Theo nhà nghiên cứu này, để nâng caohiệu quả dạy học các văn bản chính luận trung đại, người dạy phải hiểu đượcbản chất của văn chính luận trung đại là sản phẩm mang tính tư duy nguyênhợ
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh
NGŨ THỊ HIỀN
DẠY HỌC – HIỂU VĂN CHÍNH LUẬN TRONG
CHƯƠNG TR èNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THễNG
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn chính luận là một thể loại văn học quan trọng Riêng đối vớiViệt Nam, văn chính luận đồng hành cùng nền văn học trong suốt quá trìnhlịch sử Trong chương trình Ngữ văn phổ thông, văn chính luận chiếm mộtphần tương đối lớn Theo khảo sát ở cả chương trình SGK cơ bản và nâng cao
ở cả ba lớp 10, 11 và 12, tổng số văn bản chính luận là 18 (trong khi đó ởchương trình SGK Ngữ văn từ năm 2005 trở về trước ở cả ba lớp chỉ có 5văn bản)
1.2 Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn nóichung, văn chính luận nói riêng, dù khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu nhữngcông trình có tính nền tảng Phần văn chính luận cũng đã nhiều tác giả, nhiềunhà nghiên cứu, nhà giáo đề cập đến trong các bộ sách giáo khoa, sách giáoviên, sách tham khảo… nhưng còn rời rạc, riêng rẽ, chưa thực sự hệ thống vàchuyên sâu
1.3 Văn chính luận có đặc trưng riêng Tuy nhiên, đối với nhiều sốgiáo viên và học sinh, thể văn chính luận là khô khan, khó hiểu Cái nhìnmang tính định kiến đó dẫn đến việc dạy và học các tác phẩm chính luận chỉmang tính qua loa, hình thức Điều này dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc dạy và họcvăn chính luận trong nhà trường phổ thông chưa đạt đến hiệu quả như mongmuốn
Trên đây là những lí do chính thúc đẩy chúng tôi chọn nghiên cứu đềtài “Dạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình SGK Ngữ văn THPT”.Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm tới mục đích giúp cho công việc dạy họcngữ văn nói chung, văn chính luận nói riêng trong nhà trường được tốt hơn
Trang 3Chúng tôi cũng hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những
ai quan tâm đến vấn đề này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề phương pháp dạy học văn nóichung và dạy học văn chính luận nói riêng đã được khá nhiều nhà giáo họcpháp, cũng như các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học quan tâm Điều nàyđược thể hiện trong một số công trình, bài báo, bài trao đổi…Sau đây, chúngtôi sẽ trình bày lần lượt những ý kiến tiêu biểu
Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả Phan
Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng và Trần Thế Phiệt do Nxb
ĐH Quốc gia Hà Nội (xuất bản lần đầu 1988, tái bản 1999), Phan Trọng Luậncùng các nhà biên soạn đã đề cập đến phương pháp dạy học văn trong nhàtrường phổ thông Trong phần hai (phần phương pháp dạy học bộ môn) củacuốn giáo trình này các nhà biên soạn đã đưa ra các phương pháp cụ thể trongviệc dạy văn ở trường phổ thông như phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở,nghiên cứu, tái tạo, nêu vấn đề Đặc biệt là trong giáo trình này các nhà biênsoạn đã cho chúng ta thấy được vai trò của người học trong quá trình phântích tác phẩm văn chương là chủ thể cảm thụ Các tác giả cũng đã đưa ranhững phương pháp cụ thể khi dạy một thể loại nhất định như phương phápdạy học môn làm văn, phương pháp dạy học văn học sử…[18; 69-370] Tuynhiên về văn chính luận các tác giả chưa thực sự quan tâm Hơn nữa do tàiliệu này ra đời đã lâu với chương trình cũ, nó phù hợp với đối tượng tiếp nhận
và xã hội của những năm cuối thế kỉ 20 Bước sang thế kỉ 21, khi mà nhu cầucủa xã hội, của người học có sự thay đổi lớn thì những phương pháp dạy họcvăn mà giáo trình nêu ra không còn phù hợp Còn chương trình SGK hiện nay
ra đời trong bối cảnh cả trong nước và trên thế giới có những thay đổi lớn
Trang 4buộc chúng ta phải có phương pháp dạy học cho phù hợp với xu thế của thờiđại.
Năm 2007, trong cuốn Để dạy tốt và học tốt tác phẩm văn chương
(phần trung đại) ở trường phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã
nêu ra thực tế khó khăn và thuận lợi trong dạy học văn học trung đại ở trườngphổ thông Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đưa ra các phươngpháp dạy học văn học trung đại (trong đó có văn chính luận trung đại) nhưhướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, dạy học văn học trung đại thông qua cắtnghĩa, dạy thơ trung đại thông qua chú giải sâu….Trong phần hướng dẫn họcsinh đọc tác phẩm, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng văn học trungđại có các kiểu đọc như đọc đúng, đọc kĩ, đọc hay, đọc chéo, đọc có địnhhướng mục đích, đọc có bổ sung, đọc diễn cảm (cấp độ cao nhất của việcđọc) Tác giả cũng đã giải thích cụ thể về các kiểu đọc và đưa ra ví dụ về cáchđọc Hịch và Cáo…[14; 30-33]
Chúng tôi cho rằng những vấn đề mà tác giả đưa ra là rất bổ ích trongviệc dạy và học các tác phẩm văn học trung đại Tuy nhiên xét về phươngdiện phương pháp dạy học thì chưa có gì mới và còn khá sơ lược
Năm 2010, với công trình nghiên cứu Văn chính luận Việt Nam thời
trung đại, tác giả Phạm Tuấn Vũ đã đã phân tích khá cụ thể về đặc điểm thể
loại các văn bản chính luận trung đại và thực tế giảng dạy các văn bản chínhluận trung đại trong trường phổ thông Theo nhà nghiên cứu này, để nâng caohiệu quả dạy học các văn bản chính luận trung đại, người dạy phải hiểu đượcbản chất của văn chính luận trung đại là sản phẩm mang tính tư duy nguyênhợp (kiểu tư duy của người trung đại); phải chú ý đến đặc điểm riêng trongcách xác định chân lí của người trung đại; phải tạo được cho học sinh tâm thếtiếp nhận phù hợp; phải cung cấp nhiều kiến thức về văn học và phi văn học;phải có sự tổng quan toàn bộ chương trình; phải biết đính chính một số chỗ
Trang 5dịch chưa đúng…[66; 119-124] Những kiến thức mà tác giả đưa ra giúp íchrất nhiều cho người giáo viên ngữ văn phổ thông Tuy nhiên phạm vi kiếnthức mà tác giả nghiên cứu chỉ giới hạn ở phần chính luận trung đại, mà vănchính luận chương trình SGK ngữ văn ở phổ thông không chỉ thuộc thời trungđại mà còn có chính luận hiện đại nữa.
Các tài liệu khác là SGK, SGV, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thiết kếbài giảng, các tài liệu tham khảo khác ra đời từ năm 2006 trở lại đây (năm
2006 là năm bắt đầu thực hiện đại trà bộ SGK mới) đều trình bày cụ thể, chitiết các bài ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường, trong đó có các văn bảnchính luận Các tác giả đã phân tích rất rõ các đặc điểm của văn chính luậnnhư về ngôn ngữ, lập luận, lí lẽ…nhưng các kiến thức, các phương pháp màcác tác giả trình bày theo từng tác phẩm riêng lẻ Mặc dù các tài liệu này đã
có đề cập đến phương pháp dạy các tác phẩm văn học trong chương trình hiệnhành trong đó có văn chính luận, nhưng các phương pháp dạy học được đềxuất chưa thực sự mang tính hệ thống, khái quát
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến vấn đề dạy họcvăn bản chính luận Song những công trình đó đang dừng lại ở một mức độnhất định và chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách kĩ lưỡng vềphương pháp dạy học văn chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT hiệnnay
3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nguyên tắc và phương phápdạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình ngữ văn THPT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này có ba nhiệm vụ chính là:
Trang 6- Giới thuyết về khái niệm văn chính luận và trình bày hệ thống văn bảnchính luận trong chương trình ngữ văn ở trường THPT.
