1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh tiểu học

100 430 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 885,5 KB

Nội dung

- Phơng pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng Anket và điềutra bằng trò chuyện trực tiếp với GV và HS ở các trờng tiểu học để nắm đợcthực trạng hứng thú học tập PMLS của HSTH

Trang 1

Lời cảm ơn

Đề tài đợc hoàn thành ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, chúngtôi còn nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè Chúng tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ts Nguyễn Thị Hờng- Ngời trực tiếp hớngdẫn và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu Chúng tôi xingửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học, Khoa Giáo dục Tiểuhọc - Trờng Đại học Vinh và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học

14 - Giáo dục Tiểu học

Xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hậu Lộc, BanGiám hiệu, đội ngũ giáo viên các trờng tiểu học thử nghiệm đã giúp đỡ, hỗ trợchúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu

Mặc dù tác giả đã cố gắng nhng luận văn không tránh khỏi những thiếusót nhất định Tác giả rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của quýthầy cô và bạn đọc

Xin chân thành cảm ơn!

Các từ viết tắt trong luận văn

DH: Dạy học

đhkhxh&nv: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHTDTT 1: Đại học Thể dục Thể thao 1

ĐHSPHN: Đại học S phạm Hà Nội

Trang 2

Bảng 3: Kết quả các mức độ nhận thức của GVTH về vai trò của hứng thú học

tập đối với hiệu quả DH PMLS ở tiểu học

Bảng 4: Mức độ khai thác nội dung để bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho

Trang 3

Bảng 10: Bảng phân phối kết quả kết quả bài thử nghiệm 1

Bảng 11: Bảng tổng hợp kết quả bài thử nghiệm 2

Bảng 12: Bảng phân phối kết quả kết quả bài thử nghiệm 2

Bảng 13: Bảng tổng hợp kết quả bài thử nghiệm 3

Bảng 14: Bảng phân phối kết quả kết quả bài thử nghiệm 3

Bảng 15: Bảng tổng hợp kết quả bài thử nghiệm 4

Bảng 16: Bảng phân phối kết quả kết quả bài thử nghiệm 4

Bảng 17: Hứng thú học tập của HS ở các lớp thử nghiệm và đối chứng trớc và

sau thử nghiệm

Bảng 18: Sự biến đổi trên các mặt nhận thức, thái độ, hành vi trrong hứng thú

của nhóm thử nghiệm

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài thử nghiệm 1

Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài thử nghiệm 2

Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài thử nghiệm 3

Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài thử nghiệm 4

Biểu đồ 5: Mức độ hứng thú học tập PMLS của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng

Trang 5

Mục lục

Trang

Mở đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tợng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phơng pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc của đề tài 4

Chơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 5

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 7

1.2.1 Hứng thú 7

1.2.2 Hứng thú học tập 9

1.2.3 Các yếu tố ảnh hởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú học tập 10

1.2.4 Biểu hiện của hứng thú học tập 13

1.2.5 Vai trò của hứng thú học tập 14

1.3 Khái quát về PMLS ở TH 15

1.3.1 Mục tiêu của PMLS 15

1.3.2 Nội dung, chơng trình PMLS 16

1.4 Một số đặc điểm tâm lí của HSTH ảnh hởng đến hứng thú học tập PMLS 18

1.5 Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH và biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH 20

1.5.1 Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH 20

1.5.2 Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH 21

Tiểu kết chơng 1 23

Chơng 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 24

2.1 Tình hình DH PMLS ở trờng tiểu học 25

2.2 Thực trạng về hứng thú học tập của HSTH đối với PMLS 27

2.3 Nhận thức của GV về vai trò của hứng thú học tập đối với hiệu quả DH PMLS ở tiểu học 28

Trang 6

2.4 Các biện pháp GVTH đã sử dụng để bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho

HSTH 29

2.4.1 Khai thác nội dung DH 29

2.4.2 Phơng pháp DH 30

2.4.3 Hình thức DH 31

2.4.4 Phơng tiện DH 32

2.5 Thực trạng chung về công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS của GVTH 33

Tiểu kết chơng 2 34

Chơng 3: Một số Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HS tiểu học 35

3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 35

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 35

3.1.2 Nguyên tắc hiệu quả 35

3.1 3 Nguyên tắc khả thi 35

3.2 Một số biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH 36

3.2 1 Sử dụng PP kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong DH PMLS ở tiểu học 36

2.2.2 Sử dụng PP trò chơi trong quá trình DH PMLS ở tiểu học 42

3.2.3 Thờng xuyên sử dụng phơng tiện DH trong quá trình DH PMLS ở tiểu học 52

3.2.4 ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình DH PMLS ở tiểu học 56

3.2 5 GV tạo điều kiện cho HS tự tìm kiếm, phát hiện kiến thức lịch sử 57

3.3 Thăm dò tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm s phạm 58

3.3.1 Thăm dò tính khả thi của các biện pháp 58

3.3.2 Thử nghiệm s phạm 60

3.3 Đánh giá kết quả thử nghiệm 82

Tiểu kết chơng 3 83

Kết luận và kiến nghị 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 85

Tài liệu tham khảo 87 Phụ lục

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Trang 7

Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân Bớc vàotrờng tiểu học, HS bớc vào thế giới tri thức phong phú của nhân loại Các em

đợc tiếp thu tri thức theo PP nhà trờng Điều này đã đợc thể hiện rõ trong LuậtGD: “GDTH phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên,xã hội và con ngời; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, viết và tính toán; có thóiquen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âmnhạc, mỹ thuật…” [13,điều 28]” [13,điều 28]

Nh vậy GDTH có vai trò rất lớn trong việc phát triển con ngời Nhng hiệnnay, ngay từ bậc học này đã tồn tại quan điểm môn chính, môn phụ GV cũngchỉ chú ý dạy Toán, Tiếng Việt và coi đây là các môn học chính Do vậy, HScũng chỉ chú ý đến học Toán, Tiếng Việt Mặc dù trong sự phát triển tâm lícủa các em hứng thú đối với mỗi môn học là khác nhau Nhng vì áp lực từphía thầy cô, gia đình nên dờng nh hứng thú đối với các môn học của HS đềugiảm xuống Trong xu thế hiện nay hội nhập kinh tế thì HS cần phải phát triểntoàn diện Chính vì vậy ngay từ tiểu học cả GV, HS cần coi trọng tất cả cácmôn học để làm sao mỗi HS đều phát triển toàn diện

Hứng thú có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và hoạt động củacon ngời Đó là động lực mạnh mẽ làm cho con ngời ham thích, say mê đốivới hoạt động nào đó, là kích thích lớn lao giúp con ngời tiếp thu tri thức sâusắc, vững chắc, hăng hái hoạt động để mở rộng tầm hiểu biết trong việc nhậnthức các quy luật tự nhiên, xã hội

Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học và thực tiễn hoạt động của

GV đã chỉ ra rằng hứng thú có vai trò to lớn trong việc học tập Chính trongquá trình DH hứng thú tạo nên độ bền và chiều sâu của tri thức Hứng thú làmgiảm mệt mỏi tăng chú ý, nâng cao tính tích cực của hành vi và sự tìm tòi sángtạo của HS trong quá trình học tập

Hứng thú học tập là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy HS say

mê, tự giác học tập để trở thành con ngời phát triển toàn diện HS có hứng thúhọc tập thờng nâng cao thành tích một cách dễ dàng Kết quả học tập tốt nhấtthiết phải bao hàm trong nó hứng thú của ngời học

Ngày nay, xã hội đang tiến dần vào kỉ nguyên mới các vấn đề nh hộinhập quốc tế, mở rộng quan hệ, giao lu hợp tác,…” [13,điều 28] ngày càng đợc chú trọng.Nhng đi kèm với nó là một vấn đề vô cùng cấp thiết đó là giữ gìn bản sắc văn

Trang 8

hoá dân tộc Khẳng định về vai trò của lịch sử đối với mỗi con ngời Việt Nam,

mở đầu quyển “Lịch sử nớc ta” Hồ Chủ Tịch đã viết:

“Dân ta phải biết sử taCho tờng gốc tích nớc nhà Việt Nam”

Cũng chính vì lịch sử có vai trò quan trọng đối với mỗi con ngời Do vậy,trong các môn học ở trờng tiểu học PMLS có một vị trí quan trọng Nhng thựctiễn giảng dạy PMLS ở tiểu học đã cho thấy nhiều HS cha nhận thức đợc vaitrò, ý nghĩa của phân môn nên nhiều em cha có thái độ đúng đắn khi học Bàidạy của GV nhiều khi cũng chỉ truyền tải nội dung trong SGK, không liên hệ

đợc với trớc và sau sự kiện, hiện tợng xảy ra Do vậy tiết dạy cũng cha hấp dẫn

đợc HS Với tính đặc thù của PMLS là tính thời sự không cao (đa phần các sựkiện, trận đánh…” [13,điều 28]) nó diễn ra từ lâu trong quá khứ nên HS không thể quan sát

đợc Vì thế việc nhận thức của HS chỉ thiên về trực quan hình tợng, qua nhữnglời diễn giải tái hiện các sự kiện lịch sử của thầy cô, điều đó cũng khiến choviệc dạy và học PMLS gặp không ít khó khăn

