1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình ngữ văn trugn học phổ thông theo đặc trưng thể loại luận văn thạc sỹ ngữ văn

137 3,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 662,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ LƯU DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LƯU

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

VINH - 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LƯU

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi tài liệu khảo sát 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn 11

7 Cấu trúc luận văn 11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 12

1.1 Giới thuyết về truyện ngắn 12

1.1.1 Khái niệm truyện ngắn 12

1.1.2 Đặc trưng thể loại của truyện ngắn 14

1.1.3 Phân loại truyện ngắn 24

1.2 Đặc điểm hệ thống văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT 26

1.2.1 Khái lược đặc điểm chương trình Ngữ văn THPT 26

1.2.2 Những nét mới của văn bản truyện ngắn trong SGK Ngữ văn THPT so với SGK Văn học (chương trình chỉnh lí hợp nhất 2000) 29

1.3 Những yêu cầu mới đặt ra trong việc dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn và sự đáp ứng thực tế ở trường THPT hiện nay 34

1.3.1 Những yêu cầu đặt ra 34

1.3.2 Thực tế đáp ứng ở nhà trường phổ thông 41

Chương 2 HƯỚNG DẪN DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 43

2.1 Những định hướng chung trong dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại ở trường THPT 43

Trang 4

2.1.1 Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với tác giả và hoàn cảnh ra đời của

nó 43

2.1.2 Khai thác các phương diện nội dung của truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT 46

2.1.3 Khai thác các phương diện hình thức trong truyện ngắn hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT 53

2.2 Dạy đọc - hiểu một số loại hình truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT 67

2.2.1 Dạy đọc - hiểu truyện ngắn lãng mạn 68

2.2.2 Dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện thực 75

2.2.3 Dạy đọc - hiểu truyện ngắn Cách mạng 82

Chương 3 THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM 91

3.1 Một số vấn đề chung 91

3.2 Các giáo án thể nghiệm 92

3.3 Thực nghiệm hiệu quả của giáo án thể nghiệm 127

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 127

3.3.2 Nội dung thực nghiệm 128

3.3.3 Địa bàn thực nghiệm 129

3.3.4 Kết quả thực nghiệm 129

KẾT LUẬN 132

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nói đến thể loại là nói đến một cách nhìn, một cách tư duy, cáchcảm nhận đời sống và sáng tạo tác phẩm Thể loại là yếu tố hình thức lớn, chiphối các yếu tố hình thức khác, góp phần tạo nên một diện mạo cụ thể cho tácphẩm văn học Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thểnhất định, đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phùhợp với nó Thế nhưng, trong một thời gian dài trước đây, vấn đề dạy học tácphẩm văn chương theo đặc trưng loại thể còn bị xem nhẹ Đến nay, vẫn chưa

có tài liệu nào đi sâu vào hướng dẫn dạy một tác phẩm văn chương theo đặctrưng loại thể thật tường tận, hiệu quả

1.2 Văn bản truyện ngắn chiếm số lượng lớn trong chương trình Ngữvăn THPT Tổng số tiết của phần đọc - hiểu văn bản chương trình chuẩn là

167, chiếm 50,2% thời lượng môn Ngữ văn Trong đó số tiết của giờ đọc hiểuvăn bản truyện ngắn trong chương trình chuẩn là 26 tiết, chiếm 22 %, chươngtrình nâng cao là 27 tiết, chiếm 18 % Truyện ngắn trong chương trình Ngữvăn THPT được lựa chọn khá phong phú, thuộc nhiều trào lưu, khuynhhướng, loại hình khác nhau Các văn bản này có đặc thù riêng, không thể rậpkhuôn cùng một phương pháp dạy - học như nhau Vì vậy việc dạy đọc - hiểutruyện ngắn được sự quan tâm của nhiều nhà giáo học pháp lẫn giáo viên trựctiếp giảng dạy ở trường phổ thông

1.3 Phần đông cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn nhấtđịnh khi tìm hiểu các văn bản này Khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyênnhân, có thể kể đến như sự thiếu hụt tri thức về lí thuyết thể loại, tri thức vềphương pháp dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn Việc đưa ra những địnhhướng về phương pháp dạy các văn bản truyện ngắn một cách hiệu quả thìvẫn đang là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức Tìm hiểu phương pháp dạy

Trang 6

văn bản truyện ngắn sẽ giúp cho việc dạy đọc - hiểu loại văn bản này nóiriêng, giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung, đạt hiệu quả tốt hơn.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề Dạy

đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Qua sơ bộ tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học văn bảntruyện ngắn trong nhà trường phổ thông, chúng tôi thấy đã có một số côngtrình, bài viết sau đây

Công trình đầu tiên phải kể đến là cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn

học theo loại thể của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Đàm Gia Cẩn, Huỳnh

