1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG

86 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 762,35 KB

Nội dung

Dạy TV ở Tiểu học là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt, về chuẩn tiếng Việt, rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BẠCH THỊ HƯƠNG

RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BẠCH THỊ HƯƠNG

RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS Khổng Cát Sơn

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – Thạc sĩ Khổng Cát Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp và các thầy cô trong khoa Tiểu học – Mầm non, những người đã dạy dỗ và dìu dắt em trong 4 năm học vừa qua Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

và các em trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế, thực nghiệm

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp K51- ĐHGD Tiểu học A đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn !

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Bạch Thị Hương

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của đề tài 5

9 Cấu trúc của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Khái niệm dạy Học vần 7

1.1.2 Khái niệm phát âm 7

1.1.3 Vị trí, nhiệm vụ của Học vần và phát âm ở Tiểu học 8

1.1.4 Cơ sở khoa học của dạy Học vần và dạy phát âm 8

1.1.5 Cơ sở sư phạm của dạy Học vần và luyện phát âm cho học sinh lớp 1 14

1.1.6 Dạy học vần ở tiểu học 16

1.1.7 Sách giáo viên 20

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1 Thực trạng dạy phát âm cho HS lớp 1 25

1.2.2 Thực trạng học phát âm của HS lớp 1 28

1.2.3 Thực trạng việc rèn phát âm tiếng Việt cho HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai 30

TIỂU KẾT 34

Trang 6

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG

VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG 36

2.1 Đề xuất biện pháp rèn kĩ năng phát âm 36

2.1.1 Sử dụng trò chơi trong dạy học luyện phát âm 36

2.1.2 Kết hợp với phụ huynh cho tăng cường việc nói tiếng Việt ở nhà 42

2.1.3 Kết hợp vừa đọc vừa viết chữ 46

2.1.4 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin 47

TIỂU KẾT 60

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 61

3.1 Mục đích thực nghiệm 61

3.2 Đối tượng, thờ i gian, đi ̣a bàn thực nghiê ̣m 61

3.2.1 Đối tượng 61

3.2.2 Thơ ̀ i gian, đi ̣a bàn thực nghiê ̣m 61

3.3 Nội dung thực nghiệm 61

3.4 Tiêu chí 62

3.5 Kết quả thực nghiê ̣m 63

PHẦN KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trường Tiểu học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục Là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục tạo tính tự giác trong quá trình phát triển của trẻ Là công trình văn hoá giáo dục bền vững, nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ

Học sinh Tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước, mà bậc Tiểu học là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng để các em bước vào ngưỡng cửa của tương lai Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán là các kỹ năng cơ bản của bậc Tiểu học cần đạt được

Trong số các môn học ở nhà trường Tiểu học thì môn Tiếng Việt ( TV ) là môn học cần thiết chiếm số tiết nhiều nhất với nhiều phân môn khác nhau nhằm hình thành rèn luyện cho học sinh ( HS )một hệ thống kĩ năng

Dạy TV ở Tiểu học là trang bị cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt, về chuẩn tiếng Việt, rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong quá trình giao tiếp bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.Trong số các phân môn TV ở đầu cấp thì phân môn Học vần là phân môn quan trọng trong chương trình TV ở Tiểu học và nhằm rèn luyện cho học sinh lớp 1 hai kĩ năng chủ yếu là: đọc - viết Phân môn học vần chỉ có ở chương trình TV 1, với mục tiêu dạy chữ viết, dạy phát âm, dạy đọc, nói, cho HS lớp 1, Học vần giúp học sinh bước đầu làm chủ công cụ, phương tiện học tập – đó là tiếng Việt – để giúp các em nhận thức được thế giới xung quanh, có điều kiện học tốt môn TV và các môn học khác trong chương trình Tiểu học

1.2 Yêu cầu quan trọng đối với phân môn Học vần ở lớp 1 là rèn cho

HS kĩ năng phát âm.Phát âm chuẩn có nhiều lợi thế Trước hết, nó giúp HS viết đúng chính tả, phát âm dễ dàng khi học ngoại ngữ và các môn học khác Phát

âm chuẩn còn tạo điều kiện cho HS rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc sau này

Trang 8

Trong năm học 2010-2011; 2011-2012 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Khương đã chỉ đạo 09 trường Tiểu học trong huyện thuộc các trường

vùng khó thực hiện chuyên đề “Rèn phát âm cho học sinh lớp 1 là người dân

tộc Thiểu số” đạt hiệu quả tốt đối với học sinh dân tộc Thái, Khơ mú, Dao

nhưng với học sinh dân tộc Mông thì hiệu quả chưa cao Trong năm học

2012-2013, ngoài một số trường ỏ các vùng tình miền núi phía Bắc, các trường có chất lượng đại trà tương đối ổn định thì đa số các trường có số lượng học sinh là người dân tộc thiểu số tương đối đông trường đó dân tộc Mông chiếm đa số tỷ lệ

là 75,9 %, còn lại là học sinh dân tộc Mông và một số dân tộc khác Trong số học sinh các dân tộc thiểu số thì học sinh dân tộc Mông phát âm tiếng Việt là khó khăn nhất, bởi học sinh dân tộc thiểu số ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế, các em đến trường học phải thường xuyên được rèn bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt Tuy nhiên hạn chế lớn là các em thường phát âm sai, đọc lệch chuẩn tiếng Việt Học sinh dân tộc Mông việc phát âm của các em theo âm gió phát âm giống như khi ta phát âm tiếng Anh, chính vì vậy khi phát

âm tiếng Việt các em phát âm sai và đọc lệch chuẩn trầm trọng, từ việc đọc sai, nói sai dẫn đến việc viết sai theo đọc, nói nên khi người khác đọc văn bản do các

em viết đã hiểu sai nội dung văn bản đó

Căn cứ vào thực tế, thực trạng phát âm tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Mông khi học tiếng Việt và căn cứ vào văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai về công tác nâng cao chất lượng nhất là những lớp đầu cấp và việc cần thiết thực hiện rèn học sinh dân tộc Mông đọc đúng, chúng

tôi mạnh dạn chọn đè tài nghiên cứu: “Rèn kĩ năng phát âm tiếng Việt cho học

sinh lớp 1 dân tộc Mông” từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng đọc, hiệu quả học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Mông

2 Lịch sử vấn đề

Phát âm chuẩn chính âm sẽ giúp người nghe cảm nhận được đầy đủ và chính xác giá trị nội dung của văn bản Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp luyện phát âm cho HS là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Với những cuốn cơ bản như:

Trang 9

“Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1”của tác giả Lê Phương Nga – Lê A –

Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003) cũng đề cập đến phân môn Học vần về: mục tiêu, cỏ sở tâm lí học, ngôn ngữ học của việc dạy Học vần lớp 1, một số nguyên tắc dạy Học vần, phương pháp dạy Học vần

“Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (Giáo trình chính thức đào tạo GV

Tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2 ) của Lê A – Thành Thị Yên

Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến cũng đưa ra cỏ sở lí luận và một số phương pháp dạy Học vần

“Ngữ âm họcTiêng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học” (tài liệu đào

tạo GV) của dự án phát triển GV Tiểu học (NXB Giáo dục, 2006) cũng đề cập đến phương pháp dạy kĩ năng nói cho HS Tiểu học và nghiên cứu cơ sở khoa học của việc dạy phát âm Tiếng Việt cho HS dân tộc Ngoài ra cuốn sách cũng đưa ra một số biện pháp để luyện phát âm và sửa lỗi phát âm cho HS trong dạy Học vần Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những vấn đề lí luận mà chưa đưa ra được các biện pháp cụ thể để luyện phát âm cho HS lớp 1

“Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Cù Đình Tú – Hoàng Văn

Thung – Nguyễn Nguyên Trứ(NXB Giáo dụ, 1978) đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trường Mặc dù đã nêu ra một số biện pháp

cụ thể có liên quan đến luyện phát âm song chưa hướng tới đối tượng cụ thể

“Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” của tác giả

Đàm Hồng Quỳnh (NXB Giáo dục, 2003 có nói đến sử dụng thiết bị trong dạy Học vần bao gồm : sử dụng bộ chữ; sử dụng tranh, ảnh; sử dụng mô hình; sử dụng mẫu vật trong dạy học âm vần; sử dụng thiết bị dạy học từ ứng dụng, câu ứng dụng

“Vui học Tiếng Việt” của tác giả Trần Mạnh Hưởng (NXB Giáo dục,

2000) đã biên soạn những trò chơi, những bài tập vui nhẹ nhàng về Tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc tiểu học đẻ HS vừa

có thể tự học mà vẫn được chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui – vui học” một cách hứng thú và bổ ích

Trang 10

Hầu hết các tác giả đều đề cập đến những vấn đề về phân môn Học vần và luyện phát âm cho HS lớp 1 nhưng còn mang tính lí thuyết, chung chung Để kế thừa và phát huy các tinh thần, tư tưởng của các công trình nghiên cứu nói trên đồng thời đề xuất một số biện pháp luyện phát âm cho HS lớp 1, chúng tôi chọn

đề tài: “Rèn kĩ năng phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đân tộc Mông”

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng dạy Học vần ở lớp 1, thực trạng dạy và học phát âm cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông ở trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai để từ thực tế dạy học đề xuất biện pháp rèn kĩ năng phát âm tiềng Việt cho HS lớp 1 dân tộc Mông, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy và học phát âm cho

HS lớp 1 ở trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Đề xuất một số biện pháp luyện phát âm cho HS lớp 1 trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Tổ chức thực nghiệm để xác định tính khả thi của các biện pháp đã đề ra

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tình trạng phát âm của HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu

học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến HS phát âm sai

Trên cơ sở thực nghiệm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học luyện phát âm cho HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường

Khương – Lào Cai

Nghiên cứu việc phát âm trên khách thể là HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

6 Giả thuyết khoa học

Trên thực tế tình trạng HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai phát âm sai tiếng Việt còn khá phổ biến Việc phát

âm sai này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: do phương ngữ,

do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ của HS dân tộc, do môi trường giao tiếp của HS

Trang 11

Việc rèn luyện kĩ năng phát âm tiếng Việt có thể được nâng cao khi đề tài hoàn thành

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Mục đích: thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu, các công trình khoa học có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài

Phương pháp đọc

Phương pháp phân tích

Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp trò chuyện : thu thập thông tin về thực trạng phát âm HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt cho HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học

8 Đóng góp của đề tài

Là tài liệu tham khảo cho GV Tiểu học trong quá trình giảng dạy ở miền núi nói chung, GV dạy học lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai và sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non nói riêng, trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Nếu được ứng dụng, đề tài sẽ góp phần giúp các GV trong quá trình rèn luyện kĩ năng phát âm đúng cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phát âm nói riêng, môn TV và các môn học khác trong nhà trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung cơ bản của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Trang 12

Chương 2: Đề xuất biện pháp rèn kĩ năng phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Chương 3: Thực nghiệm

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm dạy Học vần

Dạy Học vần là việc tổ chức cho HS làm quen, nhận diện các âm, vần, tiếng rèn cho HS các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên do chữ viết là một đối tượng mới của HS lớp 1nên kĩ năng viết và kĩ năng nói (kĩ năng phát âm) được chú trọng Đồng thời thông qua việc dạy chữ, dạy âm, Học vần còn cung cấp cho các em lòng yêu thích thơ văn

Tóm lại, dạy Học vần cung cấp cho HS một công cụ quan trọng: đọc và viết chữ viết tiếng Việt Nhờ công cụ này mà HS có phương tiện để học lên các lớp trên Dạy học vần chỉ tổ chức cho HS thực hành, không tổ chức giới thiệu

về mặt lí thuyết

1.1.2 Khái niệm phát âm

Theo cuốn Từ điển TV: “Phát âm là phát ra các âm thanh của ngôn ngữ bằng các động tác, lưỡi”

Phát âm trong giờ học vần của HS tiểu học được thể hiện thông qua việc đọc đúng, ghép đúng tiếng, từ Phát âm chuẩn, đúng góp phần quan trọng trong việc giúp HS đọc đúng chương trình TV và nói đúng trong giao tiếp Muốn phát

âm chuẩn, luyện phát âm chuẩn cho HS thì GV cần nắm vững những đơn vị ngữ

âm của mỗi đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động phát âm như: âm vị

và âm tiết Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có chức năng phân biệt nghĩa và nhận diện từ

*Ví dụ: Khi nghe một em bé goi “ba” Ta nhận ra từ “ba” nhờ các âm “b”,

“a”

Để ghi các âm vị, người ta dùng kí hiệu ghi âm tố đặt ở trong / /

*Ví dụ : /b/, /a/

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ

*Ví dụ: thuyền : phụ âm đầu / t /

âm đệm / u /

Trang 14

âm chính / ie /

âm cuối / n / thanh điệu / 2 /

Âm tiết tiếng Việt là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn giản về mặt tổ chức, có giá trị về mặt ngữ pháp Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định

về mặt hình thức và ranh giới của âm tiết TV do tính chất cố định nên bất biến

Phát âm đúng, chuẩn chỉ có thể có được trên cơ sở GV hiểu rõ các yếu tố :

âm vị, âm tiết Vì đó là một trong những cơ sở quan trọng để luyện phát âm cho

HS tiểu học đặc biệt là HS lớp 1

1.1.3 Vị trí, nhiệm vụ của Học vần và phát âm ở Tiểu học

Phân môn Học vần ở bậc Tiểu học rèn cho HS các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết trong đó đọc và viết được dặc biệt ưu tiên Học vần có nhiệm vụ giúp HS:

- Nắm được một cách có hệ thống các âm vị trong tiếng Việt : nguyên âm, phụ âm, thanh điệu; nắm được các dạng chữ ghi âm: a, b, c, …; các dấu ghi thanh: thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc,…; thuộc bảng chữ cái TV và phát âm một cách chính xác

- Biết ghép âm, thanh điệu, vần, nắm được vị trí các âm vần, biết ghép phụ âm đầu với vần tạo thành tiếng và phát âm đúng, đọc đúng, viết bảng đúng tiếng đó

- Biết phát âm đúng chính âm, viết đúng chính tả các câu, vần và biết đọc các câu, từ, đoạn văn, thơ trong bài học

- Rèn các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS đặc biệt là kĩ năng đọc (phát

âm chuẩn) và kĩ năng viết Ngoài ra, phân môn Học vần còn giúp phát triển vốn

từ cho HS, tập cho các em viết đúng các mẫu câu ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội và giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS

1.1.4 Cơ sở khoa học của dạy Học vần và dạy phát âm

1.1.4.1 Cơ sở triết học Mác- Lê nin

Triết học Mác- Lê nin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy

Trang 15

học TV nói chung và phương pháp dạy Học vần nói riêng Đặc biệt là những lí thuyết về quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy cũng như về bản chất xã hội của ngôn ngữ có ảnh hưởng đến quan điểm chung của dạy Học vần