Từ thực tế đó đòi hỏi GV trong quá trình giảng dạy cần làm cho HS nh

“sống lại” hay “thấy đợc” các sự kiện, trận đánh nh nó đã từng xảy ra trongquá khứ…” [13,điều 28] quả là không đơn giản chút nào Song nếu nh các nhà s phạm nhiệthuyết với nghề thì sẽ tìm ra đợc con đờng giúp HS ham thích học lịch sử, nắmvững kiến thức lịch sử Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS là con đờng sẽ manglại hiệu quả cao Vì khi các em đã có ham thích, hứng thú cao với PMLS chắcchắn các em sẽ nắm kiến thức lịch sử một cách vững vàng

Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Một số

biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH” Nhằm góp phần

nhỏ vào việc nâng cao hứng thú học tập PMLS cho HSTH

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp góp phần bồi dỡng hứng thú học tập PMLS choHSTH

3 Khách thể và đối tợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học PMLS ở tiểu học

3.2 Đối tợng nghiên cứu

Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

4 Giả thuyết khoa học

Trang 9

Hứng thú học tập PMLS của HSTH còn cha cao Nếu đa ra đợc một sốbiện pháp tác động phù hợp thì sẽ bồi dỡng tốt hứng thú học tập PMLS củaHSTH.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu

- Đề xuất và kiểm chứng thực tiễn một số biện pháp bồi dỡng hứng thúhọc tập PMLS cho HSTH

6 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trên địa bàn huyện HậuLộc - Thanh Hoá

7 Phơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phơng pháp nghiên cứu lí thuyết

Tìm đọc các tài liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề lí luận về hứng thú,hứng thú học tập…” [13,điều 28] nghiên cứu chơng trình và SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 vàlớp 5

7.2 Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm có

- Phơng pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động họccủa HS để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu

đề tài

- Phơng pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng Anket và điềutra bằng trò chuyện trực tiếp với GV và HS ở các trờng tiểu học để nắm đợcthực trạng hứng thú học tập PMLS của HSTH và công tác bồi dỡng hứng thúhọc tập PMLS cho HSTH

- Phơng pháp thử nghiệm s phạm: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm cácbiện pháp đã đề xuất để bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

7.3 Phơng pháp toán học: Nhằm để trình bày kết quả thử nghiệm s phạm

Trang 10

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn gồm 3 chơng :

Chơng 1 : Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Chơng 2 : Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chơng 3 : Đề xuất một số biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS

cho HSTH

Chơng 1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

* Trên Thế giới

Hứng thú là một trong những vấn đề đợc nhiều ngời chú ý và để tâmnghiên cứu Trên thế giới có nhiều công trình có giá trị về hứng thú góp phầnkhông nhỏ vào TLH nhân cách Nghiên cứu hứng thú đợc chia làm ba xu hớngchính:

- Xu hớng thứ nhất: Giải thích bản chất tâm lí của hứng thú Đại diện của

xu hớng này là A.F.Bêliep, năm 1944 tác giả tiến hành thành công luận án tiến

sĩ “TLH hứng thú” Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lí luận tổngquát về hứng thú trong TLH

- Xu hớng thứ hai: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triểnnhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng Đại diện cho xu h-ớng này là L.L.Bôgiôvích: “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”.Lukin và Lêvitốp nghiên cứu: “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”.L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét: “Hứng thú trongquan hệ với hoạt động” Các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩacủa hoạt động Trong xu hớng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác nh:L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđơn…” [13,điều 28]

- Xu hớng thứ ba: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theocác giai đoạn phát triển lứa tuổi Đại diện là G.I.Sukina: “Nghiên cứu hứng thútrẻ em ở các lứa tuổi” D.P.Xalônhis nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhậnthức của trẻ mẫu giáo G.V.Ivannôp đã nghiên cứu sự phát triển và giáo dục

Trang 11

hứng thú của học sinh lớn trong trờng trung học V.N.Marôgôva nghiên cứu:

“Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thờng và trong điều kiệnkhông bình thờng” Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểmhứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thútrong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ

- Năm 1988 Vũ Thị Nho với đề tài tìm hiểu hứng thú với năng lực họcvăn của học sinh lớp 6

- Năm 1994 Hoàng Hồng Liên có đề tài bớc đầu nghiên cứu những con

đờng nâng cao hứng thú cho HS phổ thông

- Năm 1999 Lê Thị Thu Hằng với đề tài thực trạng học tập các môn líluận của SV Trờng ĐHTDTT 1

- Năm 2003 Nguyễn Hải Yến - Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu một sốyếu tố ảnh hởng hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên Trờng

Trang 12

biện pháp tác động bồi dỡng và phát triển hứng thú cho HS ở bậc tiểu họcvấn đề về hứng thú còn ít đợc nghiên cứu Đặc biệt cha có công trình nghiêncứu nào về bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH Chính vì vậy đề tàinghiên cứu của chúng tôi mong muốn đợc đóng góp để làm phong phú thêmlĩnh vực này.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Hứng thú

Trong TLH đã có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về hứng thú.Trong TLH Xô Viết đã có định nghĩa cho rằng: “ Hứng thú là nhu cầu đã đợcnhận thức” [1, 225] Định nghĩa này đã quy hứng thú vào nhu cầu, coi hứngthú là nhu cầu có ý thức Một số ngới khác lại coi hứng thú là xu hớng, chú ý(B.M.Teplôp)

Đến ngày nay, phần nhiều các nhà TLH Xô Viết nghiêng về phía chorằng hứng thú là khuynh hớng riêng biệt có tính chất nhận thức của cá nhân

đối với những sự vật, hiện tợng của hiện thực khách quan Hứng thú khôngphải là một tính chất bẩm sinh của cá tính mà nó là một phẩm chất phức tạpcủa cá tính Đó là sự nhận thức tích cực, tự giác, mang tính xúc cảm của cánhân đối với thế giới xung quanh Hứng thú có màu sắc khác nhau ở mỗi ngời

do đợc rèn luyện trong quá trình vui chơi, học tập, lao động và những hoạt

động chung của con ngời

V.N.Miaxisôp,V.G.Ivannôp cho rằng: “ Hứng thú là thái độ nhận thứccủa cá nhân đối với hiện thực” [1, 225]

X.L.RubinStein coi: “Hứng thú là biểu hiện của tính tích cực hoạt độngtrí óc và tình cảm”

N.P.Đôbrnhin, T.Ribô coi: “ Hứng thú là khuynh hớng lựa chọn của conngời, của t tởng, ý định của con ngời” [1,225]

Theo định nghĩa của Từ điển tâm lí: “Hứng thú là sự biến đổi có tính giả

định của trạng thái tinh thần tích cực hoặc yếu, hoặc mạnh mẽ của các cá nhân

đối với đối tợng khác nhau hoặc môi trờng cũng nh đối với các hiện tợng, cácngành nghề và các lĩnh vực kiến thức khác nhau” [33,24]

Những định nghĩa trên ít nhiều đã đi sâu vào tìm hiểu bản chất tâm lí củahứng thú, tuy nhiên vẫn mang tính chất phiến diện Xét cho cùng, hứng thúkhông phải là một nhu cầu, cũng không phải là một thái độ nhận thức hoặc xuhớng, chú ý

Trang 13

Hứng thú và nhu cầu là hai thuộc tính khác nhau của xu hớng cá nhân.Hai thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Hứng thú nảy sinh trêncơ sở nhu cầu hay nhu cầu là cơ sở hình thành hứng thú Tuy nhiên, hứng thú

và nhu cầu không thể đồng nhất Có khi hứng thú dừng lại ở nhu cầu, có khi

có nhu cầu nhng không hứng thú Nhu cầu có thể không có yếu tố hấp dẫn.Chẳng hạn có nhu cầu học Ngoại ngữ nhng môn Ngoại ngữ khó cũng khônglàm cho ta hứng thú (vì không có yếu tố khoái cảm)

Hứng thú đi liền với chú ý, nhất là chú ý không chủ định Hứng thú mangmàu sắc cảm xúc Đó là dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú Nhng khôngphải bất kì thái độ cảm xúc nào cũng gây nên hứng thú mà đó phải là nhữngcảm xúc sâu sắc, tích cực của cá nhân đối với đối tợng

Nhà TLH A.G.Côvaliôp sau khi phê phán những định nghĩa trên đã đa ra

định nghĩa: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tợng nào đó

do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”[1,228]

Tuy nhiên, định nghĩa này cha hẳn đã làm rõ tầm quan trọng của đối tợng

đối với cá nhân Do đó ta có thể rút ra định nghĩa sau: “Hứng thú là thái độ

đặc biệt của cá nhân đối với đối tợng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sốngvừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”[14,142]

Qua định nghĩa trên ta thấy, hứng thú có hai đặc điểm nổi bật:

Thứ nhất, cá nhân phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tợng, hiện tợng đãgây cho mình hứng thú Cá nhân phải nhận thức đợc đối tợng đó, hiện tợng đó

có liên quan gì đến đời sống của mình? Có nó hoặc không có nó thì mình sẽ

Trang 14

Hứng thú học tập bao gồm hứng thú học tập bộ môn, hứng thú đọc sáchbáo, hứng thú tìm tòi, áp dụng tri thức khoa học…” [13,điều 28] xong hứng thú học tập bộmôn là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định chi phối các biểu hiện củahứng thú khác.

