Sử dụng trò chơi trong dạy học luyện phát âm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG (Trang 42 - 48)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Sử dụng trò chơi trong dạy học luyện phát âm

2.1.1.1. Khái niệm trò chơi

Đây là một hình thức học tập thông qua các trò chơi, HS được luyện tập, thực hành cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Cùng với các hình thức học tập khác, trò chơi tạo cơ hội để HS học bằng tự hoạt động.

2.1.1.2. Tác dụng của việc sử dụng trò chơi

Đối với HS tiểu học, trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của các em. Trò chơi có sức hút mạnh mẽ với tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Ngày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn. Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến một hoạt động học tập trên lớp thành trò chơi mà HS vẫn có thể tiếp thu được kiến thức của bài học. Trò chơi khi thâm nhập vào tiết học nhất thiết phải là một phần của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản của tiết học hoặc rèn các kĩ năng cơ bản của tiết học. Đưa trò chơi vào

lớp học tức là chuyển hoạt động dạy học mang tính chất căng thẳng thành hoạt động mang tính chất vui chơi, dễ học, dễ tiếp thu, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ nhỏ. “Học mà chơi, chơi mà học” chủ yếu muốn nói tới việc vui chơi trong phạm vi không gian chật hẹp, thời gian ngắn, người chơi là tập thể HS của một lớp học.

Đối với dạy Học vần nói chung, dạy phát âm nói riêng, trò chơi là phương tiện để giáo dục HS nhanh dễ tiếp thu kiến thức nhất. trò chơi góp phần hình thành và phát triển các kiến thức, kĩ năng cho HS, rèn luyện các kĩ năng: nghe, nói đọc viết và đặc biệt là phát âm. Đòng thời trò chơi học tập còn giúp rèn luyện tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹ, giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho HS nhằm phát triển nhân cách các em. Mặt khác, trò chơi còn giúp các em hình thành khả năng giao tiếp, hành vi ứng xử vói bạn bè, tập thể. Thông qua vui chơi, các em được tiếp cận với thế giới xung quanh, lĩnh hội và củng cố những kiến thức đã học. Qua trò chơi, GV biết HS đã nắm kiến thức hay chưa. Tuy nhiên, HS cũng có thể bị thu hút vào trò chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập nên GV cần phải có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động học tập và vui chơi để giờ học đạt hiệu quả cao.

2.1.1.3. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi

Trò chơi phải hướng vào củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Nội dung chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao tác của kĩ năng, hay của nhiều đơn vị kiến thức.

Trò chơi phải đa dạng, phong phú, giúp cho HS luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các giác quan. Điều kiện tổ chức trò chơi cần đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.

2.1.1.4. Một số trò chơi cụ thể

* Trò chơi: Hái hoa luyện phát âm.

- Mục tiêu: Sử dụng khi học các bài ôn tập trong chương trình Học vần lớp 1 nhằm giúp HS phát âm đúng vần, từ, tiếng, câu.

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một cây xanh có gắn các bông hoa giấy. Trong mỗi bông hoa có sẵn một phiếu ghi một đoạn thơ, hoặc đoạn văn có chứa các âm,

vần, tiếng, dấu thanh mà HS hay phát âm sai.

Thu làm cho trời xanh cao,/ cho học sinh nhớ ngày tựu trường./ Còn cháu

- Đông, ai mà ghét cháu cho được!/ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về

cây cối đâm chồi nảy lộc./ Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Trâu ơi!

Trâu ơi,/ ta bảo trâu này/

Trâu ra ngoài ruộng/ trâu cày với ta/

Cấy cày/ vốn nghiệp nông gia/ Ta đây/ trâu đấy/ ai mà quản công

Bao giờ cây lúa/ còn bông

Thì còn ngọn cỏ/ ngoài đồng trâu ăn.

Đàn gà mới nở Lông vàng mát dịu Mắt đen/ sáng ngời Ôi! Chú gà ơi Ta yêu chú lắm. Mẹ dang đôi cánh

Con biến vào trong

Mẹ ngẩng/ đầu trông

Bọn diều, bọn quạ. Bây giờ/ thong thả

Mẹ đi lên đầu Đàn con bé tí

Líu ríu chạy sau.

Bà cháu: Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau

cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: “Khi mất reo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng…”

Cò và Vạc: Ngày nay, lật cánh cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấyquyển sách của cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu lên ngọn tre mở sách ra.

Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV cho HS lên hái hoa và lấy phiếu, GV đọc yêu cầy của phiếu. + Bước 2: HS có thời gian đọc phiếu trong 2 phút.

+ Bước 3: GV và HS dưới lớp phát hiện, sửa lỗi phát âm, nhận xét, đánh giá. + Bước 4: GV tuyên dương người thắng cuộc, củng cố trò chơi.

(Bài 43: Ôn tập (SGK Tiếng Việt 1 – Tập 1)) * Trò chơi: Tìm từ, tiếng chứa vần đã học.

- Mục tiêu: HS tìm được tiếng, từ chứa vần đã học và phát âm đúng tiếng, từ chứa vần đã học.

- Chuẩn bị: + 2 bút dạ.

+ GV chia lớp thành 3 đội: 2 đội thi, một đội làm trọng tài.