Theo V I Lê nin “ Ngôn ngữ là hương tiện giao tiếp quan trọng nhất của

loài người” Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là

phương tiện của giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện đặc trưng của loài người Không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại Mục đích nghiên cứu của ngôn ngữ trong nhà trường nhằm giúp cho HS có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo coi đó là phương tiện để giao tiếp Vì vậy, phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học Tất cả các giờ dạy TV, cả dạy đọc, viết… phải đi theo khuynh hướng này HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ , nắm vững các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình và cho người khác nên ngôn ngữ cần phải rõ ràng, chính xác, đúng đắn dễ hiểu Đồng thời vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp là phương tiện để dạy Và học TV

Ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy “ Ngôn ngữ là hiện thực trực

tiếp của tư tưởng” ( C Mác ) Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgic, lí

tính Trong các đơn vị của dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những hình thức ngôn ngữ khác nhau

1.1.4.2 Cơ sở tâm - sinh lý học

Sự chuyển đổi loại hình hoạt động của trẻ ở đầu lớp 1: các nhà nghiên

cứu tâm lí đã chỉ ra rằng : mỗi con người là một thực thể của xã hội Con người

ấy sẽ trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau về tâm lý, nhận thức cũng như thể chất Trong đó giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi có thể coi là nền tảng, tiền đề ; giai đoạn từ 6 tuổi đến 11 tuổi là giai đoạn cơ sở mang tính quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người Ở hai giai đoạn này có

sự chuyển đổi hoạt động : nếu như ở trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ

Trang 16

đạo, các em được vui chơi những gì mình thích thì bước sang giai đoạn sau, học tập là chủ yếu, hoạt động vui chơi giảm dần

Học lớp 1 là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ Tư đay hoạt động chủ đạo của trẻ: hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo chuyển sang hoạt động mới: hoạt động học học tập Ở đây các em trở thành HS thực thụ và có địa vị mới trong gia đình và xã hội Các em được biết đến lớp học, bạn bè, thầy cô Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động đến tâm, sinh lí của trẻ Do đó phải giúp trẻ thích ứng với hoạt động bằng nội dung vừa sức cùng với sự động viên, khích lệ

Sự hình thành hoạt động có ý thức ở trẻ lớp 1: các nhà khoa học đã chỉ rõ:

về mặt sinh lý ở trẻ 6 – 7 tuổi, khối lượng của bộ phận não đã đạt tới 90% khối lượng bộ não người lớn Sự chín muồi về mặt sinh lý cùng với sự phát triển của những quá trình tâm lí đã tạo điều kiện để các em có thể thục hiện một hoạt

động mới : hoạt động học tập Đó là hoạt động có ý thức.Tuy vậy ở giai đoạn

đẩu lớp 1 ( học âm, chữ, vần ) những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ như: các em đến lớp phải học thuộc bài, ngồi ngay ngắn, thực hiện đúng quy định của lớp học Hơn nữa trong nhận thức của các em, địa vị của thầy cô giáo lớp 1 cũng khác với cô giáo mẫu giáo Những điều này đã làm cho một số em trong giờ học

thường rụt rè, không dám đọc to… làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ Học vần

Đặc điểm của hoạt động tư duy ở trẻ lớp 1: trên cơ sở ý thức đã hình

thành, khả năng tư duy bằng tín hiệu của trẻ cũng phát triển Đây chính là cơ sở

để các em lĩnh hội chữ viết, là những tín hiệu thay thế ngữ âm Ở độ tuổi 6 – 7tuổi khả năng phân tích – tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đó cho phép các

em tập tách từ thành tiếng, âm và chữ phát âm chuẩn, chính xác tiếng, âm đó

Trong giáo trình “ Tâm lý học đại cương”, A V.Pêtrôvxky có viết: “Ở

tuổi tiền mẫu giáo tư duy về cơ bản mang tính trực quan hành động Đứa bé phân tích và tổng hợp đối tượng cần nhận thức trong quá trình nó dùng tay tách

ra, chia cắt rồi ghép lại những sự vật khác nhau mà tri giác được trong lúc đó”

Còn theo L’Vov, ông cho rằng : “Những khảo cứu chuyên biệt và khảo nghiệm

đã chỉ rõ trẻ em lớp 1 đã sẵn sàng tri giác các ngữ âm tách biệt, đã sẵn sàng thể

Trang 17

hiện các hoạt động của tư duy, phân tích và tổng hợp” Như vậy, ở trẻ đã bắt

đầu hình thành và phát triển quá trình tâm lý (cảm giác, trí nhớ, tư duy…) khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát tuy còn sơ đẳng nhưng đã có ở mức độ cao thấp khác nhau Vì vậy, trong giờ học phân môn Học vần trẻ còn có thể tập ghép chữ tạo thành âm, vần, tiếng, từ Ở độ tuổi này, cơ quan phát âm của trẻ tương

đối hoàn chỉnh tạo điều kiện cho quá trình Học vần: luyện phát âm, luyện nói…

Năng lực vận động của trẻ ở lứa tuổi lớp 1: lứa tuổi 6 – 7 tuổi, năng lực

vận động của trẻ cũng đã đạt được những bước phát triển đáng kể Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động cuả cơ thể như tay, mặt, đầu, cổ có thể phối hợp nhiều động tác khác nhau Đây là điều kiện cần thiết để các em có thể học viết, một hoạt động đòi hỏi sự chủ động của cánh tay, ngón tay, bàn tay với

sự phối hộp của mắt nhìn, tai nghe, tay viết

Ở thời kì này, ý thức về cấu trúc không gian của trẻ cũng hình thành Sự phân biệt bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái… không còn khó khăn đối với các em Dựa vào những đặc điểm này, GV có thể hướng dẫn các em tập viết, luyện phát âm tốt hơn

Từ những đặc điểm tâm – sinh lý trên đây ta thấy ở lứa tuổi 6 – 7 tuổi sự phát triển tâm – sinh lý của trẻ đảm bảo đủ điều kiện để các em bước vào quá trình học âm – chữ, học vần

Trên cơ sở những điều kiện về tâm sinh lý của trẻ giai đoạn này, căn cứ vào nhiệm vụ của GV trong dạy Học vần, cần tạo ra cho các em kĩ năng, thói quen: nghe - nói - đọc - viết GV cần tạo ra mục đích, động cơ học tập sao cho nhẹ nhàng, sinh động sao cho thu hút hứng thú học tập của các em Tuy nhiên, mỗi HS là một cá thể và khả năng nhận thức của các em cũng khác nhau Do vậy

để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy Học vần, GV cần nắm rõ những đặc điểm cũng như những diễn biến tâm lý của trẻ Từ đó có những biện pháp điều chỉnh, đổi mới về nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, tư duy, năng lực của trẻ, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn trẻ tham gia Học vần

1.1.4.3 Cơ sở ngôn ngữ học

Những đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt và dạy tiếng Việt ở lớp 1:

Trang 18

Đặc trưng loại hình của tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và độc lập, mang nghĩa (xét từ góc độ ngữ âm) Vì thế trong lời nói, ranh giới giữa các âm tiết được thể hiện rõ ràng, các âm tiết không

bị nối dính vào nhau như trong các ngôn ngữ biến hình Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy âm, dạy chữ

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, gồm âm đầu, vần, thanh điệu Các yếu tố cấu tạo âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ lỏng, chặt khác nhau…Phụ âm đầu, vần và thanh điệu kết hợp lỏng, còn các yếu tố của vần kết hợp với nhau khá chặt chẽ Vần có vai trò quan trọng trong tiết tiếng Việt Âm tiết có thể không có phụ âm đầu nhưng không thể thiếu phần vần Người Việt ưa thích nói vần và nhạy cảm avới vần, điều này được thể hiện rõ trong hiệp vần thơ và cách nói lái của người Việt Cấu trúc âm tiết được miêu tả như sau:

Phụ âm đầu

Thanh điệu

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Người ta chia cấu trúc âm tiết thành cấu trúc bậc 1 và bậc 2 Cấu trúc bậc