Hứng thú học tập có đối tợng hẹp hơn nhiều so với hứng thú nhận thức.Khái niệm học tập hiểu theo nghĩa rộng là việc lĩnh hội những kinh nghiệmlịch sử, xã hội nói chung Nghĩa là, nó gần với khái niệm nhận thức Nhngkhái niệm học tập theo đúng nghĩa TLH là: “Hoạt động chỉ nảy sinh, hìnhthành và phát triển ở trẻ em từ 6 tuổi khi đi học nhờ PP nhà trờng PP nhà tr-ờng bao gồm nội dung dạy học, PP chiếm lĩnh tri thức (cách học) và tổ chứccho HS lĩnh hội tri thức (từ phía nhà trờng) một cách chuyên biệt” [4,118] Dovậy, hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trờng

Nó là thái độ đặc biệt của HS với môn học mà HS thấy có ý nghĩa và có khảnăng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn

Đối tợng của hứng thú học tập là nội dung các môn học và hoạt động học

để lĩnh hội nội dung đó Hứng thú học tập bao gồm: Hứng thú lựa chọn của

HS đối với các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và hứng thú với các hoạt động học tập

để đạt tới những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đó trong các môn học

Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với nhu cầu nhận thức của cá nhân.Nhu cầu là tiền đề, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển hứng thú HS cónhu cầu nhận thức cao là tiền đề nảy sinh hứng thú học tập Càng hứng thúhọc tập bao nhiêu càng có nhu cầu đi sâu nhận thức đối tợng bấy nhiêu

1.2.3 Các yếu tố ảnh hởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú học tập

“Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tợng nào đó, do

có ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó”[1,128]

ý nghĩa quan trọng của đối tợng hoạt động có thể do nhiều nguyên nhânquy định: Nhu cầu, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực…” [13,điều 28] Hứng thú có thể bắt

đầu hình thành kể từ lúc chủ thể nhận thức đợc nhu cầu, thiên hớng hoặcnghĩa vụ xã hội Hứng thú có thể hình thành một cách tự phát và không có ýthức, do sự hấp dẫn về mặt tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩacần thiết của đối tợng đó Quá trình hình thành hứng thú có thể theo hớng ng-

ợc lại: Từ chỗ ý thức về ý nghĩa của đối tợng đến chỗ bị đối tợng hấp dẫn Sự

Trang 15

hấp dẫn về tình cảm của đối tợng, có thể có căn nguyên sâu xa trong các thuộctính của đối tợng và chủ thể mà lúc đầu cá nhân không nhận thức đợc Vì sao

đối tợng thu hút sự chú ý, gây nên niềm vui và khoái cảm? Vì những thuộctính của đối tợng đã ít nhiều đáp ứng tâm trạng hoặc thích hợp với thói quencủa cá nhân “Mối quan hệ lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể, mức độ tơngứng giữa yêu cầu của đối tợng với yêu cầu của chủ thể có ý nghĩa quan trọng

đối với việc hình thành hứng thú” [1,129]

Do vậy sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của học sinh phụthuộc vào:

Trong tất cả các động cơ trên thì động cơ dễ dàng tiếp thu của môn học

mà HS cảm thấy có năng lực hơn và giảng dạy tốt môn học có ý nghĩa nhất

- Trình độ phát triển trí tuệ của cá nhân

Để HS thấy đợc ý nghĩa của đối tợng trong đời sống hoặc bị đối tợng hấpdẫn thì HS phải có một trình độ nhất định P.P.Blônxki khẳng định : “Một cái

Trang 16

đầu trống rỗng thì không thể suy luận đợc; cái đầu đó càng có nhiều kinhnghiệm và tri thức thì càng có khả năng suy luận hơn” [32,105].

T chất và năng lực có ý nghĩa quan trọng về phơng diện lựa chọn đối ợng Thái độ lựa chọn đối tợng và sự rung cảm của cá nhân kèm theo thái độphụ thuộc vào những đặc thù riêng của t chất và năng lực

t-Trí tuệ HS càng phát triển thì khả năng nhận thức và hoạt động nhận thứccủa các em càng tăng thêm và điều đó giải thích sự phát triển, sự khơi sâu vànhững biến đổi về chất trong hứng thú của các em

- Đặc điểm tâm lí cá nhân

- Tổ chức của hệ vận động- cảm giác càng phát triển cũng nh cảm xúccủa cá nhân càng phát triển thì khi đối tợng tác động đến chủ thể một cáchmới mẻ, ấn tợng hay sinh động sẽ làm cho chủ thể bị hấp dẫn

* Tập thể HS

Những ngời trong tập thể đánh giá phẩm chất, ý nghĩa của đối tợng nhthế nào và thái độ của họ đối với đối tợng ra sao thì điều đó cũng chi phối thái

độ của cá nhân đối với đối tợng

Tập thể là nơi HS có thể hợp tác cùng nhau, cùng nâng cao trí tuệ và cảmxúc về đối tợng

* Giáo viên

Trong DH thì GV là ngời giữ vai trò chủ đạo, là ngời định hớng, tổ chức,

điều khiển quá trình học tập của HS Vì thế, GV có thể tạo nên những điều cầnthiết để kích thích hoạt động cho HS Chẳng hạn, GV trình bày tài liệu mộtcách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, sâu sắc thì làm tăng giá trị môn học, tạo sựhấp dẫn đối với HS ; GV cũng có thể làm cho các em ngạc nhiên bằng tínhchất bất ngờ của kiến thức mới, bằng hiệu quả của một cảnh tợng, bằng cáchbuộc phải bộc lộ sức lực của bản thân, bằng cách đạt tới kết quả độc đáo mộtcách tự lực, bằng ý nghĩa quan trọng của đối tợng nghiên cứu Tất cả các cách

đó sẽ tác động lên cảm xúc của HS, hình thành thái độ có cảm xúc đối với họctập Nếu không tính đến nhân tố xúc cảm của HS, ta có thể dạy những kiếnthức, kĩ năng nhng không thể gây ra đợc ở các em hứng thú, thái độ tích cựcthờng xuyên

GV cũng có thể tổ chức hoạt động sao cho từ bớc đầu các em đã thu đợckết quả dù không lớn và có đợc niềm vui thành công Thực tế cho thấy bộ mặttinh thần đạo đức của GV, chiều rộng và chiều sâu của kiến thức, kĩ năng diễn

Trang 17

cảm khi trình bày tài liệu, khả năng thu hút HS vào bài học có ảnh hởng tới sựhình thành và phát triển hứng thú của HS.

1.2.4 Biểu hiện của hứng thú học tập

Dấu hiệu đặc trng của hứng thú học tập của sự thích thú với môn học vàtính tích cực trong hoạt động học tập bộ môn Hứng thú học tập bao gồm bamặt biểu hiện : Nhận thức, thái độ, hành vi đối với môn học

- Nhận thức : Tức là HS phải nhận thức đợc ý nghĩa của môn học

Hiểu đợc nội dung môn học, lĩnh hội đợc những kiến thức của môn học

- Thái độ bao gồm những xúc cảm tích cực của HS đối với môn học vàhoạt động học bộ môn Cụ thể là :

+ Tâm trạng háo hức chờ đón giờ học

+ Có niềm vui nhận thức cùng sự thích thú khi tiếp nhận bài học

+ Thích thú thực hiện các nhiệm vụ học tập

+ Vui sớng với thành công trong học tập

- Hành vi : Là hình thức biểu hiện ra ngoài của hứng thú học tập Là sự

nỗ lực vợt khó và tính tích cực tiến hành các hoạt động để đạt đợc kết quảtrong học tập Cụ thể là :

+ Trong lớp chú ý nghe giảng

+ Tích cực phát biểu ý kiến

+ Tích cực tham gia thảo luận cùng bạn bè

+ Su tầm thêm các thông tin

+ Tìm đọc sách, tài liệu tham khảo

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn…” [13,điều 28]

Chú ý nghe giảng và tích cực phát biểu trong giờ học là dấu hiệu đầu tiêncủa hứng thú học tập, hoạt động học là hoạt động căng thẳng nên nếu chỉ có ýthức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỉ luật thì không đủ để bắt HS chú ý thờngxuyên, lâu dài Chỉ có hứng thú thì HS mới tập trung, chú ý lâu vào bài học.Khi có hứng thú thì HS thờng hoàn thành các nhiệm vụ học tập GV giao

Có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn nên thờng tìm tòi su tầm đọc thêm các tài liệu.Khi đã có hứng thú học tập thì không chỉ dừng ở mức độ nhận thức haycảm xúc mà tất yếu phải tiến tới tích cực hành động Một HS chăm chú nghegiảng, tích cực phát biểu, chăm chỉ học và làm bài, đọc thêm những tài liệu,

Trang 18

biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thì chắc chắn phải đạt kết quảcao trong học tập.

