toàn dân, mang màu sắc đa phong cách. Tuy nhiên, tùy thuộc về nội dung của bài viết, báo chí cũng sử dụng các những từ ngữ chuyên ngành như khoa học kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao, hành chính, văn học nghệ thuật...

3. Về ngữ pháp: Câu văn trên báo chí được viết rõ ràng, chính xác, không mơ hồ gây khó hiểu. Một số mẫu câu như câu chỉ có cụm từ (thường

đặt tên cho bài báo); mô hình câu thời gian - địa điểm - sự kiện (mở đầu bản tin); câu mở rộng thành phần, kết hợp lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp để đưa tin...

4. Về biện pháp tu từ: Việc sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp với từng thể loại viết luôn luôn được quan tâm nhằm nâng cao tính hấp dẫn của báo chí. Chẳng hạn, ở thế loại phóng sự, thông tin quảng cáo,... các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ,... thường được sử dụng rộng rãi đem lại thú vị bất ngờ cho người đọc.

5. Về bố cục trình bày: Báo chí trình bày phải rõ ràng, hợp lô gích, dễ tiếp thu. Một số thể loại báo chí có bố cục tương đối ổn định, ví dụ cấu trúc của bản tin thường theo mô hình: nguồn tin - thời gian - nơi chốn - sự kiện diễn ra [38, Ngữ văn 11 nâng cao, t.1, tr.174-175].

Phần Luyện tập: có ba bài tập vừa mang tính nhận biết vừa mang tính vận dụng giúp học sinh củng cố kiến thức lí thuyết và vận dụng viết bài báo theo sự hiểu biết của bản thân.

Các bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong cách ngôn ngữ hành chính trong sách Ngữ văn nâng cao THPT cũng trình bày tương tự như ba bài trên đây.

Nhận xét: Nhìn chung, so sánh hai bộ sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao ta có thể thấy:

a) Về nội dung

- Bộ cơ bản chú trọng vào các loại văn bản và đặc điểm ngôn ngữ của mỗi phong cách ngôn ngữ; không đưa ra khái niệm mỗi phong cách ngôn ngữ.

- Bộ nâng cao chú trọng vào cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của mỗi phong cách; đưa ra khái niệm cụ thể của từng phong cách ngôn ngữ.

- Bộ cơ bản đưa ra ngữ liệu để học sinh thảo luận theo câu hỏi cho sẵn rồi sau đó rút ra kết luận, nghĩa là trình bày theo lối quy nạp.

- Bộ nâng cao lại đưa ra lập luận lí thuyết trước sau đó mới lấy dẫn chứng minh họa, nghĩa là diễn đạt theo lối diễn dịch.

Cả hai cách viết ở hai bộ sách đều có những ưu điểm riêng. Người dạy cần tìm hiểu, phối kết hợp cả hai bộ sách để đưa ra phương án tối ưu, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức đầy đủ nhất và dễ dàng nhất. Mặc dù trên thực tế, hiện nay bộ sách giáo khoa cơ bản đang được phổ biến rộng rãi hơn, áp dụng đại trà hơn, song người dạy không nên vì thế mà bỏ qua bộ sách nâng cao.

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w