Thực trạng nhận thức và hoạt động bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh của GVTH các trường ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp .... Nếu luận văn xây dựng được các biện pháp b
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ BÍCH LIỄU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGHỆ AN - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ BÍCH LIỄU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành : GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Mã số : 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Chu Thị Thủy An
NGHỆ AN - 2012
Trang 3
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập nói chung 5
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt 6
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.2.1 Hứng thú và hứng thú học tập 7
1.2.2 Môn Tiếng Việt lớp 5 với việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS 21
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 7 1.3.1 Thực trạng nhận thức và hoạt động bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh của GVTH các trường ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp 2 7 1.3.2 Thực trạng hứng thú trong học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 5 huyện Châu Thành, Đồng Tháp 28
1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 45
2.1 CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 45
2.1.1 Bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học 45
Trang 42.1.2 Đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh 45
2.1.3 Tính đến các đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 47
2.1.4 Đảm bảo tính hấp dẫn 48
2.2 XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS LỚP 5 48
2.2.1.Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt thông qua việc khai thác, phát triển nội dung bài học 48
2.2.2 Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 thông qua các phương pháp dạy học 54
2.2.3 Bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hình thức và kĩ thuật dạy học 62
2.2.4.Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt thông qua các phương tiện, thiết bị dạy học 73
2.2.5 Bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa 76
2.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 8 3 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 85
3.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM 85
3.1.1 Mục đích thử nghiệm 85
3.1.2 Nội dung thử nghiệm 85
3.1.3 Đối tượng thử nghiệm 86
3.1.4 Tiến hành thử nghiệm 86
3.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 90
3.2.1 Về kết quả học tập của học sinh 90
3.2.2 Về mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học 96
3.3 KẾT LUẬN TỪ DẠY HỌC THỬ NGHIỆM 100
3.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10 1
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không cóviệc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từngnói “thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”.Hứng thú biểu hiện trong sựtập trung cao độ của chú ý Nó làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức Vì nó
có quan hệ với chú ý và tình cảm nên khi đã có hứng thú thì thường hướng toàn
bộ quá trình nhận thức vào toàn bộ đối tượng, khiến quá trình đó nhạy bén vàsâu sắc hơn Hứng thú nảy sinh hành động và hành động sáng tạo Hứng thúphát triển sâu sắc tạo ra nhu cầu cao của cá nhân, cá nhân cần phải hành động đểthoả mãn hứng thú đó Những hành động phù hợp với hứng thú như vậy thườngđược tiến hành một cách hết sức tự giác, đầy tính sáng tạo nên bao giờ cũng cókết quả cao Hứng thú làm tăng sức làm việc Hứng thú là một dạng đặc biệt củatình cảm do sự hấp dẫn của đối tượng gây ra Cho nên khi có hứng thú thì cánhân có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc một cách say mê Hứng thú học tập cóvai trò rất lớn trong hoạt động học tập của học sinh, làm tăng hiệu quả của quátrình nhận thức
Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là nhiệm vụ chung đặt
ra cho các nhà giáo dục, các thầy cô giáo ở nước ta cũng như ở mọi quốc giatrên thế giới
Tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng bởiđây là bậc học đầu tiên của cuộc đời học sinh, có vai trò đặt nền tảng cho cácbậc học sau này
Trang 6Thực trạng dạy và học Tiếng Viêt nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng
ở trường tiểu học hiện nay chưa tạo được không khí học tập hào hứng, chưa làmcho việc học tiếng Việt của học sinh trở thành niềm vui và đạt được hiệu quảnhư mong muốn.Trong khi đó, môn học Tiếng Việt là môn học quan trọng ở bậcTiểu học
Lớp 5 là lớp có nội dung chương trình có yêu cầu khá cao, đa phần các
em học sinh trong huyện Châu Thành không thích học môn Tiếng Việt đặc biệt
là các phân môn như Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu Trong các tiếthọc này, các em chưa có sự hứng thú học tập dẫn đến chất lượng môn học chưacao, ngày càng có ít học sinh giỏi tiếng Việt
Mặt khác, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứuchuyên sâu về các biện pháp bồi dưỡng, duy trì hứng thú học tập môn TiếngViệt cho học sinh lớp 5
Vì những lý do trên, tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp bồi
dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 các trường Tiểu học huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp”.
2 Mục đích nghiên cứu
Góp phần bồi dưỡng hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả học tập mônTiếng Việt cho học sinh lớp 5 các trường Tiểu học thuộc địa bàn huyện ChâuThành tỉnh Đồng Tháp
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 5 các trường tiểu học tronghuyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5các trường tiểu học huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
4 Giả thuyết khoa học
Trang 7Nếu luận văn xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tậpphù hợp với chương trình môn Tiếng Việt, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5
và điều kiện dạy học ở các trường tiểu học huyện Châu Thành tỉnh Đồng Thápthì có thể góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng hứng thú học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 5 ởcác trường tiểu học huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
- Xây dựng biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
- Tổ chức thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các nội dung và hìnhthức tổ chức đã đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết : để nghiên cứu lịch sử củavấn đề nghiên cứu hứng thú các môn học nói chung và môn Tiếng Việt ở lớp 5nói riêng, đồng thời nghiên cứu những cơ sở lý luận của đề tài Từ đó nắm vữngmột số vấn đề liên quan đến hứng thú học tập môn Tiếng Việt ở lớp 5
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập: để nghiên cứu cáchiện tượng, và quá trình giáo dục liên quan đến hứng thú học tập
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Phương pháp quan sát: để thu thập những thông tin về thực trạng hứngthú học tập của HS đối với môn TV, những biện pháp bồi dưỡng hứng thú mà
GV đã sử dụng
- Phương pháp điều tra (điều tra bằng phiếu và phỏng vấn) : Là phươngpháp sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập các số liệu từ giáo viên và học sinhlớp năm của huyện Châu Thành để tìm hiểu về vấn đề bồi dưỡng hứng thú củagiáo viên và mức độ hứng thú của học sinh
Trang 8- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục để vận dụng các vấn đề líluận giáo dục liên quan đến hứng thú vào phân tích thực tiễn bỗi dưỡng hứngthú học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: để những người có trình độ cao góp
ý, hướng cách triển khai một đề tài hoặc đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm: để thử nghiệm những biện pháp bồidưỡng hứng thú học tập môn TV cho HS lớp 5 mà đề tài đã đề xuất
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Xây dựng một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn
Tiếng Việt cho HS lớp 5
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm.
