Nhận xét, đánh giá đảm bảo sự công bằng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 80)

* Mục đích, ý nghĩa

Việc đánh giá, nhận xét trên lớp đảm bảo được sự công bằng sẽ gây hưng phấn cho học sinh. Những cố gắng, năng lực thật sự của bản thân dù ít hay nhiều một khi được được thừa nhận từ bạn bè, thầy cô sẽ là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với các em.

a. Học sinh tự đánh giá

Thông thường, khi xem xét bài viết của người học, chúng ta thường lưu tâm đến ý kiến đánh giá, phê phán từ người giáo dục (thầy cô, cha mẹ, ,…) mà ít quan tâm đến ý kiến người được giáo dục (học sinh). Tình trạng phổ biến là học sinh “gánh” trên vai mình nhiều sự đánh giá khác nhau, mang tính chung chung, chưa cụ thể, để rồi phải nhận lấy một sự xếp loại, xếp hạng nào đấy mang tính áp đặt mà học sinh cũng khó khắc phục những hạn chế của mình qua những nhận xét như thế.

Ví dụ:

Em cần cố gắng viết đẹp hơn. Chữ viết to quá viết nhỏ lại.

Chữ viết chưa chân phương. Em cần rèn thêm chữ viết….

Với cách nhận xét trừu tượng như vậy sẽ làm học sinh khó hiểu, khó khắc phục khuyết điểm của mình như thế sẽ dẫn đến hình thành, phát triển ở học sinh tính thụ động, cảm thấy tự ti, thiếu tích cực, tự giác trong học tập, trong hoạt động và trong cuộc sống. Giáo viên cần hướng đến những nhận xét cự thể để từ đó tạo điều kiện để học sinh ngày càng đảm đương những chức năng vốn dĩ của giáo viên, người lớn, tăng cường khả năng biết tự quan sát qua việc tự đánh giá.

Tự đánh giá là một trong những phẩm chất cơ bản, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Thực tiễn giáo dục ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy vấn đề giáo dục khả năng tự đánh giá bản thân của học sinh chưa thực sự đúng mực, đầy đủ, chưa cụ thể đặc biệt là học sinh lớp 1.

Kết quả đánh giá của mỗi học sinh được so sánh, đối chiếu với kết quả đánh giá của bạn bè, thầy cô giáo, phụ huynh để học sinh tìm ra khả năng, đặc điểm tự đánh giá phù hợp đối với bài viết của mình.

b. Giữa học sinh với học sinh

Khi đánh giá bạn thì học sinh phải có ý thức thực hiện tốt tiêu chí đó thì bạn mới cảm phục, nếu học sinh chỉ ra cho bạn cách khắc phục thì điều đó lại càng “tuyệt vời” hơn.

Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn/nhóm bạn hoặc giáo viên để giúp bạn hoặc được bạn hay giáo viên giúp đỡ kịp thời; báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm. Học sinh đánh giá bạn ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau khắc phục những khiếm khuyết, không đánh giá “suông” để liệt kê những tồn tại mà phải đưa ra cách giải quyết phù hợp, trên tinh thần “cùng

tiến” Giáo viên có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của học sinh cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.

c. Giữa giáo viên và học sinh

Có thể, không phải là đứa trẻ thông minh, nhưng chắc chắn học sinh đó có nhiều mặt tốt trong học tập khiến giáo viên hài lòng. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên tìm ra những mặt tích cực của trẻ, khen ngợi và khích lệ hết mình, trẻ sẽ được an ủi và tăng thêm động lực học tập.

Thái độ của thầy cô đối với học sinh là một điều rất quan trọng dẫn đến việc giúp các em tăng hứng thú học tập. Vì thầy cô là rất có uy quyền trong mắt học sinh, các em rất khát vọng nhận được sự thừa nhận của thầy cô. Nhưng thầy cô lại luôn luôn không nhận ra được điều này và dường như thường xuyên không nhận ra được, vì vậy dễ làm “hủy hoại” hứng thú của trẻ. Khi học sinh làm không tốt hoặc bị thất bại, trước hết thầy cô nên phát hiện “mặt mạnh” của trẻ - mặt mà trẻ có tính sáng tạo để khích lệ trẻ không nên từ bỏ, mà hãy tiếp tục nỗ lực. Khi trẻ làm tốt hoặc có thể được thành công, thầy cô nên kịp thời biểu dương trẻ, đồng thời giúp trẻ thiết lập mục tiêu phấn đấu, không ngừng tiến thủ.