- Đề xuất một số nguyên tắc và phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản chínhluận trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành
- Thiết kế một số giáo án thể nghiệm
4 Phạm vi tài liệu khảo sát
Với đề tài là “Dạy đọc –hiểu văn chính luận trong chương trình ngữ vănTHPT ” nên phạm vi tài liệu chúng tôi khảo sát là toàn bộ các văn bản chínhluận trong chương trình SGK ngữ văn ở THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa
ra những phương pháp khi tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này là:Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp thực nghiệm
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra một cái nhìn mang tính hệ thống về văn chính luận vàphương pháp dạy đọc – hiểu văn chính luận trong nhà trường THPT hiện nay
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm văn chính luận và hệ thống các văn bản chính luận
trong chương trình Ngữ văn THPT
Chương 2: Một số định hướng về phương pháp dạy đọc – hiểu văn chính
luận trong chương trình Ngữ văn THPT
Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm
Trang 7Chương 1
KHÁI NIỆM VĂN CHÍNH LUẬN VÀ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
1.1 Giới thuyết khái niệm văn chính luận
1.1.1 Khái niệm văn chính luận
Văn chính luận là thể loại văn học khá đặc biệt, nó có ý nghĩa khôngchỉ đối với đời sống văn học mà còn có tác động rất lớn trong đời sống chính
trị - xã hội Về khái niệm văn chính luận, hiện nay đang có nhiều ý kiến khác
nhau Trước hết, chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến cơ bản
Theo Từ điển văn học (bộ mới): “Văn chính luận là một thể loại văn
học, một thể tài báo chí; thường nêu các vấn đề có tính thời sự về chính trị, xãhội, kinh tế, văn hoá, văn học, tư tưởng…Mục tiêu của văn chính luận là: tácđộng đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các quyền lợi chính trịhiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyềnlợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức Đối tượng của văn chính luận làtoàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại; cuộc sống cá nhân và xã hội, đời sốngthực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật Các bức tranh thựctại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác phẩm chính luận nhưnhững chứng cớ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống luận cứ, như sự đốitượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của xúc cảm, làm “tácnhân” kích thích, làm nguyên cớ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các giới hữuquan, để khẳng định lí tưởng Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấmngầm hoặc công khai) về chính trị, xã hội, tôn giáo, triết học, tư tưởng; Nóluôn mang định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ Phong cách vănchính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc; Nó gần gũi với giọng điệu,
Trang 8kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết Chính luận có vai trò rất đáng kểtrong lịch sử văn hoá, trong các phong trào xã hội” [59;1941]
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Là thể văn nghị luận viết về
những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị,kinh tế, triết học, văn hoá….Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảoluận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đónhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích một giai cấp, một tầng lớp nhất định.Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng tưtưởng, lập trường công dân rõ ràng Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt vàtính công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính luận Tất
cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn chínhluận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức nănng của lời văn tuyên truyền,hùng biện” [60; 400]
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (nâng cao) định nghĩa: “Phong cách ngôn
ngữ chính luận là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản trựctiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóngbỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội Những văn bảnnày được gọi chung là văn bản chính luận” [50; 11]
Theo Cù Đình Tú xét về mặt nội dung thì trong văn chính luận “người ta bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị - tư tưởngcủa mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội” [58;97]
Nhìn chung, các định nghĩa nêu trên đều gặp nhau ở một điểm chungnhư sau: Văn chính luận là một thể loại của văn nghị luận Văn chính luậnphân tích, bình luận hoặc nêu những vấn đề có tính thời sự về các lĩnh vựcnhư chính trị, xã hội, tư tưởng… Đó là những văn bản mà qua đó người viếtcông khai bày tỏ thái độ, quan điểm, tư cách chính trị của mình Người viếtvăn chính luận bao giờ cũng sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị, bày tỏ thái độ
Trang 9tư tưởng – chính trị của mình, bình giá công khai về những vấn đề xã hội, thời
sự nóng bỏng của đất nước Sự bình giá này không chỉ xuất phát từ lập trườngcủa cá nhân người viết mà có thế còn xuất phát từ tiếng nói chung của một tậpthể, một tổ chức, một giai cấp xã hội
1.1.2 Đặc trưng của văn chính luận
Khi nói đến văn chính luận là người ta nói đến loại văn bản văn họcviết về những vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, tư tưởng…vớinhững mục đích, đối tượng…gắn liền với những sự kiện quan trọng của đấtnước cũng như đời sống nhân dân Văn chính luận có đặc trưng riêng về cáchlập luận, ngôn từ, cú pháp, giọng điệu… so với loại hình văn chương thẩm
mĩ Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu đặc trưng của văn chính luận
1.1.2.1 Văn chính luận bộc lộ trực tiếp và rõ ràng khuynh hướng tư tưởng của người viết
Tất cả các văn bản văn học nói chung thuộc văn học viết đều có chủthể xác định rõ ràng Nhưng so với những văn bản văn học nghệ thuật thì chủthể của những văn bản chính luận có sự khác biệt Ở các văn bản nghệ thuật,chủ thể - tác giả là người nghệ sĩ, người làm công việc sáng tạo nghệ thuật.Hoạt động sáng tạo của chủ thể thẩm mĩ ấy gắn liền với lối tư duy hình tượng
và gắn liền với việc tạo dựng nên một hệ thống hình tượng tương ứng Ở cácvăn bản chính luận lại hoàn toàn khác Chủ thể - tác giả của những văn bảnchính luận có nét đặc thù riêng Đó là những chủ thể tư tưởng – chính trị Họtạo nên một văn bản chính luận phải có mục đích rõ ràng và mục đích đó phảigắn liền với thực tiễn của đất nước, xã hội Khi họ viết họ phải bộc lộ trựctiếp và rõ ràng khuynh hướng tư tưởng của chính mình về những vấn đề chínhtrị, xã hội của đất nước
Tất cả các tác phẩm văn học đều được viết ra với những mục đíchnhất định Các nhà văn khi sáng tác văn học có nhiều động cơ, mục đích khác
Trang 10nhau Có người sáng tác nhằm mục đích giải trí, có người nhằm mục đíchgiáo dục, cũng có người sáng tác vì cảm hứng bất chợt… Văn chính luận thìkhác Các nhà chính luận không viết nên những văn bản chính luận nhằm mụcđích giải trí, không viết vì ngẫu hứng bất chợt mà họ đứng trên lập trườngriêng, quan điểm riêng về chính trị với những mục đích rõ ràng Những mụcđích mà các nhà chính luận hướng đến là những mục đích cụ thể gắn liền vớithực tiễn đời sống chính trị, xã hội của đất nước Đó là những vấn đề quantrọng, thiết yếu của đất nước, dân tộc mà mọi người quan tâm “Tác phẩmchính luận không chỉ thể hiện những suy nghĩ, nhận định, bình luận về các sựkiện lịch sử, các biến cố có ý nghĩa dân tộc, mà còn bàn đến những vấn đềnhân sinh của thời đại được đông đảo mọi người quan tâm” [56; 399]
Luận đề tư tưởng chính trị là những nội dung cơ bản của các văn bảnchính luận Khi đề cập đến nội dung đó, chủ thể - tác giả đã có sự bộc lộ thái
độ của mình Thường thì những văn bản chính luận đề cập đến những vấn đềlớn lao, có ý nghĩa đối với dân tộc, xã hội và đất nước Những vấn đề đó đượccoi là chân lí, là những cái mà đông đảo mọi người đồng tình, ủng hộ Chính
vì đề cập đến những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của đông đảo mọingười nên chủ thể phải bộc lộ rõ “cái tôi” của chính mình khi bàn bạc Ở đây,chúng tôi hiểu khái niệm “cái tôi” ở đây theo nghĩa là chân dung con ngườitinh thần - tư tưởng của tác giả bộc lộ thông qua những quan điểm, tư tưởngchính trị xã hội và hệ thống lập luận tương ứng trong văn bản chính luận Cóthể nói, nói đến cái tôi từ góc độ này là nói đến bản lĩnh, thái độ chính trị - xãhội, khuynh hướng tư tưởng riêng, mang tính cá nhân của chủ thể được thểhiện trong văn bản Tuy nhiên, khái niệm cái tôi này cũng cần phải được hiểumột cách uyển chuyển Bởi thái độ chính trị, khuynh hướng tư tưởng củangười viết nhiều khi xuất phát từ quyền lợi, lợi ích của một giai cấp, một tổchức, của đất nước Điều này đặc biệt rõ trong các văn bản chính luận hành
Trang 11chức thời trung đại Cái tôi chủ thể - tác giả trong các văn bản chính luận là
cái riêng hòa trong cái chung Ví dụ như trong Bình Ngô đại cáo, “cái tôi” của
Lê Lợi được thể hiện qua cách viết của Nguyễn Trãi là lòng tự hào về truyềnthống, về lịch sử, về nền văn hiến của dân tộc; là quan niệm về tư tưởng nhânnghĩa mà quan niệm này khác với Nho giáo Nho giáo quan niệm nhân nghĩa
là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người dựa trên cơ sở tìnhthương và đạo lí Nhưng với Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì lòng nhân nghĩa làphải chiến đấu, phải làm sao cho “dân yên”; Vì giặc Minh đã gây nên bao tội
ác đối với con dân của mình nên thái độ của Lê Lợi đã được Nguyễn Trãi thểhiện rõ sự căm phẫn đến tột độ Chính sự căm phẫn đó đã tạo nên sự quyếttâm và đồng lòng của quân và dân, tạo nên những trận đánh giành được thắnglợi liên tiếp và vang dội “Cái tôi” đó còn được thể hiện rất riêng khi tuyêncáo nền độc lâp Có được sự thắng lợi đó, vị vua được mệnh danh là “anhhùng áo vải” đó khiêm tốn không nhận công cho mình mà cho rằng ngoài sựđồng lòng quyết tâm của quân và dân còn có sự giúp đỡ của tổ tiên nữa.Trong thời hiện đại, cái tôi tư tưởng của tác giả càng được bộc lộ rõ nét Ta có
thể thấy rõ điều này qua văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc
bị áp bức của Nguyễn An Ninh Nguyễn An Ninh đã bộc lộ rõ nét chính kiến
của mình qua thái độ phê phán những kẻ lai căng, sùng ngoại, những kẻ chorằng cứ bập bẹ vài ba tiếng tây là được coi là những lớp người văn minh Họcòn cho rằng tiếng Việt nghèo nàn Nguyễn An Ninh đã lớn tiếng khẳng địnhrằng tiếng Việt không hề nghèo nàn, vốn tiếng Việt của những kẻ thích “Tâyhóa” đó không bằng bất kì người phụ nữ và nông dân An Nam nào Đứng trênlập trường của một nhà cách mạng, yêu nước, Nguyễn An Ninh đã cho rằng
“Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình thì cũng đương nhiênkhước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi [ ] Vì thế, đối với người An
Trang 12Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình”[49;116].