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập nói chung
Hứng thú là thuộc tính tâm lý cá nhân, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong hoạt động của con người nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nướctập trung nghiên cứu, đặc biệt là hứng thú nhận thức nói chung và các môn họctrong nhà trường nói riêng
I.F.Kha-la-mốp nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh trong cuốn
“Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào”, tác giả đã bàn nhiều về nhữngđặc điểm, nguyên nhân cũng như biện pháp để hình thành hứng thú học tập chohọc sinh, nêu rõ tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động nhận thức của conngười
Nhà tâm lý học Xô Viết Liu-bli-xcai-a cùng các cộng sự của bà đã đề cậptới những khía cạnh khác nhau của hứng thú nói chung và hứng thú học tập củahọc sinh nói riêng Họ cho rằng hứng thú học tập là một trong những tiền đềquan trọng để đưa đến kết quả học tập cao của học sinh
Ba-phô-vich – một nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng khác, quan niệmrằng, hứng thú học tập với tư cách là một động cơ học tập, nó quyết định trựctiếp đến thành tích học tập tương ứng Hứng thú học tập là cái “tự điều chỉnhtâm lý cao nhất” trong hệ thống các thứ bậc, các động cơ học tập của học sinh
Trang 10Vấn đề hứng thú học tập đối với các môn học ở Việt Nam cũng đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh sinh viên khoaGiáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, nghiên cứu hứng thú họcmôn Toán của học sinh trường Tiểu học Xuân Hoà đã đưa ra một số biện phápphát triển hứng thú học tập môn Toán cho học sinh Ngoài ra, còn một số nhàtâm lý học như: Lê Khanh, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần QuốcThành, Trần Hữu Luyến….[13,21,37] đã nghiên cứu vấn đề hứng thú học tậpcủa học sinh.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt
Đối với môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã có một số tác giả quan tâm nghiêncứu Có nhiều ý kiến cho rằng, học sinh Tiểu học hiện nay ít hứng thú với mônTiếng Việt, tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu cụ thể thực trạng mức độhứng thú của học sinh như thế nào
Tác giả Lê Phương Nga thông qua việc tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểuhọc đã kêu gọi các nhà giáo dục hãy quan tâm hơn nữa đối với việc bồi dưỡnghứng thú học tập cho học sinh trong phân môn Từ ngữ nói riêng và môn TiếngViệt nói chung để làm phong phú vốn từ cho học sinh Tiểu học Tác giả LêPhương Nga cũng đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập của họcsinh qua quyển Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt [22]
Một số tác giả như Phạm Thế Sơn, Phan Thiều, Lê Hữu Tĩnh [30] đãnghiên cứu về thực trạng hứng thú và chất lượng học tập của học sinh đối vớiphân môn Từ ngữ Các tác giả này nhận xét rằng, học sinh Tiểu học hiện naykhông hứng thú học Từ ngữ
Tác giả Thái Thị Hoa cũng nghiên cứu thực trạng hứng thú học mônTiếng Việt của học sinh lớp 2 [15] Trên cơ sở đó, đưa ra một số yếu tố ảnhhưởng đến hứng thú học tập môn học này ở lớp 2
Trang 11Tác giả Phan Thị Hiền đã nghiên cứu mức độ hứng thú học tập hứng thúhọc môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học hiện nay, tìm ra những nguyên nhânlàm cho hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh chưa cao.
Như vậy, nhìn chung, cũng đã có khá nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn
đề hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học Tuy nhiên, các tácgiả này mới chỉ nghiên cứu được thực trạng hứng thú học tập của các phân mônthuộc môn Tiếng Việt, chưa đề cập và phân tích toàn diện về hứng thú học tậpđối với toàn môn học Tiếng Việt Bên cạnh đó, chưa có tác giả nào nghiên cứu
cụ thể về thực trạng và các biện pháp bồi dưỡng, duy trì hứng thú học TiếngViệt cho học sinh lớp 5
là nhu cầu có ý thức Một số ngưới khác lại coi hứng thú là xu hướng, chú ý(B.M.Tep-lôp)
Đến ngày nay, phần nhiều các nhà TLH Xô viết nghiêng về phía cho rằnghứng thú là khuynh hướng riêng biệt có tính chất nhận thức của cá nhân đối vớinhững sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan Hứng thú không phải là mộttính chất bẩm sinh của cá tính mà nó là một phẩm chất phức tạp của cá tính Đó
là sự nhận thức tích cực, tự giác, mang tính xúc cảm của cá nhân đối với thế giớixung quanh Hứng thú có màu sắc khác nhau ở mỗi người do được rèn luyệntrong quá trình vui chơi, học tập, lao động và những hoạt động chung của conngười
V.N.Mia-xi-sôp,V.G.I-van-nôp cho rằng: “Hứng thú là thái độ nhận thứccủa cá nhân đối với hiện thực” [11, 225]
Trang 12X.L.Ru-bin- stein coi “hứng thú là biểu hiện của tính tích cực hoạt động trí
Những định nghĩa trên ít nhiều đã đi sâu vào tìm hiểu bản chất tâm lí củahứng thú, tuy nhiên vẫn mang tính chất phiến diện Xét cho cùng, hứng thúkhông phải là một nhu cầu, cũng không phải là một thái độ nhận thức hoặc xu hướng, chú ý
Hứng thú và nhu cầu là hai thuộc tính khác nhau của xu hướng cá nhân.Hai thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hứng thú nảy sinh trên cơ
sở nhu cầu hay nhu cầu là cơ sở hình thành hứng thú Tuy nhiên, hứng thú vànhu cầu không thể đồng nhất Có khi hứng thú dừng lại ở nhu cầu, có khi có nhucầu nhưng không hứng thú Nhu cầu có thể không có yếu tố hấp dẫn Chẳng hạn
có nhu cầu học ngoại ngữ nhưng môn ngoại ngữ khó cũng không làm cho tahứng thú (vì không có yếu tố khoái cảm)
Hứng thú đi liền với chú ý, nhất là chú ý không chủ định Hứng thú mangmàu sắc cảm xúc Đó là dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú Nhưng khôngphải bất kì thái độ cảm xúc nào cũng gây nên hứng thú mà đó phải là những cảmxúc sâu sắc, tích cực của cá nhân đối với đối tượng
A.G.Cô-va-li-ôp sau khi phê phán những định nghĩa trên đã đưa ra địnhnghĩa: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó do ýnghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” [11,228].Tuy nhiên, định nghĩa này chưa hẳn đã làm rõ tầm quan trọng của đối
tượng đối với cá nhân Do đó, ta có thể rút ra định nghĩa sau: “Hứng thú là thái
độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc
Trang 13sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [37,142].
Qua định nghĩa trên ta thấy, hứng thú có hai đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, cá nhân phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng, hiện tượng
đã gây cho mình hứng thú Cá nhân phải nhận thức được đối tượng đó, hiệntượng đó có liên quan gì đến đời sống của mình? Có nó hoặc không có nó thìmình sẽ ra sao?
Thứ hai, đối tượng đó, hiện tượng đó phải đem lại cho cá nhân một sự
khoái cảm đặc biệt
b Cấu trúc của hứng thú
Cấu trúc của hứng thú bao gồm 3 yếu tố: nhận thức, thái độ và hành vi
Cá nhân hứng thú với một đối tượng nào đó thì các yếu tố trên được biểu hiện rõnhất Thái độ cảm xúc này phản ánh nhận thức của chủ thể về đối tượng, nhậnthức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ Khi cá nhân nhận thứcđược ý nghĩa của đối tượng thì cá nhân đó sẽ thích thú và say mê trong quá trìnhhoạt động Vì vậy, cả hai mặt nhận thức và thái độ được hình thành và phát triểntrong hoạt động của cá nhân với đối tượng
Ba thành tố nhận thức, thái độ, hành vi có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tương tác lẫn nhau trong cấu trúc của hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻkhông có ý nghĩa với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú Có nhữngđối tượng ta biết là rất cần, rất có ý nghĩa nhưng ta không thấy thích, không thấyhứng thú, ngược lại có những đối tượng ta thích nhưng chỉ là thoáng qua không
có nhu cầu đi sâu tìm hiểu hoạt động với đối tượng nghĩa là không có hứng thú.Chỉ những đối tượng nào chủ thể nhận thức được ý nghĩa của nó và ý nghĩa đólại phù hợp với nhu cầu của chính chủ thể mới tạo ra được hứng thú Sự tươngứng giữa đặc điểm của đối tượng với phẩm chất của chủ thể tạo ra hứng thú, haymối quan hệ giữa chủ thể và khách thể có mức độ tương ứng giữa yêu cầu củađối tượng với yêu cầu của chủ thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thànhhứng thú của cá nhân Điều này thể hiện quan điểm quyết định đi đến kết luận
Trang 14khi xem xét hứng thú: cái bên ngoài quyết định cái bên trong, sự tương tác giữacác tác động khách quan và các điều kiện chủ quan của chủ thể tạo ra hứng thú.