+ GV chuẩn bị 2 bảng phụ giống nhau có ghi sẫn các đoạn thơ, văn:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước

Mưa xuân tưới tốt cả cây buồm.

Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lôi ba vẫn đi tuần rừng.

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương Em vui em hát Hạt vàng làng ta.

Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV nêu yêu cầu, luật chơi.

+ Bước 2: Mỗi đội cử một thành viên lên chơi, khi nào GV hô bắt đầu thì HS đố dùng thước và bút dạ gạch chân vào các tiếng có chứa vần vừa học. Gạch chân song HS đó chạy xuống chuyền bút cho bạn tiếp theo. Mỗi HS làm một phần của bài (có ghi các phần 1,2,3…). Lần lượt như vậy cho đến hết. Trọng tài theo dõi, quan sát đội nào nhanh hơn.

+ Bước 3: GV yêu cầu HS gạch chân dưới tiếng, từ nào thì đọc, phát âm lại tiếng, từ đó. GV và HS trong lớp cùng nghe.

+ Bước 4: GV cùng HS kiểm tra, đánh giá kết quả.

+ Bước 5: Tuyên dương đội thắng cuộc, củng cố trò chơi. (Bài 100: uân – uyên (Tiếng Việt 1 – Tập 2)) * Trò chơi: Điền vần luyện phát âm

- Mục tiêu: HS biết điền các vần đã học vào tiếng, từ để tạo thành từ có nghĩa. Rèn cho HS kĩ năng phát âm đúng.

- Chuẩn bị: + GV chia lớp thành 2 đội, chọn 3 trọng tài.+ 2 bút dạ+ 2 bảng phụ có ghi sẵn các từ sau:

Điền vần oai, oay vào chỗ trống để tạo thành từ có nghĩa: lốc x…….. điện th……… ghế x……. kh…….. lang quả x……. hí h…….

( Bài 92: Oai – oay ( Tiếng việt 1 – Tập 2 )) - Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV chọn mỗi đội chơi 5 thành viên, xếp thành hàng dọc theo thứ tự 1, 2, 3, …và phổ biến luật chơi. Khi GV hô bắt đầu thì HS đứng ở vị trí số 1 sẽ dùng bút dạ điền vần còn thiếu vào tiếng, từ còn thiếu sao cho đúng. Mỗi HS chỉ điền một phần ( tương ứng với các phần 1, 2, 3, ..). HS làm xong chuyển bút dạ cho người tiếp theo, cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết 5 phần. Trọng tài sẽ quan sát xem đội nào làm nhanh và làm đúng.

+ Bước 2: Sau khi điền xong, GV yêu cầu các thành viên của hai đội chơi phải phát âm lại vần mà mình đã điền, phát âm tiếng chứa vần đó. GV và HS cùng nghe và nhận xét.

+ Bước 3: Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội chơi thắng cuộc . GV củng cố trò chơi.

* Trò chơi: Nhìn tranh đoán từ

- Mục tiêu: rèn luyện cho HS kỹ năng phát âm đúng tiếng, từ và phát triển vốn từ cho HS.

- Chuẩn bị :

+ Tranh minh họa các từ có trong bài: tàu thủy, cây vạn tuế, thủy thủ, cố đô Huế, hoa huệ, khuy áo.

+ Các băng giấy ghi các từ đó.

+ GV chọn 3 người chơi, HS còn lại làm trọng tài. - Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV phổ biến rõ luật chơi: GV sẽ gắn từng bức tranh lên bảng .

+ Bước 3: GV và trọng tài tổng kết trò chơi, tuyên dương người thắng cuộc. Người thắng cuộc là người trả lời đúng và phát âm đúng nhiều từ nhất.

( Bài 98: Uê – uy ( Tiếng Việt 1 – Tập 2 )) * Trò chơi: Tìm bạn

- Mục tiêu: rèn cho HS kỹ năng phát âm, nhận biết các vần: ich, ếch, ách, ước. Các từ: chim chích, xích mích, đặc cách, sạch sẽ, trắng bệch, mũi hếch, thác nước, ước mơ.

+ Gọi 8 HS lên tham gia trò chơi, HS dươis lớp làm trọng tài. - Cách thực hiện:

+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi: có 4 vần tương ứng với 8 từ ứng dụng khác nhau được ghi sẵn trong 8 bảng con. GV phát cho mỗi HS cầm một bảng và HS cần ghi nhớ được tấm bảng mình giữ có chứa chữ gì.

+ Bước 2: Khi GV hô bắt đầu thì 2 HS giữ những tấm bảng có ghi từ ứng dụng cùng chứa một vần giống nhau thì sẽ chạy đến đứng cạnh nhau. GV và HS cùng quan sát xem đội nào xếp nhanh nhất thì xếp theo thứ tự 1, 2, 3, …cứ lần lượt như vậy đến hết.

+ Bước 3: GV yêu cầu từng đội đọc các từu ứng dụng trong bảng của mình và cho biết vần giống nhau là vần gì. Đội nào phát âm đúng và xếp nhanh nhất sẽ được giải nhất, tương tự như vậy đối với các đội về ở vị trí 2, 3, 4, …

+ Bước 4: GV tuyên dương đội thắng cuộc và củng cố trò chơi. ( Bài 83: Ôn tập ( Tiếng Việt 1 – Tập 1 ))

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)