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, chủ thể - tác giả của các văn bảnchính luận có nét đặc thù riêng Việc xác định chủ thể của văn chính luận hếtsức quan trọng Chủ thể - tác giả không chỉ bộc lộ trực tiếp thái độ chính trị,khuynh hướng tư tưởng về vấn đề chính trị, xã hội được bàn đến mà còn giúpngười đọc, người nghe hiểu được nội dung luận đề của văn bản
1.1.2.2 Nội dung của văn chính luận gắn liền với những vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và bức thiết
Văn chính luận không chỉ dừng lại ở trình bày những tư tưởng, nhữngbình luận, những nhận định về sự kiện lịch sử mà còn viết về những vấn đềgắn liền với cuộc sống, quyền lợi của đông đảo nhân dân, được đông đảongười dân quan tâm Nó gắn với mục đích thực tiễn đời sống chính trị, xã hộicủa đất nước Luận đề được coi là chủ đề chính, là vấn đề cốt lõi của văn bảnnghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng Đặc thù của luận đề trong vănchính luận là bàn bạc về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước từ đó bày tỏquan điểm, tư tưởng của người viết Chính vì vậy trong một văn bản chínhluận luôn hàm chứa tư tưởng của người viết và của cả người uỷ quyền (nếucó) Tư tưởng đó là tư tưởng về chính trị, xã hội Đó là vấn đề có ý nghĩa lớnlao cho một cộng đồng, một tập thể, một giai cấp, thậm chí là cho một quyềnlợi của cả quốc gia Và đương nhiên khi bàn về những vấn đề đó người viết
đã thể hiện quan điểm, lập trường chính trị, thái độ chính trị của mình mộtcách công khai “ Người viết văn chính luận, dĩ nhiên trước hết là để thông tin
lí lẽ, bàn bạc vấn đề, nhưng với tất cả nhiệt tình để bảo vệ chân lí mà mìnhtheo đuổi” [35; 437]
Để làm rõ luận đề đó, các nhà chính luận đã thông qua hệ thốngluận điểm, luận chứng, luận cứ rõ ràng, thuyết phục để thuyết phục người đọc
Trang 13người nghe Trong các văn bản chính luận, chủ đề của văn bản bao giờ cũngđược thể hiện ngay ở nhan đề văn bản, còn phần nội dung của văn bản chính
là các luận điểm, luận cứ và cách lập luận để triển khai chủ đề đó một cách
thuyết phục Ví dụ trong Bình Ngô đại cáo: ngay nhan đề của nó đã thể hiện
rõ chủ đề là thông cáo rộng rãi về việc dẹp tan giặc Ngô Để thể hiện chủ đề
ấy, Nguyễn Trãi đã đưa ra hàng loạt các luận điểm lớn, nhỏ, các luận cứ xácthực, sinh động kết hợp với cách lập luận chặt chẽ thuyết phục tạo nên mộtbản tuyên ngôn được coi là tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, một
“áng thiên cổ hùng văn” Tương tự, với nhan đề Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí
Minh ngay từ ấn tượng đầu tiên đã cho người đọc, người nghe biết được chủ
đề của bản tuyên ngôn là tuyên bố với toàn thể thế giới về nền độc lập củanước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Trong đời sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia ở mỗi thời điểm đều cóthể diễn ra các sự kiện có ý nghĩa trọng đại Văn chính luận đề cập đến nhữngvấn đề có ý nghĩa thời sự nóng hổi nên nội dung mà nó hướng đến bao giờcũng là những vấn đề rộng lớn, bức thiết đang diễn ra Chủ đề của các vănbản chính luận không chỉ là những bản tuyên ngôn, tuyên cáo sau khi kết thúcthắng lợi các cuộc chiến tranh chính nghĩa mà các nhà chính luận còn đề cậpđến các vấn đề khác của đất nước, xã hội Ví dụ như Ngô Thì Nhậm thay mặtvua Quang Trung viết bài chiếu để ra lời kêu gọi người hiền tài ra phò giúpđất nước khi triều đại mới đang còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu người
tài phò giúp Nguyễn Trường Tộ viết Tế cấp bát điều để dâng lên nhà vua,
trình bày những việc cần làm gấp để củng cố đất nước khi ông chứng kiến xã
hội đang ngày càng loạn lạc Phan Châu Trinh viết Về luân lí xã hội ở nước
ta, so sánh ở ta và các nước phương Tây về luân lí xã hội để nhấn mạnh nước
ta chưa hề có luân lí xã hội Ông chỉ ra sự cần thiết phải có luân lí trong xãhội Việt Nam đương thời bởi luân lí xã hội tức là luân lí của chủ nghĩa xã hội,
Trang 14coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình,
quốc gia mà còn đến cả thế giới nữa Trong Ba cống hiến vĩ đại của Các –
Mác, Ăng – ghen với cách lập luận hết sức thuyết phục đã tổng kết lại ba
cống hiến của Mác khi còn sống Những cống hiến của Mác không chỉ có ýnghĩa cho một bộ phận người mà nó có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của cả xãhội loài người.Việc tổng kết lại ba cống hiến vĩ đại của Mác ngay trong tang
lễ của ông, Ăng-ghen một mặt thể hiện sự mất mát và tổn thất lớn lao củanhân loại trước sự ra đi của Mác nhưng mặt khác ông muốn biến nỗi đau ấythành sức mạnh Ông muốn tất cả người dân lao động trên thế giới trên cơ sởnhững cống hiến đó để đấu tranh chống lại giai cấp thống trị đòi quyền lợi dochính công sức mình bỏ ra
Như vậy có thể thấy rằng, văn chính luận đề cập đến những vấn đềchính trị xã hội của đất nước, đó là những vấn đề có ý nghĩa rộng lớn và hếtsức bức thiết đối với nhân dân Đó không chỉ là những sự kiện có ý nghĩa lịch
sử lớn lao của nhân loại như những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng
mà còn là những sự kiện, biến cố diễn ra trong đời sống xã hội – chính trị củamột đất nước, một dân tộc, một khu vực … Nhìn chung tất cả đều gắn liền vớiđặc điểm, tình hình chính trị, xã hội của cả đất nước, có ý nghĩa trọng đại vớiđông đảo mọi người
1.1.2.3 Đặc thù về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu của văn chính luận
Văn chính luận là loại văn dùng để trực tiếp phục vụ cho các cuộcđấu tranh chính trị, vận động văn hoá và có chức năng tuyên truyền sự thật vàchân lí, cổ vũ khích lệ nhân dân, đả phá các lời dối trá… Chính vì vậy về mặthình thức, văn chính luận cũng bị chi phối bởi các nội dung này, đặc biệtđược thể hiện ở kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
Về kết cấu Nói đến kết cấu của văn chính luận là nói đến cách tổ
chức hệ thống lập luận trong văn bản chính luận Trong văn chính luận, để
Trang 15làm nổi bật được những vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự nóng hổi và đểthể hiện được quan điểm thái độ của mình thì buộc các nhà chính luận phải có
sự lập luận chặt chẽ Tức là phải “bố trí, sắp xếp, triển khai, đan dệt các luậnđiểm và luận cứ cốt làm sao cho luận điểm có sức thuyết phục” [56; 406] Đểthể hiện luận đề, văn chính luận sử dụng phương thức lập luận là dùng lí lẽ tácđộng trực tiếp vào lí trí người đọc người nghe thông qua hệ thống luận điểm,
luận cứ và luận chứng Theo Lí luận văn học (do Trần Đình Sử chủ biên) thì
luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương chứa đựng trong tácphẩm chính luận Luận điểm thể hiện dưới hình thức phán đoán, khẳng địnhcủa người viết về vấn đề được bàn đến Mỗi luận điểm phải có sự đúng đắn,
rõ ràng, phải chứa đựng những tư tưởng, quan niệm sâu sắc, có sức khái quátcao Luận cứ là những cứ liệu, lí lẽ, bằng chứng cụ thể trong thực tế cuộcsống và tư tưởng được phát hiện, sử dụng để chứng minh cho luận điểm đãnêu Luận chứng là sự bố trí, sắp xếp, triển khai, đan dệt các luận điểm vàluận cứ cốt làm sao cho các luận điểm có sức thuyết phục vững chắc Tóm lại,luận chứng "là sự triển khai, đan dệt qua lại giữa luận điểm và luận cứ, giữanhững ý nhỏ với nhau nhằm dẫn đến sự kết tinh là luận điểm chính”[35;442]
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương chứa đựng trongvăn bản chính luận nhằm làm nổi rõ tính luận đề, thuyết phục người đọc,
người nghe.Ví dụ: Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có ba luận
điểm chính: a) Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ; b) Trình bày tìnhhình đất nước và phê phán những cách sống không phù hợp với người tướngsĩ; c) Nêu cách hành xử thuận và nghịch để các tướng sĩ lựa chọn Ngoài baluận điểm lớn nêu trên, văn bản còn có các luận điểm nhỏ và các luận cứ sinhđộng, được trình bày một cách chặt chẽ tác động vào lí trí, tình cảm của cáctướng sĩ để họ có nhận thức đúng đắn
Trang 16Luận cứ là những tài liệu, cứ liệu để làm rõ luận điểm, là cơ sở tồn tạicủa luận điểm Có các loại luận cứ là lí luận (các nguyên lí, chân lí, các ý kiến
đã được công nhận) và thực tế (các dẫn chứng lấy từ thực tế đời sống) Trong
Tuyên ngôn độc lập, để làm rõ luận điểm nêu cơ sở pháp lí cho bản tuyên
ngôn, Hồ Chí Minh đã dẫn ra hai bản tuyên ngôn bất hủ của Mĩ (Tuyên ngôn
độc lập năm 1776) và của Pháp (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm
1791) Từ hai bản tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh có đủ lí lẽ để đặt ngang hàngcuộc cách mạng nước ta với Pháp và Mĩ, để khẳng định quyền bình đẳng củatất cả các dân tộc trên thế giới Để vạch rõ tội ác của thực dân Pháp, Bác đãlấy các số liệu dẫn chứng hết sức xác thực như “kết quả là cuối năm ngoáisang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chếtđói” [52;27]
Trong văn nghị luận nói chung, văn chính luận nói riêng không thểthiếu ba yếu tố này Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Luậnđiểm là kết luận sơ bộ Kết luận sơ bộ này có chính xác, khoa học hay khôngcần phải luận chứng Luận điểm cần được chứng minh bằng các luận cứ Luận
cứ vừa cung cấp cho luận điểm những sự thực, những lí do để nó đứng vững,vừa mang lại cho bài văn những tư liệu phong phú Luận điểm còn cần phảiđược phân tích, khai thác, xem xét, tổng hợp các luận cứ để liên kết luận điểm
