Giáo án thể nghiệm dạy lí thuyết phong cách học

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Giáo án thể nghiệm dạy lí thuyết phong cách học

Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Có hiểu biết về đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí.

2. Về kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí vào việc đọc/ viết văn bản.

3 Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng và phát triển ngôn ngữ dân tộc, phê phán cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

1. Giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến về đặc điểm các văn bản báo chí; những vấn đề thời sự, chính kiến, dư luận… trong báo chí.

2. Suy nghĩ sáng tạo: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí; đặc điểm của phong cách báo chí.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

1. Diễn giảng: Dẫn dắt học sinh trình bày khái niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí.

2. Đàm thoại: Trao đổi, ra câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời về đặc trưng và đặc điểm về cách thức diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí

3. Phân tích ngôn ngữ: Đưa ra những ngữ liệu tiêu biểu để học sinh phân tích đi đến kết luận về phong cách ngôn ngữ báo chí.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Một số tờ báo và ấn phẩm gần gũi với học sinh. 2. Ra-đi-ô, ti vi

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh 2. Hỏi bài cũ

3. Bài mới

Vào bài

Phương pháp: Đàm thoại

Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và giới thiệu về các phương tiện thông tin đại chúng (báo, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình…); nêu một số ấn phẩm báo chí quen thuộc (Báo nhân dân, Quân đội nhân dân, Phụ nữ, Tiền phong, Hoa học trò...); các mục trong ấn phẩm (Tin tức, Phóng sự, Điều tra, Bình luận, Dự báo thời tiết, Quảng cáo…).

Học sinh trình bày ý kiến trước tập thể.

Giáo viên nêu mục đích và yêu cầu của bài học: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Trình bày khái niệm phong cách

ngôn ngữ báo chí

Phương pháp: Diễn giảng tích cực kết hợp với đàm thoại; phân tích mẫu

GV: Dùng bảng phụ để dẫn một số thể loại khác nhau của văn bản báo

I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ báo chí

1.Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ báo chí Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại

chí như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…

GV: Từ những ví dụ các em vừa dẫn ra, hãy cho biết phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

HS: Thảo luận và phát biểu

GV: Nhận xét và trình bày khái niệm

Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí

Phương pháp: Trao đổi nhóm

GV: yêu cầu nhóm 1 tìm hiểu đặc điểm của thể loại Bản tin trong trang báo điện tử ThoibaoVIỆT.com; nhóm 2 tìm hiểu đặc điểm thể loại phóng sự trong báo Tiền phong; nhóm 3 tìm hiểu đặc điểm của tiểu phẩm trong báo Sài Gòn giải phóng.

HS: Đại diện nhóm trình bày ý kiến. Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung cơ bản: Đặc điểm của các thể loại báo chí.

Phương pháp: Diễn giảng

chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử.

2.Một số thể loại văn bản báo chí

- Bản tin: Ngắn gọn, chính xác, cập nhật. Bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.

- Phóng sự: Về thực chất, phóng sự cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.

- Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân giã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

Chức năng chung: cung cấp thông tin thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ

Tìm hiểu văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

Phương pháp: Đàm thoại

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Báo chí tồn tại ở những dạng nào? Chức năng của báo chí?

Học sinh phát biểu, Giáo viên nhận xét và chốt lại:

Báo chí có nhiều thể loại và tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết và dạng nói. Ngoài ra còn có báo hình, báo điện tử.

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về ngôn ngữ.

GV: Diễn giảng để học sinh nắm bắt đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ báo chí.

(Nội dung này sách giáo khoa đã trình bày, giáo viên có thể cho học sinh đọc rồi diễn giảng để học sinh rõ hơn)

GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu

báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

3. Đặc điểm chung

a) Tính thông tin, sự kiện: Cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời mọi sự kiện diễn ra trong đời sống; thông tin phát đi phải cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ; vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng định hướng dư luận.

2. Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn gọn mà chứa đựng được lượng thông tin cao nhất.

3. Tính hấp dẫn: Trình bày cần bắt mắt, “típ” báo phải gây ấn tượng và đặc biệt về nội dung: sự liên quan trực tiếp của tin tức, sự kiện với vận mệnh của mỗi người, của cộng đồng.

II. Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

1. Về ngữ âm, chữ viết: Phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, thái độ tôn trọng người nghe; viết đúng chính tả.

2. Về từ ngữ: Từ ngữ chung toàn dân; từ ngữ của các ngành khác tùy

Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí

Phương pháp: thảo luận nhóm kết hợp với phân tích ngôn ngữ

GV: Chia học sinh thành năm nhóm, mỗi nhóm một ngữ liệu cụ thể để phân tích

Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm về ngữ âm - chữ viết của phong cách ngôn ngữ báo chí

Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm về từ ngữ của phong cách ngôn ngữ báo chí

Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm về ngữ pháp của phong cách ngôn ngữ báo chí

Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm về biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ báo chí

Nhóm 5: Tìm hiểu đặc điểm về bố cục, trình bày của phong cách ngôn ngữ báo chí

thuộc vào nội dung của bài viết.