1.2.5 Vai trò của hứng thú học tập

Hứng thú học tập là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy HS say

mê, tự giác học tập để trở thành con ngời phát triển toàn diện Trong hoạt

động học tập, hứng thú làm cho các quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tởngtợng, t duy diễn ra tập trung hơn và đạt hiệu quả cao hơn

Hứng thú làm tăng khả năng tri giác có chủ định, tăng cờng tính lựa chọncủa tri giác và đẩy nhanh tốc độ tri giác

Hứng thú tăng cờng các quá trình ghi nhớ có ý nghĩa, giúp HS nhớ bàilâu hơn và lâu bền hơn Nhiều nhà TLH nổi tiếng nh L.X.Vgốtxki, R.E.Lêvinacho rằng: Chính trong quá trình DH tạo nên độ bền và chiều sâu của tri thức.Tri thức lĩnh hội nhờ hứng thú thờng nhớ lâu và dễ tái hiện

Hứng thú thúc đẩy sự phát triển của t duy độc lập, óc phê phán và tăng ờng tính sáng tạo, linh hoạt của t duy

c-Nh vậy, hứng thú tác động đến quá trình nhận thức của HS trong học tập.Hứng thú học tập còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở HS trong quátrình học tập Nó có khả năng làm tăng sức làm việc, làm cho HS học tập say

mê, không mệt mỏi Hứng thú học tập làm nảy sinh tính tích cực hoạt động ở

HS Những HS có hứng thú học tập thực sự thờng học tập một cách tích cực,chủ động, sáng tạo hơn Các em không chỉ chú ý nghe giảng trên lớp mà còntiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau nh: Học bài ở nhà, tìm đọc cáctài liệu tham khảo…” [13,điều 28]

Tóm lại, hứng thú học tập tác động toàn diện đến bản thân ngời học, đếntiến trình hoạt động và phát triển của quá trình DH, đến hiệu quả của quá trình

DH Bởi vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS là mục tiêuquan trọng mà mỗi GV cần hớng tới

1.3 Khái quát về PMLS ở TH

Trong chơng trình tiểu học cũ, lịch sử là một phân môn của môn Tựnhiên và Xã hội Trong chơng trình mới, môn Tự nhiên và Xã hội đợc chialàm hai môn: Khoa học, Lịch sử và Địa lí Môn Lịch sử và Địa lí đợc xâydựng trên cơ sở liên môn giữa phần lịch sử và phần địa lí Lịch sử là phân môncủa môn Lịch sử và Địa lí Hiện nay lịch sử đợc dạy ở lớp 4, lớp 5 của tất cảcác trờng tiểu học trên cả nớc

Trang 19

1.3.1 Mục tiêu của PMLS

PMLS ở nhà trờng tiểu học có một vị trí quan trọng trong việc giáo dụcthế hệ trẻ Việc DH PMLS nhằm đạt đợc các mục tiêu sau:

* HS có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:

Các sự kiện, hiện tợng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những dấu ấn

về sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệpdựng nớc (kinh tế, chính trị, văn học…” [13,điều 28]) và giữ nớc (chống ngoại xâm) của dântộc ta từ buổi đầu dựng nớc và giữ nớc cho tới nay tơng đối có hệ thống theothời gian

- Nhận biết đúng các sự vật, hiện tợng, sự kiện lịch sử

- Trình bày những kết quả học tập bằng lời, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…” [13,điều 28]

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống

* Góp phần bồi dỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen:

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết lịch sử về quê hơng, đất nớc

- Yêu thiên nhiên, con ngời, quê hơng, đất nớc

- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá của dân tộc

1.3.2 Nội dung, chơng trình PMLS

Nội dung, chơng trình PMLS của từng lớp đợc cấu trúc nh sau:

* Đối với lớp 4: PMLS đợc dạy 1 tiết/ tuần, với nội dung:

- Buổi đầu dựng nớc và giữ nớc (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ 179 TCN đến năm 938)

- Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)

- Nớc Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)

- Nớc Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)

- Nớc Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

- Nớc Đại Việt thế kỉ XV- XVIII

- Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)

* Đối với lớp 5: PMLS cũng đợc dạy 1 tiết/ tuần, với nội dung sau:

- Hơn tám mơi năm chống thực dân Pháp xâm lợc đô hộ (1858- 1945)

Trang 20

- Bảo vệ chính quyền non trẻ, trờng kì kháng chiến chống thực dân Pháp(1945- 1954).

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nớc(1954- 1975)

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nớc (từ 1975 đến nay)

Qua tìm hiểu nội dung, chơng trình PMLS, chúng tôi thấy nội dung lịch

sử đợc dạy ở tiểu học là phần lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nớc cho tớinay Mỗi bài học là một đơn vị kiến thức cụ thể đựơc trình bày trong SGKLịch sử và Địa lí Tuy nhiên vì thời gian lịch sử thì quá dài, các sự kiện, nhânvật lịch sử thì rất nhiều, chúng ta không thể đa hết các sự kiện, nhân vật vàonội dung chơng trình để dạy cho HS đợc Chính vì vậy mà SGK chỉ lựa chọnnhững sự kiện, nhân vật tiêu biểu mang tính chất đại diện cho mỗi giai đoạnlịch sử nhất định Sau khi nghiên cứu hệ thống các bài học trong chơng trìnhlịch sử lớp 4 và lớp 5, chúng tôi thấy kiến thức lịch sử cung cấp cho HSTHgồm 4 loại sau:

- Kiến thức về các sự kiện lịch sử tiêu biểu

- Loại kiến thức về nhân vật lịch sử tiêu biểu

- Loại kiến thức cơ bản về thành tựu mọi mặt trong đời sống lịch sử củadân tộc

- Loại kiến thức cơ bản về giai đoạn, thời kì, quá trình lịch sử dân tộc:Loại kiến thức này thờng đợc thể hiện trong các bài ôn tập, tổng kết

Trong thực tế DH lịch sử ở tiểu học hiện nay, nhiều GV cha xác định đợc

rõ từng loại bài học GV thờng dạy theo hớng dẫn của sách thiết kế bài giảnglịch sử Do vậy, bài dạy thờng tẻ nhạt, HS không hứng thú với giờ học lịch sử

Để HS tiếp thu tốt các bài học, có hứng thú cao khi học, GV phải nghiên cứu kĩcác bài dạy trong SKG và xếp từng bài học vào loại kiến thức cụ thể, sau đó tìmcác biện pháp để bồi dỡng hứng thú học tập cho HS ngay trong từng bài dạy Có

nh vậy, hứng thú học tập đối với PMLS của HS mới đợc nâng lên và chắc chắnhoạt động học tập của HS sẽ đạt đợc hiệu quả cao

1.4 Một số đặc điểm tâm lí của HSTH ảnh hởng đến hứng thú học tập PMLS

Lứa tuổi HSTH bao gồm những trẻ em có độ tuổi tử 6- 7 tuổi đến 11- 12tuổi Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếu niên,

đồng thời là giai đoạn đầu tiên quan trọng nhất của cuộc sống nhà trờng và

Trang 21

toàn bộ cuộc sống lao động sau này của trẻ em hiện đại Giai đoạn lứa tuổiHSTH hoạt động học giữ vai trò chủ đạo Muốn cho quá trình DH đạt hiệu quảthì việc nắm vững đặc điểm tâm lí HSTH là rất quan trọng Trẻ em không phải

là ngời lớn thu nhỏ, trẻ em là trẻ em Trẻ em có quy luật phát triển riêng trongnhững điều kiện lịch sử - xã hội nhất định Nhờ GD và bằng GD để trẻ emphát triển theo yêu cầu của xã hội đặt ra

Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HS thì việc tìm hiểu tâm lí HS làcần thiết Có nh vậy trên cơ sở đặc điểm tâm lí HSTH sẽ có biện pháp bồi d-ỡng hứng thú một cách hiệu quả

Có thể nêu ra một số đặc điểm tâm lí HSTH có ảnh hởng đến hứng thúhọc tập PMLS nh sau:

Tri giác của HSTH mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính

chất không chủ định Tính cảm xúc thể hiện rất rõ khi các em tri giác Tri giáctrớc hết là các sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây chocác em những cảm xúc Vì thế, trong DH PMLS ở tiểu học sử dụng các hình

ảnh trực quan, sơ đồ, lợc đồ…” [13,điều 28] sẽ giúp các em tri giác tốt và sẽ gây ấn tợngtích cực cho các em

Tri giác về không gian và thời gian của HSTH còn rất hạn chế mà PMLS

đòi hỏi HS phải tri giác về không gian và thời gian tốt GVTH cần có biệnpháp giúp trát triển tri giác cho HS Nói về vai trò của GV trong việc phát triểntri giác cho HS tác giả Bùi Văn Huệ đã viết: “GV là ngời hàng ngày không chỉdạy trẻ kĩ năng nhìn mà còn hớng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe

mà còn dạy trẻ biết lắng nghe, nghe tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của

HS để tri giác một đối tợng nào đó, dạy trẻ phát hiện những dấu hiệu thuộctính bản chất của sự vật và hiện tợng” [4,93]

Chú ý có chủ định của HS tiểu học còn yếu, chú ý không chủ định phát

triển Những gì mang tính chất mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thờng dễ dànglôi cuốn chú ý của các em Đây là đặc điểm GVTH cần v ận dụng khi dạyPMLS Sử dụng đồ dùng trực quan nh tranh ảnh, hình vẽ, lợc đồ…” [13,điều 28] là điềuquan trọng để duy trì đợc chú ý của HS

Tởng tợng của HSTH đợc hình thành và phát triển trong hoạt động học

và các hoạt động khác của các em ở giai đoạn lớp 4- 5 tởng tợng của các emgần hiện thực hơn Đây là điều kiện thuận lợi cho việc DH lịch sử ở tiểu học

Trang 22

GV có biện pháp tác động nh thế nào để nhất thiết phải xây dựng trong tởng ợng của các em về bức tranh quá khứ.

