Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú qua việc phát triển mô

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 85)

trường chữ viết trong lớp đối với học sinh lớp 1

* Mục đích, ý nghĩa

Ngoài nội dung bài học, cách thức tổ chức, … thì việc phát triển môi trường chữ viết trong lớp cũng góp phần quan trọng không nhỏ nhằm tạo hứng thú tập viết cho học sinh. Với một không gian thoải mái, tích cực, có nhiều yếu tố hấp dẫn từ môi trường sẽ tác động, kích thích học sinh tham gia tích cực để đạt hiệu quả nhất trong việc học tập của mình.

* Cách thức thực hiện

Học tập là một hoạt động diễn ra trong một thời gian dài và rất dễ gây nhàm chán và mệt mỏi. Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy tạo một nơi học tập thật thoải mái. Bộ bàn ghế chắc chắn và vừa tầm đảm bảo để cơ thể được thoải mái, không gò bó sẽ làm học sinh dễ chịu hơn khi mỗi khi ngồi học. Phòng học có đầy đủ ánh sáng và không khí trong lành. Ánh sáng tự nhiên tốt hơn ánh sáng nhân tạo. Không khí trong lành sẽ cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết để não hoạt động hiệu quả. Không khí mát mẻ sẽ khiến học sinh tỉnh táo và tập trung.

Mặt khác, giáo viên phải luôn suy nghĩ cách làm phòng học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Việc trang trí lớp có lẽ không còn trở nên xa lạ với giáo viên tiểu học, những chậu hoa, xương rồng, cây xanh (đặc biệt là cây trầu bà) trên bàn học để mang lại màu sắc tự nhiên và sự sáng sủa…

Khi nói về một môi trường chữ viết phong phú, điều quan trọng là giáo viên phải đưa học sinh đi vào mọi khía cạnh của chữ viết bao gồm việc đọc và viết chứ không phải là viết không. Môi trường này phải mang lại cho học sinh

sự rõ ràng và tinh tế để chúng luôn muốn mình là một phần trong đó và cảm thấy bản thân được khuyến khích tham gia mà không bị ràng buộc.

Với tư cách là người giáo viên, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để giảng dạy bằng cách sử dụng linh hoạt các nội dung và các phương pháp dạy học. Về bản chất, vai trò của giáo viên là khuyến khích tất cả các nỗ lực của trẻ vào 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết qua việc tạo ra một môi trường chữ viết phong phú.

Chúng ta có một số hình thức trang trí để tạo môi trường chữ viết như: - Góc học tập: Các quy tắc chính tả, công thức, các bài viết đẹp của học sinh…,

- Góc thư viện: Cung cấp nhiều loại sách trong lớp học, sách có nhiều tranh ảnh, sách có những từ đơn giản và sách với nhiều từ ngữ phức tạp. Bên cạnh đó, bất kể các loại sách truyện nào được sáng tác bởi trẻ em hoặc của cả lớp cũng nên được trưng bày. Làm cho thư viện trong lớp có được một sự thoải mái và gửi lời mời đến một ai đó!

- Khẩu hiệu, nội quy lớp, những điều nên/không nên làm.

- Các ứng dụng của chữ viết trong cuộc sống: Bao gồm những tài liệu giàu màu sắc khác chẳng hạn như những cuốn danh bạ điện thoại, những tờ thực đơn, thẻ thư viện, thiệp mời sinh nhật, thư viết tay, lời chúc trên thiệp,… Tất cả được viết trên giấy với nhiều màu sắc sinh động có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, kích thích sự sáng tạo, giảm ức chế và căng thẳng.

- Khi viết mẫu, dành thời gian chú ý đến những lỗi chính tả và quá trình chỉnh sửa liên quan, vì điều này sẽ chứng minh được quá trình tập viết. Học sinh sẽ nhận ra việc mắc phải lỗi chính tả, kiểm tra lại và chỉnh sửa là điều bình thường.

- Cung cấp một lựa chọn những trò chơi và câu đố về chữ cho cho học sinh chơi chẳng hạn như trò chơi xếp chữ theo yêu cầu, nối số, các trò chơi ghép vần tương ứng hoặc trò chơi tìm cặp….

Một môi trường chữ viết phong phú có thể được cá nhân hóa để đáp ứng các nhu cầu của học sinh. Giáo viên có thể tạo ra các hoạt động độc lập và trực tiếp để tăng cường sự hiểu biết khái niệm về bản in, nhận thức về âm vị và ngôn ngữ, việc phát triển từ vựng và khả năng lĩnh hội cùng với một vài kĩ năng khác. Những hoạt động trên chắc chắn là một điều tốt đẹp để giúp tất cả trẻ em đạt được những kĩ năng cần thiết khi tập đọc, tập viết và vì thế tạo nên mối liên hệ đối với tất cả các môn học trong chương trình giảng dạy.

Như vậy, muốn học sinh viết đúng, viết đẹp, phải giúp các em cảm thấy thích viết chữ, hứng thú và có cảm xúc với con chữ, dòng chữ mà mình viết. Nét chữ đẹp ấy vì thế được duy trì lâu dài và thể hiện được cả tính cách, tâm trạng của người viết. Vì vậy, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập viết là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành năng lực sử dụng chữ viết của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1 (Trang 85)