1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12

28 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Nhưng để giảng dạy có hiệuquả, cũng như đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sáchgiáo khoa như hiện nay, đòi hỏi người dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộmôn

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 26 tháng 02 năm 2013

BÁO CÁO NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Dạy tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12

- Họ và tên người thực hiện: ĐỖ THANH HỒNG

- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ ngày 15/ 9/ 2010 đến 31/ 12/ 2012

I Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Môn Ngữ văn là một trong những môn không thể thiếu được trong nhàtrường phổ thông hiện nay Là môn giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản

về văn học dân tộc Việt Nam và thế giới Cũng là dịp để chúng ta gặp gỡ những sốphận, những cuộc đời nhân vật, những tâm tư khát vọng con người qua nhiều thờiđại Hơn thế nữa:

“Văn học là nhân học”

(M Gorki)

Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn có nhiều thể loại khác nhau Trong đó,tác phẩm tự sự chiếm số lượng lớn trong chương trình văn học ở trường phổ thông.Đặc biệt là chương trình Ngữ văn 12 Việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm tự sự mộtcách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn đối với giáo viên vàhọc sinh Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm tự sự Nhưng để giảng dạy có hiệuquả, cũng như đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sáchgiáo khoa như hiện nay, đòi hỏi người dạy văn phải nắm được đặc trưng của bộmôn và phương pháp dạy tác phẩm văn học tự sự

Thực trạng hiện nay ở trường trung học phổ thông, một số giáo viên cònlúng túng trong phương pháp dạy một tác phẩm văn học tự sự Bên cạnh đó, một

bộ phận không nhỏ giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn còn hụt hẫng kiến thức về

Trang 2

lí luận văn học nói chung và phương pháp tiếp cận, đánh giá, phân tích tác phẩm tự

sự nói riêng Dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức từ bài giảng của giáo viên chưađầy đủ các khía cạnh nên khi làm bài phân tích tác phẩm tự sự học sinh chưa khaithác sâu được những khía cạnh của tác phẩm

Chính những lí do trên, bằng sự hiểu biết của mình, người viết muốn nêu ramột số căn cứ có tính chất cơ bản để giúp người dạy môn Ngữ văn 12 ở trườngtrung học phổ thông có cơ sở để dạy một tác phẩm văn học tự sự đạt hiệu quả cao

II Phạm vi triển khai thực hiện:

Dạy tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 Sáng kiến này áp dụngđược cho tất cả các trường THPT Hiện nay đã triển khai thực hiện có hiệu quả tạitrường THPT Nguyễn Việt Khái

III Mô tả sáng kiến

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn:

Để dạy tác phẩm văn học tự sự ở trường trung học phổ thông, đặc biệt

là chương trình Ngữ văn 12 Người dạy cần hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lí luậnxoay quanh thể loại tự sự:

1.1 Khái niệm về tác phẩm tự sự:

Theo Từ điển tiếng Việt: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực

bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh”.

Trong lí luận văn học thì: “Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh: “Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc,

sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài”.

Từ các hướng nghiên cứu trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về

thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời

sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách

Trang 3

nhân vật, chi tiết…có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.

1.2 Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự:

- Cốt truyện

- Nhân vật

- Ngôn ngữ

1.3 Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự:

- Nhân vật: Thường là con người, có thể là sự vật, loài vật…

- Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện quacác khía cạnh: lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ

2 Tiếp cận một tác phẩm tự sự cần khai thác ở các góc độ sau:

2.1 Cốt truyện:

Cốt truyện là cách sắp xếp các chi tiết, tình huống một cách hợp lí tùy theo

ý đồ của nhà văn, có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo diễn biếntâm lí nhân vật, theo kiểu đầu cuôi tương ứng

2.2 Nhân vật và hoạt động của nhân vật:

Trong thế giới nhân vật, có thể là người, có thể không phải là người mà làvật, sự vật hiện tượng,… Trong tác phẩm tự sự khi phân tích chúng ta cũng phảichú ý đến hệ thống nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhóm nhân vật,nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