Lý, Hoàng Như Mai Công trình này đã giới thiệu một số kiến thức cơ bảnnhất về loại thể văn học chủ yếu có liên quan đến chương trình văn học ở bậcTHPT, nhất là phần văn học Việt Nam Cụ thể hơn các tác giả còn giới thiệuphương pháp vận dụng đặc trưng các loại thể vào việc giảng dạy các tác phẩmtrong chương trình văn học và kết hợp phân tích một số bài tiêu biểu thuộccác loại thể khác nhau Có thể nói, đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiêncứu về loại thể văn học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể Ởphần truyện và giảng dạy truyện, tác giả đã trình bày các đặc trưng cơ bản củatruyện (tình tiết, nhân vật, lời kể) và phân tích giảng dạy truyện Theo tác giả,với các tác phẩm thuộc thể truyện, điều phải quan tâm trước hết là cấu tạohình tượng tác phẩm : “Hình tượng nghệ thuật của truyện mang nội dung hiệnthực và nội dung tư tưởng, đồng thời được cấu tạo nhuần nhuyễn qua ba yếu

tố tình tiết, nhân vật và lời kể ” [13, 175] Về cách phân tích một tác phẩm,tác giả lưu ý: “Từ trước đến nay, quá trình giảng dạy một bài văn ở trườngphổ thông thường kinh qua hai chặng chính là: đọc và giảng Đọc là giai đoạnlĩnh hội chủ yếu bằng cảm tính, giảng là giai đoạn nhận thức được nâng lênmức lí tính( trong phần giảng thường có chen thêm phần hỏi đáp nữa) Đó làmột trình tự tương đối hợp lí Riêng trong phần giảng trình tự chung thường

Trang 7

là : Giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết Trình tự này phản ánh quátrình thâm nhập để tìm hiểu tác phẩm Ban đầu cần nắm vững nguồn gốc, lailịch, xuất xứ, hoàn cảnh của tác phẩm (giới thiệu), tiếp đó cần nắm được các ýlớn, ý trung tâm chủ yếu của toàn bài làm nòng cốt, làm phương hướng chungcho bài giảng (chủ đề), sau đó mới đi vào cấu tạo phức tạp của tác phẩm(phân tích), cuối cùng sau khi nắm vững hình tượng tác phẩm, lại trrở về nắmbao quát toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật, phát huy tác dụng giáo dưỡng

và giáo dục của tác phẩm (tổng kết) ” [13, 175-176] Đây là một trình tự hợp

lí, tuy nhiên cần có sự vận dụng linh hoạt vào từng bài giảng cụ thể Cuốicùng tác giả chốt lại vấn đề chính là muốn học sinh cảm thụ và nắm vữnghình tượng trong truyện, phải chú trọng ba yêu cầu: Làm cho học sinh nắmvững được sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức là nắm được cốttruyện; Làm cho học sinh cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhânvật trong tác phẩm; Làm cho học sinh cảm và hiểu được cái ý vị trong lời kểcủa tác giả Đây chính là những nội dung chính của việc dạy tác phẩm truyệntheo loại thể [13, 164- 169 - 174]

Công trình thứ hai là cuốn Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả

Phan Trọng Luận (chủ biên), Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần ThếPhiệt (1988) Công trình này được các trường Đại học Sư phạm sử dụng làmgiáo trình và nó cũng đóng vai trò mở đường cho các công trình nghiên cứu vềphương pháp dạy học văn Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những vấn

đề lí luận chung về bộ môn, khoa học về phương pháp dạy hoc văn và phươngpháp dạy học bộ môn Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cáchtổng thể, toàn diện về phương pháp dạy học văn Tác giả đã dành một thời lượnglớn, trình bày khá chi tiết về phương pháp dạy học bộ môn như dạy văn học sử,dạy học làm văn, dạy học lí luận văn học… Tuy nhiên phần phương pháp dạyhọc văn bản truyện ngắn tác giả chưa đề cập đến Hơn nữa, cuốn sách ra đờicách đây khá lâu, chương trình phổ thông đã trải qua nhiều lần cải cách, chỉnh lí,

do đó phần nào nó chưa bám sát được thực tế chương trình

Trang 8

Năm 2005, trong công trình Phương pháp dạy học tác phẩm văn

chương (theo loại thể), tác giả Nguyễn Viết Chữ đã trình bày các phương

pháp, biện pháp, các cách thức chiến thuật để dạy các tác phẩm văn chươngtheo loại thể Ở chương I của phần II, phương pháp và biện pháp dạy học tácphẩm văn chương theo loại thể, tác giả đã trình bày một số phương pháp dạyhọc thể loại truyện ngắn Theo tác giả: "Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tìnhhuống của nó Dù là trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm tới tình huốngcủa nó… Với những truyện ngắn tự sự, biết được thi pháp tác giả có thể theobước tác giả, theo nhân vật… để tìm ra tư tưởng chủ đề… Những đoạn văntrữ tình hay, nếu cần thiết phải thuộc bằng biện pháp tích cực qua đọc diễncảm kết hợp giảng với bình’’ [11, 125-126] Ở công trình này tác giả đã đưa

ra những biện pháp cụ thể, phần nào định hướng cho người giáo viên cácbước tiến hành phân tích, khám phá một tác phẩm: ‘‘Tránh những quy trìnhnhàm chán lặp đi, lặp lại như: giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết.Đây vẫn có thể là logic bên trong của một tiết dạy học tác phẩm văn chươngnói chung, nhưng không phải là công thức chung cho mọi giờ dạy học tácphẩm, mà phải hết sức linh hoạt’’ [11, 126] Những ý kiến đề xuất của tác giảrất cần thiết đối với người giáo viên Tuy nhiên nó đang dừng lại ở mức rấtkhái quát, chưa đưa ra được phương pháp cụ thể mà mới chỉ là những địnhhướng và phần nào đó còn mang tính phiến diện

Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong cuốn Thi pháp học và

vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường đã chỉ ra một số yếu tố thi pháp

truyện và gợi dẫn phân tích văn bản truyện từ góc nhìn của thi pháp học Thipháp truyện là nghệ thuật sáng tạo ra tác phẩm của nhà văn và đó cũng là toàn

bộ quá trình sáng tạo ra tác phẩm Công trình này giúp chúng ta khai thác cácphương diện của một văn bản truyện ngắn như lời văn nghệ thuật, không gian

và thời gian nghệ thuật, mối liên kết của các yếu tố thi pháp Theo tác giả, lờivăn có vai trò rất quan trọng, phân tích tác phẩm là phân tích lời văn của nó :

"Thưởng thức một áng văn hay, với người đọc là một khoái cảm, một hạnh

Trang 9

phúc, tự nó có giá trị nâng cao trí tuệ, bồi bổ tâm hồn Đó là hình thức của vănhọc, cũng là nội dung của văn học Xét trong tư cách là công cụ, ngôn ngữ làyếu tố thứ nhất của văn học nói chung’’ [23, 141] Về thời gian, không giannghệ thuật, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa truyện truyền thống và truyệnhiện đại trong việc sử dụng yếu tố này: “Truyện truyền thống thường có mộtcốt truyện được tổ chức chặt chẽ, có đầu có đuôi, thường diễn biến theo trình

tự thời gian, phát triển từ thấp đến cao, có thắt nút, cởi nút Với loại truyệnnày, cốt truyện nổi lên như một yếu tố hàng đầu Không gian thời gian chỉ làmột bối cảnh có tính chất ước lệ… Các loại truyện mang màu sắc hiện đại có

sự thay đổi khá căn bản trong việc tổ chức không gian thời gian và kết cấucủa tác phẩm Nguời đọc có vai trò chủ động hơn Họ dường như được cùngtham gia vào quá trình làm phim’’, cùng “nhà quay phim’’ đặt máy ở nhiềunơi, hướng ống kính về nhiều phía, trên nhiều trục toạ độ không gian và thờigian khác nhau’’ [23; 147, 149]

Đổi mới phương pháp dạy học văn được bắt đầu bằng việc thay đổi

chương trình SGK Bộ SGK Ngữ văn chương trình chuẩn do tác giả Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) và bộ SGK Ngữ văn nâng cao do tác giả Trần

Đình Sử (tổng chủ biên) đã có những thay đổi so với bộ SGK chỉnh lí hợp

nhất năm 2000 Bộ SGK Ngữ văn đã định hướng cho giáo viên và học sinh

khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài,bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở đầu và cuối mỗi bài học Phần yêu cầucần đạt giúp giáo viên xác định được trọng tâm kiến thức của bài học,giúp học sinh kiểm tra việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thứccủa mình Phần hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài giúp HS từng bướckhám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời nó cũng hướng dẫn GV tổ chứcgiờ học

Cùng với bộ SGK Ngữ văn mới, Bộ Giáo dục cũng cho xuất bản đồng

thời bộ SGV Ngữ văn Đây là bộ sách công cụ, có tác dụng định hướng cho

GV tiếp cận, sử dụng bộ SGK mới Trong bộ sách, ở phần 2 Phương pháp và

Trang 10

tiến trình tổ chức dạy học các tác giả đã đưa ra những phương pháp cụ thể để

tiến hành 1 giờ dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn Những phương pháp nàyrất cụ thể, thiết thực, phù hợp và giúp ích rất lớn cho người GV Tuy nhiên,đây mới chỉ là phương pháp cho từng tác phẩm cụ thể, chứ chưa phải làphương pháp dạy học văn bản truyện ngắn nói chung

Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến các sách tham khảo, hướng dẫn

dạy học như : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, 11, 12 của Nguyễn Văn Đường; Để học tốt; Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Kĩ

năng đọc- hiểu văn bản Ngữ văn của Nguyễn Kim Phong Trong công

trình Thiết kế bài giảng Ngữ văn, tác giả Nguyễn Văn Đường đã chỉ ra các

bước để khám phá, phân tích các tác phẩm Tuy nhiên tất cả những côngtrình này đều mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phân tích một tác phẩm

cụ thể chứ chưa đưa ra được phương pháp chung nhất cho loại văn bảntruyện ngắn nói chung

Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn bản truyệnngắn và những công trình này đều có những đóng góp vào việc dạy đọchiểu văn bản truyện ngắn Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ranhững phương pháp dạy một văn bản cụ thể Việc đưa ra những địnhhướng chung về mặt phương pháp để dạy học văn bản truyện ngắn vẫnchưa được đề cập đến

Như vậy, lịch sử nghiên cứu của đề tài Dạy đọc - hiểu văn bản truyện

ngắn hiện đại trong chương trình ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại còn

khá mới mẻ Vì thế, đây vẫn đang là một vấn đề khoa học cần được tiếp tụctìm hiểu, nghiên cứu thêm