Có những học sinh khi lên lớp không tập trung, học xong về nhà lại không làm bài tập, kết quả thi không lý tưởng lắm, luôn luôn phải nhận sự giáo huấn, thậm chí là la mắng của thầy cô, thậm chí ngay trước mặt bạn bè. Như vậy, tất yếu là hình thành vòng tuần hoàn xấu. Thậm chí học sinh tham gia thi viết chữ đẹp, các em luôn có tâm trạng lo lắng trước hoặc sau khi thi, tâm lí bị ảnh hưởng Học sinh sẽ cảm thấy mục tiêu mù mịt, niềm tin bị tổn thương, đối với việc học tập càng không hứng thú. Khi phát hiện ra những vấn đề này, thầy cô nên chú ý giao lưu nhiều với các em, kiên nhẫn giúp trẻ tìm ra nguyên nhân của khó khăn, sau đó “theo bệnh mà kê đơn, bốc thuốc” và cùng trẻ khắc phục khó khăn.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, việc đánh giá cũng như nhiều phẩm chất khác không phải lúc nào cũng đánh giá giống nhau mà tùy vào từng đối tượng, từng nội dung, từng hoàn cảnh, từng thời điểm,…

Sự đánh giá, cách nhìn nhận của học sinh lớp 1 còn chênh lệch khá xa, khác nhiều so với việc đánh giá của thầy cô và phụ huynh, nhưng cũng góp phần không nhỏ vào khả năng tập trung quan sát, lưu ý những khiếm khuyết mà mình đã gặp phải, hoặc nếu sau này trong quá trình luyện tập, thực hành các em có quên thì nhắc lại sẽ nhớ nhanh hơn. Học sinh biết tự đánh giá tốt sẽ hình thành cho mình những tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá bài của bạn. Đồng thời , trong quá trình đánh giá bài của bạn thì sẽ làm giảm những sai sót trong chính bài viết của mình. Cần nâng cao tầm quan trọng của việc học sinh tự đánh giá, có như vậy học sinh mới là trở thành trung tâm của hoạt động học và giáo viên lúc đó mới đứng đúng ở vị trí “người hướng dẫn” như mục tiêu của giáo dục hiện nay đang đặt ra. Ta có sơ đồ sau:

3.2.4.2. Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh mặt thành công-giảm nhẹ sai sót Khen là hình thức biểu dương, khuyến khích tinh thần còn chê là hình phạt tinh thần vì thế khi khen cần trung thực và khi chê làm sao để con không

Học sinh tự đánh giá Học sinh đánh giá học sinh

Giáo viên đánh giá học sinh

bị tổn thương thì đánh giá mới đạt hiệu quả. Vì vậy, việc đề cao thành tích và sự tiến bộ cũng như giảm nhẹ sai sót và sự yếu kém luôn song hành với nhau.

- Biểu dương là một điều không thể thấy như chiếc bánh hay một bộ phim nhưng nó phát huy hiệu quả tương tự. Chúng ta tuyên dương nhưng không vì thế luôn tạo cho các em “cái danh hão huyền”. Khi khen học sinh cần lưu ý:

+ Phải khen cụ thể những việc mà học sinh đã làm “ Cô rất vui khi em viết đẹp chữ n” “Bạn A đã viết chữ ngay hàng rồi”, để khen những dòng chữ có các nét dứt khoát, không run tay: “Các bạn chữ của B không còn run sợ nữa mà đã tự tin rồi đấy?”. Những chữ viết chưa đúng ôli, cao thấp thất thường: “Con đã giúp các bạn chữ nghịch phá này biết đứng ngay hàng.”,

“Chỉ còn một vài bạn chưa đứng ngay hàng, con giúp cô đượckhông?”