2.3 Hình tượng văn học:

Ở mỗi bộ môn nghệ thuật khi phản ánh hiện thực khách quan đều có chấtliệu riêng, hội họa thì dùng màu sắc, đường nét; điêu khắc thì sử dụng hình khối,chất liệu bằng gỗ, sắt, thép… Văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệthuật, mà hình tượng nghệ thuật lại lấy chất liệu là ngôn từ nghệ thuật

2.4 Chủ đề:

Là vấn đề xuyên suốt, quán xuyến toàn bộ tác phẩm Các tác phẩm vănchương thường có nhiều chủ đề Mỗi chủ đề được rút ra tùy thuộc vào cấu trúcphân tích và việc lựa chọn “điểm nút thẩm mĩ” được giải bình Cần lựa chọn mộttrong các chủ đề phù hợp nhất với hình tượng văn chương

Trang 4

Tuy nhiên, cách tiếp nhận văn chương khuyến khích học sinh phát hiện nhiềuchủ đề gọi là hệ thống chủ đề Như vậy khi phân tích, giáo viên cần nắm cho đượcđâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ đối với một tác phẩm tự sự.

2.5 Đề tài:

Là những mảnh hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm,thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn Có thể đề tài là nhỏ, nhưng chủ đề tưtưởng lại là mang tầm vóc của thời đại

Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt chủ đề và đề tài:

- Chủ đề là điều nói ra, đề tài là điều nói tới

- Trong đọc - hiểu văn bản văn chương, đề tài thường thể hiện ở nhan đề tácphẩm, còn chủ đề là điều học sinh cần phát hiện ra sau quá trình phân tích

2.6 Nghệ thuật:

Có thể nhà văn sử dụng nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau như:

- Điển hình hóa (nhân vật điển hình)

- Xây dựng hoàn cảnh điển hình

ý nghĩa: Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa

Bên cạnh khai thác tác phẩm ở các góc độ trên người dạy còn sưu tầm thêmnhững bài viết phỏng vấn trực tiếp tác giả của tác phẩm đó để hiểu thấu đáo từngchi tiết của tác phẩm Minh chứng bằng một ví dụ cụ thể như sau:

Trang 5

PHỎNG VẤN KIM LÂN VỀ TÁC PHẨM VỢ NHẶT

Trang 6

t

Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì

những cái đói khác mà các nhà văn thường mô tả?

Nhà văn Kim Lân: “cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và

mọi thời đại Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống Cácnhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó Conngười phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói Khi tôi viết, ý tưởngthường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khátcuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai Cái mơ

hồ ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ

Trang 7

Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc

sống?

Nhà văn Kim Lân: Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư Tôi viết

tới chương thứ V thì dừng lại Sau khi hòa bình lập lại tôi và Nguyên Hồng làm tờ

báo Văn Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về

những người đói, về một buổi sáng ở vùng quê người ta phải ra chợ nhặt xác người

đi chôn Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ Chuyện nhặt vợ hoàn toàn không có thật mà do tôi sáng tạo ra.

3 Thực nghiệm:

3.1 Trong giờ dạy tác phẩm tự sự:

Ví dụ: Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Vốn là con đẻ của đồng quê, những sáng tác của Kim Lân tập trung vào đề tàinông thôn, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, sinh hoạt lành mạnh của người dân quê cực

nhọc, khổ nghèo Như cách nói của Nguyên Hồng: Kim Lân là nhà văn một lòng

đi về với “đất” và “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của đời sống nông thôn.

