Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 87)

3.3.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là khâu quan trọng và có vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không có điều kiện để tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng lớn song chúng tôi mong muốn qua thực nghiệm sẽ trả lời một phần cho vấn đề đang nghiên cứu như sau:

- Kiểm tra tính khả thi của các vấn đề nêu ra trong luận văn, để kiểm nghiệm, đánh giá kết quả những biện pháp đã nêu trong chương 3.

- Hiệu quả của việc dạy tập viết khi sử dụng các biện pháp nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mạnh dạn vận dụng các biện pháp nêu ở chương 3 vào trong việc giảng dạy tập viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm đã nêu trên, chúng tôi tiến hành các nội dung sau:

- Biên soạn giáo án thực nghiệm có sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

- Tổ chức dạy học thực nghiệm 2 bài được thiết kế theo các đề xuất mà luận văn đã đề ra trong 2 tiết ở lớp 1 gồm:

+ Tuần 17: Bài 16: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. + Tuần 22: Luyện tập (Tập viết buổi thứ 2).

(Xem phụ lục: Giáo án)

- Tổ chức theo dõi việc dạy học thực nghiệm theo tài liệu đã biên soạn, theo giáo án dạy học đã đề xuất.

- Tập hợp, phân tích, xử lý kết quả để rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng hình thức mà chúng tôi đã đề xuất.

3.3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

- Để hạn chế các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm, chúng tôi không chọn giáo viên giỏi dạy thực nghiệm, không chọn lớp giỏi. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đảm bảo về cơ bản:

+ Có sự đồng đều về sĩ số, học lực và giới tính.

+ Lực học của học sinh đa dạng (các mức giỏi, khá, trung bình, yếu) và kết quả học tập chênh lệch không đáng kể.

+ Giáo viên có trình độ nghiệp vụ và thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, khả năng dạy không chênh lệch nhiều.

- Tiến hành thực nghiệm trên: 2 (hai) lớp 1 của trường tiểu học Khai Minh và 2 (hai) lớp 1 ở trường Tiểu học Kết Đoàn, cụ thể:

+ Trường Tiểu học Kết Đoàn

Lớp 1/1: Lớp đối chứng. Sĩ số: 36 Lớp 1/5: Lớp thực nghiệm. Sĩ số: 36

Thời gian thực nghiệm: Thứ sáu, ngày 13/12/2013

+ Trường Tiểu học Khai Minh.

Lớp 1/4 : Lớp đối chứng. Sĩ số: 31 Lớp 1/5 : Lớp thực nghiệm. Sĩ số: 31

Thời gian thực nghiệm: Thứ ba, ngày 18/3/2014

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm

- Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mục đích để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

- Tổ chức cho giáo viên dạy thực nghiệm theo giáo án mà chúng tôi đã thiết kế, còn ở những lớp đối chứng giáo viên tiến hành dạy bình thường.

- Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm:

Sau mỗi bài dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá trên cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo cùng yêu cầu kiểm tra như nhau. Chúng tôi tiến hành đánh giá:

+ Kết quả việc tiếp thu kiến thức của học sinh + Mức độ hoạt động học tập của học sinh + Mức độ hứng thú học tập của học sinh

3.3.3. Kết luận từ dạy học thực nghiệm

Từ những kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Từ năm học 2013 - 2014 đối với học sinh lớp 1 không đánh giá bằng điểm số, nhưng chúng thôi nhận thấy rằng: Ở lớp thực nghiệm học sinh tham gia các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao kĩ năng viết đúng trong tiết học, các em hiểu và biết mình đang viết gì và “nâng niu” sự lựa chọn của mình. Ở nhóm đối chứng học sinh ít được tham gia vào các hoạt động. Các em chỉ chủ yếu thụ động tiếp nhận kiến thức và làm theo những yêu cầu từ thầy cô.

- Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong quá trình dạy tập viết, chúng ta áp dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú đã đề xuất thì hứng thú học tập của học sinh tăng lên so với trước thực nghiệm.

- Cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường thực nghiệm đánh giá cao các biện pháp chúng tôi đề xuất.

Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy: Quá trình thực nghiệm đã khẳng định được giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã đề ra và các biện pháp chúng tôi đề xuất về bồi dưỡng, phát triển hứng thú tập viết của học sinh lớp 1.

