a. Mức độ hứng thú của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên cả hai đối tương giáo viên và học sinh để biết được tập viết có mức độ hấp dẫn như thế nào đối với học sinh lớp 1. Theo nhận xét của giáo viên, có khoảng 60% học sinh lớp 1 thích tập viết.
Bảng 1: Mức độ hứng thú học tập viết của học sinh lớp 1
Mức độ hứng thú học tập viết
của học sinh Tiểu học Số phiếu Tỉ lệ (%)
Rất thích 76 21,4
Thích 141 39,7
Bình thường 104 29,3
Không thích 34 9,6
Theo kết quả phiếu điều tra thì trong số 355 học sinh được hỏi thì có tới 61,1% học sinh nói rằng thích tập viết, chỉ có 9,6% các em cho là không thích tập viết. Theo kết quả điều tra, sở dĩ các em không thích học tập viết là do khi học phân môn này các em thấy mỏi tay, bị các bạn chê, viết xấu, viết sai chính tả sẽ khôn được thầy cô ba mẹ. Một số ý kiến của các em nói rằng không thích học tập viết vì các tiết học này không vui, phải viết hoài.
Để đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh, chúng tôi còn tiến hành khảo sát mức độ tự học môn Tiếng Việt của học sinh. Tôi phát phiếu điều tra về thái độ, tinh thần học, tự rèn luyện chữ viết về nhà và tham khảo các tài liệu liên quan đến tập viết qua câu hỏi: “Về em có đọc và xem trước bài tập viết hay viết câu ứng dụng hay để khoe với các bạn không?” và thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Mức độ tự tập viết của học sinh lớp 1
Mức độ tự tập viết
của học sinh lớp 1 Số phiếu Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 42 11,8
Thỉnh thoảng 150 42,3
Khi được giao bài 163 45,9
Từ bảng trên ta thấy, mức độ thường xuyên tự học của học sinh chưa cao mới chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn (11,8%) mà đại đa số học sinh chỉ viết khi thầy cô hoặc ba mẹ yêu cầu và chiếm tỉ lệ (45,9%) điều này có nghĩa là còn tồn tại một tỉ lệ đáng kể học sinh sẽ không tự tập viết nếu không được yêu cầu.
c. Nhận xét của học sinh lớp 1 về hứng thú tập viết
Để điều tra về nhận xét của học sinh lớp 1 về việc tập viết và giờ học tập viết ở lớp 1. Tôi đưa ra câu hỏi: “Khi học tập viết, em có thấy vui, thú vị hay hấp hẫn không?” Kết quả trả lời cụ thể qua kết quả nêu trong bảng dưới đây:
Bảng 3: Nhận xét của học sinh lớp 1 về việc tập viết và giờ học tập viết
Nhận xét của học sinh Số phiếu Tỉ lệ (%)
Rất hấp dẫn 4 1,1
Hấp dẫn 31 8,7
Bình thường 205 57,7
Không hấp dẫn 119 33,5
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy rõ học sinh chưa đánh giá cao về phân môn Tập viết cũng như giờ học Tập viết. Số học sinh cho là rất hấp dẫn thì còn rất ít (chiếm 1,1%) thường là các em viết chữ đẹp. Đa số các em đánh giá môn học là bình thường, chưa hứng thú và cũng không ý thức về tầm quan trọng của môn học (chiếm 57,7 %), thậm chí còn có nhiều em đánh giá là không hấp dẫn (chiếm 33,5 %).
d. Thái độ của học sinh lớp 1 trong giờ tập viết
Khi điều tra về thái độ của học sinh lớp 1 trong giờ học tập viết, với câu hỏi: “Em cảm thấy thế nào khi sắp được học tập viết?” thu được kết quả như sau:
Bảng 4: Thái độ của học sinh lớp 1 trong giờ tập viết
Thái độ học sinh Số phiếu Tỉ lệ (%)
Rất say mê, thích thú 25 7
Thích thú 73 22,6
Bình thường 172 48,5
Từ kết quả thu được này ta nhận thấy rõ học sinh lớp 1 say mê, thích thú tập viết chiếm tỉ lệ rất thấp (7%), trong khi tỉ lệ không sinh không thích thì lại cao hơn (chiếm 23,9 %), còn lại là phần lớn cho là bình thường (chiếm 48,5 %). Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và tiếp thu bài học.