Kim Lân là nhà văn của những cảnh đời lao khổ Văn ông thấm đẫm tình yêuthương dành cho những người dưới đáy xã hội và luôn hi vọng một sự đổi đời cho

họ Thông qua những sự kiện, con người nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật, KimLân đề cập đến những vấn đề sâu sắc về nhân sinh

Lối viết của ông bình dị, thiên về sự quan sát tinh tế Hành văn tuân thủ nghiêmnhặt bút pháp hiện thực, có nghĩa là luôn tôn trọng tính khách quan của hiện thực

Truyện Vợ nhặt ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, được viết dang dở và mất bản

thảo ngay sau Cách mạng tháng Tám Sau này, tác giả viết lại và được in trong tập

Con chó xấu xí (1962) Truyện tập trung vào bối cảnh khốn cùng của con người

Việt Nam dưới ách thống trị Pháp – Nhật, đêm trước của cuộc bùng nổ tổng khởinghĩa hào hùng của dân tộc

Một chuyện khó khăn bậc nhất lại được thực hiện một cách nhẹ nhàng Việc lẽ

ra trang trọng vô cùng lại diễn ra trong đùa cợt lạ lùng Ấy có lẽ là cảm nhận rõ rệt đầu tiên khi ta đọc Vợ nhặt của Kim Lân.

Trang 8

Vợ nhặt tập trung xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ở

xóm ngụ cư (Tràng, cô vợ nhặt và bà cụ Tứ)

Câu chuyện được xây dựng trên “cái tứ” nhặt vợ Chuyện Tràng bỗng nhiên

“nhặt” được vợ khiến mọi người trong xóm ngụ cư, kể cả mẹ Tràng đều ngạcnhiên, lạ lẫm bởi hạnh phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong không khí ảmđạm, chết chóc, khi mà bản thân mỗi con người khó có thể tồn tại trong cảnh đóikhổ, thế mà Tràng lại đi cưu mang một con người Giá trị nhân đạo của tác phẩmđược thể hiện đậm nét ở điểm này Điều đó chứng tỏ, con người dẫu ở trong bất kìhoàn cảnh nào cũng cần phải độ lượng, biết hi sinh và sẵn sàng cưu mang nhau,…thì họ ắt có được hạnh phúc, cái hạnh phúc dẫu mong manh và cơ hàn như kiếpngười khốn khổ ở cái xóm ngụ cư kia

Xóm ngụ cư – không gian chính của truyện được đặc tả nạn đói khủng khiếp:dòng người đói lả, đói xanh cả mắt mũi từ Nam Định, Thái Bình và nhiều nơi lũlượt đổ về Cuộc sống dường như ngưng đọng Không gian đâu đâu cũng ngập mùichết chóc Người chết như ngã rạ, người sống xanh xám vật vờ như những bóng

ma, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” Xóm

ngụ cư đã nghèo lại càng nghèo hơn trong cái đói, cái chết giăng khắp mọi nơi

Sự sống lúc này bị đặt bên mép bờ vực của cái chết Cả xóm ngụ cư, dẫu có lạcquan đến mấy, cũng không một ai dám tin rằng có thể sống sót, và không một ai lại

có thể tin nổi trên đất nước này tồn tại được hạnh phúc lứa đôi khi mà tiếng trốngthúc thuế cứ phăng phăng nã thẳng vào lồng ngực Mặt đất đầy tử thi người chết.Trên trời, đàn quạ săn xác người cứ lượn lờ như những đám mây đen

Hoàn cảnh đói nghèo lại cộng thêm nạn đói đang hoành hành Ngần ấy đã đủcho thấy nỗi cùng quẫn của xóm ngụ cư nghèo ấy bi đát đến mức nào Trên bứcphù điêu của sự bi đát đó, Kim Lân đã khắc tạc nên những con người với hànhđộng phi phàm: dám hi sinh vì người khác Ra thế, trong tăm tối vẫn loé sáng tìnhngười, trong cùng quẫn vẫn nuôi hi vọng về ngày mai Con người ta tồn tại là nhờlòng lạc quan không hề nguội lạnh ấy Thế nhưng, việc Tràng lấy vợ, đúng hơn làviệc Tràng cưu mang một người phụ nữ trong hoàn cảnh ấy quả là một sự kiện quásức tưởng tượng của người dân xóm ngu cư nghèo đó