t-T duy của HSt-TH đợc chia làm hai giai đoạn, giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 3

và giai đoạn hai lớp 4 và lớp 5 Giai đoạn lớp 1 đến lớp 3, t duy của các emmang tính cụ thể hình thức bằng cách dựa vào các đặc điểm trực quan củanhững đối tợng và hiện tợng cụ thể ở giai đoạn hai (lớp 4 và lớp 5) , chuyểnsang giai đoạn này t duy trừu tợng của các em đợc phát triển, khả năng phântích, tổng hợp ở mức cao hơn ở giai đoạn này HS dùng t duy của mình đểphân tích, tìm hiểu đối tợng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với đối tợng đó.Chính vì vậy trong quá trình DH các môn học nói chung, PMLS nói riêng cần

tổ chức các hoạt động để phát triển khả năng t duy của HS, đặc biệt là t duytrừu tợng Đây đợc xem là cơ sở quan trọng để các em tiếp thu kiến thức lịch

sử một cách tốt nhất

HSTH cũng có một hệ thống nhu cầu phong phú, đa dạng Khi nhu cầu

này đợc thoả mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện Nhu cầu vui chơi đã đợc hìnhthành ở các em từ khi còn ở trờng mầm non và nay vẫn đồng hành cùng các

em khi đến trờng tiểu học Sống trong môi trờng học đờng ở các em nảy sinhmột loạt các nhu cầu mới liên quan đến cuộc sống nhà trờng và hoạt động học.Nhu cầu tinh thần của HS phát triển mạnh và chiếm u thế Trong hệ thống nhucầu thì nhu cầu nhận thức giữ vai trò chủ đạo Nhu cầu là cơ sở, là mảnh đấtcho hứng thú nảy sinh và phát triển Khi hứng thú đã trở thành nhu cầu thì nótrở nên bền vững, sâu sắc hơn Chính vì vậy trong quá trình DH PMLS GV cầnchú ý xem HS có nhu cầu gì để tạo điều kiện cho các em thoả mãn đợc nhucầu Nhu cầu thoả mãn tạo tiền đề tốt cho phát triển hứng thú học tập PMLScho các em

Động cơ học tập của HS TH rất đa dạng, phù hợp với quy luật phát triển

tự nhiên của con ngời Các em còn nhỏ tuổi, khi đến trờng bớc vào khám pháthế giới tri thức phong phú của nhân loại Các vấn đề các em đợc học đều mới

mẻ và có sự hấp dẫn lôi cuốn các em Chính vì vậy, các em rất hăng hái đếntrờng để đợc học, để có những hiểu biết mới Động cơ học tập này mới chỉ ởbớc đầu Động cơ học tập của HSTH nổi lên hàng đầu đó là học để đợc điểmcao đợc cô giáo khen, bố mẹ thơng yêu, bạn bè cảm phục GV cần tạo điềukiện cho động cơ học tập của các em đợc phát triển Từ đó sẽ góp phần pháttriển hứng thú học tập thực sự đối với PMLS của HS

Trang 23

1.5 Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH và biện pháp bồi ỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

d-1.5.1 Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

* Khái niệm bồi dỡng

Theo Từ điển Hán Việt của Phan Văn Các, bồi dỡng theo nghĩa gốc là:

“Làm tăng sức khoẻ bằng chất bổ” còn theo nghĩa chuyển: “Bồi dỡng là làmtăng năng lực phẩm chất” [33,34] Đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm bồidỡng trên theo nghĩa chuyển

* Khái niệm bồi dỡng hứng thú học tập PMLS

Trên cơ sở khái niệm bồi dỡng và đặc điểm TLH HSTH, chúng tôi đa rakhái niệm bồi dỡng hứng thú học tập PMLS nh sau:

Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH là khả năng vận dụng trithức chuyên môn, nghiệp vụ của GV để làm tăng nhu cầu, hứng thú học tậpcủa HS đối với PMLS

1.5.2 Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

* Khái niệm biện pháp

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt tờng giải và liên tởng, tác giả NguyễnVăn Đạm cho rằng: “Biện pháp là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tớimột mục đích nhất định” [15,64] Còn Từ điển giáo khoa Tiếng Việt tiểu học

do Nguyễn Nh ý chủ biên định nghĩa: “Biện pháp là phơng pháp, cách làm,cách thức tiến hành” [16,44]

Nh vậy nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện mộtcông việc nào đó nhằm đạt đợc mục đích đề ra

Dựa trên khái niệm chung về biện pháp, chúng tôi đa ra khái niệm biệnpháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH nh sau:

Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH là cách thức tổchức dạy học lịch sử, cách tác động của GV đến HS nhằm làm cho HS cóhứng thú cao khi học lịch sử

Nh vậy, biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH trớc hếtphải là cách tổ chức DH lịch sử phải xác định đợc mục đích, có kế hoạch, cóphơng pháp, có hình thức…” [13,điều 28] DH cụ thể Sau đó phải đợc tổ chức dới sự hớngdẫn của GV

Các biện pháp bồi dỡng phải có tính thiết thực đó là làm cho HS có hứngthú học tập thực sự đối với PMLS

Trang 24

Trong tất cả các đặc điểm tâm lí nêu trên thì t duy, trí nhớ, tởng tợng làcác yếu tố tác động mạnh tới hứng thú học tập của HS Đặc điểm nổi bật của

t duy, trí nhớ, tởng tợng của HSTH đều bắt nguồn từ những hình ảnh trựcquan, cụ thể, từ chính hoạt động thực tiễn của HS PMLS có những đặc trngriêng đó là những sự việc đã diễn ra và tồn tại khách quan trong quá khứChính vì vậy trong quá trình DH PMLS muốn bồi dỡng đợc hứng thú học tậpcho HS thì nhất thiết phải đa ra đợc các biện pháp mà ở đó HS đợc tham giatích cực, chủ động vào các hoạt động và sử dụng các đồ dùng trực quan sinh

động Làm cơ sở quan trọng để các em t duy, tởng tợng, ghi nhớ và từ đó sẽphát triển đợc hứng thú học tập PMLS cho các em

Tiểu kết chơng 1

Qua quá trình tìm hiểu phân tích lí luận của vấn đề nghiên cứu Chúng tôirút ra kết luận sau:

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân, HSTH

là lứa tuổi có những đặc điểm tâm lí đặc trng cho sự phát triển về mọi mặt từtình cảm cho tới t duy, đồng thời ở bậc học này hoạt động học đã trở thành

Trang 25

hoạt động chủ đạo Vì vậy, trong quá trình DH các môn nói chung PMLS nóiriêng GV phải hiểu sâu sắc tâm lí HS Từ đó lựa chọn các PP, hình thức DH…” [13,điều 28]giúp các em hứng thú học tập và đạt kết quả cao trong học tập.

Hứng thú tác động tới từng mặt của quá trình nhận thức và làm tăng hiệuquả của hoạt động nhận thức của HS trong học tập Hứng thú làm tăng sức làmviệc, giúp ngời học say mê, không mệt mỏi trong quá trình học Trong quátrình DH khi HS có hứng thú học tập thì tri thức lĩnh hội đợc sẽ nhớ lâu và dễtái hiện khi cần thiết

PMLS đối với HSTH là phân môn khó, muốn giúp HS yêu sử, ham thíchhọc lịch sử thì cần tìm ra biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập cho HS Chínhvì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để góp phần nhỏ vào côngtác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

Chơng 2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát thực tế công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HS của GVTH,hứng thú học tập PMLS của HS một số trờng tiểu học trên địa bàn huyện HậuLộc- Thanh Hoá

* Mục đích khảo sát:

Nhằm đánh giá thực trạng của công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS,thực trạng hứng thú học tập PMLS của HSTH Từ đó sẽ làm cơ sở thực tiễngiúp chúng tôi đề xuất một số biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS choHSTH

* Đối tợng và địa bàn khảo sát:

Trang 26

Do điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên tổng số 80GVTH đang công tác ở các trờng tiểu học của huyện Hậu Lộc- Thanh Hoá.Tất cả các thầy cô chúng tôi tiến hành khảo sát đều đang trực tiếp giảng dạylớp 4 và lớp 5 của các trờng trên địa bàn huyện Đồng thời chúng tôi cũng tiếnhành khảo sát trên tổng số 180 em HS lớp 4 và lớp 5 thuộc các trờng tiểu họccủa huyện.

Cụ thể là các trờng:

Trờng tiểu học Hoa Lộc- Hậu Lộc- Thanh Hoá

Trờng tiểu học Thị Trấn- Hậu Lộc- Thanh Hoá

Trờng tiểu học Liên Lộc- Hậu Lộc- Thanh Hoá

* Nội dung khảo sát:

- Khảo sát tình hình DH PMLS ở trờng tiểu học

- Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập của HS đối với PMLS

- Tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò của hứng thú học tập đối với hiệuquả DH PMLS ở tiểu học

- Tìm hiểu các biện pháp GV đã sử dụng để bồi dỡng hứng thú học tậpPMLS cho HS

* Kết quả khảo sát:

2.1 Tình hình DH PMLS ở trờng tiểu học

Kiến thức lịch sử đợc đa vào tiểu học là kiến thức có lựa chọn, tiêu biểucho từng giai đoạn phát triển của lịch sử nớc nhà từ buổi đầu dựng nớc cho tớinay Nếu nh giảng dạy tốt PMLS sẽ hình thành lòng kính trọng, tự hào vềtruyền thống dựng nớc và giữ nớc của dân tộc Việt Từ đó các em sẽ cố gắnghọc tập đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân và sau là cho đất nớc Nhngthực tế hiệu quả giảng dạy PMLS ở tiểu học nói chung, các trờng tiểu học ở

