Thực tế hiện nay, thời lượng dạy viết chữ cho học sinh lớp 1 ở giai đoạn viết các con chữ, chủ yếu được đan xen trong giờ học vần. Thời gian không nhiều nên giáo viên luôn tích cực sử dụng các biện pháp trực quan (chữ mẫu, chữ viết của giáo viên), hỏi đáp (cấu tạo nét, quy trình) và luyện tập thực hành. Quá trình này được lặp đi lặp lại một cách “đơn điệu” nên học sinh cảm thấy chưa thật sự cảm thầy thích thú với chữ viết.
Bảng 9: Các biện pháp giáo viên lớp 1 đã sử dụng để bồi dưỡng hứng thú tập viết
Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú Số lượng Tỉ lệ (%) Về mặt nội dung 2 5,9 Về mặt phương pháp 29 85,9 Về mặt phương tiện 31 91,2 Về mặt đánh giá 22 64,7
Theo bảng thống kê, ta thấy giáo viên “tuân thủ” nội dung chương trình, chỉ mạnh dạn đổi mới phương pháp (85,9%) theo tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn trong quá trình khai thác kiến thức. Vấn đề tạo hứng thú trên phương diện phương tiện dạy học đã đạt tỉ lệ cao (91,2%) qua việc sử dụng phần mềm Power Point, tuy nhiên còn mang tính “trình diễn”. Trong năm học 2013 - 2014, đối với bài viết của học sinh không đánh giá bằng điểm mà bằng nhận xét cũng đã làm giảm bớt áp lực cho học sinh đạt tỉ lệ (64,7%).
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, nội dung khảo sát đã được thiết kế và đưa ra tiêu chí đánh giá, mức độ của hứng thú nhằm phân tích rõ thực trạng, đặc điểm hứng thú tập viết và hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú tập viết của các em cũng như phương pháp dạy tập viết của giáo viên.
Chúng tôi thấy rằng, thực trạng hứng thú tập viết cho học sinh hiện nay chưa cao. Mặc dù các trường luôn đẩy mạnh phong trào viết chữ đẹp và cũng đạt được nhiều thành tích, nhưng ở lứa tuổi này việc tập viết dường như “khô
khan” nên khách quan chúng ta thấy dường như có sự “đối phó” từ phía học sinh. Từ đó, dẫn đến hiện tượng: khi nào giáo viên kiểm tra, học sinh sẽ viết tốt, nếu không kiểm tra thì dường như học sinh kết quả tập viết sẽ không đạt kết quả cao.
Nhiều giáo viên đã có hướng tích cực trong công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh nhưng cách làm còn đơn điệu, chủ yếu là “viết nhều cho quen tay”. Giáo viên vẫn còn chưa linh hoạt tổ chức các biện pháp dạy học tích cực để lôi cuốn, tạo hứng thú tập viết cho học sinh lớp 1.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1