3 Đối tượng và phạm vi tài liệu khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nguyên tắc và phương phápdạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ vănTHPT theo đặc trưng thể loại

Trang 11

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi khảo sát các văn bản truyện ngắnhiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT (chương trình chuẩn, chươngtrình nâng cao) và có sự so sánh đối chiếu với chương trình Ngữ văn THCS

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Giới thuyết khái niệm truyện ngắn và đặc điểm của hệ thống văn bảntruyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT

- Đề xuất một số định hướng dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiệnđại trong chương trình Ngữ văn THPT

- Thiết kế một số giáo án thử nghiệm

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

6 Đóng góp của luận văn

Với mục đích tìm hiểu, đề xuất một số phương pháp dạy học văn bảntruyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT, luận văn sẽ cung cấp chogiáo viên những gợi ý thiết thực trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nóichung, dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại nói riêng

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn được triển khai qua 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về truyện ngắn và dạy đọc - hiểu văn bản truyện

ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT

Chương 2: Hướng dẫn dạy đọc- hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong

chương trình Ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại

Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN

VÀ DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

1.1 Giới thuyết về truyện ngắn

1.1.1 Khái niệm truyện ngắn

Khái niệm truyện ngắn (tiếng Anh: Short Story, tiếng Pháp: Nouvelle,tiếng Nga: Hoberra) đã có mặt trong nhiều từ điển chuyên ngành cũng nhưcác công trình nghiên cứu lí luận văn học

Để hiểu khái niệm truyện ngắn, trước hết chúng ta cần phân biệt các kháiniệm “chuyện”, “truyện” và “truyện ngắn” “Chuyện” thường dùng trongtrường hợp câu chuyện hay kể chuyện hàm ý bằng lời, có tính chất truyềnkhẩu, chuyện kể theo kí ức của trí nhớ, bỏ qua yếu tố trần thuật “Truyện”dùng để chỉ một thể loại văn học, có cốt truyện, người trần thuật, có hư cấu,bịa đặt… Tuy nhiên hạn chế của khái niệm “truyện” là chưa chỉ ra được vănbản đó ngắn hay dài, được viết bằng văn vần hay văn xuôi… Điều này đã dẫnđến sự ra đời của các khái niệm truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ, truyệnnôm… “Truyện ngắn” là một thể loại văn học, ra đời tương đối muộn và xungquanh khái niệm này đang còn có nhiều định nghĩa khác nhau Sau đây,chúng tôi sẽ trình bày một số định nghĩa về truyện ngắn tiêu biểu

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về truyện ngắn như sau: “Tác

phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết cácphương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó

là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơikhông nghỉ… Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâusắc về cuộc đời, tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiềutầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc

Trang 13

liên tưởng Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yếu tốquan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượnglớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưanói hết” [17, 370] Định nghĩa này đã nêu được tương đối đầy đủ các đặcđiểm của tác phẩm truyện ngắn cả về hình thức, nội dung lẫn việc tiếp nhận

của người đọc

150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân đã định nghĩa về

truyện ngắn như sau : “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường đượcviết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và

xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về dung lượng Tác phẩmtruyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả), đọc nó liền một mạchkhông nghỉ” [2, 359 - 360] Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến hình thức tự sự

cỡ nhỏ của truyện ngắn Cỡ nhỏ ở đây được hiểu là ngắn gọn, cô đúc, tinh lọc

và hay Nói đến truyện ngắn là phải nói đến sự ngắn gọn và hàm súc Nhà vănA.P Sêkhốp đã nói: “Nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật cắt tỉa, tước bỏ cái

gì không cần thiết”, còn A Tônxtôi thì khẳng định: “Truyện ngắn là một hìnhthức nghệ thuật khó viết bậc nhất”

Giáo trình Lí luận văn học của nhóm tác giả (do Phương Lựu chủ biên),

cũng nhấn mạnh đến tính chất ngắn của thể loại này Theo các tác giả:

“Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm chotruyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ,giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn Nhưng thực ra khôngphải Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sốngđương thời Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sựhay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn” [34, 397]

Từ những định nghĩa về truyện ngắn nêu trên, chúng tôi đi đến cáchhiểu về khái niệm “truyện ngắn” như sau: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡnhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến

cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một

Trang 14

mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội.Cốt truyện của truyện ngắn thường giới hạn trong một không gian, thời giannhất định Nhân vật của truyện ngắn thường chỉ là hiện thân cho một trạngthái quan hệ xã hội Kết cấu truyện ngắn thường không nhiều tầng tuyến màxây dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng

1.1.2 Đặc trưng thể loại của truyện ngắn

Đến nay, việc xác định đặc trưng của truyện ngắn vẫn đang còn nhiều ýkiến khác nhau Nhưng nhìn chung, nhiều tác giả đều khá thống nhất trongviệc chỉ ra các đặc trưng của truyện ngắn như: Cốt truyện, nhân vật, kết cấu,chi tiết, bút pháp trần thuật, giọng điệu… Những yếu tố này sẽ tạo nên sựkhác biệt của truyện ngắn với tiểu thuyết Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếmlĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó thì truyện ngắnhướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệnhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Truyện ngắn có ít nhân vật, ít sựkiện phức tạp Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhânvật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ thế giới ấy Truyện ngắn thường khôngnhắm tới khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tươngquan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho mộttrạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người