Trang 27

Thanh Hoá nói riêng cha xứng với vai trò và ý nghĩa của môn học Một trongnhững bất cập đầu tiên và là nguyên nhân ảnh hởng trực tiếp tới chất lợng DHPMLS đó là GV và các nhà quản lí đều coi đây là môn học “phụ” Do đó, tiếtdạy lịch sử của GV gần nh không có sự chuẩn bị kĩ nh môn Toán và TiếngViệt GV không đầu t nghiên cứu, thiết kế bài giảng cho phù hợp với HS,không chuẩn bị đồ dùng, phơng tiện hỗ trợ cho việc DH Các bài thiết kế của

GV gần nh chỉ để đối phó với các cấp quản lí Bài thiết kế của GV là để chocán bộ quản lí kiểm tra còn thực tế lên lớp chủ yếu chỉ có SGK là “tài liệu vạnnăng”

Tiến hành bài dạy GV còn lúng túng trong việc vận dụng các PP PPDHPMLS cơ bản vẫn là “Thầy đọc, trò chép, rồi học thuộc lòng, nói lại theosách” Tình trạng HS không nhớ sự kiện hoặc nhầm lẫn sự kiện là việc thờngxảy ra khi học lịch sử Các giờ học lịch sử diễn ra nặng nề, căng thẳng đối với

HS đang là tình trạng phổ biến ở các trờng tiểu học Trên thực tế còn tồn tạihiện tợng GV coi đây là môn học “phụ” nên không tổ chức dạy tiết lịch sử, họchỉ ghi tên đầu bài lên bảng và yêu cầu HS về nhà đọc và thuộc lòng kiến thứccần ghi nhớ trong khung của SGK Thời gian của tiết dạy lịch sử GV dành để

ôn tập Toán và Tiếng Việt

ở tiểu học một trong những yếu tố muốn lôi cuốn HS chú ý vào các bàigiảng nói chung, vào bài giảng PMLS nói riêng đó là ngôn ngữ diễn đạt bàigiảng của GV Nếu nh trong quá trình giảng dạy lịch sử GV sử dụng ngôn ngữuyển chuyển, truyền cảm chắc chắn sẽ gây đợc hứng thú học tập lịch sử cho

HS Nhng qua thực tế dự giờ ở một số lớp, chúng tôi thấy chỉ có số ít giáo viên

đã diễn đạt các bài giảng của mình một cách truyền cảm mà đại đa số dạy bàilịch sử nh dạy bài chính trị Họ thờng chỉ đa ra những câu hỏi mệnh lệnh, yêucầu HS làm việc Ngay cả khi đặt câu hỏi về một vấn đề nào đó của bài học

GV còn lúng túng, diễn đạt câu hỏi không rõ ràng làm cho HS không hiểu câuhỏi hoặc hiểu theo nhiều cách GV giảng bài với một giọng đều đều từ đầu tiếthọc đến cuối tiết học làm cho HS không hào hứng, không thích học lịch sử

HS thờng có biểu hiện ể oải, mệt mỏi khi giờ học kết thúc

PMLS lịch sử không đợc coi trọng và giảng dạy không hiệu quả còn vì

GV hiểu biết về lịch sử còn hạn chế GVTH khi học ở trờng S phạm đợc học

về lịch sử với số tiết ít ỏi Ngay cả GV đợc đào tạo ở trình độ Đại học cũng chỉ

Trang 28

đợc học có 60 tiết, trong đó học cả về lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam,kiến thức lịch sử thì quá nhiều Do đó khi ra trờng đứng trên bục giảng, GV bịhổng kiến thức cộng với áp lực công việc là phải dạy nhiều môn học nên kiếnthức lịch sử của GV không tăng mà còn giảm đi Ngời ta thờng “né tránh” dạynhững gì mà mình không biết và không nắm vững.

Từ thực tế giảng dạy trên đã làm giảm hứng thú học tập PMLS củaHSTH Trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế việc giảng dạyPMLS ở tiểu học nói riêng, ở các bậc học nói chung phải đợc coi trọng choxứng tầm vai trò và ý nghĩa của môn học Ngời Việt Nam tơng lai dù có hiểubiết sâu rộng nh thế nào đi chăng nữa thì trớc tiên phải biết và nắm rõ lịch sửnớc mình Để tơng lai đất nớc chúng ta hòa nhập chứ không “hòa tan” Muốn

đợc nh vậy ngay từ bậc tiểu học GV phải có cách dạy, cách truyền đạt nh thếnào để HS thấy hào hứng học lịch sử nớc nhà, mong đợi sớm đến giờ học lịch

sử Khi HS có hứng thú học tập lịch sử thì chắc chắn các em sẽ nắm vững kiếnthức lịch sử Bồi dỡng hứng thú học tập PMLS là cần thiết và cần thay đổicách dạy, cách nhìn nhận về vị trí và vai trò của PMLS trong nhà trờng tiểuhọc hiện nay để xóa bỏ thực tế đáng buồn nêu trên

2.2 Thực trạng về hứng thú học tập của HSTH đối với PMLS

Đối với HSTH, PMLS có sự hấp dẫn nh thế nào? Để biết đợc điều đóchúng tôi đã tiến hành điều tra trên cả hai đối tơng GV và HS Theo nhận xétcủa GV thì có đến 75% HSTH thích học PMLS

Bảng 1: Mức độ hứng thú học PMLS của HSTH theo nhận xét của GVMức độ hứng thú học tập PMLS của HSTH Số phiếu Tỉ lệ (%)

Trang 29

Để đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS, chúng tôi còn tiến hànhkhảo sát mức độ tự học PMLS của HS và thu đợc kết quả nh sau:

Bảng 2 : Mức độ tự học của HSTH đối với PMLS

Mức độ tự học của HSTH đối với PMLS Số

phiếu

Tỉ lệ(%)

2.3 Nhận thức của GV về vai trò của hứng thú học tập đối với hiệu quả DH PMLS ở tiểu học

Để biết đợc mức độ nhận thức của GVTH về vai trò của hứng thú học tập

đối với hiệu quả DH PMLS, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra choGVTH của một số trờng thuộc huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa Kết quả thu đợcchúng tôi đã tổng hợp trong bảng số liệu sau:

Trang 30

Bảng 3 : Kết quả mức độ nhận thức của GVTH về vai trò của hứng thú học tập

đối với hiệu quả DH PMLS ở tiểu học

phiếu

Tỉ lệ(%)

7555202

* Cần thiết vì:

- Nâng cao hiệu quả bài dạy

- Kích thích hoạt động nhận thức của HS

20164

252053

DH lịch sử Có tới (75%) số ý kiến cho rằng hứng thú học tập là rất cần thiết

đối với hiệu quả DH lịch sử

Theo đánh giá của GV (25%) số ý kiến cho rằng hứng thú học tập là cầnthiết Trong đó có (20%) số ý kiến cho rằng nó cần thiết vì nó nâng cao hiệuquả bài dạy và (5%) số ý kiến cho rằng hứng thú kích thích hoạt động nhậnthức của HS Không có ý kiến nào cho rằng hứng thú học tập là không cần thiết

2.4 Các biện pháp GVTH đã sử dụng để bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

2.4.1 Khai thác nội dung DH

Nh trên đã đề cập, nội dung DH của PMLS ở tiểu học là các kiến thức vềlịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nớc cho tới nay Nhng để phù hợp với HSTHcác kiến thức đa vào có sự lựa chọn Để kiểm tra mức độ khai thác nội dung

DH của GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu đợc kết quả nh sau:

Bảng 4: Mức độ khai thác nội dung DH để bồi dỡng hứng thú học tập PMLS

cho HSTH

phiếu

Tỉ lệ(%)

1 Hiểu rõ ý đồ của SGK và xác định đúng

2 Hiểu rõ ý đồ của SGK và xác định kiến thức

3 Hiểu rõ ý đồ của SGK và khai thác nội dung

của bài học một cách linh hoạt, kích thích

Trang 31

hứng thú học tập của HS.

Nhìn vào bảng 4 ta thấy số GV đã hiểu đợc ý đồ của SGK và xác định

đ-ợc chuẩn kiến thức chiếm tỉ lệ đáng kể (62, 50%) Nhng bên cạnh đó vẫn tồntại (22,50%) xác định chuẩn kiến thức cha đúng Đã có GV chú ý đến bồi d-ỡng hứng thú học tập cho HS nhng tỉ lệ đó cha cao (15%)

Thỉnh thoảng

quyết vấn đề, động não…” [13,điều 28]) 4 5 1 3

Từ bảng 5, ta thấy trong DH lịch sử GV thờng sử dụng các PPDH truyềnthống nh giảng giải, thuyết trình, vấn đáp…” [13,điều 28] Các PP chiếm tỉ lệ cao trong DHlịch sử nh PP thuyết trình (75%), PP vấn đáp (90%)

Qua trao đổi với GV, chúng tôi biết đợc đại đa số GV dùng PPDH truyềnthống và kinh nghiệm cá nhân của mình để bồi dỡng hứng thú học tập cho HSvì họ cho rằng: “Thực ra PMLS ở tiểu học không đợc coi trọng, chúng tôi cònphải tập trung vào rèn luyện thêm môn Toán và Tiếng Việt cho HS Do vậyphân môn này chúng tôi ít đầu t để thay đổi PPDH mới” Nhng hiện nay ở cấptiểu học việc đổi mới PPDH nói chung, PPDH PMLS nói riêng đang là vấn đềcấp thiết của ngành Giáo dục Để tăng hứng thú học tập cho HSTH thì nhấtthiết cần phải phối hợp hài hòa giữa các PPDH truyền thống và các PPDHhiện đại phù hợp với đặc điểm tâm lí của HSTH