3.3.4. Kết luận từ việc lấy ý kiến của giáo viên lớp 1

Bảng 10: Mức độ chủ động tham gia tiết học của học sinh lớp 1

Mức độ chủ động tham gia tiết

học của học sinh lớp 1 Số phiếu Tỉ lệ (%)

Tích cực 34 100

Bình thường 0 0

Không tích cực 0 0

Theo kết quả phiếu điều tra nêu trên cho thấy: 34/34 giáo viên (đạt tỷ lệ 100%) đều cho rẳng học sinh rất tích cực tham gia tiết học sử dụng các biện

pháp bồi dưỡng hứng thú trong học tập viết cho học sinh lớp 1. Điều này có nghĩa là học sinh lớp 1 đã bị “hấp dẫn” “lôi cuốn” vào bài học và cũng khẳng định tính cấp thiết của đề tài.

Bảng 11: Mức độ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1

Mức độ phù hợp với lứa tuổi học

sinh lớp 1 Số phiếu Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 30 88,4

Phù hợp 3 8,7

Bình thường 1 2,9

Không phù hợp 0 0

Từ bảng thống kê này cho thấy đa số giáo viên cho thấy rằng các biện pháp chúng tôi đưa ra rất phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1.

Bảng 12: Mức độ thực hiện các biện pháp gây hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 Mức độ thực hiện Số phiếu Tỉ lệ (%) Rất khả quan 12 36,2 Khả quan 18 52,2 Bình thường 3 8,7 Không khả quan 0 0 Ý kiến khác 1 2,9

Các biện pháp này phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Điều này đã tạo ra con người sáng tạo, năng, tích cực.

Tiểu kết chương 3

Luận văn đã dựa vào các nguyên tắc: Bám sát mục tiêu chương trình tập viết ở lớp 1; đề cao sự sáng tạo tích cực của học sinh; đảm bảo tính đồng bộ, tích hợp và quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh .

Những biện pháp mà luận văn đã nêu ra để bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là:

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua việc khai thác, phát triển nội dung bài học: Bồi dưỡng hứng thú bằng cách cho các em thấy được lợi ích của chữ viết; bồi dưỡng hứng thú bằng cách xây dựng cách vào bài hấp dẫn; bồi dưỡng hứng thú bằng mối liên hệ giữa chữ cái và hình ảnh.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua các phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trò chơi tập, phương pháp luyện tập thực hành.

- Bồi dưỡng hứng thú học tập tập viết lớp 1 thông qua các phương tiện, thiết bị dạy học.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua việc đánh giá rèn luyện tập viết: Nhận xét đảm bảo tính công bằng, nhấn mạnh mặt thành công - giảm nhẹ sai sót.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua môi trường chữ viết như: Góc học tập, góc thư viện, khẩu hiệu, nội quy lớp, những điều nên/không nên làm, các ứng dụng của chữ viết trong cuộc sống, quá trình sửa lỗi sai, qua các trò chơi.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây.

1.1. Đề tài chúng tôi nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về hứng thú, hứng thú học tập, biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết nhằm xác lập cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.

1.2. Các số liệu về khảo sát thực trạng hứng thú học tập của học sinh và thực trạng công tác bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 giúp chúng tôi nắm được những việc giáo viên đã làm được và chưa làm được. Từ đó định hướng giúp chúng tôi có căn cứ thực tiễn để đề xuất biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1.

1.3. Chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1, cụ thể như sau :

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 dựa trên nội dung tập viết.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 dựa trên phương pháp tập viết.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 khi sử dụng phương tiện dạy học tập viết.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua việc đánh giá rèn luyện tập viết.

- Bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 thông qua việc phát triển môi trường chữ viết trong lớp đối với học sinh lớp 1.

1.4. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị.

2.1. Đối với công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn

- Cần tăng cường đánh giá hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt hơn nữa. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển cần áp dụng để xây dựng các phương tiện dạy học hiện đại, các giáo án điện tử với nhiều hình ảnh sinh động, bảng tương tác hấp dẫn hỗ trợ giáo viên trong việc truyền tải nội dung kiến thức môn Tiếng Việt .