Trong Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể, tác giả Trần Thanh

Đạm nhấn mạnh: “Đã là truyện thì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết.Tình tiết là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của truyện… đã là truyện thì phải

có nhân vật Dù ở trạng thái này hay trạng thái khác, sự tồn tại và hoạtđộng của nhân vật giữa hệ thống các sự việc, các biến cố cuẩ cốt truyện làđặc trưng cơ bản thứ hai của truyện… đã là truyện thì phải có lời kể Lời kểcủa tác giả hay của người kể chuyện như là cái nền ngôn ngữ trên đố dệtnên hình tượng của tác phẩm tự sự, đồng thời cũng là nơi bộc lộ tư tưởng,tình cảm, cá tính,phong cách của nhà văn, đó là đặc trưng cơ bản thứ ba củatruyện” [13, 164-169-174] Như vậy theo tác giả, truyện ngắn có 3 đặc trưng

Trang 15

cơ bản, đó là: tình tiết (cốt truyện), nhân vật và lời kể chuyện Tác giả Bùi

Việt Thắng trong công trình Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thể loại

đưa ra các đặc trưng của truyện ngắn như: dung lượng, cốt truyện, kết cấu,tình huống, nhân vật

Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, sau đâychúng tôi sẽ trình bày một số đặc trưng cơ bản của truyện ngắn để bạn đọctiện theo dõi

1.1.2.1 Cốt truyện

Cốt truyện là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nóchỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm Cốt truyện có chức năng quan trọng làbộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột Cốt truyện gồm 5phần: Trình bày, Thắt nút, Phát triển, Cao trào, Mở nút Ngoài ra, một sốtruyện còn có thêm phần vĩ thanh Tuy nhiên ở những cốt truyện cụ thể khôngphải bao giờ cũng cố đầy đủ các thành phần đã nêu Có nhiều cách phân loạicốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm hoặc cốt truyện đơntuyến, cốt truyện đa tuyến Cốt truyện biên niên là cốt truyện mà trong đó cácmối liên hệ thời gian giữa các sự kiện trở thành nét nổi trội Các cốt truyện màtrong đó giữa các sự kiện, các mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế gọi là cốttruyện đồng tâm Cốt truyện thường diễn biến một chiều từ đầu đến cuối theomột trật tự thời gian nhưng thường câu chuyện khi thì ở thời hiện tại, khi thìngược về quá khứ, thậm chí có khi cái xảy ra sau lại kể trước, cái xảy ra

trước lại kể sau Cốt truyện truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài nói

chung có tính chất một chiều Tác giả lần lượt kể về số phận của các nhân vậttrải qua hai giai đoạn: khi ở Hồng Ngài, Mỵ và A Phủ lần lượt bị rơi vào vòng

nô lệ của nhà thống lí Pá Tra, cùng bị áp bức, bóc lột, bạc đãi thậm tệ rồi docùng cảnh ngộ mà đi đến cứu nhau, đưa nhau chạy trốn sang Phiềng Sa ỞPhiềng Sa hai người thành vợ chồng, nhờ cán bộ giúp đỡ, giác ngộ hai ngườitrở thành chiến sĩ du kích, cán bộ cơ sở của cách mạng, của kháng chiến

Còn ở truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, cốt truyện lại không diễn biến

Trang 16

theo một chiều mà từ hiện tại quay về quá khứ rồi từ quá khứ quay trở vềhiện tại Vào đầu truyện Nam Cao xây dựng hình ảnh Chí Phèo say rượu,vừa đi, vừa chửi Sau khi ra tù Chí Phèo suốt ngày chìm đắm trong cơn say,chửi bới, cướp bóc, rạch mặt ăn vạ… Từ đó tác giả ngược dòng thời gianđưa người đọc trở về quá khứ tìm hiểu cuộc đời trước đây của Chí Quákhứ của hắn là một đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏkhông, sau đó nhờ người làng nuôi, hắn lớn lên trở thành người canh điềnkhỏe mạnh, chăm chỉ, lương thiện Nhưng chính Bá Kiến cùng nhà tù thựcdân đã biến hắn thành một con người hoàn toàn khác Tiếp đó tác giả lạitiếp tục kể về cuộc đời hiện tại của Chí - làm tay sai cho Bá Kiến, con quỷ

dữ của làng Vũ Đại

Cốt truyện có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo truyện ngắn Nhàvăn Anh Môôm khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện y như hoạ sĩ

sống bằng màu và bút vẽ vậy” Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn, Trần

Thanh Địch đã viết: “Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì

cả nền lí luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng đượcthì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích Và chính vì nghệ sĩ hiện nay không

có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện đại mới bi đátnhư thế” [14, 16]

Trong cốt truyện, đoạn kết đóng vai trò quan trọng Nó được coi như là “cúđấm nghệ thuật” tạo ấn tượng duy nhất và mạnh mẽ đến người đọc Quan sáttruyện ngắn hiện đại chúng ta thấy có một số kiểu kết thúc như bằng cái chết củanhân vật chính trong sáng tác của Nam Cao, bằng tiếng cười trong truyện ngắncủa Nguyễn Công Hoan, kết thúc bỏ lửng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh

Châu… Truyện ngắn Tinh thần thể dục kết thúc bằng cảnh săn lùng, áp giải người đi xem bóng đá và những câu nói văng tục của Lí trưởng: “ Đoạn ông lo

lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.

- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà trốn như trốn giặc!”.

Trang 17

Nếu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường kết thúc bằng tiếngcười thì truyện của Nam Cao lại hay kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính

như Lão Hạc, Chí Phèo, thể hiện tấn bi kịch của đời người Qua đó, Nam Cao

một mặt phê phán, tố cáo xã hội, mặt khác thể hiện tinh thần nhân đạo củaông Đằng sau những câu văn có vẻ lạnh lùng, khách quan là nỗi đau, là nướcmắt của Nam Cao đối với thân phận con người trong xã hội cũ

Dù có kết thúc truyện như thế nào thì cũng nhằm khám phá nghệ thuậtđời sống Tác phẩm có thể dừng lại ở dấu chấm cuối cùng nhưng dòng đờivẫn tiếp tục chảy Mỗi cách kết thúc là một giả định nghệ thuật về đời sốngvốn luôn phức tạp và bí ẩn ngoài sức tưởng tượng của con người Điều quantrọng là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc nhữngnhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cáiđẹp tất yếu chiến thắng Cốt truyện và đặc biệt là cách kết thúc hay là mộtcách giúp người đọc thấu thị được chân lí đời sống

Tóm lại, đã là truyện thì phải có cốt truyện Cốt truyện tập trung thểhiện rõ toàn bộ nội dung của truyện Chính yếu tố này làm nên đặc trưng

riêng của truyện ngắn, phân biệt nó với các thể loại khác

1.1.2.2 Tình huống

Cốt truyện là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu tố quantrọng nhất Từ lâu nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật là tìm những tình huốngthú vị cho phép bộc lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội

dung chân thực của tâm hồn Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong Trang giấy

trước đèn đã nói về tình huống: “Hình như đó là những người cầm bút có cái

biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian

mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnhkhắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi,nhưng bắt buộc con người ở vào một tình hoặc có thể dồn dập thế phải bộc lộ racái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cáikhoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [10, 258-260]

Trang 18

Cũng bàn về tình huống, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “ Truyệnngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủthuật điểm huyệt Trên cơ thể con người, cũng như trên cơ thể cuộc đời, cónhững huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả Truyện ngắn nhằm vào

đó Truyện ngắn điểm huyệt thể hiện bằng cách nắm bắt trúng những tìnhhuống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặtcuộc sống hàng ngày Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xâydựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [Dẫn theo 47,114]

Trong thể loại truyện ngắn, dựa trên những tiêu chí khác nhau người ta

có thể chia ra nhiều loại tình huống khác nhau Nhà văn Nguyên Ngọc chiatình huống ra làm hai loại: tình huống lớn và tình huống nhỏ Tác giả Bùi Việt

Thắng trong Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại chia

tình huống thành ba kiểu: tình huống kịch, tình huống tâm trạng và tình huốngtượng trưng Tình huống kịch là những tình huống bao hàm các xung đột đờisống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gaygắt và dồn nến trong một thời gian, không gian và hành động theo quy tắc tamnhất của kịch Nhà văn Nguyễn Công Hoan tỏ ra sắc sảo nhạy bén khi pháthiện ra những tình huống hài hước trớ trêu trong cuộc sống Truyện ngắn

Tinh thần thể dục của ông rất thành công ở việc xây dựng tình huống kịch.

Mở đầu câu chuyện là sự việc đầy hài hước, đó là tờ trát của quan trên yêucầu Lí trưởng làng Ngũ Vọng phải dẫn đủ 100 người đi xem bóng đá Từ sựviệc này dẫn đến những cảnh đối phó dở khóc, dở cười của người dân, mỗingười một cách nhưng đều cùng một mục đích là không phải đi xem bóng đá.Cuối cùng là một cuộc áp giải và săn lùng ráo riết của Lí Trưởng để kiếm đủ

100 người Truyện ngắn như một vở bi hài kịch, những người dân hiền lànhđau khổ vì trốn phu, trốn lính nay lại khổ vì phải trốn đi xem bóng đá Cáiphong trào ấy không có ích lợi cho ai, trái lại thành tai hoạ cho người dân.Tình huống tâm trạng là đặt nhân vật vào trong những va chạm hàng ngày, từ

đó miêu tả những biến đổi tinh tế trong tâm trạng nhân vật Tình huống tượng

Trang 19

trưng là kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng, sự bộc lộ chủ đềrất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sương mờ huyễn hoặc.

