9. Cấu trúc của đề tài
1.1.7. Sách giáo viên
Phần Học vần ở lớp 1 có ba dạng bài cơ bản là: - Làm quen với âm và chữ.
- Dạy học âm, vần mới. - Ôn tập âm vần mới.
Tương ứng với nội dung chương trình SGK, SGV TV 1 cũng đưa ra các mẫu bài soạn tương ứng với từng dạng bài. Chúng ta có thể khái quát thành quy trình cho các dạng bài như sau:
1.1.7.1. Quy trình dạy bài làm quen với âm và chữ
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cơ bản: HS nắm được âm, thanh, viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới.
- Yêu cầu mở rộng: HS nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm thanh vừa học.
B. Dạy bài mới a, Giới thiệu bài:
GV dựa vào tranh trong SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.
b, Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.
GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau:
- Hướng dẫn HS nhận dạng ( phân tích ) chữ ghi âm/dấu ghi thanh mới. - Hướng dẫn HS tập phát âm mới.
- Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết để HS tập viết chữ ghi âm /dấu ghi thanh mới vào bảng con.
Tiết 2 c, Hướng dẫn cho HS luyện tập:
GV cho HS luyện tập các kỹ năng theo nội dung bài học ghi tong SGK như sau:
- Luyện đọc âm mới: luyện đọc theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, lớp ( giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HS cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng ) ; tập tô một số chữ trong vở tập viết.
- Luyện viết vào vở: HS tập tô theo nét chữ mới trong vở Tập viết 1, vở bài tập TV 1 ( nếu có ). GV cần giành thời gian hướng dẫn HS tư thế ngồi, cách để vở, giữ vở, khoảng cách giữa mắt và vở, cách càm bút đưa theo nét có sẵn.
- Luyện nghe – nói: ở các bài làm quen, nội dung luyện nghe – nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học ( tuy nhiên, nghe – nói: ở các bài làm quen, nội dung luyện nghe – nói chủ yếu
dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do, không gò bó trong các âm, thanh vừa học ( tuy nhiên, GV nên gợi ý sao cho trong lời nói của HS, các âm, thanh đó xuất hiện với tần số cao để rèn kỹ năng phát âm cho HS ).
- Dựa vào tranh, GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS luyện nói, giúp các em làm quen với không khí học tập mới, khắc phục sự rụt rè, tập mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói, làm quen với môi trường giao tiếp mới: giao tiếp văn hóa, giao tiếp học đường.
C. Củng cố - dặn dò:
- Chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo.
- Hướng dẫn HS tìm tiếng có âm/thanh mới học. - Dặn dò HS học và làm bài tập ở nhà.
1.1.7.2. Quy trình dạy học âm vần mới
Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cơ bản: HS đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần đọc, viết được tiếng/từ ứng dụng của bài kế trước.
- Yêu cầu mở rộng: GV có thể tùy trình độ của HS mà đưa ra một số yêu cầu mở rộng hoặc nâng cao.
* Ví dụ:Tìm thêm các tiếng, từ mới có âm, vần đã học. B. Dạy – học bài mới
a, Giới thiệu bài:
- GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi âm/vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp âm vần mới. b, Dạy âm, vần mới:
GV tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học được trình bày trong SGK bằng các bước sau:
- Dạy phát âm hoặc đánh vần vần mới.
- Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới ( còn gọi là tiếng khóa, từ khóa) , đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới, từ mới.
- Hướng dẫn HS đọc từ ngữ ứng dụng ( có thể kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ ứng dụng, nếu GV thấy cần thiết ).
c, Dạy chữ ghi âm/vần mới:
GV hướng dẫn HS viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới ( chú ý quy trình viết, cở chữ điểm đặt bút, dừng bút ). HS luyện viết vào bảng con.
Tiết 2 d, Hướng dẫn HS luyện tập:
- Luyện đọc câu / bài ứng dụng.
