1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1

98 752 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 5,1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN YẾN OANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN YẾN OANH MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyênngành: Giáo dục học (cấp Tiểu học) Mãsố: 60.14.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Chu Thị Thủy An Nghệ An, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu trường Đại học Vinh và Đại học Sài Gòn, Khoa Giáo dục tiểu học, Khoa Đào tạo sau đại học - trường Đại học Vinh, Phòng tổ chức trường Đại học Sài Gòn. - Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Chu Thị Thủy An - giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. - Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh lớp 1 các trường Tiểu học: Khai Minh; Kết Đoàn; Lương Thế Vinh; Lê Ngọc Hân; Nguyễn Thái Bình trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong quá trình nghiên cứu luận văn, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả luận văn Nguyễn Yến Oanh 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Hứng thú và hứng thú học tập 7 1.2.1. Hứng thú 7 1.2.2. Hứng thú học tập 11 1.3. Đặc điểm chữ viết Tiếng Việt với việc bồi dưỡng hứng thú tập viết 18 1.3.1. Đặc điểm chữ viết Tiếng Việt 18 1.3.2. Chữ viết ở trường Tiểu học 22 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1 với việc duy trì hứng thú tập viết 33 1.4.1. Đặc điểm sinh lí 33 1.4.2. Đặc điểm tâm lí 34 1.5. Nội dung dạy học tập viết lớp 1 với việc hứng thú tập viết 37 1.5.1. Vai trò và mục tiêu của dạy học tập viết lớp 1 37 1.5.2. Nội dung dạy học tập viết lớp 1 38 1.5.3. Sự cần thiết phải bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 39 Tiểu kết chương 1 40 Chương 2 Thực trạng của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 42 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 42 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 43 2.2.1. Thực trạng hứng thú tập viết của học sinh 43 2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề bồi dưỡng hứng thú tập viết 49 2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết 51 4 Tiểu kết chương 2 52 Chương 3 Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 53 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 53 3.2. Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 54 3.2.1. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú dựa trên nội dung tập viết 54 3.2.1.1. Bồi dưỡng hứng thú bằng cách giúp học sinh nhận thức lợi ích của việc tập viết 54 3.2.1.2. Bồi dưỡng hứng thú bằng cách sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn thông qua các chủ đề 55 3.2.2. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú dựa trên phương pháp tập viết 57 3.2.2.1 Phương pháp trực quan 57 3.2.2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở 58 3.2.2.3. Phương pháp trò chơi tập 59 3.2.2.4. Phương pháp luyện tập thực hành 65 3.2.3. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú khi sử dụng các phương tiện dạy học 67 3.2.4. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú qua việc đánh giá rèn luyện chữ viết đối với học sinh lớp 1 68 3.2.4.1. Nhận xét, đánh giá đảm bảo sự công bằng 68 3.2.4.2. Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh mặt thành công và giảm nhẹ sai sót 72 3.2.5. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú qua việc phát triển môi trường chữ viết trong lớp đối với học sinh lớp 1 73 3.3. Thực nghiệm sư phạm 76 Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN 82 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Vì thế, vấn đề chữ viết được người xưa rất coi trọng. Ông cha ta thường dùng câu thành ngữ: “Văn hay chữ tốt” để khen người viết chữ đẹp, học rộng, tài cao. Đặc biệt, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm đến vấn đề này: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình”[7]. Có thể khẳng định, từ khi ra đời cho đến nay, vai trò đặc biệt quan trọng của chữ viết đã được khẳng định, nó là phương tiện không thể thiếu trong đời sống xã hội. Thông qua chữ viết, con người có thể giao tiếp, trao đổi thông tin, lưu trữ thông tin… Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu, chữ viết đã được Đảng, Nhà nước và toàn ngành Giáo dục quan tâm. Ngay tại Điều 1 Chương 1, Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học đã xác định: “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tuy việc rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học vẫn được Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu và giáo viên coi trọng, nhưng theo các thầy cô có nhiều kinh nghiệm nhận định rằng chữ viết của học sinh ngày càng xấu. Chính vì vậy, khi giáo viên muốn học sinh viết đẹp thì phải làm cho học sinh thích viết chữ, hứng thú và có cảm xúc với con chữ mà mình viết, thì nét đẹp ấy mới tồn tại được lâu dài và thể hiện được tính cách, tâm trạng của người viết. Vì vậy, tạo hứng 6 thú cho học sinh trong quá trình học tập là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà giáo dục nói chung và giáo viên đang làm công tác giảng dạy nói riêng. Nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh đầu bậc Tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng vì học sinh còn bị ảnh hưởng hoạt động chủ đạo là vui chơi ở bậc mầm non. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học tập viết đối với học sinh lớp 1 còn nhiều bất cập, giáo viên chưa thật sự tạo được không khí hào hứng trong giảng dạy, chỉ thiên về lí thuyết nhồi nhét, các quy trình viết đơn điệu, chủ yếu là viết giống chữ mẫu, khôngthể hiện được nét đẹp riêng của cá nhân. Thời gian qua, trên địa bàn Quận 1, các nhà trường, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, việc viết chữ dường như đang tạo áp lực cho giáo viên, học sinh và cả phụ huynh, cụ thể như qua các phong trào “Vở sạch chữ đẹp”, “Nét chữ nết người”, ngày hội: “Em viết đúng, viết đẹp”… Tuy nhiên các phong trào này chưa làm cho việc học tập viết của học sinh trở thành niềm vui, chưa thật sự là sân chơi để các em thể hiện năng khiếu, thể hiện chữ viết của mình và điều này chưa thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề tạo hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 mà chủ yếu đưa ra các vở chữ mẫu cho học sinh nhìn vào để viết theo. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng hứng tập viết cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy tập viết ở tiểu học 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tập viết cho học sinh lớp 1. 7 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ khảo sát hiện trạng và thử nghiệm kết quả nghiên cứu ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Chúng tôi giả định rằng nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thì hiệu quả rèn luyện chữ viết sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. 5.2. Nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 các trường Tiểu học ở Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: Để nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu hứng thú tập viết lớp 1, đồng thời nghiên cứu những cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó, nắm vững một số vấn đề liên quan đến hứng thú tập viết lớp 1. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Để giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các biện pháp thích hợp trong quá trình bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập các số liệu từ giáo viên và học sinh lớp 1 của Quận 8 1 để tìm hiểu về vấn đề bồi dưỡng hứng thú của giáo viên và mức độ hứng thú của học sinh. - Phương pháp so sánh, phân tích: Để tìm ra các mối liên hệ tạo nên hứng thú tập viết mà đề tài đề cập đến. - Phương pháp quan sát: Để thu thập những thông tin về thực trạng hứng thú học tập của học sinh lớp 1 đối với tập viết, những biện pháp bồi dưỡng hứng thú mà giáo viên đã sử dụng. - Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia: Để những người có trình độ cao góp ý, hướng cách triển khai một đề tài hoặc đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Để thử nghiệm những biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập viết cho học sinh mà đề tài đã đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Để vận dụng các vấn đề lí luận giáo dục liên quan đến hứng thú vào phân tích thực tiễn bỗi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 - Chương 2: Thực trạng của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 - Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1.Những công trình nghiên cứu về bồi dưỡng hứng thú học tập Từ những năm 20 của thế kỷ trước, nhà tâm lý học nổi tiếng X.L.Rubinstein (1902-1960) trong các công trình nghiên cứu tâm lý học đại cương đã đưa ra các khái niệm về hứng thú, con đường hình thành hứng thú và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm. I.F.Kha-la-mốp nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào”, tác giả đã bàn nhiều về những đặc điểm, nguyên nhân cũng như biện pháp để hình thành hứng thú học tập cho học sinh, nêu rõ tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động nhận thức của con người. Nhà tâm lý học Xô Viết Liu-bli-xcai-a cùng các cộng sự của bà đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của hứng thú nói chung và hứng thú học tập của học sinh nói riêng. Họ cho rằng hứng thú học tập là một trong những tiền đề quan trọng để đưa đến kết quả học tập cao của học sinh. Ba-phô-vich – một nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng khác, quan niệm rằng, hứng thú học tập với tư cách là một động cơ học tập, nó quyết định trực tiếp đến thành tích học tập tương ứng. Hứng thú học tập là cái “tự điều chỉnh tâm lý cao nhất” trong hệ thống các thứ bậc, các động cơ học tập của học sinh. Vấn đề hứng thú học tập đối với các môn học, ở Việt Nam, cũng đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Từ những năm 1960, các tác giả Đức 10 [...]