e. Mức độ tham gia phát biểu, xây dựng bài
Bên cạnh đó, tôi cũng tiến hành điều tra thái độ học tập viết của học sinh lớp 1 trong giờ học, cụ thể bằng các câu hỏi: “Em có thường xuyên giơ tay phát biểu không? Kết quả thu được:
Bảng 5: Mức độ tham gia xây dựng bài của học sinh lớp 1 trong giờ tập viết
Mức độ tham gia
của học sinh Số phiếu Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 119 33,5
Thỉnh thoảng 281 61,4
Không bao giờ 18 5,1
Dựa vào kết quả thu được cho ta thấy rõ thái độ học tập nghiêm túc của học sinh là chưa cao (chiếm 33,5 %), đa số các em chỉ thỉnh thoảng suy nghĩ, thảo luận với bạn cùng nhóm (chiếm 61,4 %). Và số học sinh không bao giờ tham gia xây dựng bài học vẫn còn (chiếm 5,1 %).
g. Nguyên nhân của những thực trạng trên
- Nguyên nhân từ phía người dạy
Trước hết là do nhận thức của người dạy và học, nhận thức của cha mẹ học sinh. Viết chữ cũng giống như bất kì một môn học khó nào. Nó cần phải có sự chuyên cần, trau chuốt. Nếu như không tạo được thói quen này mà vội vàng, cẩu thả thì sớm muộn gì chữ viết cũng không đạt được kết quả tốt. Với tâm lý đó, cộng thêm quan niệm của giáo viên hiện nay - viết nhiều
cho giống mẫu chữ và rèn thêm thanh đậm - thanh nhạt để tham gia các cuộc thi vở sạch chữ đẹp mà quên đi cảm xúc của các em khi viết. Bên cạnh đó, phụ huynh với suy nghĩ: Chỉ cần học giỏi là được, chữ viết thì quan trọng gì, miễn là đọc được chữ, nếu đẹp thì càng tốt, còn không đẹp thì không sao vì thời đại công nghệ đã có máy tính hỗ trợ! Cũng đã mất đi tầm quan trọng của việc học tập viết
Trong giờ tập viết giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết đúng mẫu, chữ viết chưa đúng quy trình từ nét đầu tiên đến khi kết thúc một con chữ, hay nói cách khác bản thân giáo viên chưa đam mê thì khó lòng truyền được hứng thú cho học sinh
Đối với học sinh lớp 1, học viết là một quá trình phức tạp. Mỗi chữ viết của các em là cả một phát minh. Muốn viết được các chữ em phải vận dụng óc quan sát, sự chú ý của mình để phân tích các đường nét cấu tạo thành chữ cái, cách nối các con chữ trong 1 tiếng hay 1 từ, cách sắp xếp các từ trong câu. Đôi tay của học sinh lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt. học sinh viết rất khó khăn, viết chậm và một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng). Ghi dấu thanh không đúng vị trí.
Để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài viết ngày càng nhiều, các em phải tăng tốc độ viết trong một giờ học, giờ làm bài nên chữ viết không nắn nót, không đúng quy trình, kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều.
So với toán, tự nhiên xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, anh văn,… có nhiều hình thức hoạt động thì tập viết luôn đòi hỏi học sinh cần có sự kiên nhẫn vì ở lớp 1, kỹ năng viết chữ đúng mẫu là rất quan trọng nhưng đòi hỏi học sinh phải nắm được cấu tạo các con chữ và kỹ năng viết đúng nên các em không hứng thú học.
Chữ viết của một số giáo viên còn quá xấu nhưng không có ý thức rèn luyện viết chữ dẫn đến không có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi chấm bài cho học sinh. Thậm chí có giáo viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả không đúng mẫu, sai chính tả, tuỳ tiện trong cách trình bày. Nhất là trong thời điểm mà toàn ngành đang vận động soạn bài trên máy vi tính thì ý thức của giáo viên về việc rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.
- Nguyên nhân từ phía người học
Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của học sinh lớp 1, quá trình nhận thức của các em có một số đặc điểm nổi bật sau:
+ Trước hết về hoạt động nhận thức: Học sinh lớp 1 nhận thức của các em còn mang đậm màu sắc cảm tính trực quan. Nhận thức này luôn gắn liền với vật thật, các hình ảnh cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên, mỗi học sinh là một thực thể riêng biệt có những phẩm chất, năng lực và hoàn cảnh hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên tư duy của học sinh tiểu học phần lớn là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể.
+ Học sinh lớp 1 trí nhớ trực quan hình tượng phổ biến hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh và tốt hơn những định nghĩa hay lời giải thích dài dòng. Đặc biệt, khuynh hướng ghi nhớ máy móc của các em còn chiếm ưu thế.
Trong giai đoạn này chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý còn chưa mạnh, sự tập trung chú ý còn thiếu bền vững và bị phân tán. Do đó hứng thú có thể kích thích và duy trì được chú ý của học sinh trong quá trình học tập.