Trang 9

Từ hạnh phúc của người khác, cảm thấy như là hạnh phúc của chính mình hoặc

hi vọng cuộc sống của chính mình cũng sẽ hạnh phúc như thế,…giá trị nhân đạo đãđược đặt trong thế chiếu ứng Hạnh phúc của một người cũng là hạnh phúc củabao người Cái xóm ngụ cư ấy sao mà ấm áp tình người! Chỉ có độ lượng, cảmthông và thấu hiểu thì con người ta mới có được sức mạnh để vượt qua bao giankhó của cuộc đời

Lạc quan vốn là một phẩm chất cao quý của người Việt Với Kim Lân, ôngnâng lạc quan đó thành cứu cánh, thành cơ sở chủ chốt của tính nhân văn Tươnglai của đôi vợ chồng “nhặt nhau” này là một tương lai tràn đầy ánh sáng Cuộcsống từ tăm tối hé mở một ngày mai tươi sáng qua các thế hệ con cháu Phải nóitấm lòng ưu ái của Kim Lân đã dành trọn cho đôi vợ chồng cơ cực này Cuộc sốnghiện tại của họ là nỗi cùng quẫn trên trần gian những con cháu họ quyết không thểnào như vậy Giá trị nhân đạo đã được gửi trọn vẹn không chỉ trong niềm tin về sựđổi đời mà chính trong hành động để có được sự đổi đời đó

Đọc Vợ nhặt, tôi cứ “vẩn vơ” về vẻ đẹp của người phụ nữ, về thiên tính nữ Phụ

nữ là những người được tạo hoá sinh ra để yêu thương và để được thương yêu.Hiếm bà mẹ giàu lòng bao dung, nhân hậu như bà cụ Tứ Cũng không nhiều ngườiphụ nữ ý tứ, biết điều như người vợ nhặt – chị ta là người đáng thương, đáng trọngchứ không hề đáng ghét, đáng khinh

Dù chỉ xuất hiện trên vài trang truyện ngắn, nhân vật bà cụ Tứ để lại trongchúng ta những ấn tượng khó thể phai mờ

Bà cụ Tứ - người mẹ nghèo khổ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi những

sự kiện, hành động thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm Bà cụ nghèo đã có suynghĩ thấu tình đạt lí Người mẹ ấy xót xa vì gia cảnh nghèo không đủ điều kiện đểlấy vợ cho con Cụ không xem việc người đàn bà ấy theo con mình về nhà là hànhđộng hạ thấp nhân phẩm mà là hành động cao cả nhất Bà cụ thầm cám ơn ngườiđàn bà xa lạ ấy về việc dũng cảm kết nghĩa vợ chồng với con trai mình Bởi nếukhông có người đàn bà đó, chưa chắc anh cu Tràng có thể lấy được vợ

Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân muốn khẳng định thêm một lần nữa sựbất diệt của khát vọng sống và tinh thần nhân bản cao quý ở những con người lao

Trang 10

động một đời cơ cực, tối tăm, những người luôn khiêm tốn và biết rõ giá trị, vị trícủa mình Họ không bao giờ tự đánh giá cao mình hoặc hạ thấp người khác Conngười được họ tôn trọng là ở tình người, ở nỗ lực lao động, phấn đấu vươn lên

Bà cụ Tứ là nhân vật đặc biệt trong Vợ nhặt Nhân vật này chủ yếu hiện diện

qua tâm trạng Nhờ khai thác thế giới nội tâm này, Kim Lân đã hoàn thiện đượcbức tranh đời sống cơ khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng thángTám một cách khách quan, đậm nét, đầy nghĩa tình