2.4.3 Hình thức DH

Bảng 6: Các hình thức DH GV đã sử dụng để bồi dỡng hứng thú học tập

PMLS cho HSTH

Trang 32

Số lợng Tỉ lệ

(%)

Thờngxuyên

Thỉnhthoảng

4 Hình thức hoạt động ngoại khóa 15 18,75 3 12

Từ bảng 6, chúng tôi thấy trong DH lịch sử đại đa số GV hình thức DHtheo lớp (93,75%) Hình thức DH theo cả lớp là hình thức DH cha phát huy đ-

ợc tính tích cực hoạt động của đại đa số HS DH theo lớp là hình thức DH mớihớng vào thiểu số HS nhiệt tình, hăng hái học tập Nh vậy với hình thức DHnày chỉ bồi dỡng hứng thú học tập của thiểu số HS còn đại đa số HS hình thức

DH này cha phát triển hứng thú học tập của các em Qua khảo sát đã có GVchú ý đến cá nhân HS tổ chức các hình thức DH khác nhau nh DH theo nhóm,

DH cá nhân, hoạt động ngoại khóa…” [13,điều 28] DH theo nhóm (60%) và số GV sử dụnghình thức DH này ở mức thờng xuyên là 36 GV Các hình thức tổ chức DHnày còn mang tính hình thức cha thật sự lôi cuốn tất cả HS tham gia Các hìnhthức tổ chức DH tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự giác học tậpcủa các em nh DH ngoài hiện trờng, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề lịch

sử hay các buổi học ngoại khóa…” [13,điều 28] rất đợc ít GV sử dụng trong quá trình DHcủa mình

2.4.4 Phơng tiện DH

ở tiểu học, phơng tiện DH là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp GV có thểtruyền tải tốt nội dung môn học và HS rất thích học các tiết học có sử dụngcác phơng tiện DH Khảo sát thực tế các phơng tiện DH GV đã sử dụng chúngtôi đã tổng hợp ở bảng dới đây

Bảng 7: Các phơng tiện DH GV đã sử dụng bồi dỡng hứng thú học tập PMLS

cho HSTH

lợng

Tỉ lệ(%)

Trang 33

(100%) Các đồ dùng DH do GV tự làm cũng đã đợc sử dụng nhiều và đạt tỉ lệ(70%) Nhng thực tế qua khảo sát, chúng tôi đều đợc các GV cho biết: Đối vớiPMLS với việc GV tự làm đồ dùng DH chủ yếu là phục vụ các tiết dạy thaogiảng, tiết dự thi GV giỏi Còn lại phơng tiện DH hay đợc sử dụng trong bàigiảng hàng ngày là tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ có sẵn trong SGK.

2.5 Thực trạng chung về công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS của GVTH

Hiện nay khi nền kinh tế mở cửa, Giáo dục nớc nhà đang có những thay

đổi phù hợp với xu thế Trong bối cảnh đó thì Giáo dục tiểu học với vai trò làbậc học nền tảng lại có vi trí quan trọng hơn bao giờ hết Giáo dục tiểu họccần làm cho HS phát triển toàn diện Làm đợc điều này ngay trong mỗi mônhọc GV cần bồi dỡng hứng thú học tập đem lại hiệu quả thiết thực cho HS.Qua điều tra chung về công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS, chúng tôitập hợp bảng số liệu sau:

Bảng 8: Mức độ bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

TT Các mức độ bồi dỡng hứng thú học tập PMLS

cho HSTH

Sốphiếu

Tỉ lệ(%)

1 Thờng xuyên bồi dỡng đợc hứng thú học tập

Tiểu kết chơng 2

Qua tìm hiểu thực tế DH PMLS ở các trờng tiểu học trên địa bàn huyệnHậu Lộc- Thanh Hóa Chúng tôi thấy phân môn này cha đợc đại đa số GV vàcác cấp các ngành giáo dục quan tâm Họ vẫn cho đây là môn học phụ, do đó

Trang 34

việc thanh tra, kiểm tra cũng nh việc DH phân môn này vẫn còn nhiều hạnchế.

Tuy vậy, ở các trờng tiểu học đã có một bộ phận GV có ý thức đợc vai trò

và ý nghĩa của PMLS Chính vì vậy trong quá trình DH để thu hút HS hứngthú với PMLS, số GV này đã tìm tòi một số biện pháp DH để giúp HS có hứngthú khi học lịch sử

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy HSTH phần lớn cũng đã có hứng thúhọc tập đối với PMLS nhng còn ở mức độ thấp cha có hứng thú học tập thực

sự đối với phân môn này Trong xu thế hiện nay nếu GV không có biện pháp

DH kích thích đợc hứng thú học tập của HS thì tỉ lệ này sẽ giảm

Từ thực tế đó đặt ra một vấn đề là phải có những biện pháp để hìnhthành, bồi dỡng và nâng cao hứng thú học tập PMLS cho các em Để góp phầnnhỏ vào công tác bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH, chúng tôi đềxuất một số biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH(Chơng 3)

Chơng 3 Một số Biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho

HS tiểu học

Trong thực tế giảng dạy ở các trờng tiểu học thì mỗi GV có mỗi cáchthức và cách sử dụng các biện pháp khác nhau (theo kinh nghiệm của bảnthân) để bồi dỡng hứng thú học tập cho các em Do đó theo chúng tôi nghĩ sẽ

có nhiều biện pháp khác nhau góp phần bồi dỡng hứng thú học tập cho HS.Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ đa ra năm biện pháp mà theo chúngtôi nếu vận dụng tốt các biện pháp này trong quá trình DH sẽ đem lại hiệu quảcao trong việc bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HS Chúng tôi tiến hành

Trang 35

xây dựng các biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH dựa trêncác nguyên tắc sau.

3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đợc đề xuất phải xuất phát từ mụctiêu của giáo dục tiểu học Mục tiêu của PP giáo dục tiểu học là: “PP giáo dụctiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động sáng tạo của HS, phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dỡng PP tự học, khả nănglàm việc theo nhóm; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho HS” [13,điều28]

3.1.2 Nguyên tắc hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiếtthực trong việc bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

3.1 3 Nguyên tắc khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đa ra phải phù hợp với điều kiệnkinh tế- xã hôi của đất nớc, đặc biệt là tình hình kinh tế của địa phơng Cácbiện pháp phải mang tính khả thi nghĩa là có thể thực hiện đợc với những điềukiện dạy và học hiện tại của các địa phơng, của nhà trờng, phù hợp với khảnăng của GV và HS

3.2 Một số biện pháp bồi dỡng hứng thú học tập PMLS cho HSTH

3.2 1 Sử dụng PP kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm trong DH PMLS

ở tiểu học

3.2.1.1 Căn cứ để đề xuất biện pháp

Để tiến hành xây dựng biện pháp này, chúng tôi đã xuất phát từ nhữngcăn cứ sau:

Thứ nhất : Xuất phát từ đặc điểm của lịch sử là những sự việc đã diễn ra

và tồn tại khách quan trong quá khứ Do đó không thể phán đoán, suy luận, ởng tợng để nhận thức lịch sử, cũng không thể quan sát (tri giác trực tiếp đợc)bởi nó là cái đã qua không thể tái diễn lại nh nó đã diễn ra Do vậy, muốn giúp

t-HS nhận thức đợc lịch sử GV phải thông qua những dấu tích của quá khứ,những căn cứ về sự tồn tại của các sự việc để tái tạo lại lịch sử, dựng lại hình

ảnh của các sự kiện, hiện tợng, nhân vật lịch sử một cách cụ thể, rõ rệt PP kểchuyện sẽ giúp HS nhận thức đợc lịch sử

Trang 36

Thứ hai : Xuất phát từ mục tiêu và đặc điểm chơng trình, SGK của PMLS

ở tiểu học Cho nên toàn bộ hoạt động dạy và học đều hớng vào việc thực hiệnmục tiêu và nhiệm vụ của môn học Trong DH lịch sử kể chuyện là phơngpháp đặc trng của phân môn và nếu sử dụng phơng pháp này trong DH lịch sửthì sẽ đáp ứng đợc mục tiêu và đặc điểm của chơng trình

Thứ 3: Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã phân tích ởtrên và cơ sở quan trọng đó là xuất phát từ đặc điểm tâm lí HSTH Các em chỉnhớ những gì bản thân các em tự làm lấy Do đó cần phải kết hợp giữa kểchuyện với thảo luận nhóm Bên cạnh đó lí luận DH dã khẳng định không cóPPDH nào là vạn năng Chính vì vậy kết hợp PP kể chuyện và thảo luận nhóm

sẽ đáp ứng đợc nhu cầu đổi mới PP, đáp ứng đợc nhu cầu hứng thú học tập củaHSTH

Xuất phát từ tất cả các lí do nêu trên mà chúng tôi đã đề xuất biện pháp

sử dụng PP kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm

3.2.1.2 Cách thức sử dụng

Bớc 1: Chuẩn bị

* Công việc chuẩn bị của GV

ở các bớc này GV cần chuẩn bị các công việc nh sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung của bài học

Xác định đợc mục tiêu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt đợckhi học xong bài học, những nội dung cơ bản mà HS cần nắm vững Nhiệm vụcủa bớc này nhằm giúp GV trả lời đợc câu hỏi: Với mục tiêu, nội dung của bàihọc này cần sử dụng PP kể chuyện theo câu hỏi gợi ý nh thế nào? Thiết kếphiếu bài tập ra sao? Nếu xác định đúng mục đích, yêu cầu trọng tâm của bàihọc thì việc tổ chức cho HS kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm đợc tiến hành

Trang 37

lịch sử gắn với nhân vật, hành động cụ thể của nhân vật, kết quả hành độngcủa nhân vật.