Sự tương tác này chỉ diễn ra trong hoạt động của chính chủ thể
c Vai trò của hứng thú trong hoạt động của cá nhân
Hứng thú được coi là thái độ tích cực của cá nhân đối với hiện thực kháchquan Thái độ tích cực đó được biểu hiện ở chỗ nó có vai trò rất lớn đối với hoạt động của con người
Hứng thú tạo cho cá nhân một trạng thái tình cảm dễ chịu Như phần địnhnghĩa đã nói, đối tượng của hứng thú không chỉ có ý nghĩa về mặt đời sống màcòn có khả năng đưa lại cho cá nhân những khoái cảm Do đó, khi có hứng thúđối với lĩnh vực hoạt động nào đó thì cá nhân luôn cảm thấy sung sướng thoảimái trong hoạt động đó
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sángtạo Thái độ sáng tạo đối với lao động là luôn luôn tìm tòi cách hoàn thành hoạtđộng ấy một cách hoàn hảo nhất Những tìm tòi như vậy có thể không đưa đếnkết quả nếu như bản thân phạm vi các hiện tượng mà mình đang tìm tòi bị bóhẹp trong khuôn khổ của những điều kiện hoạt động quen thuộc có sẵn Vai tròcủa hứng thú ở đây cũng là mở rộng khuôn khổ ấy Hứng thú kích thích người tachuẩn bị tích cực về mọi mặt để có thể bắt tay trực tiếp vào hành động sau này.Khi hứng thú phát triển sâu sắc đến mức độ biến thành một nhu cầu gay gắt củamình thì cá nhân thấy cần phải hành động để thỏa mãn hứng thú đó Thườngthường khi hứng thú đã phát triển đến mức độ như vậy thì cá nhân bắt tay vàohành động thật sự, nhằm thỏa mãn hứng thú của mình Những hành động phùhợp với hứng thú như vậy thường được tiến hành một cách tự giác, đầy tínhsáng tạo và mang lại hiệu quả cao
Hứng thú tăng cường sức làm việc Tình cảm dễ chịu do hứng thú đem lại
đã làm cho cá nhân làm việc một cách say sưa, đôi lúc quên cả mệt mỏi Do vậy
cá nhân làm việc với một sức mạnh dẻo dai Làm việc được lâu dài với tinh thầnhăng say tích cực
Trang 15Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức Tình cảm tích cực
do hứng thú gây nên đã có ảnh hưởng rất tốt đến quá trình nhận thức Khi cánhân đã có hứng thú với đối tượng nào đó thì cá nhân hướng toàn bộ quá trìnhnhận thức của mình vào đó Do đó, những kết quả hoạt động đó sẽ mang lại hiệuquả rất cao
Nói tóm lại, hứng thú có vai trò rất quan trọng trong đới sống và tronghoạt động của con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi có những hứngthú Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người trở nêntích cực Công việc nào phù hợp với hứng thú thì được thực hiện một cách dễdàng và có hiệu quả Lúc đó, con người cảm thấy khoái cảm khi lao động vì thấy
và hoạt động của con người
Hứng thú học tập bao gồm hứng thú học tập bộ môn, hứng thú đọc sáchbáo, hứng thú tìm tòi, áp dụng tri thức khoa học… Song hứng thú học tập bộmôn là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định chi phối các biểu hiện của hứngthú khác
Hứng thú học tập có đối tượng hẹp hơn nhiều so với hứng thú nhận thức.Khái niệm học tập hiểu theo nghĩa rộng là việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử, xã hội nói chung Nghĩa là, nó gần với khái niệm nhận thức Nhưng kháiniệm học tập theo đúng nghĩa TLH là: “Hoạt động chỉ nảy sinh, hình thành vàphát triển ở trẻ em từ 6 tuổi khi đi học nhờ phương pháp nhà trường PP nhàtrường bao gồm nội dung dạy học, PP chiếm lĩnh tri thức (cách học) và tổ chứccho HS lĩnh hội tri thức (từ phía nhà trường) một cách chuyên biệt” [21,118]
Trang 16Do vậy, hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhàtrường Nó là thái độ đặc biệt của học sinh với môn học mà HS thấy có ý nghĩa
và có
khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn
Đối tượng của hứng thú học tập là nội dung các môn học và hoạt động học
để lĩnh hội nội dung đó Hứng thú học tập bao gồm: hứng thú lựa chọn của HSđối với các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và hứng thú với các hoạt động học tập để đạttới những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đó trong các môn học
Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức của cá nhân.Nhu cầu là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển hứng thú HS có nhucầu nhận thức cao là tiền đề nảy sinh hứng thú học tập Càng hứng thú học tậpbao nhiêu càng có nhu cầu đi sâu nhận thức đối tượng bấy nhiêu
b Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
“Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do
có ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [11,128]
Ý nghĩa quan trọng của đối tượng hoạt động có thể do nhiều nguyên nhânquy định: Nhu cầu, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực… Hứng thú có thể bắtđầu hình thành kể từ lúc chủ thể nhận thức được nhu cầu, thiên hướng hoặcnghĩa vụ xã hội Hứng thú có thể hình thành một cách tự phát và không có ýthức, do sự hấp dẫn về mặt tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩa cầnthiết của đối tượng đó Quá trình hình thành hứng thú có thể theo hướng ngượclại: từ chỗ ý thức về ý nghĩa của đối tượng đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn Sự hấpdẫn về tình cảm của đối tượng, có thể có căn nguyên sâu xa trong các thuộc tínhcủa đối tượng và chủ thể mà lúc đầu cá nhân không nhận thức được Vì sao đốitượng thu hút sự chú ý, gây nên niềm vui và khoái cảm? Vì những thuộc tínhcủa đối tượng đã ít nhiều đáp ứng tâm trạng hoặc thích hợp với thói quen của cánhân “Mối quan hệ lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể, mức độ tương ứng giữayêu cầu của đối tượng với yêu cầu của chủ thể có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc hình thành hứng thú” [3,129]
Trang 17Do vậy sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của HS phụ thuộc vào:
* Đặc điểm của môn học
Những công trình nghiên cứu của N.Đ.Lê-vi-tôp đã cho thấy, khi xác địnhthái độ của mình đối với môn học, HS thường xuất phát từ những quan điểmsau:
- Ý nghĩa thế giới quan của môn học: Môn học đó đã giúp hiểu quy luậtphát triển của tự nhiên và xã hội, giúp hiểu các hiện tượng xã hội đến mức nào
- Ý nghĩa nhận thức của môn học: Nó mở rộng tầm hiểu biết, cung cấpnhững tri thức cần thiết và thú vị, vạch ra những điều chưa hề biết đến mức nào
- Ý nghĩa xã hội của môn học: Vai trò của nó trong đời sống khoa học, xãhội, văn hoá, kinh tế đất nước
- Ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với một HS: Khả năng nắm được kĩnăng và kĩ xảo có ích
- Mức độ dễ dàng tiếp thu của một môn học mà HS cảm thấy mình có nănglực hơn
- Giảng dạy tốt môn học
Trong tất cả các động cơ trên thì động cơ dễ dàng tiếp thu của môn học mà
HS cảm thấy có năng lực hơn và giảng dạy tốt môn học có ý nghĩa nhất đối vớiHSTH
Vì vậy, đối với các môn học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng GV cần
có các PPDH để HS dễ tiếp thu và yêu thích môn học, để HS có hứng thú họctập ổn định
* Phẩm chất cá nhân
- Trình độ phát triển trí tuệ của cá nhân:
Để HS thấy được ý nghĩa của đối tượng trong đời sống hoặc bị đối tượnghấp dẫn thì HS phải có một trình độ nhất định P.P.Blôn-xki khẳng định: “Mộtcái đầu trống rỗng thì không thể suy luận được; cái đầu đó càng có nhiều kinhnghiệm và tri thức thì càng có khả năng suy luận hơn” [38,105]
Trang 18Tư chất và năng lực có ý nghĩa quan trọng về phương diện lựa chọn đốitượng Thái độ lựa chọn đối tượng và sự rung cảm của cá nhân kèm theo thái độphụ thuộc vào những đặc thù riêng của tư chất và năng lực.