Trên nền bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945, Kim Lân đã khắc họathành công những gương mặt điển hình, đã xây dựng kì công về cái đói và tìnhngười trong cảnh đói Thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau

và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ, Kim Lân chủ yếuhướng vẻ đẹp nhân bản ấy ở nhân vật bà cụ Tứ - mẹ của Tràng và là người thừanhận người đàn bà theo con trai mình về nhà

Chỉ xuất hiện vào khoảng nửa cuối của thiên truyện nhưng bà cụ Tứ là nhân vậtquan trọng của tác phẩm Qua bà, tình người hiện lên cảm động hơn, chân thànhhơn và vì thế mà sức tố cáo xã hội tàn nhẫn, tuy gián tiếp nhưng sâu sắc hơn

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như bao người mẹ Việt Nam.Người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le Đó là việc Tràng, con traicủa bà, giữa lúc nạn đói hoành hành, bản thân không ai dám chắc có thể tự nuôisống mình, lại lấy vợ Nhưng chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâmhồn ở người mẹ Đấy là nghệ thuật tạo sự đối lập giữa con người với hoàn cảnh.Đây là bút pháp đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Thông qua sự đối lập nàyngười viết khắc họa rõ nét hơn suy nghĩ và hành động của nhân vật, để từ đó đềcập, phê phán những mặt xấu của thời đại

Bà cụ Tứ xuất hiện lúc anh Tràng đưa vợ về Đúng hơn là khi Tràng đưa vợ vềmột lúc lâu thì bà cụ Tứ mới về Cách kể này tạo sự hồi hộp cho người đọc Takhông biết liệu bà cụ Tứ có nhận người vợ nhặt ấy không Vẻ bồn chồn của Tràng

và sự căng thẳng của người đàn bà càng cho thấy vai trò quyết định của bà cụ Tứđối với hạnh phúc của họ

Trang 11

Khi gặp người đàn bà xa lạ, nghe người ấy chào bằng u bà cụ Tứ hiểu ra biết

bao cơ sự Không chỉ cảm thông cho các con mà bà còn tự trách bản thân “chao

ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì … Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” Ý thức trách nhiệm của người làm cha làm mẹ

ở bà cụ Tứ lớn biết chừng nào Bằng việc để cho nhân vật tự trách mình, Kim Lân

đã khai thác được nét văn hóa hồn hậu đầy nhân văn của người mẹ Việt Nam baođời nay Người mẹ đó đã trở thành một biểu tượng của văn hóa

Trong mối quan hệ giữa ba nhân vật, tài năng độc đáo của Kim Lân là ở chỗông xây dựng họ vừa là ân nhân vừa là người gây ra gánh nặng cho nhau Trànglấy vợ là cưu mang cuộc sống của một người phụ nữ cơ hàn Người vợ nhặt lấyTràng cũng là sự cưu mang cuộc sống tinh thần của Tràng, bởi nếu không có cáinạn đói chết người ấy, chắc gì Tràng đã có thể lấy nổi vợ Bà cụ Tứ, người được cảTràng và người đàn bà lo sợ ấy đồng ý trước việc lấy vợ của Tràng và thầm mang

ơn người đàn bà lạ lẫm tự nguyện làm dâu nhà mình Mỗi nhân vật đều được đặttrong sự ý thức mình là gánh nặng cho người kia, mình không xứng đáng vớingười kia Giá trị nhân đạo và ý thức nhân phẩm đạo đức được thể hiện rõ ở chỗnày Họ là những người dưới đáy xã hội nhưng vẫn luôn biết quý trọng và tôntrọng nhau Đấy chính là cơ sở cho sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau

Dù rất ít nói, bà cụ Tứ vẫn là người hấp dẫn người đọc nhất Bởi trong lòngngười mẹ ấy, người đọc tiếp xúc với trăm mối tơ vò, chuyện hiện tại, chuyện quákhứ đan xen lẫn lộn; niềm vui vì con có vợ, nỗi buồn, sự cay đắng, tủi vì gia cảnhnghèo nàn và cảm giác xót thương vây lấy… Bà cụ Tứ là một người mẹ đầy ắp

tâm trạng: “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt” sâu

thẳm như cỏi lòng nhiều uẩn khúc của bà

Vợ chồng Tràng nào biết hết nỗi lòng bà cụ Tứ Bà trải hết lòng mình ra với

chúng Bà nhìn người đàn bà và nghĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được”…

Trang 12

Càng nghĩ, bà càng cay đắng cho thân phận mình: một người mẹ, bà chẳng lo

được gì cho con, bà chỉ còn biết hi vọng: “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”

Trong sự khốn cùng, cái may vẫn hiện diện, đấy là lòng lạc quan, niềm tin vào

tương lai của những người cơ cực “bà khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”

Vượt qua những lo âu thường nhật, bà cụ Tứ hướng đến cuộc sống tương lai

Bà còn dặn dò đôi vợ chồng trẻ: “Nhà ta nghèo con ạ Vợ chồng chúng mày liệu

mà bảo nhau làm ăn Rồi may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu

ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.

Dẫu thế cuộc sống thực tại vẫn ngổn ngang bao nỗi lo âu chồng chất… “bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ và dằng dặc của mình Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?” Những câu hỏi cứ day dứt trong lòng bà Thực tại của bà và tương lai của

các con liệu có khác nhau? Hay cuộc đời vẫn cứ mãi mãi là kiếp cơ hàn như thế?Chắc chắn sẽ không có sự lặp lại ấy Con người ta cần phải cố gắng vươn lên

Những gian truân chỉ là tạm thời Dòng kí ức đưa bà trở về với thực tại: “Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương” Lời nói của bà chan chứa tình yêu thương: “Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này Cốt làm sao chúng mày hoà thuận

là u mừng rồi Năm nay thì đói to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” Bà không khóc nhưng nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.

Tấm lòng người mẹ thật vô biên, đặc biệt khi người mẹ đó ở vào cảnh ngộchẳng thể nào giúp đỡ được cho con Điều quan trọng đối với bà cụ Tứ lúc này làphải tạo dựng được bầu không khí gia đình vui vẻ Bà cụ đã làm được điều đó

Trang 13

Đêm tân hôn của đôi vợ chồng nghèo diễn ra trong những tiếng khóc hờn ngoàixóm từ phía những nhà có người chết đói Khi Tràng thức dậy, xung quanh đã thayđổi mới mẻ, khác lạ Dưới bàn tay tảo tần của bà cụ Tứ, nhà cửa, sân vườn đềuđược quét sạch sẽ gọn gàng Cả đến hai cái ang nước vẫn để khô ở dưới gốc ổicũng đã được đổ đầy nước Đóng rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch… Rõràng là một cuộc “tẩy rửa” sạch sẽ những gì là dấu hiệu của sự ngưng đọng chếtchóc Bà cụ Tứ muốn làm điều gì đó có ích cho con trai Hành động dọn dẹp của

bà cụ đã mang ý nghĩa biểu trưng, hướng đến một sự khao khát đổi đời Bà khôngmuốn các con lặp lại bánh xe lịch sử của số phận mình – một số phận vô cùngcay đắng

Sáng hôm ấy, lòng người mẹ nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường Bữa cơmngày đói thật thảm hại Nhưng có điều lạ là bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, giacảnh với con dâu Bà nói toàn chuyện vui, chuyện tốt đẹp mai sau Bà bàn tính với

các con khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi “ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”

Mừng tủi, cay đắng, âu lo chứa chan hi vọng, người mẹ của Tràng đã sống trọncuộc đời vì con Người mẹ đó đã trở thành biểu tượng cao đẹp cho tình mẫu tửtrên đời