1 chia âm tiết ra làm 2 phần: âm đoạn (âm đầu và vần; phần vần bao gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối) và siêu âm đoạn ( thanh điệu ) Cấu trúc bậc 2 là sự ohaan chia phần vần bao gồm: âm đệm, âm chính và âm cuối Cấu trúc bậc 2 được kết hợp chặt chẽ với nhau Song ở ngôn ngữ tiếng Việt không có hiện tượng nối âm như các ngôn ngữ khác: mỗi âm tiết tiếng Việt bao gồm: thanh không (thanh ngang), thanh hỏi, thanh nặng, thanh ngã, thanh huyền Ngoài ra còn hệ thống các dấu phụ :

Trong âm â, ă, ư Điều đó cho ta thấy tiếng Việt là ngôn ngữ giàu âm thanh

Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm Nói chung đó là một hệ thống chữ viết tiến bộ.Nguyên tắc cơ bản cuả kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học Về cơ

Trang 19

bản, nguyên tắc đảm bảo sự tương ứng 1 – 1 giữa âm và chữ, tức là mỗi âm chỉ ghi bằng một chữ, mỗi chữ chỉ có một cách phát âm Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong Học vần (học âm, học chữ) Tuy nhiên, trong quá trình dạy Học vần, có ,một số khó khăn về chữ viết do các nguyên nhân:

+ Cấu tạo của hệ thống chữ viết tiếng Việt còn tộn tại một số bất hợp lý như: một âm ghi bằng nhiều con chữ (âm (k) ghi bằng 3 con chữ: c, k ,q) hoặc một chữ dùng để ghi nhiều âm (chữ “g” trong tiếng “gì” và tiếng “gà”) Điều này làm cho các em dễ bị nhầm lẫn khi đọc, khi viết

+ Chữ viết phân biệt theo hệ thống ngữ âm chuẩn nhưng cách đọc của HS laị thể hiện ngữ âm của phương ngôn: HS người miền Bắc thường không đánh vần được các âm quặt lưỡi, HS người miền Trung không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã…

Mặc dù vậy chữ viết tiếng Việt có cấu tạo đơn giản và tiếng Việt có tính thống nhất cao tạo những điều kiện thuận lợi cho dạy Học vần ở Tiểu học nói chung, chương trình lớp 1 nói riêng

Chức năng của ngôn ngữ:

Ngôn ngữ vừa là công cụ của giao tiếp vừa là công cụ của tư duy Khi hoạt động giao tiếp diễn ra cũng có nghĩa là những nhận thức tư tưởng, tình cảm được trao đổi giữa chủ thể giao tiếp với đối tượng giao tiếp Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Không có từ, câu nào mà không biểu hiện khais niệm của tư tưởng và ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào lại không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Tất cả những ý nghĩ, tư tưởng chỉ rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ Với một đứa trẻ 6 tuổi, dù vốn từ còn nghèo nàn, khả năng tư duy chua cao thì việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập, giao tiếp, đặc biệt là khi luyện phát âm, luyện nói trong giờ Học vần, các em đưa vào trong đó những suy nghĩ, định hướng, mục đích ban đầu

Ngôn ngữ là phương tiện để trao đổi tình cảm, tư tưởng giữa người giao tiếp với người được giao tiếp, ngôn ngữ ở cả dạng viết và dạng nói Vì vậy luyện

Trang 20

nói, luyện phát âm, tập viết là những nội dung quan trọng cần đạt được trong dạy Học vần

1.1.5 Cơ sở sư phạm của dạy Học vần và luyện phát âm cho học sinh lớp 1

1.1.5.1 Những khó khăn của ngưỡng cửa lớp 1

Khi trẻ đi học lớp 1 thì hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ vui chơi sang học tập giai đoạn chuyển hoạt động chủ đạo này, trẻ gặp không ít khó khăn đặc biệt là ở giai đoạn đầu lớp 1 Giai đoạn chuyển hoạt động chủ đạo này chúng ta

gọi là “ngưỡng cửa lớp 1”

Trong 6 năm đầu trẻ sống trong gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo các em tích lũy được những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo bằng cách học lỏm, bắt chước…, trẻ chủ yếu học qua hoạt động vui chơi Nhưng khi vào lớp 1 các em gia nhập cuộc sống nhà trường, nhà trường đưa đến cho các em những gì chưa hề có và không thể có được trong 6 năm đầu cuộc đời của trẻ Trở thành học sinh, các

em phải thực hiện nhiều yêu cầu hơn, kỷ luật cao hơn: nề nếp, thời gian tới trường, học thuộc bài và làm bài tập ở nhà Nội dung học tập được sắp xếp theo chương trình có mục đích, hệ thống rõ rệt, đòi hỏi trẻ phải lao động tư duy

và trí óc Đến trường phổ thông, các em phải xây dựng các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè mới, anh chị các lớp trên và mọi ngừơi xung quanh trở nên rộng rãi và phức tạp hơn

Lúc này có nhiều biến đổi trong cuộc sống tâm lý của trẻ: mạnh dạn, sôi nổi nhưng cũng có thể rụt rè, e ngại…

Vì vậy, cần phải có những biện pháp thích hợp giúp trẻ vượt qua “ngưỡng cửa lớp 1”, nhanh chóng bắt nhịp với việc học tập nói chung, môn TV, phân môn Học vần, cách luyện phát âm nói riêng

1.1.5.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1

Tri giác: tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi sau vào chi tiết và

mang tính không chủ động Do đó, các em phân biệt được những đối tượng chưa chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn Đối với HS các lớp đầu bậc Tiểu học, tri giác thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn của trẻ Ngoài ra khả

năng tri giác và đánh giá thời gian, không gian của học sinh tiểu học còn hạn chế

Trang 21

Chú ý: ở lứa tuổi HS tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả

năng điều chỉnh một cách có ý chí chưa mạnh dạn Sự chú ý của HS đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy Nếu ở HS các lớp cuối bậc Tiểu học, chú ý có chủ định được duy trì ngay cả khi chỉ có động cơ xa thì học sinh các lớp đầu bậc học thường bắt mình chú ý khi có những động cơ gần Ở lứa tuổi này, chú ý không chủ định được phát triển Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác

thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em

Sự tập trung chú ý của các em lớp 1, lớp 2 thiếu bền vững, khả năng phát triển chú ý có chủ định, bền vững tập trung ở học sinh tiểu học là rất cao Bản thân của quá trình học tập đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên sự chú ý

có chủ định , rèn luyện ý chí Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát triẻn động cơ học tập mang tính xã hội cao, cùng với sự trưởng thành ấy về

ý thức trách nhiệm với kết quả học tập Vì vậy, trong quá trình dạy học GV cần tạo điều kiện cho HS tham gia học tập bằng các đồ dùng trực quan,nhiều màu sắc sinh động để thu hút sự chú ý của HS

Trí nhớ: do hoạt động hệ thống tín hiệu thứ nhất của HS ở lứa tuổi này

tương đối chiếm nên trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ

từ ngữ - lôgic Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng HS ở lớp

1 và lớp 2 có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần,

có khi chưa hiểu được mối quan hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó Các em thường học thuộc lóng tài liệu học tập theo đúng tứng câu, từng chữ và không

sắp xếp lại, sửa đổi lại, diễn đạt bằng những lời lẽ của mình

Trong quá trình dạy học, GV cần giúp HS biết cách khái quát hóa, đơn giản mọi vấn đề, xác định đâu là nội dung cần ghi nhớ, hình thành các em tâm lý hứng thú, vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức

Ngôn ngữ: hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo, khi trẻ vào

lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và khám phá bản thân

thông qua các kênh thông tin khác nhau

Trang 22

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của trẻ Các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách tạo hứng thú của trẻ vào các loại sách, báo có lời và không lời như: sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích…

Tưởng tượng: tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển và phong phú

hơn so với trẻ mầm non nhờ bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều Lứa tuổi HS tiểu học là lứa tuổi thơ mộng, giúp phát triển trí tưởng tượng Tuy vậy tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít tổ chức, hình ảnh còn thay đổi chưa bền vững Trong dạy học ở tiểu học, GV cần hình thành biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ của GV trong các giờ học lên lớp

được xem như là phương tiện dạy học trực quan ở tiểu học

Tư duy: tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính

hình thức bằng các đặc điểm trực quan của đối tượng và hình tượng cụ thể

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, HS tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của hình tượng đến nhận thức những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hình tượng vào tư duy

Trong quá trình dạy học, GV cần phải nắm được những đặc điểm nhận thức cuả học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1 để có những biện pháp dạy học phù hợp

1.1.6 Dạy học vần ở tiểu học

1.1.6.1 Nội dung chương trình

Nội dung chương trình môn TV ở lớp 1 được xác định : về kĩ năng, kiến thức, ngữ liệu

Kĩ năng:

Xác định được kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết

* Kĩ năng nghe

- Nghe trong hội thoại:

+Nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh và các kết hợp của chúng ; nhận biết sự thay dổi về độ cao , ngắt, nghỉ hơi

Trang 23

+Nghe hiểu câu kể, cau hỏi đơn giản

+ Nghe lời hướng dẫn hoặc yêu cầu

- Nghe hiểu văn bản: nghe hiểu câu chuyện nội dung thích hợp với HS lớp 1

* Kĩ năng nói

- Nói trong hội thoại:

+ Nói đủ to, rõ ràng, thành câu

+Biết đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng +Biết chào hỏi chia tay trong gia đình, trường học

- Nói thành bài: kể lại một câu chuỵen đã được nghe

Trang 24

Không có tiết học riêng, chỉ trình bày các kiến thức HS cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài thực hành kĩ năng

- Nhận biết cách dung dấu chấm, dấu chấm hỏi

- Ghi nhớ các nghi thức lời nói

* Giai đoạn sau học chữ: là những câu đoạn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học, thiếu nhi Ngữ liệu có cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho HS những hiểu biết về cuộc sống Chú ý thích đáng đến các văn bản phản ánh đặc điểm về thiên nhiên, đời sống văn hóa, xã hội…của các địa phương trên đất nước ta

Trang 25

- Phần thứ 3 gồm 72 bài còn lại dành cho việc học các vần thườn gặp, cấu trúc tiếng có phần phức tạp dần

Phần Học vần của sách TV 1 được in ở hai tập Tập một gồm 83 bài , tập hai gồm 20 bài, cụ thể như sau:

Phần Nội dung Số bài

Làm quen chữ cái và

âm, vần thường gặp

Chữ cái e, b và các dấu thanh Các con chữ đơn, kép thể hiện phụ

âm, nguyên âm

Các kết hợp con chữ thể hiện vần thường gặp

+ Tranh minh họa gợi ý tiếng mang chữ ghi âm hoặc dấu thanh mới

+ Thể hiện chữ ghi âm (theo kiểu chữ in thường) hoặc dấu ghi thanh cần làm quen

+ Chữ viết thể hiện mô hình kết hợp các âm và thanh đã làm quen tạo thành tiếng

+ Thể hiện chữ ghi âm, dấu ghi thanh hoặc chữ ghi tiếng mới làm quen

- Trang 2:

+ Tranh gợi ý chủ đề luyện nói

* Cấu trúc bài dạy Âm - vần mới

- Trang 1:

+ Các đơn vị chữ ghi âm/vần được dạy trong bài

+ Tiếng chứa các đơn vị chữ được dạy trong bài (tiếng khóa)

+ Tranh minh họa cho từ chứ tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài

+ Từ chứa tiếng chứa đơn vị chữ học trong bài (từ khóa)

+ Từ/ngữ ứng dụng chứa đơn vị chữ vừa học

Trang 26

+ Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị chữ vừa học

- Trang 2:

+ Tranh minh họa câu/đoạn chứa đơn vị chữ vừa học

+ Câu/đoạn chứa đơn vị chữ vừa học (câu/đoạn ứng dụng)

+ Chủ đề luyện nói

* Cấu trúc bài ôn tập:

- Trang 1:

+ Tiêu đề ôn tập

+ Mô hình tiếng/vần chứa đơn vị mẫu đã học

+ Tranh minh họa (hoặc gợi ý) từ chứa tiếng hoặc vần chứa đơn vị mẫu đã học

+ Bảng ôn tập các kết hợp cùng loại

+ Từ ngữ ứng dụng chứa các kết hợp cùng loại

+ Thể hiện chữ viết thường của các đơn vị cùng loại

- Làm quen với âm và chữ

- Dạy học âm, vần mới

- Ôn tập âm vần mới

Tương ứng với nội dung chương trình SGK, SGV TV 1 cũng đưa ra các mẫu bài soạn tương ứng với từng dạng bài Chúng ta có thể khái quát thành quy trình cho các dạng bài như sau:

1.1.7.1 Quy trình dạy bài làm quen với âm và chữ

Tiết 1 (35 phút )

Trang 27

A Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu cơ bản: HS nắm được âm, thanh, viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn, tự tin trong

môi trường học tập mới

- Yêu cầu mở rộng: HS nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm thanh

vừa học

B Dạy bài mới

a, Giới thiệu bài:

GV dựa vào tranh trong SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới

b, Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới

GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau:

- Hướng dẫn HS nhận dạng ( phân tích ) chữ ghi âm/dấu ghi thanh mới

- Hướng dẫn HS tập phát âm mới

- Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết để HS tập viết chữ ghi âm /dấu ghi thanh mới vào bảng con

Tiết 2

c, Hướng dẫn cho HS luyện tập:

GV cho HS luyện tập các kỹ năng theo nội dung bài học ghi tong SGK như sau:

- Luyện đọc âm mới: luyện đọc theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, lớp ( giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HS cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng ) ; tập tô một số chữ trong vở tập viết

- Luyện viết vào vở: HS tập tô theo nét chữ mới trong vở Tập viết 1, vở bài tập TV 1 ( nếu có ) GV cần giành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách để

vở, giữ vở, khoảng cách giữa mắt và vở, cách càm bút đưa theo nét có sẵn

- Luyện nghe – nói: ở các bài làm quen, nội dung luyện nghe – nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học ( tuy nhiên, nghe – nói: ở các bài làm quen, nội dung luyện nghe – nói chủ yếu

Trang 28

dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học ( tuy nhiên, GV nên gợi ý sao cho trong lời nói của HS, các âm, thanh đó xuất hiện với tần số cao để rèn kỹ năng phát âm cho HS )

- Dựa vào tranh, GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS luyện nói, giúp các em làm quen với không khí học tập mới, khắc phục sự rụt rè, tập mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói, làm quen với môi trường giao tiếp mới: giao tiếp văn hóa, giao tiếp học đường

C Củng cố - dặn dò:

- Chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo

- Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm/thanh mới học

- Dặn dò HS học và làm bài tập ở nhà

1.1.7.2 Quy trình dạy học âm vần mới

Tiết 1

A Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu cơ bản: HS đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần đọc, viết được tiếng/từ ứng dụng của bài kế trước

- Yêu cầu mở rộng: GV có thể tùy trình độ của HS mà đưa ra một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao

* Ví dụ: Tìm thêm các tiếng, từ mới có âm, vần đã học

B Dạy – học bài mới

a, Giới thiệu bài:

- GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi âm/vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp âm vần mới

b, Dạy âm, vần mới:

GV tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học được trình bày trong SGK bằng các bước sau:

- Dạy phát âm hoặc đánh vần vần mới

- Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới ( còn gọi là tiếng khóa, từ khóa) , đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới, từ mới

Trang 29

- Hướng dẫn HS đọc từ ngữ ứng dụng ( có thể kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ ứng dụng, nếu GV thấy cần thiết )

c, Dạy chữ ghi âm/vần mới:

GV hướng dẫn HS viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới ( chú ý quy trình viết,

cở chữ điểm đặt bút, dừng bút ) HS luyện viết vào bảng con

Tiết 2

d, Hướng dẫn HS luyện tập:

- Luyện đọc câu / bài ứng dụng

+ HS nhận xét tranh minh họa của câu/bài ứng dụng

- HS đọc câu ứng dụng theo yêu cầu của GV ( cá nhân, nhóm, lớp ) ( GV

có thể đọc mẫu và giải nghĩa từ khó có trong câu/bài hoặc giảng qua về nội dung của câu,bài )

- Luyện viết vào vở: HS luyện víêt vào vở theo yêu cầu cuả GV

- Luyện nghe - nói: GV dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành tổ chức luyện nghe - nói một cách linh hoạt theo trình độ của HS, nhằm đạt được các yêu cầu, phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề trong SGK, chú ý đến các từ ngữ

có âm, vàn mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm, vần chưa học theo định hướng bằng câu hỏi của GV, HS có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh các em

C Củng cố dặn dò:

- GV ghi bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo

- HS viết chữ ghi âm/vần/tiếng mới học trên bảng con hoặc bảng lớp

- HS tìm tiếng có âm/vần mới trong các từ mà GV chuẩn bị sẵn hoặc trong vốn từ mà GV chuẩn bị sẵn trong vốn từ của chính mình

- GV dặn dò HS học bài và làm bài tập ở nhà

1.1.7.3 Quy trình dạy bài ôn tập âm, vần

Tiết 1

A Kiểm tra bài cũ:

- Yêu càu cơ bản: HS đọc được âm, vàn và viết được chữ ghi âm, vần của bài kế trước; đọc và viết được tiếng ( từ ) khóa , từ ứng dụng; đọc được câu ứng

Trang 30

dụng của bài kế trước, phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói

- Yêu cầu mở rộng: HS hiểu ( nêu được ) các tiếng/vần có cùng mô hình cấu tạo mà các em đã học

B Dạy bài mới:

a, Hướng dẫn HS ôn tập theo bảng sơ đồ ôn tập trong SGK:

- GV dùng tranh vẽ gợi ý để giới thiệu mô hình tiếng/vần đã học

- GV gợi ý để HS tìm những tiếng/vần đã học ứng với mô hình

- GV hướng dẫn cho HS điền âm/vần vào các chỗ trống trong bảng sơ đồ

ôn để tạo tiếng/vần theo yêu cầu bài học

* Đối với bài ôn về âm:

+ GV cho HS thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm đã học ghi ở dòng ngang ( GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HS ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 1) + GV cho HS thực hành ghép tiếng ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng ngang (GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HS ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 2 )

Đối với bài ôn về vần:

+ GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng mgang, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần

+ HS rèn kỹ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo bảng sơ đồ ôn tập

+ GV dùng tranh minh họa để gợi ý câu/bài ứng dụng

+ HS luyện đọc câu/bài ứng dụng ( chú ý ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ, các từ, các câu cho phù hợp )

Trang 31

- Luyện viết vào vở: HS viết một phần bài viết trong vở tập viết ( có thể làm quen với hình thức chính tả nghe – đọc bằng cách nghe GV đọc và viết vào

vở học )

- Kể chuyện ( luyện nghe – nói ):

+ GV cho HS đọc tên truyện

+ GV dùng tranh để kể chuyện cho HS nghe

+ GV hỏi HS về nội dung câu chuyện, hoặc cho HS kể chuyện theo tranh

C Củng cố dặn dò

- GV chỉ sơ đồ ôn tập trên bảng hoặc SGK cho HS đọc

- HS đọc lại bài luyện đọc

- GV dặn HS làm bài tập, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy phát âm cho HS lớp 1

Học vần là phân môn quan trọng đối với HS lớp 1 Việc luyện phát âm trong chương trình Học vần lớp 1 hiện nay được nhiều GV quan tâm Bởi có phát âm chuẩn, chính xác thì HS mới có thể viết đúng chính tả, đọc đúng văn bản và học tốt các môn học khác trong nhà trường Tiểu học Ngoài ra, khi phát

âm chuẩn ở lớp 1 thì lên các lớp 2, 3, 4, 5…HS sẽ đọc tốt, đọc đúng Chương trình SGK lớp 1 hiện nay đã có nhiều thay đổi: kênh chữ giảm dần thay vaò đó

là việc tăng cường kênh hình để phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức của HS lớp 1 Dựa vào đó các thầy cô giáo giảng dạy ở trường Tiểu học cũng có những phương pháp dạy học cho phù hợp Song do đặc điểm, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của từng trường, từng vùng khác nhau nên việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng khác nhau

Trường Tiểu học Din Chin có 26 GV với trình độ đào tạo chủ yếu là cao đẳng và đại học Trong đó có 8 GV dân tộc thiểu số chiếm 30,8% Đa số GV có số năm công tác tương đối cao, có kinh nghiệm giảng dạy, lòng yêu nghề, mến trẻ Đặc biệt đội ngũ GV được phân công giảng dạy ở lớp 1 đều có trình độ cao đẳng trở lên trong đó có 2 GV trình độ đại học, 1 GV trình độ cao đẳng Các GV

Trang 32

dạy lớp 1 đều là dân tộc Kinh, không có GV bản ngữ Vì GV có phát âm chuẩn

TV mới có thể giúp HS sửa lỗi về phát âm, diễn đạt cho đúng chuẩn TV được

Ngoài ra, ở trường Tiểu học Din Chin các thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị đã tương đối đầy đủ Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo, phụ huynh HS quan tâm và tạo điều kiện cho việc học tập của con em mình nhiều hơn…Những điều kiện thuận lợi như vậy có tác động rất lớn đến quá trình dạy và học nói chung, dạy phát âm cho HS trong chương trình Học vần lớp 1 nói riêng

Bên cạnh đó, trường Tiểu học Din Chin còn gặp nhiều khó khăn như: cơ

sở vật chất, kỹ thuật phụ vụ cho quá trình dạy học đã trỏ nên lạc hậu, chủ yếu

GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, cơ bản như: phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập, phương pháp luyện tập theo mẫu…Đó

là những phương pháp dạy học mà HS đã quen thuộc mà không tạo hứng thú học tập cho bài học.Vì vậy việc luyện phát âm cho HS chưa đạt hiệu quả như mong muốn

Đối với HS lớp 1, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng trường để thu hút HS tham gia học tập Hiện nay ttrong nhà trường tiểu học

có rất nhiều phương pháp dạy học luyện phát âm để GV lựa chọn và sử dụng như: phương pháp trò chơi, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp luyện phát âm thông qua học hát…Qua điều tra ở một số GV dạy lớp 1, các GV đều cho biết họ rất ngại tổ chức trò chơi cho HS trong giờ Học vần đặc biệt là khi luyện phát âm vì đây là phương pháp dạy học đòi hỏi GV phải có sự quản lý lớp học khá tốt Ngoài ra do môi trường lớp học nhỏ nên khó tổ chức trò chơi HS lớp 1 đang bước vào giai đoạn chuyển đổi hoạt động: từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên khi được tham gia trò chơi, HS sẽ quá khích làm ảnh hưởng tới các lớp học khác và GV khó dẫn dắt HS quay trở lại bài học ngay sau khi kết thúc trò chơi Tuy nhiên đây là những suy nghĩ hết sức sai lầm

vì khi tham gia trò chơi, trẻ được chơi hết mình, có tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học nhanh chóng có hiệu quả