Trí tuệ HS càng phát triển thì khả năng nhận thức và hoạt động nhận thứccủa các em càng tăng thêm và điều đó giải thích sự phát triển, sự khơi sâu vànhững biến đổi về chất trong hứng thú của các em
- Đặc điểm tâm lí cá nhân
- Tổ chức của hệ vận động - cảm giác càng phát triển cũng như cảm xúccủa cá nhân càng phát triển thì khi đối tượng tác động đến chủ thể một cách mới
mẻ, ấn tượng hay sinh động sẽ làm cho chủ thể bị hấp dẫn
* Tập thể HS
Những người trong tập thể đánh giá phẩm chất, ý nghĩa của đối tượng nhưthế nào và thái độ của họ đối với đối tượng ra sao thì điều đó cũng chi phối thái
độ của cá nhân đối với đối tượng
Tập thể là nơi HS có thể hợp tác cùng nhau, cùng nâng cao trí tuệ và cảmxúc về đối tượng
* Giáo viên
Trong DH thì GV là người giữ vai trò chủ đạo, là người định hướng, tổchức, điều khiển quá trình học tập của HS Vì thế, GV có thể tạo nên những điềucần thiết để kích thích hoạt động cho HS Chẳng hạn, GV trình bày tài liệu mộtcách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, sâu sắc thì làm tăng giá trị môn học, tạo sự hấpdẫn đối với HS ; GV cũng có thể làm cho các em ngạc nhiên bằng tính chất bấtngờ của kiến thức mới, bằng hiệu quả của một cảnh tượng, bằng cách buộc phảibộc lộ sức lực của bản thân, bằng cách đạt tới kết quả độc đáo một cách tự lực,bằng ý nghĩa quan trọng của đối tượng nghiên cứu Tất cả các cách đó sẽ tácđộng lên cảm xúc của HS, hình thành thái độ có cảm xúc đối với học tập Nếukhông tính đến nhân tố xúc cảm của HS, ta có thể dạy những kiến thức, kĩ năng nhưng không thể gây ra được ở các em hứng thú, thái độ tích cực thường xuyên
Trang 19GV cũng có thể tổ chức hoạt động sao cho từ bước đầu các em đã thu đượckết quả dù không lớn và có được niềm vui thành công Thực tế cho thấy bộ mặttinh thần đạo đức của GV, chiều rộng và chiều sâu của kiến thức, kĩ năng diễncảm khi trình bày tài liệu, khả năng thu hút HS vào bài học có ảnh hưởng tới sựhình thành và phát triển hứng thú của HS.
c.Vai trò của hứng thú học tập
Hứng thú học tập là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy HS say
mê, tự giác học tập để trở thành con người phát triển toàn diện Trong hoạt độnghọc tập, hứng thú làm cho các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng,
tư duy diễn ra tập trung hơn và đạt hiệu quả cao hơn
Hứng thú làm tăng khả năng tri giác có chủ định, tăng cường tính lựa chọncủa tri giác và đẩy nhanh tốc độ tri giác
Hứng thú tăng cường các quá trình ghi nhớ có ý nghĩa, giúp HS nhớ bài lâuhơn và bền vững hơn Nhiều nhà TLH nổi tiếng như L.X.Vư-gốt-xki, R.E.Lê-vi-
na cho rằng, chính trong quá trình DH tạo nên độ bền và chiều sâu của tri thức.Tri thức lĩnh hội nhờ hứng thú thường nhớ lâu và dễ tái hiện
Hứng thú thúc đẩy sự phát triển của tư duy độc lập, óc phê phán và tăngcường tính sáng tạo, linh hoạt của tư duy
Như vậy, hứng thú tác động đến quá trình nhận thức của HS trong học tập.Hứng thú học tập còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở HS trong quátrình học tập Nó có khả năng làm tăng sức làm việc, làm cho HS học tập say
mê, không mệt mỏi Hứng thú học tập làm nảy sinh tính tích cực hoạt động ở
HS Những HS có hứng thú học tập thực sự thường học tập một cách tích cực,chủ động, sáng tạo hơn Các em không chỉ chú ý nghe giảng trên lớp mà còntiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau như: học bài ở nhà, tìm đọc các tàiliệu tham khảo…
Tóm lại, hứng thú học tập tác động toàn diện đến bản thân người học, đếntiến trình hoạt động và phát triển của quá trình DH, đến hiệu quả của quá trình
Trang 20DH Bởi vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêu quantrọng mà mỗi GV cần hướng tới.
d Biểu hiện của hứng thú học tập
Sự biểu hiện của hứng thú học tập chính là sự cụ thể hoá các giai đoạnphát triển của hứng thú, các dấu hiệu được biểu hiện ở mức độ phát triển caodần của hứng thú tương ứng với mỗi giai đoạn Khi học sinh có hứng thú vớimôn học ta có thể thấy những biểu hiện cụ thể sau:
Tập trung chú ý cao độ và tích cực phát biểu trong giờ học: Chú ý của
học sinh không phải là quá trình nhận thức nhưng nó tham gia vào các quá trìnhnhận thức, là điều kiện đảm bảo cho các quá trình này diễn ra một cách có hiệuquả Khi học sinh hứng thú học tập, trong giờ học, các em thường chăm chúnghe thầy cô giáo giảng, chú ý có chủ định đạt ở mức độ cao Sự chú ý nghegiảng giúp học sinh nắm được nội dung, hiểu được bài càng có nhu cầu hiểu biếtsâu hơn về bài học nên trong giờ học thường tích cực phát biểu ý kiến, xây dựngbài làm cho giờ học trở nên sôi nổi, việc tiếp thu tri thức sẽ trở nên nhẹ nhàng vàthường mang lại hiệu quả cao
Khi có hứng thú, học sinh thường thích làm và làm đầy đủ các bài tập của
môn học: Hứng thú học tập không chỉ dừng lại ở sự chú ý nghe giảng trên lớp
mà các em còn tự giác làm và làm đầy đủ các bài tập Học sinh có khả năng học
và làm bài tốt thì mới chăm chỉ học bài, ngược lại sự thành công khi giải đượccác bài tập đã tạo ra niềm vui trí tuệ, kích thích sự phát triển của hứng thú, họcsinh tin vào khả năng của bản thân, thấy được cái hay cái đẹp của môn học, khi
đó hứng thú với môn học ngày càng được nâng cao
Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận thức đã phát triển cao: Cũng như hứng
thú, hứng thú học tập có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức Học tậpkhông chỉ có ý nghĩa về mặt đời sống mà còn có khả năng mang lại cho học sinhnhững khoái cảm đặc biệt Khi học sinh có hứng thú với môn học các em thường
có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn, luôn cảm thấy cần thiết để thoả mãn nhu cầu đóthì học sinh thấy cần phải hành động học tập, cần phải tích luỹ tri thức và tất cả
Trang 21những gì liên quan tới môn học Các em không thoả mãn với những bài giảng vàsách giáo khoa mà còn thường nêu thắc mắc, câu hỏi khi chưa hiểu bài hay tìmnhững tài liệu có liên quan đến môn học
Hứng thú biểu hiện ở tính tích cực hành động, tích cực suy nghĩ tìm tòi:
Hứng thú học tập không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức hay thái độ, mà tất yếuphải dẫn đến tính tích cực hành động, tích cực suy nghĩ tìm tòi để ứng dụng trithức vào thực tiễn Tính tích cực hành động và suy nghĩ mang tính chủ quan củahọc sinh phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của các em Hành động và suynghĩ tìm tòi trở thành nhu cầu cần thiết, nguyện vọng chính đáng của bản thân,các em tích cực tự giác hoạt động với sức mạnh và sự say mê bên trong màkhông cần đến sự khuyến khích động viên của người khác
Hứng thú học tập biẻu hiện rõ nhất ở kết quả học tập: Kết quả học tập là
sản phẩm của cả một quá trình học tập và rèn luyện Nó vừa phản ánh trình độkiến thức của học sinh vừa đánh giá trình độ và phương pháp giảng dạy của giáoviên, nên nó là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục Một họcsinh chăm chỉ học bài, từ chỗ tập trung chú ý nghe giảng, tích cực phát biểutrong giờ học, đến chỗ làm bài tập đầy đủ, và tích luỹ tri thức thì bao giờ kết quảhọc tập cũng cao hơn