Bên cạnh khai thác tác phẩm ở các khía cạnh trên, người dạy còn sưu tầm thêmbài viết phỏng vấn trực tiếp tác giả của tác phẩm đó để giúp học sinh hiểu thấu đáotừng chi tiết của tác phẩm Chẳng hạn như, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn

biến tâm trạng bà cụ Tứ Tôi trích đọc một đoạn trong bài viết “Kim Lân nói về Vợ nhặt” như sau:

Phóng viên: Trong tâm trạng bồn chồn của Tràng và sự tủi thân câm lặng

của cô vợ, việc bà cụ Tứ trở về đã xua tan được không khí bế tắc Tràng vui vẻ hẳn, còn người đàn bà lạ cất một câu chào ấm ấp: “U đã về ạ” Bà cụ Tứ có ngỡ ngàng chút ít, nhưng bà cũng đồng ý chóng vánh Không thấy bà lục vấn hỏi han gì con trai, điều mà các bà mẹ thường làm Vậy trong mạch truyện, sự đồng ý nhanh chóng của người mẹ có quá gượng ép?

Trang 14

Nhà văn Kim Lân: Chúng ta nên hiểu tâm trạng của bà mẹ Bà cụ Tứ ngay khi

về đến nhà đã bị ngạc nhiên vì sự vui vẻ và chờ đợi “nóng cả ruột” của con traimình Bà càng ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ ở trong nhà mà lại đứng ở “đầugiường thằng con” Người đó lại chào bà bằng u Cái cảnh đó chưa được giải thíchđến nỗi bà cụ tưởng nhầm như mình đang mơ thấy cái Đục – cô con gái đã chếthiện về Và khi Tràng giải thích, bà “nín lặng” hiểu ra mọi chuyện Bà tủi phận vì

đã không xứng đáng là một người mẹ, không lo cho con một cách đàng hoàng nhưngười khác Hơn cả đứa con, bà hiểu rõ hơn hoàn cảnh của chúng…Có thể bà hơingao ngán về chuyện đó một chút nhưng cảm giác “hàm ơn” đối với người đàn bà

là nhiều hơn, người đã giúp bà lo cho con trai bà bằng cách làm vợ anh ta Bàkhông dám tin rằng “Chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này” Ýnghĩa về cuộc sống tương lai và hiện tại gian nan có người đàn bà lạ tham dự vào

là một cách bà đồng ý với Tràng Cuộc sống không cho họ đòi hỏi nhiều hơn Dù

họ có vật lộn, có làm khó dễ, có khó tính đòi hỏi điều này điều nọ thì câu trả lờicho họ vẫn là cái đói treo lơ lửng trước mặt

Phóng viên: Tương lai của cặp vợ chồng mới này như bóng tối trong con mắt

bà “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài Bóng tối trùm lấy hai con mắt” Xen vào ý nghĩ tối tăm, hiện thực cuộc sống đồng thanh xác nhận điều đó bằng mùi trấu khét lẹt ở nhà những người chết Bà nghĩ đến cuộc đời bà và ngầm so sánh với cuộc sống của cặp vợ chồng này Chúng chỉ có một điểm chung là không một phút nào tươi sáng Bà nhắc “Con ngồi xuống đây” Lời nhắc này có ý nghĩa như lời chào thuận lòng của người mẹ Bà thực sự chấp nhận thị là con dâu bà hay do hoàn cảnh mà bà phải chấp nhận?

Nhà văn Kim Lân: Cuộc gặp đầu tiên đó không có cái ý nghĩa “mẹ chồng con

dâu” Cái tình cảm chiếm nhiều nhất trong lòng bà cụ Tứ là tình cảm “thương xót”một người đàn bà cùng đường Hơn nữa, có một nỗi “hàm ơn mơ hồ” luôn bám lấy

bà Người đàn bà đã giúp bà cái việc bà không thể làm cho con trai là lấy vợ choanh ta

Phóng viên: Thưa nhà văn, đoạn nào trong truyện là đoạn gây xúc động nhất

cho riêng nhà văn?

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w