Tình huống truyện là một kiểu quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này vớinhân vật khác hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh của nó qua đó nhà văn bộc lộđậm nét tính cách, tâm trạng hay thân phận của mình góp phần thể hiện nổibbật tư tưởng của tác phẩm Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một tình

huống, tuy nhiên vẫn có những truyện ngắn nhiều tình huống Vi hành của

Nguyễn Ái Quốc là một truyện ngắn tiêu biểu cho sự thành công của nghệthuật xây dựng tình huống Ở truyện ngắn này, tác giả đã sáng tạo được mộttình huống độc đáo, tạo được hiệu quả đả kích sâu cay nhưng kín đáo Đó là

sự nhầm lẫn của đôi thanh niên Pháp trên tàu điện ngầm tưởng nhân vật “tôi”

là hoàng đế An Nam, vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặtbủng như vỏ chanh ấy Qua cuộc trò chuyện thì thầm tinh quái của họ, nhânvật “tôi” nghe được người dân Pa ri nghĩ về hoàng đế Khải Định nực cười, lốbịch ra sao: đầu quấn khăn, đội nón, ngón tay đeo đầy nhẫn, trên người đầylụa là, hạt cườm… Trong con mắt của người Pháp, ông vua xứ bảo hộ nhưmột sinh vật lạ, hiếm hoi đến từ một xứ sở xa xôi và mông muội Thành rachân dung của vị hoàng đế nọ trong câu chuyện có vẻ rất hồn nhiên, vui vẻcủa hai người Pháp cứ dần lộ ra hết sức ngộ nghĩnh, lố bịch Dường như nhânvật “tôi” nghe và kể lại cho cô em họ những gì mình nghe được mà thôi, một

cách hoàn toàn khách quan về vị hoàng đế An Nam trên đất Pháp “ mẫu

quốc” Cái giá và chân dung vị hoàng đế cứ thấp dần, kém dần trong câu

chuyện của hai người Pháp ấy: họ được nhìn hoàng đế mà không phải mấttiền như xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, trò leo trèo nhào lộn của sư thánh

xứ Công gô; hơn thế Khải Định còn giống một con rối trên sân khấu nhà hátcủa họ Sáng tạo tình huống truyện là mối quan tâm hàng đầu của những nhàvăn viết truyện ngắn Dụng ý tạo tình huống nhầm lẫn oái ăm, buồn cười màvẫn rất có lí lại đạt hiệu quả châm biếm sâu cay, kín đáo là thành công xuất

sắc của Vi hành.

Trang 20

Có thể nói, trong truyện ngắn hiện đại tình huống truyện giữ vai trò hết

sức quan trọng Những truyện ngắn hay, đặc sắc thường có tình huống độcđáo, hấp dẫn Truyện ngắn Việt Nam đạt được thành công về nội dung vànghệ thuật một cách rực rỡ trước hết là vì các nhà văn đã sáng tạo ra nhiềukiểu tình huống tiêu biểu

1.1.2.3 Nhân vật

Cốt truyện, tình huống làm nên đặc trưng của truyện ngắn nhưng trungtâm của nó lại là con người, là nhân vật Nhân vật là con người được miêu tảtrong tác phẩm thông qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và chi tiết Đó làmâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vậtkia Cho nên nhân vật luôn luôn gắn lền với cốt truyện Nhờ được miêu tả quaxung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tượng hội hoạ, điêu khắc, nhân vậtvăn học là một chỉnh thể vận động có tính cách, được bộc lộ dần trong khônggian, thời gian mang tính quá trình Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệmnghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Vì thế nhân vậtluôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm

Nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật trongtruyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn thường khôngnhắm tới khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tươngquan với hoàn cảnh Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân của mộttrạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.Truyện ngắn thường chọn những thời điểm, những khoảnh khắc có ý nghĩađiển hình Lỗ Tấn từng đánh giá về truyện ngắn: “Truyện ngắn miêu tả mộtkhoảng lông mà biết được một con báo, miêu tả một đôi mắt mà biết được cảcon người” Qua đánh giá đó, ta thấy được nét riêng, nổi bật của nhân vậttrong truyện ngắn Đó là tác giả chú trọng vào chiều sâu, chộp lấy nhữngkhoảnh khắc tiêu biểu của xã hội

Nhân vật văn học không được xem xét trong cả quá trình vận động,phát triển của tính cách mà chỉ chú trọng vào những thời điểm, những khoảnh

Trang 21

khắc có ý nghĩa điển hình Khi phân tích nhân vật cần đặt nó trong quan hệvới trào lưu văn học vì mỗi trào lưu văn học có một kiểu xây dựng nhân vậtriêng Trào lưu hiện thực chủ nghĩa thường xây dựng nhân vật tính cách, nhânvật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Nhân vật thường được đặt trongnhững quan hệ, xung đột với xã hội, từ đó bộc lộ rõ tính cách Chẳng hạn khi

phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao cần

cho học sinh nắm những ý như: Chí Phèo tiêu biểu cho số phận đau khổ tộtcùng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Chị Dậu,anh Pha khổ nhưng mới chỉ dừng lai ở khổ vật chất, họ vẫn được coi là conngười Chí Phèo không những khổ vật chất, tứ cố vô thân, không mảnh đấtcắm dùi mà còn đau đớn hơn là nỗi khổ tinh thần Chí Phèo bị cự tuyệt quyềnlàm người, bị gạt ra ngoài xã hội và làm con quỷ dữ Chí Phèo điển hình chomột bi kịch tha hoá của con người muốn hoàn lương mà không được Ở tù về,

