Chữ viếtở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 28)

1.3.2.1. Mẫu chữ viết hiện hành ở trường Tiểu học

Ngày 14/6/2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẩu chữ viết trong trường Tiểu học trong quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT.

1.3.2.2.Đặc điểm của mẫu chữ viết hiện hành

a. Những nét mới của bộ chữ viết thường so với các mẫu chữ viêt trong nhà trường trước đây.

Nhìn chung, chữ viết đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau đây: - Dễ đọc, dễ viết.

- Đảm bảo phân biệt giữa chữ này và chữ khác. - Mang tính thẩm mĩ.

- Tạo điều kiện cho việc viết liền mạch để tăng tốc độ khi viết.

Quan điểm giải quyết các yêu cầu đó ở mỗi thời kì có khác nhau nên nảy sinh ra nhiều bộ chữ viết khác nhau.

- Chữ viết Cải cách giáo dục (chưa chỉnh lí): Với quan niệm đơn giản hóa cách viết cho người học nên bộ chữ viết cải cách giáo dục (chưa chỉnh lí) chủ trương bỏ các nét dư. Đây là một chủ trương sai lầm, vi phạm nguyên tắc phân biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến tính thẩm mĩ và ảnh hưởng đến tốc độ viết. Bỏ các nét dư giữa các con chữ trong một chữ không có nét liên kết khiến người viết phải dừng lại nhiều lần, nhấc tay lên nhiều lần nên tốc độ viết rất chậm, chữ viết lại bị cắt vụn ra. rất xấu.

- Chữ viết chỉnh lí: Nhận thấy những nhược điểm của chữ viết cải cách, chúng ta đã chỉnh lí lạibằng cách công nhận các nét dư. Chữ viết đẹp hơn, tốc độ viết của học sinh tăng lên rõ rệt. Tuy vậy, chữ viết này hơi thấp nên ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ.

- Chữ viết hiện hành: Bộ chữ viết hiện hành về cơ bảngiống bộ chữ viết chỉnh línhưng có bổ sung thêm một số thay đổi cho chữ viết đỡ thấp và đẹp hơn.

+ Các chữ 0,5 đơn vị chiều cao: dấu thanh.

+ Các chữ 1 đơn vị chiều cao: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x. + Các chữ 1,25 đơn vị chiều cao: r, s (chữ cũ cao 1 đơn vị chiều cao). + Các chữ 1,5 đơn vị chiều cao: t.

+ Các chữ 2 đơn vị chiều cao: d, đ, p, q.

+ Cao 2,5 đơn vị: b, g, h, k, l, y (chữ cũ cao 2 đơn vị chiều cao).

b. Các nét cơ bản tạo nên chữ viết thường

Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện. Chữ viết được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm cấu tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngôn ngữ viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ.

Yêu cầu về hệ thống nét: Việc xác định hệ thống các nét chữ được phân tích trên cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy, dễ học. Đồng thời hệ thống nét đó lại phản ánh toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng Việt. Do đó, cần quan niệm hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:

- Nét thẳng: thẳng đứng , nét ngang , nét xiên /, \.

- Nét cong: cong hở , cong phải , cong trái , cong khép kín O. Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau. Việc cải tiến chữ cái (kiểu chữ Cải cách giáo dục) bằng cách lược bỏ những nét dư thừa đã làm mờ sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp, mặt khác cách làm này cho chữ viết tay không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm. Vì thế cần phải có nét phối hợp. Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. Chẳng hạn, với chữ cái “a” thông thường có thể phân thành

3 nét: nét cong trái, nét thẳng đứng và nét cong phải (C, |, ) nhưng khi viết, thông thường người viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó ta được nét móc phải (là sự kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong). Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a” thành 2 nét: nét cong kín (O) và nét móc phải ( ). Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu.

Dưới đây là hệ thống các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt:

- Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược . - Nét móc hai đầu:

- Nét thắt giữa:

- Nét khuyết: Nét khuyết trên , nét khuyết dưới . - Nét thắt trên:

c. Các nhóm chữ đồng dạng

Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.

- Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. - Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.

- Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. - Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.

- Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w