Mỗi dấu hiệu trên đây đều có sự kết hợp giữa ba yếu tố nhận thức, thái
độ, hành vi Điều đó một lần nữa khẳng định thành phần cấu trúc của hứng thú,
hứng thú học tập phải bao gồm 3 mặt là nhận thức, thái độ và hành vi Các mặtnày có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự biểu hiện của các dấu hiệu tương ứngvới các giai đoạn hình thành và phát triển của hứng thú Mức độ chú ý nghegiảng và thích thú với bài học tương ứng với giai đoạn hình thành của hứng thú,mức độ học và làm bài tập đầy đủ tương ứng với giai đoạn hình thành thái độnhận thức Dấu hiệu nêu thắc mắc và tìm câu hỏi có liên quan đến môn học, vậndụng kiến thức môn học vào thực tiễn và luôn đạt kết quả cao chứng tỏ hứng thú
đã bền vững và hướng toàn bộ hoạt động của cá nhân theo hướng tích cực Dấuhiệu này tương ứng với sự hình thành hành vi của hứng thú Như vậy, hứng thú
Trang 22học tập biểu hiện thông qua những yếu tố bên trong và bên ngoài, tạo nên tínhtích cực hoá rộng rãi trong hoạt động trí tuệ, tiếp thu trí tuệ để hình thành kỹnăng, phát triển nhân cách cho học sinh.
Dấu hiệu đặc trưng của hứng thú học tập của sự thích thú với môn học vàtính tích cực trong hoạt động học tập bộ môn Hứng thú học tập bao gồm ba mặtbiểu hiện: nhận thức, thái độ, hành vi đối với môn học
- Nhận thức: Tức là HS phải nhận thức được ý nghĩa của môn học Hiểu
được nội dung môn học, lĩnh hội được những kiến thức của môn học
- Thái độ: bao gồm những xúc cảm tích cực của HS đối với môn học và
hoạt động học bộ môn Cụ thể là:
+ Tâm trạng háo hức chờ đón giờ học
+ Có niềm vui nhận thức cùng sự thích thú khi tiếp nhận bài học
+ Thích thú thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Vui sướng với thành công trong học tập
- Hành vi: Là hình thức biểu hiện ra ngoài của hứng thú học tập Là sự nỗ
lực vượt khó và tính tích cực tiến hành các hoạt động để đạt được kết quả tronghọc tập Cụ thể là :
+ Trong lớp, chú ý nghe giảng
+ Tích cực phát biểu ý kiến
+ Tích cực tham gia thảo luận cùng bạn bè
+ Sưu tầm thêm các thông tin
+ Tìm đọc sách, tài liệu tham khảo
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn…
Chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu trong giờ học là dấu hiệu đầu tiêncủa hứng thú học tập, hoạt động học là hoạt động căng thẳng nên nếu chỉ có ýthức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỉ luật thì không đủ để bắt HS chú ý thườngxuyên, lâu dài Chỉ có hứng thú thì HS mới tập trung, chú ý lâu vào bài học.Khi có hứng thú, HS thường hoàn thành các nhiệm vụ học tập GV giao Cónhu cầu hiểu biết nhiều hơn nên thường tìm tòi sưu tầm đọc thêm các tài liệu
Trang 23Khi đã có hứng thú học tập, không chỉ dừng ở mức độ nhận thức hay cảmxúc mà tất yếu phải tiến tới tích cực hành động Một HS chăm chú nghe giảng,tích cực phát biểu, chăm chỉ học và làm bài, đọc thêm những tài liệu, biết ứngdụng kiến thức đã học vào cuộc sống thì chắc chắn phải đạt kết quả cao tronghọc tập
c Biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần
sử dụng những phương pháp năng động hơn trong dạy học nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh và bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em Mỗi giáo viênphải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những conđường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó Có thể nói, làm thế nào để vừakích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy
là sự trăn trở của tất cả mọi giáo viên
- Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việchọc, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích vàcao nhất là niềm đam mê Ở cấp tiểu học, đa số các em đều chỉ thể hiện ở mứcchú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ýthức được những lợi ích của việc học tập Cho nên, đối với học sinh tiểu học,với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô
sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học
Có thể chỉ với một lời khen: “Hôm nay cô thấy con làm bài tập này rấttốt” hoặc là: “Con đã hiểu được nội dung của bài thơ rồi đấy” Giáo viên đã kíchthích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái
độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhậnthức của học sinh về lợi ích của việc học Do đó, giáo viên tiểu học phải coitrọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầutiên, những bài học đầu tiên Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léotrong nghệ thuật sư phạm
- Tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tậpngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm,
Trang 24thực hành…Ví dụ như thay vì yêu cầu học sinh ngồi trong lớp tưởng tượng và tảlại vườn cây của trường em thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra thăm vườntrường và cho các em được tự do quan sát các loại cây trong vườn, cho các emnhổ cỏ, tưới nước cho cây… điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúcmới mẻ và chắc chắn bài văn của các em sẽ sinh động hơn, giàu ý tứ hơn, đồngthời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống
- Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho các emnhư: Làm cho các em thấy được lợi ích của việc học bằng cách chỉ rõ vai trò củatừng đối tượng các em đang được học, ví dụ như khi học về Tính chất của nước,giáo viên có thể hỏi: “Chúng ta đã biết các tính chất của nước, vậy chúng ta sẽứng dụng các tính chất này để phục vụ như thế nào cho cuộc sống? ”;
Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽđến quá trình học tập của học sinh bởi vì “không thể làm tốt việc nếu mà takhông có hứng thú với việc đó”
1.2.2 Môn Tiếng Việt lớp 5 với việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS
1.2.2.1 Vai trò và mục tiêu Tiếng Việt ở trường tiểu học
a Vai trò của môn Tiếng Việt ở tiểu học
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (LêNin), “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác), ngôn ngữ là phươngtiện biểu hiện của tâm trạng, tình cảm
Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhấtthông qua phương tiện là tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻđược phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này (K.A Usinxki) MônTiếng Việt có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường vàđối với sự phát triển của trẻ em
Với tư cách là một môn học trung tâm ở tiểu học, nó vừa là đối tượngnghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác Kỹ năng nghe,nói, đọc, viết là phương tiện cần thiết để hoạt động lao động học tập của họcsinh Nếu không có môn Tiếng Việt thì trẻ em không thể học được các môn họckhác trong nhà trường Nói cách khác, trẻ em nắm kỹ năng học tập, trước hết
Trang 25cần nghiên cứu Tiếng Việt - chìa khóa nhận thức của học vấn, của sự phát triểntrí tuệ đúng đắn.
