Áp lực từ yêu cầu về tính hệ thống trong nguyên tắc dạy học

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Áp lực từ yêu cầu về tính hệ thống trong nguyên tắc dạy học

Dường như có thực trạng mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu cao về tính hệ thống của tri thức trong nguyên tắc dạy học với một bên là cái diện mạo có vẻ “phi hệ thống” của chương trình Ngữ văn mới, trong đó có phần Phong cách học. Sách Tiếng Việt thuộc chương trình cũ rất chú trọng đến tính hệ thống của các vấn đề trong nội bộ một cấp độ cũng như giữa các cấp độ ngôn ngữ, trong khi điều này không được chú ý nhiều ở chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành.

Nhìn vào chương trình Tiếng Việt của SGK lớp 10 và 11 cũ, dễ có cảm giác đó là một giáo trình Việt ngữ thu gọn. Việc sắp xếp các bài Phong cách học trọn vẹn thành một phần riêng trong chương trình lớp 11 cho ta thấy rõ điều đó. Thông thường, các bài được sắp xếp theo trật tự: từ vấn đề chung đến vấn đề cụ thể, từ lí thuyết đến thực hành; từ cấp độ này đến cấp độ kia. Ngược lại, phần Tiếng Việt trong SGK nâng cao THPT sắp xếp theo một cách khác. Hình như sự sắp xếp này bị chi phối bởi trật tự thể loại của phần Đọc - hiểu. Như vậy, ở đây, tích hợp dọc sẽ phải được phát huy. Giáo viên không thể không quan tâm đến những tri thức tiếng Việt mà học sinh đã được học ở những lớp dưới, cấp dưới. Cũng do vậy, tính hệ thống của tri thức không phải thể hiện ở sự sắp xếp cạnh nhau các vấn đề theo trật tự trước sau như một chuỗi lô-gic, mà nó là một trật tự “phi tuyến tính” - một kiểu hệ thống học sinh chỉ được nhận ra bởi nỗ lực xâu chuỗi của người giáo viên.

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w