3. Về ngữ pháp: Câu rõ ràng, chính xác, không gây mơ hồ, khó hiểu; dùng cụm từ; mô hình câu chỉ thời gian; câu mở rộng thành phần…

4. Về biện pháp tu từ: Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ nhằm tăng sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe.

5. Về bố cục, trình bày: Rõ ràng, hợp lôgich, dễ tiếp thu; một số bài báo thường gây ấn tượng bằng cách trình bày những kiểu chữ, cỡ chữ đặc biệt.

Củng cố - Luyện tập

Hướng dẫn học sinh về nhà làm các bài tập trong phần Luyện tập và bài tập trong tiết Thực hành ở sau.

Rút kinh nghiệm

Chương 3

DẠY HỌC THỰC HÀNH PHONG CÁCH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 3.1. Mục đích và các dạng bài tập thực hành phong cách học

3.1.1. Mục đích dạy thực hành phong cách học

Dạy thực hành phong cách học là khâu không thể thiếu trong dạy học phần phong cách học. Bởi lẽ, dạy học tiếng Việt nói chung, phần phong cách học nói riêng là nhằm mục đích hướng học sinh tới việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực. Do vậy, trong quá trình dạy học tiếng Việt, việc kết hợp giữa cung cấp tri thức lí thuyết gắn liền với thực hành được coi là một nguyên tắc bắt buộc trong phương pháp giảng dạy bộ môn.

Dạy thực hành phong cách học hướng tới mấy mục đích:

Thứ nhất, làm sáng tỏ thêm và củng cố các khái niệm, các tri thức lí thuyết của phong cách học, từ đó nhận thức sâu rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể về các khái niệm và đặc điểm của mỗi phong cách chức năng ngôn ngữ.

Thứ hai, rèn luyện các năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ sở khoa học các văn bản thuộc các phong cách chức năng cụ thể, từ đó giúp cho việc nắm bắt chiếm lĩnh từng văn bản chính xác hơn.

Thứ ba, nâng cao năng lực viết và nói sao cho đúng phong cách, thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời tránh được những lỗi thường mắc phải trong hoạt động giao tiếp.

Để đạt được những mục đích đó, việc thực hành phong cách học ở THPT, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong dạy học tiếng Việt nói chung như: nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, nguyên tắc tích cực hóa

và ý thức hóa vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh, nguyên tắc kết hợp giữa phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ, nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp…

3.1.2. Các dạng bài tập thực hành phong cách học

Bài tập thực hành phong cách học trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành bao gồm các dạng cơ bản sau:

3.1.2.1. Bài tập nhận diện phong cách học

Đây là loại bài tập cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu xác định ngữ liệu đó thuộc phong cách ngôn ngữ nào trên cơ sở phân tích các yếu tố: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ, bố cục trình bày; hoặc là từ những văn bản được học trong chương trình, sắp xếp chúng theo phong cách chức năng; hoặc là cho ngữ liệu và phong cách cụ thể, yêu cầu nhận diện những biểu hiện về đặc trưng hoặc cách thức diễn đạt cùa phong cách ngôn ngữ đó thể hiện trong văn bản. Loại bài tập này tương đối đơn giản, nhằm mục đích làm sáng tỏ và củng cố tri thức lí thuyết phong cách học ở mặt đặc trưng và cách thức diễn đạt hoặc là làm sáng tỏ khái niệm về một phong cách chức năng nào đó.

Loại bài tập này gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu và phần dẫn ngữ liệu. Phần yêu cầu có thể được diễn đạt theo nhiều cách như: Hãy cho biết, Phân tích các từ ngữ (hoặc cách diễn đạt…) của ngữ liệu để xác định ngữ liệu thuộc phong cách chức năng nào. Trong phần bài tập thực hành phong cách học, loại bài tập này chiếm khoảng 1/4. Qua khảo sát chúng tôi thống kê được trên 30 bài trong tổng số 140 bài (Sách giáo khoa và sách Bài tập Ngữ văn 10, 11, 12 cả hai bộ cơ bản và nâng cao).

3.1.2.2. Bài tập phân tích văn bản theo phong cách chức năng

Loại bài tập này cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu phân tích chính xác các yếu tố ngôn ngữ để làm sáng tỏ đặc trưng hoặc đặc điểm về cách thức diễn đạt của một phong cách chức năng nào đó. Loại bài tập này nhằm mục đích củng cố đặc điểm của từng phong cách chức năng ngôn ngữ. Loại bài tập

này cũng chiếm khoảng 1/4 trong tổng số (trên 30 bài). Theo tinh thần tích hợp, đọc - hiểu văn bản, xét cho cùng, cũng là phân tích văn bản theo phong cách chức năng.