Môn Tiếng Việt gúp em có khả năng tư duy và khả năng biểu đạt Không
có một phạm vi hoạt động xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắcTiếng Việt
Môn Tiếng Việt rèn luyện cho các em kĩ năng ngôn ngữ: nghe, đọc, nói,viết nhằm giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong giao tiếp và suynghĩ
Môn Tiếng Việt gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn
từ Tiếng Việt và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh Môn Tiếng Việt bồidưỡng cho các em tình cảm chân thành, lành mạnh như tình cảm gia đình, tìnhthầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước, con người Đồng thời hìnhthành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp Có thể nói, nếu không
có Tiếng Việt sẽ không có bất cứ một hoạt động nào khác trong nhà trường
b Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05-5-2006 của Bộ trưởng Giáodục và Đào tạo), mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là:
“1 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt(nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động củalứa tuổi
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao táccủa tư duy
2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên vàcon người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa.”
1.2.2.2 Đặc điểm của môn Tiếng Việt ở lớp 5
Trang 26a Nội dung tổng thể chương trình Tiếng Việt lớp 5
Ở lớp 5, việc hoàn thành mục tiêu chung của môn Tiếng Việt được cụ thểhóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau:
- Biết cách đặt đầu đề cho văn bản, cách liên kết câu và đoạn văn trongvăn bản; nắm được cách làm bài văn tả người, tả cảnh; bước đầu hiểu thế nào lànhân vật, lời thoại trong kịch
- Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại; nghe hiểu và kể lại đúngnội dung câu chuyện đã học
- Nói đúng và rõ ý kiến khi phát biểu, thảo luận, nói thành đoạn để thôngbáo tin tức, sự việc; nói được thành đoạn khi miêu tả hay kể lại câu chuyện đãđọc, đã nghe, đã chứng kiến
1 Nghe
- Nghe để thuật lại bản tin, văn bản phổ biến Nghe để tham gia ý kiến,nghe để viết chính tả, ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện
2 Nói
Trang 27- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc đã chứng kiến, thamgia.
- Trao đổi, thảo luận, bày tỏ thái độ về đề tài phù hợp với lứa tuổi
- Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu ở địa phương
3 Đọc
- Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:
+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác
+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học.+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4
- Đọc hiểu:
+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài
+ Nhận ra các mối quan hệ giữ các nhân vật, sự kiện trong bài
+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tậpđọc có giá trị văn chương…
4 Viết
- Viết chính tả đoạn, bài Lập dàn ý bài văn miêu tả, viết đoạn văn, bàivăn miêu tả
- Viết biên bản cuộc họp, một vụ việc, viết tóm tắt văn bản,…
5 Kiến thức tiếng Việt và văn học
+ Biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhânhóa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết
- Về ngữ pháp:
Trang 28+ Nắm được đặc điểm và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ.+ Nắm được cấu tạo của câu ghép và biết cách đặt câu ghép.
+ Hệ thống hóa kiến thức về câu và dấu câu đã học
- Về văn bản:
+ Biết cách đặt câu đầu đề cho câu đã học
+ Biết cách liên kết các câu và đoạn văn trong bài văn
- Về văn học
+ Có hiểu biết về cách gieo vần
Làm quen với một số trích đoạn kịch
b Cấu trúc nội dung của Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5
* Các đơn vị học
SGK Tiếng Việt 5 (hai tập) gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một
chủ điểm, học trong 3 tuần (trừ chủ điểm Vì hạnh phúc con người học trong 4
tuần) Giữa và cuối mỗi kì đều có 1 tuần dành cho ôn tập và kiểm tra Các tuầndành để ôn tập và kiểm tra là 10, 18, 28 và 35
Tập 1 gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:
- Tuần 1, 2, 3: Việt Nam – Tổ quốc em
- Tuần 4, 5, 6: Cánh chim hòa bình
- Tuần 7, 8, 9: Con người với thiên nhiên
- Tuần 10: Ôn tập giữa học kì I
- Tuần 11, 12, 13: Giữ lấy màu xanh
- Tuần 14, 15, 16, 17: Vì hạnh phúc con người
- Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
Tập 2 gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần:
- Tuần 19, 20, 21: Người công dân
- Tuần 22, 23, 24: Vì cuộc sống thanh bình
- Tuần 25, 26, 27: Nhớ nguồn
- Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II
- Tuần 29, 30, 31: Nam và nữ
Trang 29- Tuần 32, 33, 34: Những chủ nhân tương lai
- Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
* Các phân môn:
- Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc, nghe và nói Cung cấp
cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ,tăng khả năng diễn đạt, trang bị thêm kiến thức về văn học góp phần rèn luyệnnhân cách cho học sinh
- Phân môn Chính tả rèn cho các em kĩ năng viết, nghe và đọc Làm các
bài tập chính tả đoạn, bài; âm, vần; viết hoa; dấu thanh Ngoài ra còn cung cấpcho HS vốn từ, vốn hiểu biết về đời sống
- Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng
Việt và khả năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho HS Cũng nhưchương trình lớp 4, ở lớp 5 có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thứccho học sinh
- Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nghe, nói và đọc HS kể những câu
chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp hoặc được nghe, được đọc, được chứngkiến, tham gia trong đời sống hằng ngày phù hợp với chủ điểm mà các em đanghọc Phát triển óc quan sát và biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
- Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc Học sinh
lớp 5 được dạy các kĩ năng kể chuyện, miêu tả người, cảnh vật Bên cạnh đó, HScòn được rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê, viết biên bản,lập chương trình hoạt động và nâng cao kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn
Trang 30vả Điều này ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh.TiếtTập đọc là tiết học đầu tiên trong tuần, và nó thường là bài tập đọc có nội dunggắn với chủ điểm Lần lượt các phân môn còn lại cũng liên quan đến chủ điểm
đó nhưng mỗi phân môn có đặc thù riêng Và việc duy trì hứng thú học tập tiếngViệt cho học sinh suốt cả tuần là yêu cầu đặt ra cho giáo viên dạy lớp 5
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát thực trạng hứng thú học tập môn Tiếng Việt 5 và thực trạng sử dụngcác biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt 5 cho HS của GVTHcủa HS một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
1.3.1 Sơ lược về quá trình khảo sát:
Trang 31GV và HS khối 5 ở các trường Tiểu học thuộc địa bàn huyện Châu Thành,tỉnh Đồng Tháp Cụ thể là các trường: Tiểu học Cái Tàu Hạ 1; Tiểu học AnNhơn; Tiểu học An Khánh 1;Tiểu học Nha Mân 1;Tiểu học Nha Mân 2;… 1.3.1.3 Nội dung khảo sát:
- Khảo sát về thực trạng hứng thú học tập của HS lớp 5 đối với môn TiếngViệt
- Khảo sát về nhận thức của GV về vai trò của hứng thú học tập đối vớihiệu quả DH môn Tiếng Việt lớp 5
- Khảo sát về các biện pháp GV đã sử dụng để bồi dưỡng hứng thú học tậpmôn Tiếng Việt cho HS lớp 5
1.3.1.1 Các PP khảo sát:
- PP điều tra: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các nội dung trên ở huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp với tổng số phiếu phát ra cho GV là 80 phiếu vàthu về 80 phiếu Còn đối với HS thì chúng tôi phát ra là 180 phiếu và cũng thu
về 180 phiếu
- PP đàm thoại: Để có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chúng
tôi đã tiến hành trao đổi với GV về những vấn đề có liên quan đến quá trìnhkhảo sát Đồng thời, chúng tôi còn dự giờ một tiết học của môn Tiếng Việt ởmột trường tiểu học của huyện
1.3.2 Kết quả khảo sát:
1.3.2.1 Thực trạng nhận thức và hoạt động bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh của GVTH các trường ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp
a Thực trạng nhận thức về việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh của giáo viên tiểu học các trường ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp
* Nhận thức của GV về vai trò của hứng thú học tập đối với hiệu quả DH môn Tiếng Việt ở lớp 5.