+ Đối với những học sinh đã viết tốt rồi, giáo viên cũng đừng tùy ý khen ngợi, điều này sẽ làm giảm kì vọng của học sinh đối với bản thân. Có lúc học các em biết mình chưa cố gắng hết sức nhưng giáo viên khen ngợi, điều này sẽ làm giảm giá trị lời khen và làm các em chủ quan . Tránh kiểu khen ngợi làm học sinh mất đi tính tự chủ: “Con có cố gắng nhưng chữ vẫn chưa đẹp, làm sao viết cho giống bạn A là được”

- Trong quá trình dạy-học, bên cạnh việc đề cao thành tích và sự tiến bộ, còn phải chỉ ra những mặt tồn tại. Tuy nhiên, tuyên dương hơn đối với những việc mà học sinh cố gắng là điều rất quan trọng, mà giảm nhẹ khi nhận xét sai sót và sự yếu kém làm cho học sinh cảm thấy không bị chỉ trích nặng nề mà lại sẵn sàng sửa lỗi là đều không dễ dàng đối với người dạy. Vì thế, giọng nói (nhỏ lại) và cách sử dụng “chủ ngữ” với chủ thể là “chữ viết” trong câu nhận xét của giáo viên sẽ làm giảm sự xấu hổ, tự ti cho học sinh trước tập thể, như: “Hôm nay, nét khuyết có vẻ mệt mỏi phải không con?” (nhận xét nét

khuyết chưa thẳng), “Chỉ còn một vài bạn chưa đứng ngay hàng, con giúp cô được không?”……

3.2.5. Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú qua việc phát triển môitrường chữ viết trong lớp đối với học sinh lớp 1 trường chữ viết trong lớp đối với học sinh lớp 1

* Mục đích, ý nghĩa

Ngoài nội dung bài học, cách thức tổ chức, … thì việc phát triển môi trường chữ viết trong lớp cũng góp phần quan trọng không nhỏ nhằm tạo hứng thú tập viết cho học sinh. Với một không gian thoải mái, tích cực, có nhiều yếu tố hấp dẫn từ môi trường sẽ tác động, kích thích học sinh tham gia tích cực để đạt hiệu quả nhất trong việc học tập của mình.

* Cách thức thực hiện

Học tập là một hoạt động diễn ra trong một thời gian dài và rất dễ gây nhàm chán và mệt mỏi. Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy tạo một nơi học tập thật thoải mái. Bộ bàn ghế chắc chắn và vừa tầm đảm bảo để cơ thể được thoải mái, không gò bó sẽ làm học sinh dễ chịu hơn khi mỗi khi ngồi học. Phòng học có đầy đủ ánh sáng và không khí trong lành. Ánh sáng tự nhiên tốt hơn ánh sáng nhân tạo. Không khí trong lành sẽ cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết để não hoạt động hiệu quả. Không khí mát mẻ sẽ khiến học sinh tỉnh táo và tập trung.

Mặt khác, giáo viên phải luôn suy nghĩ cách làm phòng học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Việc trang trí lớp có lẽ không còn trở nên xa lạ với giáo viên tiểu học, những chậu hoa, xương rồng, cây xanh (đặc biệt là cây trầu bà) trên bàn học để mang lại màu sắc tự nhiên và sự sáng sủa…

Khi nói về một môi trường chữ viết phong phú, điều quan trọng là giáo viên phải đưa học sinh đi vào mọi khía cạnh của chữ viết bao gồm việc đọc và viết chứ không phải là viết không. Môi trường này phải mang lại cho học sinh

sự rõ ràng và tinh tế để chúng luôn muốn mình là một phần trong đó và cảm thấy bản thân được khuyến khích tham gia mà không bị ràng buộc.

Với tư cách là người giáo viên, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để giảng dạy bằng cách sử dụng linh hoạt các nội dung và các phương pháp dạy học. Về bản chất, vai trò của giáo viên là khuyến khích tất cả các nỗ lực của trẻ vào 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết qua việc tạo ra một môi trường chữ viết phong phú.