và luận cứ Quá trình này chính là luận chứng
Về ngôn ngữ Mặc dù đặc thù của văn chính luận là bàn bạc về các vấn
đề chính trị xã hội song văn chính luận không phải hoàn toàn khô khan mà nóvẫn bộc lộ rất rõ cảm xúc của người viết Trữ tình và châm biếm là sự biểuhiện cao độ của lòng yêu thương và căm hận Ở cả hai nội dung này, ngườiviết đều có thể dùng ngôn ngữ chính luận trực tiếp để bộc lộ triệt để cảm hứngcủa mình Do đặc điểm này nên ngôn ngữ chính luận cũng giàu sắc thái biểu
cảm và giàu hình ảnh Ví dụ như trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã tỏ
Trang 17rõ lòng căm thù giặc đến tột độ: Nguỵ sứ “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú
diều”, “xỉ mắng triều đình”…Trong Tuyên ngôn độc lập, ngoài những lí lẽ
đanh thép ta còn bắt gặp lòng yêu nước thương nòi và sự căm giận đối vớibọn bè lũ cướp nước được thể hiện trong ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc tháibiểu cảm như: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòicủa ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”[52; 27] Tóm lại, trong văn chính luận, người viết chủ yếu sử dụng những ngôn
từ phản ánh được đối tượng một cách chính xác trong khi thể hiện thái độ đốivới vấn đề được nói đến Tất nhiên sự chính xác đó không đồng nghĩa với sựkhô khan mà nó kết hợp với cảm hứng, lòng nhiệt tình của người viết Mộtđặc điểm nổi bật và hết sức quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của cácnhà chính luận khi viết văn chính luận là sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyênmôn, cụ thể là sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị Nội dung của những kháiniệm mà từ ngữ chính trị biểu thị luôn luôn thể hiện lập trường và quan điểmcách mạng của Đảng ta về từng vấn đề cụ thể của đời sống Ví dụ: dân chủ, kỉluật, đoàn kết, đấu tranh, phê bình, cách mạng…
Về giọng điệu Vấn đề được bàn đến trong các văn bản chính luận là
những vấn đề về chính trị, xã hội Khi bàn bạc về các vấn đề đó các nhà chínhluận bao giờ cũng phải tỏ rõ quan điểm, thái độ chính trị của mình một cáchcông khai Viết văn bản chính luận, người viết không chỉ xuất phát từ ý nghĩriêng, nhu cầu riêng mà phải đứng trên ý nghĩ, quan điểm, nhu cầu… của mộttập thể, một tổ chức, một giai cấp, thậm chí là một quốc gia để bàn bạc vấn
đề Do đó giọng điệu của người viết trong văn chính luận luôn là giọng đanhthép, cương quyết, dứt khoát và thể hiện thái độ, lập trường hết sức rõ ràng.Tuy nhiên, giọng điệu của người viết còn thể hiện sự biến đổi linh hoạt để
thuyết phục người đọc, người nghe Trong Hịch tướng sĩ, ngoài sự trình bày
một cách chặt chẽ hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng, chúng ta còn bắt
Trang 18gặp sự nồng nhiệt, mãnh liệt, thiết tha của tác giả được thể hiện thông qua
hình tượng một vị chủ tướng ngày quên ăn, đêm quên ngủ… Ở Bình Ngô
đại cáo ngoài việc ta bắt gặp giọng điệu hùng hồn, tự hào khi tổng kết cuộc
đấu tranh chống giặc của quân và dân ta…còn có giọng điệu châm biếm kẻthù “Đô đốc Thôi Tụ lê gối đầu hàng dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúctrói tay để tự xin hàng”[20;tr21]
Nội dung và hình thức không thể tách rời nhau Hình thức chứa đựngnội dung, nội dung tồn tại trong hình thức và chi phối hình thức Nội dung đặcthù của văn chính luận là những vấn đề chính trị xã hội gắn với mục đích thựctiễn của dân tộc, đất nước nên về hình thức của văn chính luận như kết cấu,giọng điệu, ngôn ngữ cũng bị chi phối cho phù hợp
1.1.3.Các loại hình văn chính luận
Nhìn trên tiêu chí loại hình lịch sử, người ta phân chia văn chính luậntrung đại và văn chính luận hiện đại Trong tiến trình của văn học Việt Nam,
dù ở giai đoạn nào, thời kì nào thì văn chính luận cũng đóng một vai trò quantrọng Tuy nhiên, ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn, bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch
sử - chính trị, quan niệm xã hội, văn học khác nhau nên văn chính luận trungđại, so với văn chính luận hiện đại cũng có những nét đặc thù Trong giới hạncủa luận văn này, chúng tôi chỉ chủ yếu khảo sát trên phạm vi tài liệu chủ yếu
là của văn học Việt Nam và chỉ dừng lại trên những mô tả khái lược nhất
1.1.3.1 Văn chính luận trung đại
Lịch sử Việt Nam thời trung đại kéo dài mười thế kỉ (từ thế kỉ X đếnhết thế kỉ XIX) Trong suốt mười thế kỉ đó, đất nước ta luôn phải đấu tranhchống lại các thế lực xâm lược hay phải đương đầu với các cuộc nội chiếndiễn ra Văn học thời kì này đã phản ánh lại các thời kì thịnh suy của các triềuđại phong kiến một cách sinh động Giai đoạn từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉXIV chế độ phong kiến Việt Nam phát triển, đất nước ta đã dành được chiến
Trang 19thắng vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông Văn học
đã phản ánh lại giai đoạn lịch sử hào hùng đó với nội dung bao trùm là chủnghĩa yêu nước mang âm hưởng ngợi ca Bước sang thế kỉ XV đến hết thế kỉXVII, mặc dù nhìn chung chế độ phong kiến vẫn ổn định nhưng đã có dấuhiệu của sự khủng hoảng, nội chiến nên nội dung của văn học giai đoạn này
đã chuyển từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca sang phản ánh, phêphán hiện thực xã hội Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, mặc dù không
có các cuộc chiến tranh xâm lược nhưng nội chiến diễn ra khiến cho đời sốngngười dân cơ cực, con người bị chà đạp, bị tước đi các quyền sống, quyềnhạnh phúc Bao trùm văn học giai đoạn này là chủ nghĩa nhân đạo nhằmbênh vực, cảm thông cho con người, phê phán xã hội Cuối thế kỉ XIX, đấtnước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp, chuyển từ chế độ phong kiến đấtsang chế độ thực dân nửa phong kiến Văn học đã phản ánh một giai đoạn đấutranh hào hùng của nhân dân ta với nội dung yêu nước mang cảm hứng bitráng Như vậy có thể nói, văn học Việt Nam thời trung đại đã “theo sát” mộtcách chân thực và sinh động lịch sử Việt Nam thời trung đại
Trong văn học Việt Nam trung đại, văn chính luận là những tác phẩmvăn xuôi hoặc văn biền ngẫu có nội dung trực tiếp đề cập đến những vấn đềtrọng yếu của quốc gia, dân tộc Khi mới ra đời, người ta không gọi nhữngvăn bản này là văn chính luận Nó chưa được tách thành một bộ phận mà vănchính luận chỉ là một bộ phận của văn học hành chức, nó nằm trong sự hỗn
dung của nhiều thể loại khác như thơ (Thơ thần – Lý Thường Kiệt), như sử
(sử kí )… (Dĩ nhiên, quan niệm của người xưa về “văn” cũng khác Trongquan niệm của người xưa, khái niệm “văn” khá rộng, nó bao hàm tất cả cácvăn bản ngôn từ Chính vì vậy văn học thời trung đại có tình trạng “ văn sửtriết bất phân”) Văn chính luận thời trung đại là bộ phận trước tác gắn bóchặt chẽ với chính sự và trực tiếp phục vụ chính trị, nó là phương tiện để làm
Trang 20sáng tỏ chính nghĩa của sự nghiệp chính trị Đồng thời, cũng trong thời kì này,văn chính luận là công cụ, phương tiện để các giai cấp thống trị của các triềuđại phong kiến ban bố các chính sách, thể chế…cai trị đất nước Văn chínhluận, vì vậy có nhiều thể: chép sử, cáo, chiếu, hịch… Văn tự chủ yếu được sửdụng trong các văn bản chính luận thời trung đại chủ yếu là Hán tự
Từ thế kỉ X –XIV, văn chính luận khá phát triển Tác phẩm chính
luận được coi là đầu tiên của văn học Việt Nam là Dự đại phá Hoằng Thao
chi kế (Bày kế đánh tan quận Hoằng Thao) của Ngô Quyền (năm 938) Ở đời
nhà Lý thể chiếu phát triển khá mạnh và có nhiều tác phẩm có giá trị như:
Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Xá thuế chiếu (Lý Thái Tông)…Còn ở thời nhà
Trần, chép sử phát triển khá mạnh với hai bộ sử lớn là Đại Việt sử kí ( Lê Văn Hưu) và Đại Việt sử lược (khuyết danh) Thế kỉ XV nổi bật với các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi là Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô
đại cáo Nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX văn chính luận khởi sắc
với các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm như Chiếu cầu hiền, Hàn các anh hoa…
Nửa sau thế kỉ XIX, do đặc thù về hoàn cảnh lịch sử là cuộc đấu tranh thựcdân xâm lược, trong xã hội tồn tại hai ý thức hệ, hai phương thức sản xuất…nên các văn bản chính luận ở thời kì này được sử dụng như là một vũ khí
đánh Tây, chẳng hạn Hịch đánh tây (Lãnh Cổ), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh
tây (Nguyễn Đình Chiểu)…
Như vậy, các văn bản chính luận trung đại được viết ra trong nhữnghoàn cảnh khác nhau, người viết có thể là người trực tiếp bày tỏ tiếng nói cánhân, hoặc là người được ủy quyền, song nhìn chung chúng đều nhằm phục
vụ các chức năng xã hội – chính trị Như vậy, nhìn chung văn bản chính luậnthời trung đại chủ yếu thuộc loại chức năng hành chức.Về vấn đề này, tác giảPhạm Tuấn Vũ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến vai trò quan trọng củavăn chính luận trong hệ thống văn học Việt Nam thời trung đại: “Ngoài
Trang 21nguyên nhân do đặc thù lịch sử, do đặc thù phổ quát của văn học trung đại thếgiới và do văn chính luận gắn bó trực tiếp với đời sống chính trị xã hội… cóthể nêu thêm những nguyên nhân khác nữa Người xưa coi văn học là công cụ
để giáo hoá xã hội và con người theo đạo lí thánh nhân Văn học gắn với họcthuật cũng làm cho văn chính luận Việt Nam thời trung đại được coi trọng.Ngoài ra nội dung thi cử khiến cho sĩ tử sớm làm quen và coi trọng bộ phậnvăn học chức năng này Thi cử xưa thường chọn người làm quan, vì vậyngười đi thi phải rèn luyện nhiều để làm quen với lối văn hành dụng” [65;212]
