Phương pháp trò chơi tập

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 66)

* Mục đích, ý nghĩa

Đối với trẻ mà nói, chơi chính là cuộc sống, là thiên tính của trẻ, là một hoạt động để trẻ nhận thức về con người, về mọi sự vật xung quanh chuẩn bị thích hợp cho sự lao động và công việc tương lai. Do vậy, trẻ ham chơi là một biểu hiện hết sức bình thường. Trong thực tế dạy học , giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập giúp các em thư giãn, có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của các em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em cũng như khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên hơn, gây gò bó, gây áp lực.. Việc chơi mà học, học mà chơi đó sẽ khiến đời sống của trẻ thêm phong phú, cá tính của trẻ được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng nhờ đó mà được tăng cường.

Do vậy, thầy cô không nên bóp nghẹt hứng thú của trẻ đối với hoạt động vui chơi để rèn luyện hứng thú học tập ở trẻ. Bởi vì:

- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh.

a. Trò chơi Khởi động * Mục đích, ý nghĩa

Khuyến khích sự vận động của các cơ nhỏ của bàn tay (để khởi động trước khi các em bắt đầu tập viết)

- Với bóng cao su: (sử dụng tay phải, nếu có nhiều bong có thể dùng cho 2 tay): Ở lứa tuổi này các em còn lóng ngóng, vụng về khi cầm bút, giáo viên cho các dùng tay bóp bóng cao su có kích cỡ vừa lòng bàn tay theo nhịp khi hát một bài hát (thường là các bài hát ngắn), giúp tăng sức mạnh của tay các ngón tay.

- Xòe ngón tay:

Ví dụ:

Bài 1: Gia đình tôi

- Gia đình tôi (Xòe và giơ tay lên trước mặt) - Người thì cao (Giơ ngón giữa)

-Người thì béo (Giơ ngón cái)

- Người tầm thước (Giơ ngón trỏ và ngón nhẫn) - Người bé tí tẹo tèo teo (Giơ ngón út).

Bài 2: Ngôi nhà hạnh phúc

- Mẹ yêu của bé (Giơ tay phải đang nắm, dúng tay trái kéo ngón cái lên)

- Bố ngồi cạnh bên (Nhấc ngón trỏ lên) - Anh cao khỏe hơn (Nhấc ngón giữa lên) - Chị ngồi vờn bóng (Nhấc ngón nhẫn lên)

- Em bé tí hon, đang ngồi múa hát (Nhấc ngón út lên) - Cả nhà đều vui (Cả năm ngón tay cùng vẫy vẫy)

b. Trò chơi Nối số * Mục đích, ý nghĩa

Được thực hiện nhằm mục đích làm xuất hiện con chữ. Một mặt, trò chơi này giúp học sinh học cũng như ôn lại quy trình viết con chữ, mặt khác, giúp giáo viên làm công cụ để giới thiệu các bài ôn tập hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh hơn.

- Nối chữ ra chữ “m” => để giới thiệu bài ôn tập các vần tận cùng là “m”: am, ăm, âm,….

c. Trò chơi đố chữ * Mục đích, ý nghĩa

Dựa vào một số đặc điểm nổi bật của con chữ đã học, học sinh nhớ lại và giải được các câu đố. Từ việc thể hiện khả năng mình qua những câu đố tiếng Việt thú vị, các em sẽ hăng say tham gia học tập hơn và tìm thấy hứng thú của mình khi học tập viết.

Đối với học sinh lớp 1, các câu đố cần đơn giản cụ thể,mang những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với các em nhằm tránh gây sự chán nản khi gặp các câu hỏi khó.

* Cách thực hiện

Giáo viên tổ chức trò chơi câu đố khi kiểm tra bài cũ, củng cố khi học bài mới, hoặc thi đố chữ trong các bài ôn tập, các giờ ngoại khóa,….

Ví dụ:

Chữ “nờ” hai nét móc Đứng liền kề cạnh nhau

Thêm một nét móc nữa Đó chữ gì, nói mau?

(Chữ M)

Một nét đứng thẳng nghiêm chào Trên thêm dấu chấm (.) chữ nào nói ngay?

(Chữ I)

d. Trò chơi Xếp chữ * Mục đích, ý nghĩa

Trò chơi xếp chữ tăng cường khả năng quan sát, giúp các em linh hoạt hơn.

* Cách sử dụng

Giáo viên viết lên bảng hoặc một tờ giấy to dãy dãy chữ cái (tùy bài học hoặc bài ôn) và đánh số thứ tự.

Học sinh ghi nhớ các chữ cái ứng với các con số trên bảng, sắp xếp các chữ cái vào ô để tạo thành từ, giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh quan sát.

Ví dụ: Kiểu 1

e. Trò chơi: Tạo chữ cái từ bộ phận của cơ thể * Mục đích, ý nghĩa

Trò chơi này khơi nguồn sự sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, tạo không khí vui tươi.

* Cách sử dụng

Để giới thiệu chuyển tiếp từ tiết học vần sang học tập viết, đồng thời tăng sự hứng thú, giáo viên khuyến khích học sinh tạo các chữ cái từ bộ phận cơ thể và theo nhiều cách khác nhau.

- Chữ o: Giơ hai tay lên cao qua đầu, cho 2 ngón giữa chạm nhau tạo thành chữ o

- Chữ c: Một cánh tay cong lên, một cánh tay cong xuống, hai đầu ngón giữa không chạm nhau và quay về một bên.

- Chữ x: 2 học sinh có thể làm 2 chữ c rồi cho lưng dựa vào nhau; 2 học sinh ngồi dưới đất, quay lưng vào nhau, thẳng chân ra, 2 tay chụm lại cong về phía trước.

- Chữ t: Đứng thẳng người để cây ngang vai, tay giơ thẳng xa hơn đùi một chút, bàn chân trái giơ mũi chân trái sang ngang và hướng lên trên.

- Chữ q: Đứng thẳng, chụm hai chân tạo thành một nét thẳng đứng. Tay giơ lên phía trên chạm các ngón tay vào đầu thành một nét cong tạo thành chữ q.

- Chữ h: Tay trái vòng trên đầu chạm vào tai phải, tay phải giơ thẳng và xa đùi một chút. Chân phải quỳ xuống, chân trái chống lên, bàn chân trái giơ mũi chân trái sang ngang và hướng lên trên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w