Trang 32Để biết được mức độ nhận thức của GVTH về vai trò của hứng thú học tậpđối với hiệu quả DH môn Tiếng Việt ở lớp 5, chúng tôi đã tiến hành phát phiếuđiều tra cho GVTH của một số trường thuộc huyện Châu Thành, Đồng Tháp.Kết quả thu được chúng tôi đã tổng hợp trong bảng số liệu sau:
Bảng 1 : Kết quả mức độ nhận thức của GVTH về vai trò của hứng thú học
tập đối với hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở lớp 5
phiếu
Tỉ lệ(%)
Theo đánh giá của GV (25%) số ý kiến cho rằng hứng thú học tập là cầnthiết Trong đó, có (20%) số ý kiến cho rằng nó cần thiết vì nó nâng cao hiệu quảbài dạy và (5%) số ý kiến cho rằng hứng thú kích thích hoạt động nhận thức của
HS Không có ý kiến nào cho rằng hứng thú học tập là không cần thiết
* Phương pháp DH GV đã sử dụng trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5
Đối với HSTH muốn HS hứng thú với môn học thì điều quan trọng là GV phải
có những PHDH linh hoạt Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2: PPDH đã được GVTH sử dụng để tạo hứng thú học tập môn Tiếng
Việt cho HSTH lớp 5
Trang 33Tỉ lệ(%)
Thườngxuyên
Thỉnh thoảng
lệ cao trong DH lịch sử như PP thuyết trình (75%), PP vấn đáp (90%)
Qua trao đổi với GV, chúng tôi biết được đại đa số GV dùng PPDH truyềnthống và kinh nghiệm cá nhân của mình để bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS
vì họ cho rằng: “Thực ra môn Tiếng Việt 5 ở tiểu học được coi trọng, nhưng họcòn phải tập trung vào rèn luyện thêm môn Toán và các môn khác cho HS Dovậy, phân môn này họ ít đầu tư để thay đổi PPDH mới” Nhưng hiện nay, ở cấptiểu học việc đổi mới PPDH nói chung, PPDH môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêngđang là vấn đề cấp thiết Để tăng hứng thú học tập cho HS lớp 5, nhất thiết cầnphải phối hợp hài hòa giữa các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại phùhợp với đặc điểm tâm lí của HS lớp 5
* Hình thức DH GV đã sử dụng trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5
Bảng 3: Các hình thức DH GV đã sử dụng để tạo hứng thú học tập Tiếng Việt
cho HS lớp 5.
Số ý kiến Mức độ sử dụngSố
lượng
Tỉ lệ(%)
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Trang 34Từ bảng 6, chúng tôi thấy trong DH môn Tiếng Việt ở lớp 5 đại đa số GVchọn hình thức DH theo lớp (95%) Hình thức DH theo cả lớp là hình thức DHchưa phát huy được tính tích cực hoạt động của đại đa số HS DH theo lớp làhình thức DH mới hướng vào thiểu số HS nhiệt tình, hăng hái học tập Như vậy,với hình thức DH này chỉ bồi dưỡng hứng thú học tập của thiểu số HS Quakhảo sát đã có GV chú ý đến cá nhân HS tổ chức các hình thức DH khác nhaunhư DH theo nhóm, DH cá nhân, hoạt động ngoại khóa… DH theo nhóm (75%)
và số GV sử dụng hình thức DH này ở mức thường xuyên là 34 GV Các hìnhthức tổ chức DH này còn mang tính hình thức chưa thật sự lôi cuốn tất cả HStham gia Các hình thức tổ chức DH tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực,
tự giác học tập của các em như DH ngoài hiện trường, tổ chức các buổi sinhhoạt chuyên đề hay các buổi học ngoại khóa… rất được ít GV sử dụng trong quátrình DH của mình
* Phương tiện DH GV đã sử dụng trong giờ Tiếng Việt lớp 5
Ở tiểu học, phương tiện DH là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp GV có thểtruyền tải tốt nội dung môn học và HS rất thích học các tiết học có sử dụng cácphương tiện DH Khảo sát thực tế các phương tiện DH GV đã sử dụng chúngtôi đã tổng hợp ở bảng dưới đây
Bảng 4: Các phương tiện DH GV đã sử dụng để tạo hứng thú học tập môn
Tiếng Việt cho HS lớp 5
lượng
Tỉ lệ(%)
Trang 35(70%) Nhưng thực tế qua khảo sát, chúng tôi đều được các GV cho biết: Đốivới môn Tiếng Việt lớp 5 với việc GV tự làm đồ dùng DH chủ yếu là phục vụcác tiết dạy thao giảng, tiết dự thi GV giỏi Còn lại phương tiện DH hay được sửdụng trong bài giảng hàng ngày là tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ có sẵn trong SGK.
b Hoạt động bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS của
GV các trường tiểu học ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
Hiện nay, khi nền kinh tế mở cửa, Giáo dục nước nhà đang có những thayđổi phù hợp với xu thế Trong bối cảnh đó, Giáo dục tiểu học với vai trò là bậchọc nền tảng lại có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết Giáo dục tiểu học cần làmcho HS phát triển toàn diện Làm được điều này, ngay trong mỗi môn học, GVcần bồi dưỡng hứng thú học tập đem lại hiệu quả thiết thực cho HS lớp 5
* Mức độ bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt của HS:
Qua điều tra chung về công tác bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt
5, chúng tôi tập hợp bảng số liệu sau:
Bảng 5: Mức độ bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 5
TT Các mức độ bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng
Việt cho HS lớp 5
Sốphiếu
Tỉ lệ(%)
1 Thường xuyên bồi dưỡng được hứng thú học
2 Đôi khi bồi dưỡng được hứng thú học tập Tiếng
* Biện pháp GV đã sử dụng tạo hứng thú học tập TV cho học sinh
Trang 36Bảng 6: Biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ Tiếng Việt
phiếu
Tỉ lệ(%)
2 Giảng bài cặn kẽ, thuyết trình cho học sinh ngồi nghe 54 67,5
c Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhất thứ nhất là do tay nghề của giáo viên
- Đa số giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng chưa dùng kiến thức
đã học vào thực tế giảng dạy một cách có hiệu quả Một số giáo viên chất lượngđào tạo không tương ứng với trình độ đào tạo Một số giáo viên chưa thật sự yêunghề mến trẻ, chưa tận tâm tận lực cho sự nghiệp giáo dục, thiếu tinh thần tráchnhiệm Còn mang nặng bệnh thành tích Phương pháp giảng dạy còn hạn chế,chưa phù hợp với đặc trưng bộ môn, còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm ra nhữnggiải pháp bồi dưỡng học sinh, chưa quan tâm đồng đều đến từng đối tượng họcsinh, chưa phát huy được khả năng sẵn có của các em HS, còn tâm lí mong chờvào các cấp lãnh đạo
- Đổi mới phương pháp dạy học còn mang tính hình thức Chưa sử dụnghết công suất của đồ dùng dạy học Giáo viên chưa quan tâm, thậm chí sử dụngthiết bị dạy học trong các tiết dạy chưa đầy đủ
Trang 37- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thườngxuyên của giáo viên chưa cao.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy khó khăn lớn nhất trong quá trình dạy học việc vậndụng phương pháp, hình thức tổ chừc dạy học, sự phối hợp các phương phápchưa nhuần nhuyễn, chưa phù hợp mục tiêu bài học Nhiều GV chưa hiểu được