Tóm lại, ở thời trung đại, văn chính luận có những đặc điểm riêng,đặc điểm này bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, chính trị, những quan niệm vănhóa, xã hội, văn học… tương ứng
1.1.3.2 Văn chính luận hiện đại
Bước sang thế kỉ XX, do những biến động mang tính bước ngoặt vềmặt lịch sử, chính trị, do tác động của những tư tưởng triết học và khoa họcphương Tây, do sự phát triển nhanh chóng của báo chí và chữ quốc ngữ, vàođầu thế kỉ XX, đời sống xã hội thuộc địa Việt Nam dần có những rạn vỡ vàthay đổi hết sức to lớn Bằng nhiều con đường: báo chí, sách vở, các tác phẩmdịch thuật, chương trình giáo dục ở nhà trường Pháp thuộc, đời sống sinh hoạthàng ngày , ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã dần tạo nên trong ý thức
xã hội bản địa một cái nhìn mang tính dân chủ, hiện đại về các vấn đề đờisống và văn hóa, văn học Đặc biệt, về quan niệm văn học của người ViệtNam đã có nhiều thay đổi Khi nói đến “văn” là người ta muốn nói đến nhữngtác phẩm văn chương nghệ thuật, thể hiện tình cảm thẩm mĩ bằng hình tượngvăn học Văn chính luận, giờ đây không chỉ là một loại văn bản hành chức.Bên cạnh việc thể hiện những quan điểm chính trị của người viết, nhiều vănbản chính luận cũng bộc lộ vẻ đẹp nghệ thuật của nó qua cách diễn đạt, lập
Trang 22luận, cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh… Chính vì vậy, trong thời hiện đại, vănchính luận (nằm trong “loại hình” lớn là văn nghị luận) đã được gia nhập “giađình” văn học
Ở thời trung đại, chủ thể của những văn bản chính luận thường là vua,
là quan lại, những người cầm quyền Sau một biến cố, một thắng lợi, một sựkiện nào đó trọng đại của đất nước có thể họ đích thân viết, có thể họ ủyquyền cho người khác viết Người viết phải thể hiện được tư tưởng, thái độ,quan điểm và vị trí chính trị của giai tầng xuất thân hoặc người ủy quyền viết.Còn ở thời hiện đại, khi tinh thần dân chủ được phát huy, tác giả văn chínhluận thường hiện diện trước hết với tư cách cá nhân Trước những vấn đề có ýnghĩa lớn lao đối với đời sống nhân dân, xã hội, đất nước người viết vănchính luận đã bày tỏ quan điểm, lập trường của mình về vấn đề đó một cách
rõ ràng và trực tiếp Trong những văn bản chính luận hiện đại tiêu biểu, ta cóthể thấy cái tôi tư tưởng của người viết được bộc lộ một cách đậm nét Bướcsang thế kỉ XX, người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ trong mọi hoạt độngnhư trong sinh hoạt, trong sáng tác văn học, trong hành chính, báo chí…Cácnhà chính luận đã phát huy được lợi thế này trong việc thể hiện một văn bảnchính luận nhưng giọng điệu, ngôn ngữ hết sức linh hoạt Giọng điệu có thểdứt khoát, mạnh mẽ nhưng cũng có sự kết hợp mỉa mai, châm biếm Ngôn từchủ yếu của các văn bản chính luận thuật ngữ chính trị, bên cạnh đó các nhàchính luận cũng có sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, hình ảnh… khiến cho văn bảntrở nên sinh động và thuyết phục hơn Trong nhiều văn bản chính luận hiệnđại, ta không chỉ nhận thấy vẻ đẹp của tư tưởng mà còn thấy được vẻ đẹp củahình thức diễn đạt, lối viết Đây là điều khác biệt rất quan trọng giữa văn bảnchính luận trung đại và văn bản chính luận hiện đại Điều này xuất phát từ sựthay đổi trong quan niệm của tác giả hiện đại: văn bản chính luận không chỉ
có chức năng, nhiệm vụ xã hội, nó còn có ý nghĩa, giá trị về mặt nghệ thuật
Trang 23Có thể thấy rằng, cũng thuộc loại hình văn chính luận, nhưng giữa vănchính luận trung đại và văn chính luận hiện đại có nhiều điểm khác biệt Có
sự khác biệt đó là do văn học của từng thời kì chịu sự chi phối của các yếu tốmang tính lịch sử như tư duy con người, chế độ chính trị, hoàn cảnh đấtnước
1.2 Khái quát về chương trình Ngữ văn và hệ thống các văn bản chính luận trong phần đọc văn
1.2.1 Khái quát về chương trình Ngữ văn THPT hiện hành
So với chương trình SGK cũ, chương trình SGK mới có rất nhiều điểmmới Có thể do đó là những điểm mới, khác biệt nên cả giáo viên và học sinhcòn bỡ ngỡ Chính vì vậy mà chương trình Ngữ văn có nhiều vấn đề đang còn
là khó khăn cho cả người dạy và người học
Điểm mới thứ nhất là hiện tượng “ba trong một” Gọi là hiện tượng
“ba trong một” là vì trước đây chúng ta có ba bộ SGK khác nhau trong bộmôn văn là tiếng Việt, Làm văn và Văn học Cả ba phân môn này không chỉtách rời thành ba cuốn sách mà còn tách rời về mặt nội dung Chương trìnhSGK hiện nay cả ba phân môn đã được biên soạn chung trong một bộ sáchgọi chung là Ngữ văn Cả ba phân môn được xây dựng theo trục tích hợp Đọcvăn – Làm văn nhằm tập trung hình thành cho học sinh kĩ năng giải mã vănbản, biết cách tạo lập văn bản Để đọc hiểu tốt một văn bản, hoặc để tạo lậpđược một văn bản các em phải được trang bị kiến thức về tiếng Việt, Làmvăn Để học tốt các bài tiếng Việt buộc các em phải nắm vững các bài đọchiểu trước đó vì ngữ liệu được trích dẫn trong các bài học tiếng Việt được lấy
từ các bài đọc văn trước đó….Ngoài ra SGK Ngữ văn còn được biên soạn tíchhợp theo trục dọc đồng tâm với chương trình Ngữ văn THCS Nhiều văn bản,nhiều bài học về phân môn Làm văn hay Tiếng Việt các em đã được học ởchương trình cấp 2, nay các em tiếp tục được tìm hiểu nhưng ở một mức độ
Trang 24cao hơn Với điểm mới này trong chương trình SGK Ngữ văn sẽ là điều khókhăn cho cả giáo viên và học sinh nếu giáo viên chưa hình thành cho mìnhmột phương pháp giảng dạy cho phù hợp bởi vì sự tích hợp nhằm giúp họcsinh biết cách tự đọc hiểu, tự khám phá một cách tích cực “Thông qua nhữngvăn bản, tác phẩm cụ thể (như là văn mẫu) một mặt giúp học sinh khám phá
ra vẻ đẹp cụ thể độc đáo của văn bản, tác phẩm đó, mặt khác hình thành vàrèn luyện cho các em cách thức khám phá, cách đọc một kiểu văn bản – mộtthể loại tác phẩm nhất định” [64;11] Với mục đích biên soạn như thế, nếugiáo viên vẫn giảng dạy như trước đây, nếu học sinh vẫn học một cách thụđộng như trước đây thì chắc chắn không phát huy được vai trò chủ động củangười học, mục tiêu bài học sẽ không đạt được và cả người dạy lẫn người học
sẽ cảm thấy rối, chán nản trước mỗi bài học
Điểm mới thứ hai là nếu chương trình SGK cũ chọn các văn bản đưavào giảng dạy theo tiến trình lịch sử và có phần nghiêng về phần văn học sửthì nay, trong chương trình Ngữ văn mới chọn văn bản theo đặc trưng thể loại.Các thể loại văn học được đưa vào dạy học khá toàn diện và đầy đủ như vănhọc dân gian (sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyền thuyết, truyện thơ, cadao…), văn học trung đại( cáo, chiếu, văn bia, sử kí, điều trần, thơ trungđại…), văn học hiện đại ( truyện ngắn, thơ hiện đại, tiểu thuyết, kịch, bút kí,văn bản nhật dụng, tuyên ngôn…), văn học nước ngoài (sử thi, thơ, văn bảnnhật dụng, chân dung văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…)
Khi lựa chọn các văn bản văn học theo đặc trưng thể loại, các nhà biênsoạn hướng tới mục đích hình thành phương pháp dạy và học theo đặc trưngthể loại Khi giảng dạy một tác phẩm, người dạy cần hướng dẫn học sinhkhám phá tác phẩm dựa trên những đặc trưng của thể loại đó để từ đó các em
có thể tự đọc hiểu các tác phẩm khác cùng thể loại
Trang 25Chương trình SGK mới vẫn dựa vào tiến trình lịch sử nhưng ở mỗigiai đoạn, mỗi thời kì sẽ chọn ra các thể loại tiêu biểu cho giai đoạn, thời kì
đó Với điểm mới này, sẽ là điều khó cho giáo viên nếu không nắm được đặctrưng thể loại hoặc không hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo đặc trưng thể loạithì học sinh tiếp thu kiến thức một cách manh mún
Điểm mới thứ ba thể hiện ngay ở bản chất của phần đọc hiểu Trướcđây, trong chương trình SGK cũ, nói đến phân môn văn học là nói đến giảngvăn Người dạy phải giảng tốt, bình hay, truyền thụ hết những gì mà mìnhcảm nhận được và chỉ cần học sinh ngồi im lắng nghe và ghi bài Thước đo sựthành công của những giờ dạy giảng văn là học sinh cảm nhận giáo viên giảnghay, xúc động…Đó là mô hình giờ văn học trong chương trình SGK cũ Cònchương trình SGK mới, nói đến phân môn văn là nói đến phương pháp đọc -hiểu Dạy văn theo lối đọc – hiểu, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫnhọc sinh tìm hiểu, giúp các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn bảnthông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, đặt các em vào tình hướng có vấn đề…Dạy đọc hiểu thực chất là dạy các em biết cách tự học, tự đọc Đây là điểmhoàn toàn mới Thời gian đầu khi SGK Ngữ văn bắt đầu thực hiện đại trà trên
cả nước, rất nhiều giáo viên đã hết sức lúng túng trước cụm từ “Đọc – hiểu”
Họ đã quen với cách giảng văn, với vai trò trung tâm của mình Chính vì vậykhi dạy những bài đọc văn, nhiều giáo viên về hình thức vẫn dạy đọc – hiểunhưng về bản chất vẫn là giảng văn
Về phần Tiếng Việt, trong chương trình SGK mới, các nhà biên soạn đãkhắc phục được nhược điểm của bộ môn Tiếng Việt trước đây là nặng nề và ítgắn liền với đời sống Phần Tiếng Việt trong chương trình SGK Ngữ văn đã
có sự tích hợp với phân môn Làm văn và Đọc văn để học sinh có đủ tri thức
tự đọc hiểu các văn bản, tự biết cách tạo lập các văn bản Hầu hết các tri thức
Trang 26được đưa vào giảng dạy trong các giờ học tiếng Việt đều gắn chặt với việcđọc – hiểu văn bản nên học sinh dễ tích hợp kiến thức với các bài đã học.