Trang 33

Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin ( CNTT )cũng là phương pháp dạy học mới nhưng cũng đã được rất nhiều nơi sử dụng và ở một số trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Lào Cai Đối với trường Tiểu học Din Chin do điều kiện cơ

sở vật chất của nhà trường, do trình độ của GV còn chưa đáp ứng được nên việc

sử dụng CNTT trong giờ học là rất ít Chỉ những khi có bài thao giảng, thi GV dạy giỏi,… các GV mới sử dụng CNTT vào dạy học Đôi khi cả năm học GV mới sử dụng CNTT một lần trong dạy học Theo chúng tôi nhận thấy sử dụng CNTT (phần mềm Power Point) trong giờ dạy Học vần đặc biệt là luyện phát âm

sẽ đem lại hiệu quả cao Trong phần mềm Power Point có rất nhiều hình ảnh sinh động, các chữ dần hiện ra, kết hợp với lồng ghép giọng phát âm mẫu, chuẩn cho trẻ nghe tạo sự thu hút hấp dẫn HS Nhưng các GV lại ngại sử dụng CNTT

vì để dạy được một tiết học bằng phần mềm Power Point thì người dạy phải đầu

tư mất rất nhiều thời gian chuẩn bị và quá trình thực hiện bài giảng gặp nhiều khó khăn nếu GV không quen sử dụng các thiết bị: máy tính, máy chiếu,…

Trong thực tế dạy học lớp 1 ở trường Tiểu học Din Chin còn có sự bất đồng ngôn ngữ giữa GV và HS nên dạy và học phát âm còn gặp nhiều khó khăn

HS dân tộc thiểu số mới vào lớp 1 không rõ tiếng Việt, Gv là người Kinh không biết tiéng dân tộc nên GV khó giải thích cho HS hiểu, HS không thể phát âm chuẩn theo yêu cầu của GV Mặt khác, do sự luân chuyển GV thường xuyên nên GV gặp không ít khó khăn khi dạy học vì đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức và khả năng học tập của HS ở những vùng khác nhau thì GV phải có những phương pháp dạy học khác nhau

Phần lớn các GV đều nói rằng: do điều kiện kinh tế ít được đi tham quan, tập huấn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp dạy học cùng với các trường Tiểu học ở các vùng, miền khác nhau nên GV chưa nhanh nhạy trong việc tiếp thu đổi, mới phương pháp dạy học

Như vậy, qua tìm hiểu thực trạnh dạy phát âm cho HS lớp 1 trường Tiểu học Din Chin - Mường Khương - Lào Cai, chúng tôi nhận thấy các GV cần phải biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp để đáp ứng được yêu cầu dạy học đã đề ra

Trang 34

1.2.2 Thực trạng học phát âm của HS lớp 1

Trường Tiểu học Din Chin thuộc huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai nằm cách trung tâm thị trấn 6km Mặc dù cách trung tâm thị trấn không xa nhưng HS lớp 1 ở trường Tiểu học Din Chin đa số là HS dân tộc thiểu số chiếm tới 93,64%, HS người dân tộc Kinh chỉ chiếm một số lượng nhỏ là 6,4% Qua khảo sát, chúng tôi thấy lớp 1 có tỉ lệ HS dân tộc thiểu số khá cao cụ thể:

8 HS dân tộc Thái chiếm 17,02%

1 HS dân tộc Khơ – mú chiếm 2,12%

35 HS dân tộc H’Mông chiếm 74,5%

3 HS dân tộc Kinh chiếm 6,4%

HS dân tộc thiểu số ở đây với vốn từ tiếng Việt không nhiều, môi trường học tiếng Việt, môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế nên việc học phát âm đúng tiếng Việt gặp nhiều khó khăn Đa số các em sống trong bản, ít có điều kiện giao tiếp với xã hội bên ngoài, ít được sử dụng tiếng Việt hoặc có thì đều phát âm chưa chuẩn Phụ huynh HS là người dân tộc thiểu số cũng chưa thông thạo tiếng Việt, phát âm còn ngọng, chưa chuẩn Vì vậy khi ở nhà, HS dân tộc chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc ( tiếng mẹ đẻ ) nên việc luyện phát âm cho HS lớp 1 không đạt hiệu quả như mong muốn Qua khảo sát, chúng tôi thấy

có tới 52% HS dân tộc sử dụng tiếng dân tộc ( tiếng mẹ đẻ ) khi giao tiếp ở nhà Ngoài ra, phụ huynh hầu như không quan tâm tới việc học của con em mình Tất

cả những điều đó đều làm giảm chất lượng học tập của HS nói chung và chất lượng của việc luỵen phát âm nói riêng Để HS phát âm đúng, chuẩn cần có sự kết hợp hiệu quả giữa GV và phụ huynh HS

Đời sống, môi trường gia đình đã phần nào tác động đến việc học tập, luyện phát âm của các em Gia đình của các em chủ yếu làm nông nghiệp, ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin như: sách, báo, Internet… một cách thường xuyên cũng như không có điều kiện tham quan, giao lưu, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau nên sự giao tiếp với môi trường bên ngoài bị hạn chế Bên cạnh đó, nhiều em đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, ngoài giờ lên lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà Do vậy, thời gian để

Trang 35

các em giành cho học tập là không nhiều Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của HS

Trong học tập môn học nào cũng vậy, HS cần phải có hứng thú, yêu thích môn học thì việc học mới đạt hiệu quả Chúng tôi thu được kết quả là 26% HS không hứng thú với các phương pháp dạy học truyền thống Để học tốt phần luyện phát âm, GV cần tạo hứng thú học tập thu hút HS tham gia vào hoạt động bài học

Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương nên không chỉ HS dân tộc mà ngay cả HS người Kinh cũng phát âm sai Tuy nhiên, lại có rất nhiều HS không nhận ra mình phát âm sai nên việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt gặp khó khăn

HS lớp 1 khi học Học vần thường phát âm sai ở phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu Qua tìm hiểu, chúng tôi có thể thống kê được các lỗi phát âm của HS lớp 1 như sau:

Dân tộc Phụ âm

đầu Vần

Thanh điệu Từ khóa Kinh s / x

tr / ch

l / n

d / r

Sản xuất → xản xuất Trăn trở →chăn chở Nồng nàn → lồng làn Rung rinh →dung dinh Thái b / v

l / đ

p / b

ưu / iu uôn / uân ươu / iêu uyên / uên

âm / ơi

ây / ơi

ất / ớt anh / enh ông / oong

? , / Bảo vệ → bảo bệ

Đã biết →lá biết Bưu điện → biu điện Luôn luôn → luân luân Bướu cổ → biếu cổ Bóng chuyền → bóng chuền

Đầm → đờm Cấy cày → cới cày Rất hay→ rớt hay Cánh chim→ cénh chim Chim công→ chim coong

Trang 36

ong / oong uôt / uât

Con ong→ con oong Con chuột→ con chuật H’Mông l / đ

b / v

âu / au

ao / a ươn / ương

oc / ooc ươu / iêu

Cô giáo→ cô giá Bay lượn→ bay lượng

Đi học→ li hooc Chim khướu→ chim khiếu Rượu ngô→ riệu ngu

1.2.3 Thực trạng việc rèn phát âm tiếng Việt cho HS lớp 1 dân tộc Mông trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai

Kết quả khảo sát về phát âm tiếng Việt đầu năm:

Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu

- Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, tổ chức hội thảo, trao đổi, thảo luận với các giáo viên chủ nhiệm và BGH thống nhất đưa ra một số thực trạng phát âm sai tiếng Việt ở một số lỗi cơ bản của 35 học sinh lớp 1 dân tộc Mông của trường tiểu học Din Chin như sau:

Khi học các em thường phát âm sai:

+ 30 em khi phát âm (nói, đọc) bị khuyết âm ví dụ: thuồng luồng thường phát âm thành thuồn luồn, chín điểm thành chí đỉa

+ 23 em khi phát âm (nói, đọc) thay đổi âm cuối: xà beng biến đổi thành

xà bem, vần em lẫn sang vần eng, nhầm eo/oe, ưu/ươu, eng/anh, ua/ươ, êch/êc,…

+ 19 em khi phát âm (nói, đọc) lẫn các thanh điệu, nhầm thanh điệu

Trang 37

+ 24 em khi phát âm (nói, đọc) bị bỏ đi mất nguyên âm o, ơ, ư, e …

+ 31 em khi phát âm (nói, đọc) sai l thành đ, b thành v, t thành th

Từ kết quả trên tôi nhận thấy các nguyên nhân chủ yếu:

* Nguyên nhân về phía học sinh:

Thứ nhất khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học

sinh dân tộc Mông chưa biết sử dụng tiếng Việt Thực tế các em cũng được trải qua môi trường học tập của lớp Mầm non, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em bước vào lớp1 Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng

mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các

em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường

Thứ hai học sinh Tiểu học dân tộc Mông học tiếng Việt là học ngôn ngữ

thứ hai Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các

em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là

do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý

sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng

Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến thức

về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực trong họ Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào

đó ở làng, bản, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn Thói quen này trong

sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân,

Trang 38

học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp,

từ đó, đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp

Thứ ba mặc cảm của học sinh dân tộc Mông khi đến trường học tiếng

Việt Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc Mông tại trường Tiểu học Din Chin, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc

về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất,không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại Những học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở đó ít có sự hồn nhiên

của trẻ thơ, không chỉ có "ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài

trên nương rẫy tỉa lúa, trồng ngô, lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn Các em phát âm sai nhiều do tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt phát

âm khác nhau, người dân tộc Mông khi phát âm chủ yếu là âm gió nên việc phát

âm các nguyên âm tiếng Việt thì dễ dàng, nhưng phát âm phụ âm tiếng Việt rất khó khăn và hạn chế, từ việc đọc sai tiếng Việt các em nói sai tiếng Việt và viết văn bản tiếng Việt cũng sai theo đọc, nói nên khi người khác đọc văn bản tiếng Việt của các em viết sẽ hiểu sai nội dung văn bản

* Nguyên nhân về phía giáo viên

- Một số giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng Việt trong thực hành giảng dạy

- Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn

- Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ mỉ, chưa quan tâm đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng

Trang 39

- Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò chưa hiệu quả

- Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn

- Giáo viên chưa thật sự đầu tư vào khâu chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy

- Một số giáo viên chưa coi trọng việc đọc mẫu nên phát âm (đọc mẫu) chưa đúng với chuẩn Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc tiếng Việt cho học sinh

- Một số giáo viên khi dạy học còn lạm dụng việc sử dụng tiếng dân tộc Mông quá nhiều, không đúng cách, không đảm bảo việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc

* Nguyên nhân về phía gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ít quan tâm đến việc học tập và sử dụng giao tiếp bằng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng, do công tác tuyên truyền về lĩnh vực này chưa sâu rộng trong Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh Do thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của người dân địa phương, bản thân các bậc phụ huynh cũng sai những lỗi đó (đặc trưng dân tộc)

* Nguyên nhân về công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu

- Ở các đơn vị trường việc chọn tuyển được giáo viên có năng lực chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong việc rèn, dạy học sinh lớp 1 còn gặp không ít khó khăn Có những giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình trăn trở với lớp học nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm dạy, rèn các kĩ năng cho học sinh…

- Các trường đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên môn chưa phù hợp theo nhiệm vụ được giao trong từng năm học

- Ban Giám hiệu các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, dự giờ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đơn vị Tiểu học tiên tiến trong huyện xong một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chưa tự giác, chủ động trong việc tự đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy

Trang 40

- Chất lượng đọc tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số còn chưa cao, nhất là chất lượng đọc của học sinh dân tộc Mông

- Giáo viên tuyển mới nhiều nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

- Ban Giám hiệu các đơn vị trường đã quan tâm tới chất lượng giảng dạy, nhưng chưa thực sự làm tốt công tác tuyên truyền và chưa thật sự quan tâm chỉ đạo việc rèn phát âm, rèn đọc tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là dân tộc thiểu số

- Một số ít các đồng chí quản lí chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, chưa tích cực tạo điều kiện cho giáo viên đi giao lưu học hỏi về chuyên môn

- Số lượng giáo viên mới quá đông cùng với số lượng giáo viên nữ trong

độ tuổi sinh đẻ nhiều dẫn đến việc lựa chọn giáo viên dạy lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn

* Nguyên nhân về phía Tổ chuyên môn

- Chưa thực sự quan tâm đến việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc Mông dẫn đến chưa đưa vấn đề thuộc chuyên đề này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn

Sau thực tế đã tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và để khắc phục chất lượng phát âm (đọc, nói) tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số nói chung và của học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường tiểu học Din Chin - Mường Khương - Lào Cai nói riêng

TIỂU KẾT

Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của dạy Học vần và phát âm trong TV, tìm hiểu cơ sở khoa học của dạy Học vần và dạy phát âm, tìm hiểu nội dung chương trình, SGK, SGV của phân môn Học vần ở lớp 1 cùng với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học cho HS lớp 1 dân tộc Mông của trường Tiểu học Din Chin Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp và mang tính khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình luyện phát âm nói riêng, dạy Học vần nói

Ngày đăng: 28/09/2014, 21:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Mạnh Hưởng. “Vui học Tiếng Việt” (2000).NXB Giáo diucj Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vui học Tiếng Việt”
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng. “Vui học Tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Giáo diucj
Năm: 2000
3. Đặng Thị Lanh ( chủ biên). “Tiếng Việt 1”, tập 1 + 2 (2006). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếng Việt 1”
Tác giả: Đặng Thị Lanh ( chủ biên). “Tiếng Việt 1”, tập 1 + 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
4. Đặng Thị Lanh ( chủ biên ). “Sách giáo viên Tiếng Việt 1”, tập 1 + 2 (2010). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sách giáo viên Tiếng Việt 1”
Tác giả: Đặng Thị Lanh ( chủ biên ). “Sách giáo viên Tiếng Việt 1”, tập 1 + 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
5. Nguyễn Bá Minh ( chủ biên ). “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
7. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” 92007). Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (1999). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
Tác giả: Lê Phương Nga – Nguyễn Trí. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
9. Hoàng Phê (chủ biên). “Từ điển Tiếng Việt” (2007). NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển Tiếng Việt”
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên). “Từ điển Tiếng Việt”
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2007
10. Đàm Hồng Quỳnh. “Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” (2003). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt lớp 1
Tác giả: Đàm Hồng Quỳnh. “Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt lớp 1”
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
11. Cù Đình Tú – Hoàng Văn Thung – Nguyễn Trứ. “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” (1978). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại”
Tác giả: Cù Đình Tú – Hoàng Văn Thung – Nguyễn Trứ. “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại”
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1978
12. Nguyễn Trí. “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” (2003). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới”
Tác giả: Nguyễn Trí. “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới”
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
13. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học” (2006). NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học”
Tác giả: Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. “Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học”
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
1. Lê A – Thành Thị Yên Nữ - Lê Phương Nga – Cao Đức Trí – Cao Đức Tiến Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w