... biện pháp tạo sự hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, tác giả Phạm Thị Bích Liễu với đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 các trường Tiểu học huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp… Ngoài ra, còn một số nhà tâm lý học như: Lê Khanh, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến… đã nghiên cứu vấn đề hứng thú học tập của học sinh. .. vấn đề tập viết như thế nào để đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng và các biện pháp bồi dưỡng, duy trì hứng thú tập viết nói chung cũng như hứng thú tập viết lớp 1 nói riêng 1. 2 HỨNG THÚ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP 1. 2 .1 Hứng thú a Khái niệm hứng thú Thuật ngữ hứng thú có nhiều cách hiểu với nhiều khía cạnh khác nhau: - Theo từ điển Tiếng Việt thì Hứng thú là... [18 , 35, 9] 1. 1.2 Những công trình nghiên cứu về dạy học tập viết cho học sinh tiểu học Đối với việc dạy tập viết ở Tiểu học đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu Có nhiều ý kiến cho rằng, học sinh Tiểu học hiện nay ít hứng thú với việc tập viết, tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu cụ thể thực trạng mức độ hứng thú của học sinh như thế nào 19 36 -19 39 Hoàng Xuân Hãn trở về nước hoàn thành các lớp. . .11 Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn Tâm lý học giảng dạy đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về hứng thú Tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội I nghiên cứu hứng thú học môn Toán của học sinh trường Tiểu học Xuân Hoà đã đưa ra một số biện pháp phát triển hứng thú học tập môn Toán cho học sinh Đối với môn Tiếng Việt... và ý nghĩa thiết thực của nó Hứng thú học tập bao gồm hứng thú học tập bộ môn, hứng thú đọc sách báo, hứng thú tìm tòi, áp dụng tri thức khoa học Song hứng thú học tập bộ môn là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định chi phối các biểu hiện của hứng thú khác Vì vậy, hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình... việc dạy học nêu vấn đề là biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển hứng thú học tập Còn G I Sukina cho rằng, nguồn gốc cơ bản của hứng thú này nằm trong hoạt động học tập, đặc biệt là trong nội dung tài liệu của học sinh Từ đó tác giả khẳng định, để hình thành và phát triển hứng thú học tập cho các em phải chú ý đến việc lựa chọn, đổi mới tài liệu học tập và tổ chức hoạt động học của học sinh Theo... hứng thú học tập, không chỉ dừng ở mức độ nhận thức hay cảm xúc mà tất yếu phải tiến tới tích cực hành động Một học sinh chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu, chăm chỉ học và viết bài, đọc thêm những tài liệu, biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thì chắc chắn phải đạt kết quả cao trong học tập 24 1. 3 ĐẶC ĐIỂM CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ TẬP VIẾT 1. 3 .1 Đặc điểm chữ viết. .. khi viết tay thì ảnh hưởng đến tốc độ Ba nhược điểm nói trên dẫn đến hiện tương sai chính tả khi tập viết, có thể ảnh hưởng dến hứng thú luyện chữ viết của học sinh 28 1. 3.2 Chữ viết ở trường Tiểu học 1. 3.2 .1 Mẫu chữ viết hiện hành ở trường Tiểu học Ngày 14 /6/2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẩu chữ viết trong trường Tiểu học trong quyết định số 31/ 20 01/ QĐ-BGD&ĐT 29 30 31 32 33 34 35 36 1. 3.2.2... hoạt động sao cho thiết thực và hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh c Biểu hiện của hứng trong học tập Sự biểu hiện của hứng thú học tập chính là sự cụ thể hoá các giai đoạn phát triển của hứng thú, các dấu hiệu được biểu hiện ở mức độ phát triển cao dần của hứng thú tương ứng với mỗi giai đoạn Khi học sinh có hứng thú với môn học ta có thể thấy những biểu hiện cụ thể sau: - Tập trung chú... thức và trong đời sống cá nhân b Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do có ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [12 , tr128] 17 Hứng thú học tập được hình thành, biểu hiện và phát triển trong hoạt động học tập Cũng như các thuộc tính tâm lý khác của cá nhân, hứng thú học tập được phát triển . bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 5 1. 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1. 2. Hứng thú và hứng thú học tập 7 1. 2 .1. Hứng thú 7 1. 2.2. Hứng thú học tập 11 1. 3. Đặc điểm chữ viết Tiếng Việt. học sinh lớp 1 53 3 .1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 53 3.2. Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 54 3.2 .1. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú dựa trên nội dung tập viết. Chương 1: Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 - Chương 2: Thực trạng của việc bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 - Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w