9. Cấu trúc của đề tài
1.2.3. Thực trạng việc rèn phát âm tiếng Việt cho HS lớp1dân tộc Mông trường
trường Tiểu học Din Chin – Mường Khương – Lào Cai
Kết quả khảo sát về phát âm tiếng Việt đầu năm:
Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu
35 02 08 10 15
- Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, tổ chức hội thảo, trao đổi, thảo luận với các giáo viên chủ nhiệm và BGH thống nhất đưa ra một số thực trạng phát âm sai tiếng Việt ở một số lỗi cơ bản của 35 học sinh lớp 1 dân tộc Mông của trường tiểu học Din Chin như sau:
Khi học các em thường phát âm sai:
+ 30 em khi phát âm (nói, đọc) bị khuyết âm ví dụ: thuồng luồng thường phát âm thành thuồn luồn, chín điểm thành chí đỉa...
+ 23 em khi phát âm (nói, đọc) thay đổi âm cuối: xà beng biến đổi thành xà bem, vần em lẫn sang vần eng, nhầm eo/oe, ưu/ươu, eng/anh, ua/ươ, êch/êc,…
+ 24 em khi phát âm (nói, đọc) bị bỏ đi mất nguyên âm o, ơ, ư, e … + 31 em khi phát âm (nói, đọc) sai l thành đ, b thành v, t thành th... Từ kết quả trên tôi nhận thấy các nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân về phía học sinh:
Thứ nhất khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh dân tộc Mông chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế các em cũng được trải qua môi trường học tập của lớp Mầm non, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường.
Thứ hai học sinh Tiểu học dân tộc Mông học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng.
Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân,
học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.
Thứ ba mặc cảm của học sinh dân tộc Mông khi đến trường học tiếng Việt. Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc Mông tại trường Tiểu học Din Chin, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất,không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại. Những học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở đó ít có sự hồn nhiên của trẻ thơ, không chỉ có "ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài trên nương rẫy tỉa lúa, trồng ngô,...lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Các em phát âm sai nhiều do tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt phát âm khác nhau, người dân tộc Mông khi phát âm chủ yếu là âm gió nên việc phát âm các nguyên âm tiếng Việt thì dễ dàng, nhưng phát âm phụ âm tiếng Việt rất khó khăn và hạn chế, từ việc đọc sai tiếng Việt các em nói sai tiếng Việt và viết văn bản tiếng Việt cũng sai theo đọc, nói nên khi người khác đọc văn bản tiếng Việt của các em viết sẽ hiểu sai nội dung văn bản.
* Nguyên nhân về phía giáo viên
- Một số giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng Việt trong thực hành giảng dạy.
- Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn.
- Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ mỉ, chưa quan tâm đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng.
- Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò chưa hiệu quả.
- Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn.
- Giáo viên chưa thật sự đầu tư vào khâu chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy.
- Một số giáo viên chưa coi trọng việc đọc mẫu nên phát âm (đọc mẫu) chưa đúng với chuẩn. Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc tiếng Việt cho học sinh.
- Một số giáo viên khi dạy học còn lạm dụng việc sử dụng tiếng dân tộc Mông quá nhiều, không đúng cách, không đảm bảo việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
* Nguyên nhân về phía gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh
Ít quan tâm đến việc học tập và sử dụng giao tiếp bằng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng, do công tác tuyên truyền về lĩnh vực này chưa sâu rộng trong Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh. Do thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của người dân địa phương, bản thân các bậc phụ huynh cũng sai những lỗi đó (đặc trưng dân tộc).
* Nguyên nhân về công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu
- Ở các đơn vị trường việc chọn tuyển được giáo viên có năng lực chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong việc rèn, dạy học sinh lớp 1 còn gặp không ít khó khăn. Có những giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình trăn trở với lớp học nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm dạy, rèn các kĩ năng cho học sinh…
- Các trường đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên môn chưa phù hợp theo nhiệm vụ được giao trong từng năm học.
- Ban Giám hiệu các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, dự giờ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đơn vị Tiểu học tiên tiến trong huyện xong một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chưa tự giác, chủ động trong việc tự đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
- Chất lượng đọc tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số còn chưa cao, nhất là chất lượng đọc của học sinh dân tộc Mông.
- Giáo viên tuyển mới nhiều nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Ban Giám hiệu các đơn vị trường đã quan tâm tới chất lượng giảng dạy, nhưng chưa thực sự làm tốt công tác tuyên truyền và chưa thật sự quan tâm chỉ đạo việc rèn phát âm, rèn đọc tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là dân tộc thiểu số.
- Một số ít các đồng chí quản lí chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, chưa tích cực tạo điều kiện cho giáo viên đi giao lưu học hỏi về chuyên môn.
- Số lượng giáo viên mới quá đông cùng với số lượng giáo viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều dẫn đến việc lựa chọn giáo viên dạy lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn.
* Nguyên nhân về phía Tổ chuyên môn.
- Chưa thực sự quan tâm đến việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh dân tộc Mông dẫn đến chưa đưa vấn đề thuộc chuyên đề này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Sau thực tế đã tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và để khắc phục chất lượng phát âm (đọc, nói) tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số nói chung và của học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường tiểu học Din Chin - Mường Khương - Lào Cai nói riêng.
TIỂU KẾT
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của dạy Học vần và phát âm trong TV, tìm hiểu cơ sở khoa học của dạy Học vần và dạy phát âm, tìm hiểu nội dung chương trình, SGK, SGV của phân môn Học vần ở lớp 1 cùng với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học cho HS lớp 1 dân tộc Mông của trường Tiểu học Din Chin. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp và mang tính khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình luyện phát âm nói riêng, dạy Học vần nói
chung. Vấn đề đặt ra là phải tìm những phương pháp dạy học phù hợp để luyện phát âm cho HS lớp 1 dân tộc Mông có hiệu quả. Bên cạnh đó, các phương pháp này phải phù hợp với đặc điểm HS, trình độ của GV và điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của trường. Các phương pháp dạy học được đề ra cũng phải phù hợp với thực trạng dạy và học của HS dân tộc Mông lớp 1 trường Tiểu học Din Chin - Mường Khương - Lào Cai.
CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG