Thực trạng học phát âm của HS lớp1

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Thực trạng học phát âm của HS lớp1

Trường Tiểu học Din Chin thuộc huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai nằm cách trung tâm thị trấn 6km. Mặc dù cách trung tâm thị trấn không xa nhưng HS lớp 1 ở trường Tiểu học Din Chin đa số là HS dân tộc thiểu số chiếm tới 93,64%, HS người dân tộc Kinh chỉ chiếm một số lượng nhỏ là 6,4%. Qua khảo sát, chúng tôi thấy lớp 1 có tỉ lệ HS dân tộc thiểu số khá cao cụ thể:

8 HS dân tộc Thái chiếm 17,02% 1 HS dân tộc Khơ – mú chiếm 2,12% 35 HS dân tộc H’Mông chiếm 74,5% 3 HS dân tộc Kinh chiếm 6,4%

HS dân tộc thiểu số ở đây với vốn từ tiếng Việt không nhiều, môi trường học tiếng Việt, môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế nên việc học phát âm đúng tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Đa số các em sống trong bản, ít có điều kiện giao tiếp với xã hội bên ngoài, ít được sử dụng tiếng Việt hoặc có thì đều phát âm chưa chuẩn. Phụ huynh HS là người dân tộc thiểu số cũng chưa thông thạo tiếng Việt, phát âm còn ngọng, chưa chuẩn. Vì vậy khi ở nhà, HS dân tộc chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc ( tiếng mẹ đẻ ) nên việc luyện phát âm cho HS lớp 1 không đạt hiệu quả như mong muốn. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có tới 52% HS dân tộc sử dụng tiếng dân tộc ( tiếng mẹ đẻ ) khi giao tiếp ở nhà. Ngoài ra, phụ huynh hầu như không quan tâm tới việc học của con em mình. Tất cả những điều đó đều làm giảm chất lượng học tập của HS nói chung và chất lượng của việc luỵen phát âm nói riêng. Để HS phát âm đúng, chuẩn cần có sự kết hợp hiệu quả giữa GV và phụ huynh HS.

Đời sống, môi trường gia đình đã phần nào tác động đến việc học tập, luyện phát âm của các em. Gia đình của các em chủ yếu làm nông nghiệp, ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin như: sách, báo, Internet… một cách thường xuyên cũng như không có điều kiện tham quan, giao lưu, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau nên sự giao tiếp với môi trường bên ngoài bị hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều em đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, ngoài giờ lên lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Do vậy, thời gian để

các em giành cho học tập là không nhiều. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của HS.

Trong học tập môn học nào cũng vậy, HS cần phải có hứng thú, yêu thích môn học thì việc học mới đạt hiệu quả. Chúng tôi thu được kết quả là 26% HS không hứng thú với các phương pháp dạy học truyền thống . Để học tốt phần luyện phát âm, GV cần tạo hứng thú học tập thu hút HS tham gia vào hoạt động bài học.

Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương nên không chỉ HS dân tộc mà ngay cả HS người Kinh cũng phát âm sai. Tuy nhiên, lại có rất nhiều HS không nhận ra mình phát âm sai nên việc sửa lỗi phát âm tiếng Việt gặp khó khăn.

HS lớp 1 khi học Học vần thường phát âm sai ở phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu. Qua tìm hiểu, chúng tôi có thể thống kê được các lỗi phát âm của HS lớp 1 như sau: Dân tộc Phụ âm đầu Vần Thanh điệu Từ khóa Kinh s / x tr / ch l / n d / r Sản xuất → xản xuất Trăn trở →chăn chở Nồng nàn → lồng làn Rung rinh →dung dinh Thái b / v l / đ p / b ưu / iu uôn / uân ươu / iêu uyên / uên âm / ơi ây / ơi ất / ớt anh / enh ông / oong ? , / Bảo vệ → bảo bệ Đã biết →lá biết Bưu điện → biu điện Luôn luôn → luân luân Bướu cổ → biếu cổ

Bóng chuyền → bóng chuền

Đầm → đờm Cấy cày → cới cày Rất hay→ rớt hay

Cánh chim→ cénh chim Chim công→ chim coong

ong / oong uôt / uât

Con ong→ con oong Con chuột→ con chuật H’Mông l / đ b / v âu / au ao / a ươn / ương oc / ooc ươu / iêu ô / u en / iên , /

Đi đâu→ li lau Đã biết→ lã biết Đèn pin→ lèn pin Cô giáo→ cô giá Bay lượn→ bay lượng Đi học→ li hooc

Chim khướu→ chim khiếu Rượu ngô→ riệu ngu Gà đen→ gà điên

Khơ Mú âp / ât ươn / ơn

∙/ ?

Phấp phới→ phất phới Bay lượn→ bay lợn

Hiệu trưởng→ hiểu trưởng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)