Về phân môn làm văn, nếu so sánh với chương trình SGK văn cũ vàSGK Ngữ văn chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt ở hai chương trình Trướcđây chúng ta dạy học sinh các kiểu bài văn như kiểu bài phân tích, bình luận,chứng minh, giải thích, bình giảng…và những kiểu bài này đều nằm trongphần nghị luận văn học Còn trong chương trình SGK Ngữ văn, phân tích,bình luận, giải thích, chứng minh, bình luận…chỉ được coi là những thao táckhi làm văn chứ không được coi là những kiểu bài Thực tế cho thấy khi làmmột bài văn nghị luận chúng ta không thể sử dụng một kiểu bài từ đầu đếncuối mà phải có sự kết hợp các thao tác với nhau thì bài văn mới hấp dẫn, cósức thuyết phục Trong phân môn làm văn, ngoài phần nghị luận văn học, cácnhà biên soạn còn đưa thêm phần nghị luận xã hội, và các loại văn sử dụngnhiều trong cuộc sống hiện đại như thuyết minh, phỏng vấn…Mục đích làgiúp các em biết cách vận dụng những kiến thức đó vào công việc, vào cuộcsống của xã hội hiện tại
Điểm mới thứ tư là về phương pháp dạy học Vấn đề đổi mới PPDH
đã được bàn đến từ lâu Từ những năm 90 của thế kỉ 20 đã có nhiều nhànghiên cứu viết những giáo trình về vấn đề PPDH Và nó cũng là một mônhọc bắt buộc trong các trường sư phạm Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụngPPDH mới vào giảng dạy lại là một vấn đề nan giải bởi vì một bộ phận khôngnhỏ giáo viên đã quen với chương trình cũ, cách dạy cũ Khi chương trìnhSGK Ngữ văn mới ra đời đi kèm với nó là yêu cầu phải đổi mới PPDH chophù hợp với chương trình, với đối tượng và phù hợp với xu thế xã hội PPDHcủa chương trình hiện nay không chỉ dừng lại ở các phương pháp như diễngiảng, gợi mở…như trước đây Cái mà người ta yêu cầu và quan tâm là làm
Trang 27sao để học sinh biết cách tự học, tự sáng tạo, phát huy được vai trò tích cựcchủ động sáng tạo… trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
Đây là vấn đề mới và rất khó khăn đối với giáo viên khi thực hiện.Trên thực tế qua một thời gian không phải là dài nhưng cũng không quá ngắn
áp dụng vào PPDH mới vào chương trình dạy học, rất nhiều người chưa thựchiện được Dựa vào tài liệu đổi mới, một số người dạy cũng áp dụng cácphương pháp như thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện dạy học…nhưng hầuhết là còn mang nặng hình thức, đối phó trong những giờ thao giảng dự giờ,còn các tiết học bình thường lại quay về cách dạy cũ
Điểm mới thứ năm là chương trình SGK Ngữ văn không chỉ dừng lạidạy những văn bản trước năm 1975 mà còn lựa chọn cả những văn bản saunăm 1975, thậm chí còn đến những năm 2000 nữa Những văn bản đưa vàogiảng dạy không chỉ là những văn bản mang tính hư cấu, hình tượng mà cònchọn những cả những văn bản không hư cấu như văn chính luận, văn nghịluận, văn bản nhật dụng…của các thời đại, của cả văn học nước ngoài… Điềunày nhằm mục đích giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn, đa chiều, sâu sắc đốivới những vấn đề của cuộc sống hiện đại ở cả trong nước và trên thế giới,giúp các em biết quan tâm đến những việc diễn ra hết sức gần gũi đối vớicuộc sống nhân loại
1.2.2 Đặc điểm hệ thống văn bản chính luận trong phần Đọc văn ở trường THPT hiện nay
Trang 28a) Bảng 1 Thống kê các văn bản chính luận trong chương trình
sử kí toàn thư”)( Ngô Sĩ Liên)
Thái sư Trần Thủ Độ (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”)( Ngô Sĩ Liên) Thư dụ Vương Thông lần nữa (Trích “ Quân trung từ mệnh tập”)
( Nguyễn Trãi) Phẩm bình nhân vật lịch sử (Lê Văn
Hưu) Thái phó Tô Hiến Thành (Trích
“Đại Việt sử lược”)(Khuyết danh)
điều”)( Nguyễn Trường Tộ)
Xin lập khoa luật (Trích “Tế cáp bát điều”)( Nguyễn Trường Tộ)
Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích
“Đạo đức và luân lí Đông Tây”)( Phan
Châu Trinh)
Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích
“Đạo đức và luân lí Đông Tây”)( Phan
Châu Trinh) Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các
dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
(Ăng- Ghen)
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
(Ăng- Ghen)
12 Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng Thông điệp nhân ngày Thế giới
Trang 29chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi-an-nan) phòng chống AIDS, 1-12-2003
(Cô-phi-an-nan)
Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (trích “Một góc nhìn của trí thức”)( Phan Đình Diệu) Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trần
Đình Hượu)
Nhìn về vốn văn hoá dân tộc (Trần
Đình Hượu Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích “Bàn về đạo Nho”)( Nguyễn
Khắc Viện)
b) Nhận xét chung
Trong chương trình đọc văn hiện nay ở THPT, số lượng văn bản chínhluận có mặt tương đối nhiều Trong tổng số 167 tiết đọc văn ở cả ba lớp (10,
11, 12) thì văn chính luận chiếm 21 tiết, tương đương 12,6 %
Các văn bản chính luận trung đại được các tác giả soạn sách giáokhoa sắp xếp đưa vào trong chương trình Ngữ văn lớp 10 và nửa đầu 11 Ởchương trình Ngữ văn lớp 10, văn chính luận được đưa vào dạy ở chươngtrình học kì 2, khi học sinh đã được làm quen với các văn bản văn học dângian và thơ trung đại Một điều thuận lợi là trước khi học sinh tiếp xúc với cácvăn bản chính luận trung đại, học sinh đã được làm quen với bài khái quát vềvăn học trung đại, hiểu được phần nào đặc điểm nội dung và nghệ thuật củavăn học trung đại, quan niệm thẩm mĩ của người trung đại Phần văn chínhluận trung đại tiếp tục được đưa vào chương trình của học kì 1 lớp 11 Mụcđích của các nhà biên soạn là để học sinh học tiếp nối các văn bản chính luậntheo tiến trình lịch sử Phần văn chính luận hiện đại bắt đầu được đưa vàochương trình ở học kì 2 của lớp 11, khi mà các em đã có một số vốn kiến thứcnhất định về văn chính luận trung đại Phần văn chính luận hiện đại tiếp tụcđược đưa vào giảng dạy và được sắp xếp xen kẽ giữa các văn bản đọc hiểukhác, giữa các phân môn làm văn và tiếng Việt suốt cả hai kì của lớp 12 Có
Trang 30sự sắp xếp như vậy là vì những văn bản chính luận ở chương trình Ngữ văn
lớp 12 chủ yếu là các văn bản mang tính nhật dụng (trừ Tuyên ngôn độc lập),
nội dung của những văn bản đó quen thuộc, gần gũi với cuộc sống nên các em
có khả năng liên hệ được trong thực tế Hơn nữa việc sắp xếp như vậy có tácdụng tích hợp kiến thức và kĩ năng liên ngành, đặc biệt là với bộ phận làmvăn và tiếng Việt
Như vậy, văn bản chính luận được đưa vào chương trình phổ thôngvới số lượng văn bản tương đối nhiều, khá phong phú và đa dạng cả về tiểuloại lẫn nội dung phản ánh và được sắp xếp khá hợp lí
1.3 Dạy đọc – hiểu văn chính luận ở trường THPT hiện nay – những vấn đề thực tế đặt ra
1.3.1 Vấn đề phương pháp và kĩ năng giảng dạy của giáo viên
Từ năm 2006, Bộ giáo dục đã cho thực hiện đại trà bộ SGK Ngữ vănmới ở bậc THPT trên cả nước Trong bộ sách này phần văn chính luận đượcđưa vào giảng dạy nhiều hơn hẳn so với chương trình cũ Qua thực tế giảngdạy ở trường THPT cùng với tìm hiểu qua các đồng nghiệp ở các trường phổthông khác nhau trên địa bàn chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy đọc – hiểuvăn chính luận hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc
Trước hết là vấn đề phương pháp dạy học của giáo viên Một trongnhững vấn đề quan trọng của đổi mới PPDH đó là phải dạy đọc – hiểu vănbản văn học theo đặc trưng thể loại, phải dạy cho học sinh biết cách tự học,phát huy vai trò tích cực của học sinh Thế nhưng khi giảng dạy văn chínhluận, người dạy còn chưa nắm được đặc trưng thể loại văn chính luận, hoặcnắm được đặc trưng rồi nhưng lại không chú ý khai thác đến điều đó trongviệc tiếp cận, phân tích, dẫn đến hiệu quả của việc dạy đọc – hiểu loại văn bảnđặc thù này chưa đạt đến hiệu quả như mong muốn
Trang 31Qua tìm hiểu thực tế và từng được chứng kiến trong những tiết dựgiờ trước đây, chúng tôi nhận thấy một trong những phương pháp giảng dạychủ đạo của giáo viên là thuyết trình Giáo viên đọc nhiều sách, nhiều tài liệusau đó truyền giảng những cái mà mình cho là hay, là đúng cho học sinh Nếu
có phần nào tâm đắc thì giáo viên có thể bình giảng sâu hơn, sau đó đọc chohọc sinh ghi lại Ở các giờ thực tập, thao giảng người ta đánh giá giờ học chủyếu ở cách truyền giảng có hấp dẫn không, học sinh có chăm chú lắng nghekhông, kiến thức của giáo viên có rộng không… mà người ta không quan tâmsau giờ học đó học sinh hiểu được cái gì, biết thêm được cái gì Dạy học nhưthế gọi là dạy những gì mình muốn dạy chứ không phải dạy thứ người họccần
Thực ra cách dạy này đã tồn tại rất lâu và trên thực tế cũng đã đào tạonên nhiều thế hệ học sinh giỏi văn, nhiều thế hệ học sinh thành đạt trong cáclĩnh vực văn học nghệ thuât như nhà văn, nhà báo, nhà phê bình Thế nhưng,vấn đề đặt ra ở đây là xã hội ngày càng thay đổi, con người thay đổi, tâm líhọc sinh thay đổi, quan niệm về cuộc sống, về hạnh phúc, đạo đức của conngười thay đổi thì cách dạy như trước đây không còn phù hợp mà chỉ khiếnhọc sinh không chỉ không hiểu bài mà còn ngày càng không mặn mà với mônvăn, mặc dù người ta nói văn là người