ý định của người biên soạn SGK nên cách dạy của một số GV còn đơn điệu, lệthuộc máy móc vào SGK, SGV nên hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốnHS
Một số GV đã biết vận dụng phương pháp dạy học tích cực tổ chức cho
HS hoạt động (giao tiếp, thảo luận, …) nhằm phát huy tính tích cực nhưng phốihợp phương pháp chưa nhuần nhuyễn, HS chưa có thói quen học tập và làm việcđộc lập nên hiệu quả thực sự chưa cao Trong khi đó, một số GV lại chỉ chútrọng cung cấp kiến thức, yêu cầu HS thuộc lòng, không chú trọng hình thànhphương pháp học tập, rèn luyện các kĩ năng Việc hướng dẫn làm bài tập máymóc, chưa mở rộng cho HS nắm sâu kiến thức của bài
GV đều nắm vững mục tiêu dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là
nhằm hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Tuy nhiên, một tỉ lệ không nhỏ GV cho rằng dạy học Tiếng Việt theo quanđiểm giao tiếp chỉ là tích hợp các kiến thức và kĩ năng đời sống vào hoạt độnghọc tập và xem dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là thực hiện tíchcực hoá hoạt động học tập của HS
Kết quả khảo sát cho thấy trong quá trình chuẩn bị bài, một số GV ít đầu
tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương phápphù hợp với HS, còn lệ thuộc vào SGK và SGV Chỉ có số ít GV nghiên cứu cáctài liệu khác SGV khi soạn giáo án và dự kiến trước các tình huống, câu trả lờicủa HS
Cách dạy của một số GV còn đơn điệu, lệ thuộc vào SGK, chưa thu hútlôi cuốn HS
Trang 38Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy, các GV hầu hết chỉ quan tâm đến việcdạy làm sao để truyền đạt hết các kiến thức trong SGK Trong giờ dạy nhìnchung GV còn thuyết trình nhiều Các phương pháp dạy học tích cực như thảoluận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp nêu vấn đề hầu như ít được
sử dụng GV thường sử dụng các phương pháp truyền thống như hỏi đáp, thuyếttrình là chủ yếu, thỉnh thoảng xen vào các trò chơi cuối tiết học Do vậy, HShọc một cách thụ động, tính tích cực của HS chưa được phát huy
Nguyên nhân thứ hai là do môi trường xã hội.
Trước hết ta thấy môi trường sống đã có ảnh hưởng đến hứng thú học Tiếng
Việt của học sinh từ nhận thức, thái độ đến hành vi học tập Thành phố với nhịpsống sôi động, điều kiện kinh tế phát triển, học sinh học tập với điều kiện cơ sởvật chất đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao Trong khi ởnông thôn kinh tế còn chưa phát triển, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cơ sởvật chất còn nghèo nàn, lạc hậu Tính chất này đã tạo nên tính không đồng đềucủa học sinh ở hai môi trường sống khác nhau trong hứng thú học tập
Nguyên nhân thứ ba là do đặc điểm môn học
Trước hết, môn Tiếng Việt ở lớp 5 là môn học có nội dung đa dạng, baogồm 6 phân môn với lượng kiến thức tương đối khó và trừu tượng, thời lượng sovới môn học khác là khá nhiều (8 tiết/tuần) Ngoài ra, nội dung chương trìnhsách giáo khoa Tiếng Việt còn chưa đồng bộ, chưa nhất quán và có tính chất ápđặt chưa phù hợp với từng vùng, miền, từng địa phương Kiến thức môn TiếngViệt chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức và vốn sống của trẻ đã phần nào làmcho các em ít hứng thú với môn học và gây khó khăn trong việc lựa chọnphương pháp dạy học thích hợp của giáo viên
Việc sắp xếp nội dung chương trình vẫn còn một số mặt hạn chế Ví dụ,phân môn Tập đọc do biên soạn theo chủ đề, chủ điểm do vậy còn một số bàichưa hay, sự gò bó một chủ điểm cho tất cả học sinh không phù hợp với vốnsống, vốn kinh nghiệm của các em Phân môn Chính tả việc sử dụng các bài tập
Trang 39chính tả so sánh chung cho tất cả học sinh, như vậy dẫn đến tình trạng cái khôngcần thì dạy, cái cần thì không dạy sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán… Hình thức sách giáo khoa tuy dã có nhiều cải tiến cho phù hợp và hấpdẫn, song tranh ảnh một số bài còn không rõ, màu sắc còn lem luốc, một sốtranh chỉ sử dụng hai màu đen trắng chưa kích thích được hứng thú học tập chohọc sinh nhất là các bài trong phân môn Luyện từ và câu.
1.3.2.2 Thực trạng hứng thú trong học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 5 huyện Châu Thành, Đồng Tháp
a Mức độ hứng thú của học sinh
Để biết được môn Tiếng Việt có mức độ hấp dẫn như thế nào đối với HS
lớp 5 chúng tôi đã tiến hành điều tra trên cả hai đối tương GV và HS Theo nhận
xét của GV thì có đến 75% HSTH thích học môn Tiếng Việt
Bảng 7: Mức độ hứng thú học môn Tiếng Việt của HS lớp 5
Mức độ hứng thú học tập Tiếng Việt của
Theo kết quả điều tra thì trong số 180 em HS được hỏi thì có tới 78% HS
nói rằng thích môn Tiếng Việt , chỉ có 3.5% các em cho là không thích học môn
Tiếng Việt Theo kết quả điều tra, sở dĩ các em không thích học môn này là do
khi học phân môn này các em phải học thuộc lòng, nhiều tranh ảnh không rõ,các bài viết trong SGK chưa hấp dẫn Một số ý kiến của các em nói rằng khôngthích học môn Tiếng Việt vì các tiết học nhàm chán
b Mức độ tự học của học sinh lớp 5
Trang 40Để đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS, chúng tôi còn tiến hành khảosát mức độ tự học môn Tiếng Việt của HS Tôi phát phiếu điều tra về thái độ, tinh thần học , làm bài tập về nhà và tham khảo các tài liệu liên quan đến Tiếng
Việt qua các câ hỏi: “Ở nhà em có thường đọc và tìm hiểu trước nội dung các
phân môn trong SGK Tiếng Việt không? Em có bao giờ tìm đọc các tài liệu khác liên quan đến Tiếng Việt không?”và thu được kết quả như sau:
Bảng 8 : Mức độ tự học của HS lớp 5 ở môn Tiếng Việt
Mức độ tự học của HSTH đối với Tiếng Việt Số
phiếu
Tỉ lệ(%)
Từ bảng trên ta thấy, mức độ thường xuyên tự học của HS chưa cao mớichỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn (25%) mà đại đa số HS thỉnh thoảng mới tự học mônTiếng Việt và chiếm tỉ lệ (65%) Bên cạnh đó còn tồn tại một tỉ lệ đáng kể HSkhông bao giờ tự học môn Tiếng Việt khi không có sự hướng dẫn của GV vàchiếm tỉ lệ (10%)
c Nhận xét của học sinh lớp 5 về môn Tiếng Việt
Để điều tra về nhận xét của học sinh lớp 5 về môn Tiếng Việt và giờ học tiếng Việt ở lớp 5 Tôi đưa ra câu hỏi: “Em thấy môn Tiếng Việt và giờ học tiếng Việt có hấp dẫn không? Kết quả trả lời cụ thể qua kết quả nêu trong bảng dưới đây:
Bảng 9 : Nhận xét của HS lớp 5 về môn Tiếng Việt và giờ học TV:
phiếu
Tỉ lệ(%)