+ HS nhận xét tranh minh họa của câu/bài ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng theo yêu cầu của GV ( cá nhân, nhóm, lớp ) ( GV có thể đọc mẫu và giải nghĩa từ khó có trong câu/bài hoặc giảng qua về nội dung của câu,bài ).
- Luyện viết vào vở: HS luyện víêt vào vở theo yêu cầu cuả GV.
- Luyện nghe - nói: GV dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành tổ chức luyện nghe - nói một cách linh hoạt theo trình độ của HS, nhằm đạt được các yêu cầu, phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề trong SGK, chú ý đến các từ ngữ có âm, vàn mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có âm, vần chưa học theo định hướng bằng câu hỏi của GV, HS có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh các em.
C. Củng cố dặn dò:
- GV ghi bảng hoặc SGK cho HS theo dõi và đọc theo.
- HS viết chữ ghi âm/vần/tiếng mới học trên bảng con hoặc bảng lớp.
- HS tìm tiếng có âm/vần mới trong các từ mà GV chuẩn bị sẵn hoặc trong vốn từ mà GV chuẩn bị sẵn trong vốn từ của chính mình.
- GV dặn dò HS học bài và làm bài tập ở nhà.
1.1.7.3. Quy trình dạy bài ôn tập âm, vần
Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu càu cơ bản: HS đọc được âm, vàn và viết được chữ ghi âm, vần của bài kế trước; đọc và viết được tiếng ( từ ) khóa , từ ứng dụng; đọc được câu ứng
dụng của bài kế trước, phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.
- Yêu cầu mở rộng: HS hiểu ( nêu được ) các tiếng/vần có cùng mô hình cấu tạo mà các em đã học.
B. Dạy bài mới:
a, Hướng dẫn HS ôn tập theo bảng sơ đồ ôn tập trong SGK:
- GV dùng tranh vẽ gợi ý để giới thiệu mô hình tiếng/vần đã học. - GV gợi ý để HS tìm những tiếng/vần đã học ứng với mô hình.
- GV hướng dẫn cho HS điền âm/vần vào các chỗ trống trong bảng sơ đồ ôn để tạo tiếng/vần theo yêu cầu bài học.
* Đối với bài ôn về âm:
+ GV cho HS thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm đã học ghi ở dòng ngang ( GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HS ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 1).
+ GV cho HS thực hành ghép tiếng ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng ngang (GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HS ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 2 ).
Đối với bài ôn về vần:
+ GV cho HS thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng mgang, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần.
+ HS rèn kỹ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo bảng sơ đồ ôn tập. b, Hướng dẫn HS luyện tập:
- Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
+ HS đọc nhẩm từ ngữ ứng dụng, tìm các tiếng chứa âm/vần/thanh vừa ôn. + HS luyện đọc thành tiếng, từ dễ đến khó: đọc vần, đọc tiếng, đọc từ. - Luyện viết trên bảng; GV hướng dẫn HS viết vào bảng con.
- Luyện đọc câu/bài ứng dụng:
+ GV dùng tranh minh họa để gợi ý câu/bài ứng dụng.
+ HS luyện đọc câu/bài ứng dụng ( chú ý ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ, các từ, các câu cho phù hợp ).
- Luyện viết vào vở: HS viết một phần bài viết trong vở tập viết ( có thể làm quen với hình thức chính tả nghe – đọc bằng cách nghe GV đọc và viết vào vở học ).
- Kể chuyện ( luyện nghe – nói ): + GV cho HS đọc tên truyện.
+ GV dùng tranh để kể chuyện cho HS nghe.
+ GV hỏi HS về nội dung câu chuyện, hoặc cho HS kể chuyện theo tranh. C. Củng cố dặn dò
- GV chỉ sơ đồ ôn tập trên bảng hoặc SGK cho HS đọc. - HS đọc lại bài luyện đọc.
- GV dặn HS làm bài tập, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.