Bên cạnh đó, nhiều khi người dạy không tự tìm ra cho mình mộtphương pháp riêng phù hợp với đối tượng học sinh khi dạy đọc – hiểu các vănbản chính luận, mà quá phụ thuộc vào các giáo án tham khảo Một khi quá
phụ thuộc vào các tài liệu như Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án, thậm chí
có người còn tải giáo án trên mạng về sử dụng mà không có sự kiểm chứng,chỉnh sửa thì chắc chắn người dạy cũng chưa chắc đã nắm được bài chứchưa nói gì đến vấn đề dạy cho học sinh hiểu Chương trình Ngữ văn THPT
có 18 văn bản chính luận, nhưng nếu với cách dạy như thế thì học sinh không
Trang 32thể tự khám phá được Sau 18 bài học về văn chính luận chưa chắc các em sẽnắm được đặc trưng của thể loại văn chính luận Việc các em không nhớ tênvăn bản hoặc tên tác giả dường như là điều bình thường
Hiện nay cả nước đang nỗ lực để đổi mới phương pháp giảng dạy mặc
dù sự thay đổi đó chưa đạt kết quả như mong muốn Ngay trong việc đánh giágiờ dạy cũng có sự thay đổi Theo phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáoviên bậc trung học thì tổng điểm là 20 điểm nhưng trong đó phần nội dungcủa giờ dạy chỉ chiếm 6,5 điểm, phần phương pháp và kĩ năng chiếm 10,5điểm và phần còn lại là hiệu quả của giờ dạy chiếm 3 điểm Trong phầnphương pháp dạy học, các tiêu chí để đánh giá là việc tổ chức các hoạt độnglinh hoạt sáng tạo và sáng tạo; thiết bị, đồ dùng, tư liệu được sử dụng hiệuquả; các nhiệm vụ giao cho học sinh phù hợp với đối tượng, đa dạng, kíchthích được học sinh học tập sáng tạo; học sinh tham gia học tập tích cực, chủđộng, có sự tương tác; học sinh được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đãbiết để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới; phân bố thời gian hợp lí; tổ chứcđánh giá, giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá lẫn nhau Như vậykhi xem xét cách đánh giá một giờ dạy văn của giáo viên, chúng tôi nhận thấymức độ yêu cầu cao nhất ở người dạy vẫn là phương pháp và kĩ năng dạy học
1.3.2 Vấn đề tiếp nhận của học sinh
Như đã nói, tương ứng với những thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử, xãhội, điều kiện sinh hoạt và học tập hiện đại, nhận thức và tâm lí của học sinhhiện nay có nhiều đổi khác so với thế hệ cha anh Quan niệm của các em vềcác vấn đề như đạo đức, lối sống cũng có nhiều thay đổi so với các thế hệtrước Khát vọng của các em là được làm những điều mình muốn, thích tìmhiểu những gì khó, mới, đầy bí ẩn Trong những năm gần đây mức độ yêuthích học văn của học sinh bậc THPT đang có nhiều biểu hiện tụt dốc
Trang 33Một đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi học sinh THPT là các em rất thíchkhám phá, thích tự tìm hiểu Các em sẽ cảm thấy hết sức hãnh diện nếu mình
là người tìm ra, khám phá ra một cái gì đó mà các em cho là mới Trong dạyhọc văn cũng thế Trong việc tìm hiểu một văn bản văn học, các em vẫn cónhu cầu khám phá văn bản thông qua sự hướng dẫn của giáo viên Trên thực
tế vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn yêu thích học văn, vẫn chọnnghiệp văn để theo đuổi Tuy nhiên con số đó đang ngày càng ít đi Có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng đó Và một trong số nguyên nhân là dophương pháp giảng dạy của giáo viên Như tôi đã trình bày ở trên, có một bộphận giáo viên dạy chương trình mới nhưng lại chưa có sự đổi mới trongphương pháp giảng dạy dẫn đến học sinh cảm thấy chán nản Các em bị thụđộng trong học tập, không cần tư duy nhiều bởi mọi thứ sẽ có người dạytruyền đạt thông qua diễn giảng Càng ngày tình trạng đó càng kéo dài thìkhát vọng khám phá của các em ngày càng lu mờ và tắt hẳn
Xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề như khoa học tự nhiên,
kỹ thuật, bác sỹ… ngày càng hấp dẫn các em vì các em tự thấy ở đó mìnhđược thoả sức sáng tạo, tìm tòi, ra trường dễ xin việc và thu nhập cao Trongkhi đó các môn xã hội rất khó đậu và học xong khó xin việc và lương bổnghết sức bèo bọt… Vậy là các em chú ý học các môn tự nhiên, còn các môn xãhội trong đó có môn văn các em học hết sức đối phó, miễn đủ điểm vượt quacác kỳ thi là được Một khi đã học không phải vì thích hoặc đam mê mà chỉ vìbắt buộc thì đương nhiên là các em sẽ thực hiện hết sức qua loa, đại khái Ởnhà các em vẫn soạn bài nhưng chép lại từ sách tham khảo mà chưa hề đọcqua tác phẩm Lên lớp làm bài, nếu không chép được tài liệu thì viết một cáchngô nghê, lấy tác phẩm này gắn với tác giả kia, lấy nội dung của văn bản nàygắn với nhan đề của văn bản kia… Văn chính luận là loại văn bản có tính đặcthù, tương đối khó tiếp nhận với học sinh phổ thông Nếu giáo viên không
Trang 34tích cực đổi mới, nếu tâm lí tiếp nhận của học sinh uể oải, thụ động, chắcchắn việc đọc – hiểu các văn bản này khó lòng đạt đến hiệu quả như mongmuốn
1.3.3 Vấn đề tài liệu tham khảo
Có thể nói, chưa bao giờ thị trường tài liệu tham khảo của tất cả cácmôn trong chương trình THCS và THPT lại nhộn nhịp như giai đoạn hiệnnay, riêng môn văn thì lại nhiều hơn Ở tất cả các bậc học, sách tham khảo vềmôn văn rất nhiều, nào là để học tốt, sách bài tập, kỹ năng đọc hiểu, nào làphân tích, tư liệu… vô số sách tham khảo Thế nhưng trên thực tế các cuốnsách đó rất ít các đầu sách bàn về văn chính luận (vấn đề này chúng tôi đãtrình bày ở lịch sử vấn đề) mà chủ yếu phục vụ cho dạy và học các văn bảnvăn học khác Các tài liệu viết về văn chính luận nói riêng, văn nghị luận nói
chung chỉ đếm trên đầu ngón tay như Văn chính luận trung đại trong nhà
trường phổ thông của tác giả Phạm Tuấn Vũ, một phần trong Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc của tác giả Phan
Huy Dũng Các sách Thiết kế giáo án và Giới thiệu giáo án cũng bàn khá rõ
về các văn bản chính luận trong chương trình Ngữ văn phổ thông, tuy nhiênkiến thức đó lại rời rạc ở từng bài mà chưa có tính hệ thống.… Còn lại viết vềvăn chính luận và chủ yếu nhìn từ góc độ lí luận thể loại thì chỉ có ở giáo trìnhcủa bậc đại học Chính vì vậy nếu giáo viên, học sinh có nhu cầu tìm hiểuthêm về văn chính luận thì cũng hết sức khó khăn
Trên đây là những vấn đề thực tế đặt ra trong dạy và học môn ngữvăn ở trường THPT Những vấn đề đó thuận lợi cũng có mà khó khăn cũngkhông ít Với xu thế mới của xã hội trong việc đào tạo con người, chúng tôi hivọng những khó khăn, tồn tại sẽ dần được khắc phục để giáo dục Việt Namnhanh chóng hòa nhập với giáo dục Thế giới
Trang 35Kết luận chương 1
Thông qua phần giới thuyết về khái niệm chúng ta hiểu rõ hơn về bảnchất, đặc trưng của văn chính luận Đó là văn bản trực tiếp bày tỏ thái độ,quan điểm của người viết về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước.Vănchính luận bàn bạc về những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước nên bao giờ
nó cũng gắn với hoàn cảnh của đất nước, xã hội Những văn bản chính luậnđược viết ra luôn luôn gắn với các mục đích thực tiễn của đất nước, dân tộc.Cũng trong chương này, chúng tôi cũng đã điểm qua một số vấn đề về chươngtrình SGK hiện hành, đặc điểm về số lượng, cấu trúc, nội dung, những khókhăn và thuận lợi đặt ra trong việc dạy và học các văn bản chính luận hiệnnay Từ những kiến thức về văn chính luận, thực trạng dạy học văn nóichung, văn chính luận nói riêng, chúng tôi vận dụng để đi sâu vào những vấn
đề cụ thể trong dạy đọc - hiểu các văn bản chính luận ở chương tiếp theo
Chương 2
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN CHÍNH LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
Trang 362.1 Dạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại và loại hình lịch sử
2.1.1 Những định hướng trong dạy đọc – hiểu văn chính luận trong chương trình Ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại
Để việc đọc – hiểu văn bản đạt hiệu quả như mong muốn, người dạycũng như người học phải nắm vững đặc trưng thể loại của từng văn bản Vớivăn chính luận cũng vậy Sau đây là một số vấn đề mang tính định hướngchung trong dạy đọc – hiểu văn bản chính luận xét từ góc nhìn thể loại
2.1.1.1 Xác định đặc điểm chủ thể phát ngôn và mục đích phát ngôn trong văn bản chính luận
Trong văn chính luận bao giờ người viết cũng bày tỏ thái độ, quanđiểm, lập trường của mình về một vấn đề chính trị xã hội nào đó Chính vìvậy trong quá trình dạy đọc – hiểu một văn bản chính luận, ngoài việc tìmhiểu hoàn cảnh ra đời của văn bản thì người dạy phải giúp học sinh xác địnhđược đặc điểm của chủ thể - tác giả của văn bản Trong các văn bản chínhluận, chủ thể của những văn bản chính luận có thể là người trực tiếp viết văn