- Đánh giá giáo viên, nhất là giáo viên giỏi phải chú ý phương pháp dạy học tích cực, dạy nhẹ nhàng, vui vẻ, học sinh hứng thú và có kết quả, chứ không phải rèn luyện thực hành căng thẳng, vất vả cho cả giáo viên và học sinh.

- Có những biện pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chp giáo viên như bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án, thiết kế bài giảng, cách thức tổ chức các hoạt động hay thông qua các buổi chuyên đề mang tính học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ cho giáo viên chứ không nhằm mục đích xếp loại.

2.2. Đối với giáo viên tiểu học

Mỗi giáo viên cần coi việc hình thành hứng thú học tập nói chung và hứng thú tập viết nói riêng cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu, cần được quán triệt thường xuyên trong mỗi môn học, mỗi tiết học cũng như mỗi hoạt động học.

Giáo viên cần đặt học sinh vào vị trí trung tâm, tổ chức những hoạt động sao cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tạo điều kiện phát triển hứng thú học tập của học sinh.

Giáo viên cần xây dựng tốt mối quan hệ hòa đồng, giúp đỡ nhau giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Đồng thời thường xuyên quan tâm, khuyến

khích, giảm bớt sai sót, đánh giá đúng, công bằng,… đối với mọi học sinh, tạo nên môi trường thân thiện, cùng chia sẻ, kích thích nhau tích cực học tập.

Các biện pháp chúng tôi đề xuất, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào các hoạt động phù hợp với từng thời điểm và điều kiện thực tế của nhà trường để mang lại hiệu quả dạy học cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (2007), Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Lê A, Đỗ Xuân Thảo, Trịnh Đức Minh (2005), Dạy tập viết ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3.Lê A, Trịnh Đức Minh (2005), Dạy tập viết ở Tiểu học (theo chương trình mới), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Chu Thị Thủy An, Cơ sở ngôn ngữ của việc dạy học tiếng Việt ở Tiểu học (Dùng cho hệ Sau đại học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học - Bậc tiểu học), Đại học Vinh.

5. Nguyễn Đương Ánh (Chủ biên) (2010), Sách giáo viên Luyện chữ đẹp, Nxb Dân Trí, Hà Nội.

6. Côvaliốp A.G. (1971), Tâm lý học cá nhân. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Phạm Văn Đồng (1968) Nét chữ - Nết người, Báo Tiền Phong số 127. 8. Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Hy Trác (2011), Vần Quốc ngữ dạy học theo phương pháp mới, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

9. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ,

Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Một số vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Dương Thị Diệu Hoa, Hình thành kỹ năng đọc và viết Tiếng Việt cho học sinh đầu lớp 1, Luận án Phó Tiến Sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

13. Hồ Lam Hồng (2009), 101 trò chơi khám phá bản thân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Bùi Văn Huệ (1994), Tâm lí học Tiểu học (Giáo trình đào tạo Giáo viên Tiểu học hệ Đại học và tại chức), Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hùng, Nguyễn Thị Nhỏ, Giáo trình Luyện đọc, nghe, nói và viết chữ (Dùng cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Lưu hành nội bộ), Đại học Vinh.

16. Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành, Đánh giá trong giáo dục Tiểu học (Dùng cho hệ Sau đại học chuyên ngành Giáo dục Tiểu học - Bậc tiểu học), Đại học Vinh.

17. Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên) (2008), Dạy và học Tập viết ở tiểu học, Nxb Giáo dục.

18. Lê Khanh (1974), Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học ngoài giở chính khóa theo quan điểm giao tiếp (2012), Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Lan (2009), Rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh.

21. Vũ Thị Lan (2009), Các biện pháp tạo sự hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, Tóm tắt Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Phan Quốc Lâm (chủ biên) (2004), Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giáo trình Tâm lý học tiểu học (Dùng cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học), Đại học Vinh.

23. Phạm Thị Bích Liễu, Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 các trường Tiểu học huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

24. Hoàng Thị Mai (Chủ biên) (2007), Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

25. Đặng Thị Kim Nga (2012), Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn Tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

26. Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga (2006), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học), Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Hoàng Phê (2003), Chính tả tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

28. Nguyễn Nhật Phong (Chủ biên) (2009), Mở cánh cửa trí tuệ cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w