Chúng ta có một số hình thức trang trí để tạo môi trường chữ viết như: - Góc học tập: Các quy tắc chính tả, công thức, các bài viết đẹp của học sinh…,

- Góc thư viện: Cung cấp nhiều loại sách trong lớp học, sách có nhiều tranh ảnh, sách có những từ đơn giản và sách với nhiều từ ngữ phức tạp. Bên cạnh đó, bất kể các loại sách truyện nào được sáng tác bởi trẻ em hoặc của cả lớp cũng nên được trưng bày. Làm cho thư viện trong lớp có được một sự thoải mái và gửi lời mời đến một ai đó!

- Khẩu hiệu, nội quy lớp, những điều nên/không nên làm.

- Các ứng dụng của chữ viết trong cuộc sống: Bao gồm những tài liệu giàu màu sắc khác chẳng hạn như những cuốn danh bạ điện thoại, những tờ thực đơn, thẻ thư viện, thiệp mời sinh nhật, thư viết tay, lời chúc trên thiệp,… Tất cả được viết trên giấy với nhiều màu sắc sinh động có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, kích thích sự sáng tạo, giảm ức chế và căng thẳng.

- Khi viết mẫu, dành thời gian chú ý đến những lỗi chính tả và quá trình chỉnh sửa liên quan, vì điều này sẽ chứng minh được quá trình tập viết. Học sinh sẽ nhận ra việc mắc phải lỗi chính tả, kiểm tra lại và chỉnh sửa là điều bình thường.

- Cung cấp một lựa chọn những trò chơi và câu đố về chữ cho cho học sinh chơi chẳng hạn như trò chơi xếp chữ theo yêu cầu, nối số, các trò chơi ghép vần tương ứng hoặc trò chơi tìm cặp….

Một môi trường chữ viết phong phú có thể được cá nhân hóa để đáp ứng các nhu cầu của học sinh. Giáo viên có thể tạo ra các hoạt động độc lập và trực tiếp để tăng cường sự hiểu biết khái niệm về bản in, nhận thức về âm vị và ngôn ngữ, việc phát triển từ vựng và khả năng lĩnh hội cùng với một vài kĩ năng khác. Những hoạt động trên chắc chắn là một điều tốt đẹp để giúp tất cả trẻ em đạt được những kĩ năng cần thiết khi tập đọc, tập viết và vì thế tạo nên mối liên hệ đối với tất cả các môn học trong chương trình giảng dạy.

Như vậy, muốn học sinh viết đúng, viết đẹp, phải giúp các em cảm thấy thích viết chữ, hứng thú và có cảm xúc với con chữ, dòng chữ mà mình viết. Nét chữ đẹp ấy vì thế được duy trì lâu dài và thể hiện được cả tính cách, tâm trạng của người viết. Vì vậy, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập viết là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành năng lực sử dụng chữ viết của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.

3.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm

3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là khâu quan trọng và có vị trí đặc biệt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không có điều kiện để tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng lớn song chúng tôi mong muốn qua thực nghiệm sẽ trả lời một phần cho vấn đề đang nghiên cứu như sau:

- Kiểm tra tính khả thi của các vấn đề nêu ra trong luận văn, để kiểm nghiệm, đánh giá kết quả những biện pháp đã nêu trong chương 3.

- Hiệu quả của việc dạy tập viết khi sử dụng các biện pháp nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể mạnh dạn vận dụng các biện pháp nêu ở chương 3 vào trong việc giảng dạy tập viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm đã nêu trên, chúng tôi tiến hành các nội dung sau:

- Biên soạn giáo án thực nghiệm có sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

- Tổ chức dạy học thực nghiệm 2 bài được thiết kế theo các đề xuất mà luận văn đã đề ra trong 2 tiết ở lớp 1 gồm:

+ Tuần 17: Bài 16: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. + Tuần 22: Luyện tập (Tập viết buổi thứ 2).

(Xem phụ lục: Giáo án)

- Tổ chức theo dõi việc dạy học thực nghiệm theo tài liệu đã biên soạn, theo giáo án dạy học đã đề xuất.

- Tập hợp, phân tích, xử lý kết quả để rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng hình thức mà chúng tôi đã đề xuất.

3.3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

- Để hạn chế các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 80)