bản (Thân Nhân Trung viết Hiền tài là nguyên khí quốc gia, Nguyễn Trường
Tộ viết các bản điều trần ), nhưng cũng có nhiều trường hợp chủ thể khôngphải là người viết mà là người giao nhiệm vụ cho người khác viết (Lê Lợi
giao nhiệm vụ cho Nguyễn Trãi soạn thảo bản Bình Ngô đại cáo, Vua Quang Trung giao nhiệm vụ cho Ngô Thì Nhậm viết bài Chiếu cầu hiền ) Cho dù
là trực tiếp viết hay ủy quyền cho người khác viết thì tất cả các văn bản chínhluận đều thể hiện tư tưởng, quan điểm chính trị, tư cách chính trị chủ thể Chủthể - tác giả của các văn bản chính luận xuất phát từ những vấn đề có ý nghĩa
lớn lao đối với tập thể, cộng đồng, đất nước mà tạo nên Ví dụ trong Bình
Ngô đại cáo, mặc dù chỉ là người được giao nhiệm vụ soạn thảo bài Cáo
Trang 37nhưng Nguyễn Trãi đã thể hiện hết sức xuất sắc tư tưởng, quan điểm của LêLợi Cả ông và Lê Lợi đã có tiếng nói chung, cảm xúc, có chung tư tưởng nênnhiều khi người đọc không phân biệt được đâu là giọng của Nguyễn Trãi, đâu
là giọng của nhà vua Quan điểm, cảm xúc, tư tưởng đó được thể hiện rất rõtrong việc tự hào về đất nước Đại Việt với những giá trị bền vững muôn thuở;việc lên án, tố cáo đanh thép quyết liệt kẻ thù xâm lược đã gây ra bao tội ác
“Trời không dung, đất không tha”; việc ca ngợi ý chí vượt qua hi sinh, giankhổ, tinh thần anh hùng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn nói riêng và dântộc Việt Nam nói chung
Các văn bản văn học được viết ra nhằm các mục đích khác nhau.Riêng văn chính luận, các nhà chính luận phản ánh thực tiễn, phản ánh cácvấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị thuộc thời đại mà họ đang sống nhằmmục đích bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục, làm cho quần chúng cónhận thức đúng từ đó có hành động đúng, cùng tham gia giải quyết những vấn
đề mang tính thời sự của đất nước đang diễn ra trong đời sống xã hội Chính
vì vậy, khi dạy đọc – hiểu- văn bản chính luận, người dạy phải chú ý đến mụcđích thực tiễn của từng văn bản chính luận bởi mỗi thời đại, mỗi thời điểmđất nước, xã hội, cuộc sống con người đều có những sự kiện riêng Mỗi vănbản chính luận đều đề cập đến những vấn đề thiết yếu của dân tộc mà mọingười quan tâm Những vấn đề được bàn đến trong các văn bản chính luậnđều gắn với cuộc sống của người dân, gắn với quyền lợi của một tổ chức, mộtgiai cấp…Ví dụ: Mục đích của Ngô Thì Nhậm thay mặt Quang Trung viết
Chiếu cầu hiền là thông qua việc nêu thực trạng khó khăn ban đầu của triều
đại mới, nêu cách ứng xử, thái độ của các bậc hiền tài Bắc Kỳ khi Tây Sơn rabắc “phò Lê diệt Trịnh”, nêu chủ trương đón nhận người hiền tài của vuaQuang Trung… Tất cả là nhằm mục đích chiêu dụng người tài để xây dựng
Trang 38đất nước khi triều đại mới lên đang gặp khó khăn, để giúp vua nhưng cũng làgiúp nước, giúp dân…
Khi dạy đọc - hiểu văn bản chính luận, chúng ta phải chú ý đến mụcđích của từng văn bản vì khi đề cập đến mỗi vấn đề, sự kiện chính trị, xã hộicủa mỗi thời điểm, thời đại, người viết hướng đến những mục đích khác nhau
Vì vậy người dạy cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố ngoài vănbản, chẳng hạn hoàn cảnh ra đời để xác định mục đích hướng tới của chủ thểphát ngôn Ví dụ: Ở thế kỷ XV, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra tronghàng chục năm trời đã giành thắng lợi hoàn toàn, Lê Lợi giao cho Nguyễn
Trãi viết Bình Ngô đại cáo nhằm mục đích tổng kết cuộc khởi nghĩa chống
quân xâm lược, lên án tội ác của giặc, ca ngợi tinh thần nhân nghĩa, vượt qua
hi sinh gian khổ của nhân dân ta, tuyên bố độc lập cho dân tộc Ở thế kỷ XX,
do kẻ thù ngày càng phức tạp nên khi dành được độc lập, Hồ Chí Minh đại
diện cho nhân dân cả nước viết và đọc bản Tuyên ngôn độc lập Mục đích của
Hồ Chí Minh là không chỉ hướng đến nhân dân trong nước để tuyên bố độclập mà Người còn hướng đến nhân dân trên toàn thế giới, đặc biệt là hướngvào những kẻ đang lăm le quay lại xâm lược Việt Nam Để phục vụ cho mụcđích đó, trong bản tuyên ngôn Người đã vạch trần bản chất tàn ác, nhu nhượccủa kẻ đến xâm lược Việt Nam với danh nghĩa là “bảo hộ”, khẳng định sự đấutranh của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa, khẳng định sự tự do, độc lập củadân tộc Những lời lẽ của người khiến cho tất cả các đối tượng “không ai chốicãi được”
2.1.1.2 Tìm hiểu chủ đề tư tưởng của văn bản chính luận
Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, văn chính luận trực tiếp bànbạc đến các vấn đề chính trị, xã hội Luận đề tư tưởng chính trị - xã hội là chủ
đề, nội dung chính của văn bản chính luận Đó là những vấn đề thuộc các lĩnhvực chính trị, xã hội… mà những vấn đề đó đang là những “vấn đề thời sự
Trang 39nóng hổi” của xã hội đương thời Những “vấn đề thời sự nóng hổi” đó có thể
là việc giữ gìn Tổ quốc, đấu tranh xây dựng cuộc sống, pháp luật, ngoạigiao…Khi bàn về những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội, chủ thể baogiờ cũng bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm, thái độ chính trị, tưtưởng của mình
Vì đây là đặc trưng, đặc thù nhất của văn chính luận nên khi dạy,người dạy phải giúp học sinh tìm hiểu và nắm vững nội dung tư tưởng đặt ratrong tác phẩm Đó là những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội, là nhữngvấn đề được cộng đồng quan tâm đến, là vấn đề bức thiết, quan trọng đối với
một tập thể, một tổ chức, một giai cấp…Ví dụ: Vấn đề đặt ra trong Chiếu
cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là sự cần thiết, cấp thiết có người hiền tài ra phò
giúp đất nước, là chủ truơng cầu hiền, tập hợp trí thức của vua Quang Trung
Trong Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm thay mặt vua Quang Trung thuyết phục
sĩ phu Bắc Hà hiểu được nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều Tây Sơn đang
dự kiến thực hiện để họ ra cộng tác, chung tay, chung sức, chung lòng phục
vụ triều đại mới Tấm lòng khao khát người hiền tài của Vua Quang Trung đãđược Ngô Thì Nhậm thể hiện một cách sắc sảo, chặt chẽ, thuyết phục thôngqua hệ thống luận điểm
Luận đề của văn bản chính luận thường được thể hiện rõ nét qua hệthống luận điểm chặt chẽ, thuyết phục Người dạy cần hướng dẫn học sinhphân tích hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng của văn bản chính luận đểthấy rõ luận đề tư tưởng của văn bản chính luận như thế nào, thái độ quanđiểm chính trị của chính chủ thể ra sao…
Tóm lại, chủ đề tư tưởng là vấn đề cốt lõi của một văn bản chính luận.Chính vì vậy khi tìm hiểu và giảng dạy bất kì một văn bản chính luận nàochúng ta cũng cần phải xác định được nó Trong quá trình dạy đọc – hiểu mộtvăn bản chính luận, người dạy cần cho học sinh đọc kĩ văn bản Việc đọc văn
Trang 40bản không chỉ quan trọng đối với phần văn chính luận mà nó hết sức quantrọng đối với việc học văn nói chung Việc hướng dẫn học sinh đọc văn bảncho đúng giọng điệu, ngữ điệu, diễn cảm là hết sức quan trọng bởi thôngqua việc đọc các em phần nào hiểu được nội dung tư tưởng của văn bản mộtcách trực tiếp, tích cực Tiếp theo khâu đọc văn bản là việc hướng dẫn họcsinh xác định hoàn cảnh lịch sử - xã hội của văn bản Để xác định được hoàncảnh lịch sử - xã hội của văn bản học sinh sẽ phải chú ý đến phần ngoài vănbản, tức là phần tiểu dẫn Phần tiểu dẫn thường cung cấp tri thức về tác giả, vềhoàn cảnh ra đời của văn bản, vị trí của văn bản Việc xác định được hoàncảnh lịch sử - xã hội của văn bản chính luận hết sức quan trọng bởi vì từ đó
mà người viết đã viết về nội dung gì, chọn hình thức viết như thế nào, và mộtđiều qua trọng nữa là văn bản đó gắn với mục đích thực tiễn ra sao? Một vấn
đề hết sức quan trọng trong việc xác định tính luận đề tư tưởng của văn bản làphân tích hệ thống luận điểm chính Người dạy cũng cần giúp học sinh thấy
rõ ngay nhan đề của các văn bản đã thể hiện chủ đề, nội dung của nó là thuộc
lĩnh vực chính trị xã hội Ví dụ như Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên
ngôn độc lập…vừa là các nhan đề của các văn bản nhưng đồng thời cũng là
những chủ đề chính, những nội dung cốt lõi của các văn bản đó Thông quanhan đề, kết hợp với các yếu tố trên, học sinh có thể nắm được nội dung tưtưởng của văn bản bằng hệ thống các luận điểm chính, luận điểm nhỏ, cácluận cứ phân tích hệ thống luận chứng của các văn bản Ví dụ: Dạy học văn
bản Tuyên ngôn độc lập người dạy giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau:
Trước hết là chủ đề của văn bản: Tuyên ngôn độc lập là bản tuyên
ngôn được tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và toàn thể cộng đồng quốc tế
về nền độc lập của nhân dân Việt Nam Để có được nền độc lập ấy nhân dân
ta đã giành được nước Việt Nam từ tay phát xít Nhật để bác bỏ hoàn toàn âmmưu tham vọng của Thực dân Pháp đang lăm le quay lại đô hộ Việt Nam