3.1.2.3. Bài tập tạo lập văn bản theo các phong cách chức năng

Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên (nói hoặc viết) một văn bản theo phong cách ngôn ngữ nào đó. Loại bài tập này chiếm khoảng 1/5 tổng số bài tập trong chương trình với nhiều mức độ và dạng thức khác nhau:

Tạo lập theo mẫu: Yêu cầu học sinh tạo lập sản phẩm theo mẫu cho trước. Ví dụ, bài tập 3, Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, trang 190 (bài Phong cách ngôn ngữ hành chính):

Dưới đây là mẫu giấy mời:

Trường……. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lớp…….…. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY MỜI

Kính gửi: ...

Trân trọng kính mời:………đến dự cuộc họp mặt do lớp……..tổ chức nhân kết thúc năm học.

Thời gian:….giờ…ngày…tháng…tháng…năm… Địa điểm:………..

Rất hân hạnh được đón tiếp.

Thay mặt lớp Lớp trưởng

(Kí tên)

a) Điền những nội dung thích hợp vào chỗ trống.

b) Dựa vào mẫu trên, viết một văn bản giấy mời hoàn chỉnh gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp.

Tạo lập tiếp văn bản theo những yêu cầu nhất định: Loại bài tập này cho sẵn một phần văn bản và yêu cầu học sinh tạo lập tiếp theo yêu cầu phong cách chức năng đang tìm hiểu.

Ví dụ: Bài tập 5, sách Bài tập Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, trang 136, (Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt): Hãy ghi lại một cuộc trò chuyện giữa hai bạn cùng lớp trong giờ ra chơi. Thử nhận xét những lời đối đáp giữa hai bạn ấy theo những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Tạo lập văn bản chỉ theo những yêu cầu nhất định: Loại bài tập này không có mẫu, cũng không có bộ phận nào cho trước mà chỉ có yêu cầu cụ thể tạo lập văn bản theo một phong cách chức năng nhất định nào đó. Loại bài tập này chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong tổng số các loại bài tập tạo lập văn bản. Hầu như phần thực hành của bài phong cách học nào cũng có dạng bài tập này.

Bài tập chuyển đổi: Đây cũng là một dạng của bài tập sáng tạo. Loại bài tập này cho một ngữ liệu thuộc phong cách ngôn ngữ này, sau đó yêu cầu viết một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên nội dung thông báo. Ví dụ: Bài tập 2, sách Bài tập Ngữ văn 12 cơ bản, tập 2, trang 67, (bài Phong cách ngôn ngữ hành chính): Từ văn bản sau đây (theo các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học), với tư cách là một phóng viên, anh (chị) hãy viết một tin ngắn theo phong cách ngôn ngữ báo chí để đưa tin về việc ban hành văn bản này (Trích văn bản).

3.1.2.4. Bài tập sửa chữa văn bản cho phù hợp yêu cẩu của phong cách chức năng

Sửa chữa những lỗi sai sót chính là mặt thứ hai của hoạt động thực hành. Trong hoạt động sửa chữa cũng thực hiện được cả mục đích củng cố tri

thức lí thuyết, cả mục đích luyện các kĩ năng và trình độ sử dụng. Loại bài tập này xuất hiện không nhiều trong phần thực hành phong cách học nhưng cũng cần được quan tâm. Biết cách nhận ra lỗi và sửa được lỗi cũng là một yêu cầu cao đối với học sinh. Ví dụ: Bài tập 4, sách Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, trang 106 (bài Phong cách ngôn ngữ hành chính):

Trong một giấy mời họp, có chỗ được viết như sau:

Cuộc họp bất đầu hơi sớm. Mong đồng chí cố gắng đến đúng giờ.

Trong một đơn xin nghỉ học có chỗ viết như sau:

Thưa cô giáo chủ nhiệm kính mến!

Em bị đau bụng quá chừng, không đi học được. Mong cô thông cảm, cho em nghỉ một vài bữa. Em hứa sẽ chép bài đầy đủ.

Cách viết như trên có đáp ứng các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính không? Tại sao? Hãy chữa lại cho đúng.

Trên cơ sở các dạng bài tập thường xuất hiện trong sách giáo khoa đó, chúng tôi đề xuất một số phương pháp dạy - học thực hành phần phong cách học trong chương trình Ngữ văn THPH đó là: thực hành nhận diện phong cách học, thực hành phân tích văn bản theo theo phong cách chức năng và thực hành tạo lập văn bản theo phong cách chức năng.

3.2. Thực hành nhận diện phong cách học

3.2.1. Tiếp cận văn bản thuộc các phong cách chức năng khác nhau

Như đã trình bày, bất kì văn bản nào cũng thuộc về một phong cách chức năng nhất định. Vì vậy, đối với các nhà chuyên môn, tiếp xúc với một văn bản bất kì bao giờ trong đầu họ cũng đặt ra câu hỏi: Văn bản này thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào? Đối với người giáo viên cũng vậy, cần rèn luyện thói quen tiếp xúc văn bản dưới góc độ phong cách học. Trong chương trình Ngữ văn THPT, nếu như trước đây các văn bản được trích học chủ yếu là văn bản nghệ thuật - tức thuộc phong cách ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Dạy học phong cách học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w