- Lập kế hoạch tổ chức cho HS kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm:

Đối với mỗi GV đứng lớp việc lập kế hoạch là cần thiết, nó giúp cho quátrình tổ chức DH của GV diễn ra một cách chủ động, khoa học

Kế hoạch tổ chức cho HS kể chuyện kết hợp thảo luận nhóm đợc thể hiệnmột cách chi tiết qua các công việc nh sau:

+ Thiết kế giáo án: Giáo án là bản kế hoạch tổ chức và hớng dẫn các hoạt

động DH Do đó trong giáo án, xác định rõ hoạt động của GV và HS, dự kiếncác tình huống s phạm, dự kiến thời gian cho từng hoạt động

+ Chuẩn bị câu hỏi gợi ý giúp HS định hớng nội dung cần kể Tuy nhiênnhững câu hỏi đa ra cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, không chung chungcũng không rờm rà

Hệ thống câu hỏi đa ra phải đợc sắp xếp theo trật tự hợp logic

Hệ thống câu hỏi đa ra phải hớng vào nội dung chính cần kể và nhữngcâu hỏi gợi ý phải đi từ tổng quát đến chi tiết để dẫn dắt HS kể đúng trọngtâm

Bên cạnh việc soạn giáo án, thiết kế hệ thống câu hỏi GV còn phải thiết

kế phiếu bài tập Tuy nhiên không phải bài học nào GV cũng phải thiết kếphiếu Nếu có phiếu giao việc cho HS thì hệ thống câu hỏi đa ra cần phongphú dạng câu hỏi để thu hút sự chú ý, phù hợp với trình độ nhận thức của HS

Ví dụ khi dạy bài 14 (Lịch sử 5): Thu- đông Việt Bắc “Mồ chôn giặcPháp”

Câu hỏi 1: Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?

Câu hỏi 2: Dựa vào lợc đồ, em hãy chỉ ba mũi tấn công của địch

Câu hỏi 3: Hãy thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.Câu hỏi 4: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947

* Công việc chuẩn bị của HS:

HS cần tìm hiểu trớc nội dung bài học đợc viết trong SGK và đồng thờichuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV

Bớc 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm

* Công việc của GV

ở bớc này GV cần thực hiện các công việc sau:

Trang 38

+ Chia HS thành các nhóm (Không nên quá 6 HS/ nhóm và theo vị trí bàn

để học để tránh lộn xộn)

+ Giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm

+ Nhắc lại nhiệm vụ thảo luận của các nhóm

+ Hớng dẫn, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, hớng việc thảo luận củacác em theo mục đích, nhiệm vụ đã đề ra

ở bớc này GV cần thực hiện các công việc sau:

- Yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau

- Khái quát lại những vấn đề cơ bản trọng tâm của bài học

- Nhận xét các nhóm, động viên khen thởng các nhóm hoạt động tíchcực, có kết quả tốt Giao nhiệm vụ về nhà cho HS

* Học sinh:

- Nhận xét, bổ sung cho nhau theo yêu cầu của GV

- Nhắc lại nội dung chính của bài

- Sau đây chúng tôi giới thiệu ví dụ cụ thể theo cách thiết kế trên

Ví dụ 1: Bài 5 (Lịch sử 4): Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh

đạo (Năm 938)

Trang 39

1 Chuẩn bị của GV và HS

* Chuẩn bị của GV

+ Xác định mục tiêu của bài học

Sau bài học, HS biết:

- Nêu đợc đôi nét về tiểu sử của Ngô Quyền

- Thuật lại đợc diễn biến của trận Bạch Đằng

- Nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng

- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc+ Xác định mục tiêu kể chuyện

HS kể đợc diễn biến của trận Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

+ Soạn giáo án, chuẩn bị phiếu bài tập cho HS

Nội dung phiếu nh sau:

Câu hỏi 1: Em hãy nêu vài nét về Ngô Quyền

Câu hỏi 2: Vì sao có trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng?Câu hỏi 3: Hãy kể lại diễn biến của trận Bạch Đằng

Câu hỏi 4: ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền lênngôi Vua là gì?

+ Chuẩn bị tranh trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 (SGK, tr.22)

* Chuẩn bị của HS

Đọc trớc SGK và tự tìm các tài liệu có liên quan đến bài học

2 Tổ chức cho HS thảo luận nhóm

GV: Chia HS thành từng nhóm (6 HS / nhóm)

HS: ổn định tổ chức, cử nhóm trởng, th kí

GV: Cho HS đọc câu hỏi trên bảng phụ

HS: Đọc theo yêu cầu của GV

GV: Hớng dẫn các nhóm thảo luận, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn…” [13,điều 28]Các nhóm tiến hành thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV

Trang 40

HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.

GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS

Ví dụ 2: Bài 14 (Lịch sử 5): Thu - đông 1947 Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”

1 Chuẩn bị của GV và HS:

* Chuẩn bị của GV:

+ Xác định mục tiêu của bài học

Học xong bài này, HS biết:

- Nguyên nhân vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc

- Thuật lại đợc diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

- Nêu đợc ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến củadân tộc ta

+ Xác định mục đích kể chuyện

HS kể diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947

+ Soạn giáo án, chuẩn bị phiếu bài tập cho HS

Nội dung phiếu nh sau:

Câu hỏi 1: Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?

Câu hỏi 2: Dựa vào lợc đồ, em hãy chỉ ba mũi tấn công của địch

Câu hỏi 3: Hãy thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.Câu hỏi 4: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 (SGK, 31)

* Chuẩn bị của HS

Đọc trớc SGK và tìm hiểu tài liệu tham khảo liên quan đến bài học

2 Tổ chức cho HS thảo luận nhóm

GV: Chia HS thành các nhóm

HS: Các nhóm ổn định tổ chức nhóm, cử nhóm trởng, th kí

GV: Cho HS đọc câu hỏi gợi ý trên bảng

HS: Đọc theo yêu cầu của GV

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.G. Côvaliốp (1971), TLH cá nhân; tập 1, 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: TLH cá nhân
Tác giả: A.G. Côvaliốp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1971
2. A. N. Lêônchiep (1989), Hoạt động- ý thức- nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động- ý thức- nhân cách
Tác giả: A. N. Lêônchiep
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chơng trình tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chơng trình tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
4. Bùi Văn Huệ (1997),Giáo trình TLH tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình TLH tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
5. Bùi Phơng Nga, Nguyễn Minh Phơng, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng (1996), PPDH Tự nhiên Xã hội. – Sách, tạp chí
Tiêu đề: PPDH Tự nhiên Xã hội
Tác giả: Bùi Phơng Nga, Nguyễn Minh Phơng, Lê Thu Dinh, Nguyễn Anh Dũng
Năm: 1996
6. Bùi Phơng Nga (1996), DH Tự nhiên và Xã hội ở trờng tiểu học, Sách bồi d- ỡng GV, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: DH Tự nhiên và Xã hội ở trờng tiểu học
Tác giả: Bùi Phơng Nga
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
8. Đào Thái Lai, Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học ở trờng tiểu học, TCGD số 31- Quý 2 (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học ở trờng tiểu học
9. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (1997), Giáo trình GDH tiểu học 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình GDH tiểu học 1
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
10. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (1998), GDH tiểu học 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GDH tiểu học 2
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
11. Đoàn Công Tơng (2006), Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 5, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 5
Tác giả: Đoàn Công Tơng
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
13. Luật Giáo dục (20007), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
14. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2000), Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến, TLH đại cơng, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: TLH đại cơng
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2000
15. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tờng giải và liên tởng Tiếng Việt, NXB văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tờng giải và liên tởng Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin Hà Nội
Năm: 1999
16. Nguyễn Nh ý (Chủ biên), (2001), Từ điển giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
Tác giả: Nguyễn Nh ý (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
17. Nguyễn Văn Hội (2006), Xác suất thống kê, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác suất thống kê
Tác giả: Nguyễn Văn Hội
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
18. Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phơng, Phạm Thị Sen (2005), Lịch Sử và Địa lí 4, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch Sử và Địa lí 4
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phơng, Phạm Thị Sen
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
19. Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Hữu Trí, Trần Viết Lu, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phơng, Phạm Thị Sen (2006), Lịch Sử và Địa lí 5, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch Sử và Địa lí 5
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Hữu Trí, Trần Viết Lu, Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phơng, Phạm Thị Sen
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
20. Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Văn Đồng, Lê Ngọc Thu (2007), Thiết kế bài giảng lịch sử 4, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng lịch sử 4
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Nguyễn Văn Đồng, Lê Ngọc Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
23. Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Thị Hằng, Đào THị Hồng, Nguyễn Thị Thấn (2007), Trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi học tập môn Lịch sử và Địa lí 4, 5
Tác giả: Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Thị Hằng, Đào THị Hồng, Nguyễn Thị Thấn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
24. Phạm Viết Vợng (1998), PP NCKHGD, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: PP NCKHGD
Tác giả: Phạm Viết Vợng
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w