để có miếng ăn hắn đã đành “nhắm mắt đưa chân” vào cái nghề cướp bócrạch mặt ăn vạ Đến khi gặp Thị Nở, cảm nhận được sự ấm áp của tình người,hắn khao khát được hoàn lương Hắn tiếp tục nung nấu ước mơ: “Một giađình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải Nhưng xã hội phongkiến với bao hủ tục lạc hậu đã đóng cánh cửa trở về của Chí Tia hi vọng vừaloé lên đã vụt tắt, hắn lại phải tiếp tục sống cuộc đời quỷ dữ Nhưng khi ýthức đã trở về không cho phép sống như thế nữa, hắn đành phải tìm đến cáichết Từ số phận, cuộc đời của Chí Phèo, Nam Cao đặt ra một dự cảm về conđường giải phóng cho người nông dân Chi tiết kết thúc truyện, Thị Nở nhìnnhanh xuống bụng và nhìn ra cái lò gạch bỏ không đã để lại cho người đọcnhiều suy nghĩ Phải chăng lại có một chí Phèo con nữa sắp ra đời Qua đóNam Cao lên tiếng đòi phải thay đổi xã hội, nếu không cái vòng luẩn quẩn từNăm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo, Chí Phèo con sẽ không bao giờ chấm dứt

Tiếng kêu đòi hướng thiện của Chí Phèo trước lúc chết: “ Tao muốn làm

người lương thiện Ai cho tao làm người lương thiện Không, làm thế nào cho

Trang 22

mất dược vết mảnh chai trên mặt này…” sẽ còn ám ảnh mãi trong lòng người

đọc, đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi

Nếu trào lưu hiện thực chủ yếu khắc hoạ tính cách nhân vật thì trào lưulãng mạn thường đi vào thế giới nội tâm, khám phá những xúc cảm, nhữngrung động tinh tế trong tâm hồn con người Ta có thể thấy rõ điều đó quatruyện ngắn Thạch Lam Trong truyện ngắn Thạch Lam, người đọc khôngthấy hình bóng “nghệ sĩ đao phủ” khua đường dao ngọt như chặt một khúcchuối xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Tuân và cũng không thấy kiểunhân vật “nửa tây nửa ta” trong sáng tác Vũ Trọng Phụng Nhân vật củaThạch Lam nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng hơn cả đó là “những nhân vật thật vàhoạt động, ngoài những tính cách và đặc điểm địa vị xã hội, tìm đến những bímật không tả nổi ở trong mỗi con người” (Văn Giá) Nhân vật của ông đượcsản sinh từ giọt nước mắt mủi lòng của một cậu bé chứng kiến những đứa bạncùng lứa đang từng khắc chống lại cái đói, cái rét mà động lòng sẻ áo trong

Gió lạnh đầu mùa; hay là những xót thương của người nghèo đối với kẻ

nghèo trong Hai đứa trẻ Một trong những điều làm nên thành công của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là tài miêu tả diễn biến tâm trạng

nhân vật Liên Xây dựng nhân vật này, Thạch Lam không chú ý nhiều đếnngoại hình, nhân vật rất ít nói và hành dộng cũng đơn giản, chủ yếu khắc hoạnội tâm, những suy nghĩ sâu kín trong lòng Phân tích nhân vật này cần khắcsâu những ý: Liên là người có tâm hồn nhảy cảm tinh tế, có tấm lòng hiếuthảo, giàu tình thương và lòng nhân ái; có ước mơ, khao khát về tương lai, vềmột cuộc sống tốt đẹp hơn; Qua Liên, Thạch Lam thể hiện sự đồng cảm, xótthương với những con người nghèo khổ, đồng thời nâng niu những ước mơ,khát vọng của họ

Tóm lại, đã là truyện thì phải có nhân vật Dù ở trạng thái này haytrạng thái khác, sự tồn tại và hoạt động của nhân vật giữa hệ thống các sựviệc, các biến cố của cốt truyện là đặc trưng cơ bản thứ ba của thể loạitruyện ngắn

Trang 23

1.1.2.4 Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật (lời kể chuyện) là một yếu tố rất quan trọng củatruyện Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qualời kể đó Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hìnhtượng trong truyện ngắn, mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu hiện thái độ,tình cảm, tâm tư, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống Lời kể đóng vai tròquan trọng trong truyện ngắn, nhiều khi từ những sự việc bình thường nhưngnhờ có lời kể hay mà truyện thành lí thú, hấp dẫn Lời kể trong truyện thườngkhắc họa lên hình tượng một nhân vật thường khi là vô hình mà lại vô cùngquan trọng Đó là hình tượng tác giả, hình tượng người kể chuyện Lời kể trongchuyện là nơi bộc lộ phong cách, cá tính của nhà văn, đồng thời cũng là nguồnhấp dẫn thẩm mỹ và nghệ thuật đối với người đọc Lời kể chính là ngôn ngữnghệ thuật của truyện Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi được

sự sống và truyền đạt được cảm xúc Cái hay của lời kể trong truyện thường là

ở chỗ tự nhiên, nhuần nhị, sinh động và truyền cảm

Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một tác phẩm trong đó lời kể

của tác giả đạt đến trình độ nghệ thuật cao Tô Hoài kể tự nhiên, giản dị, sinhđộng, thấm thía, nhiều chỗ thấm đượm chất thơ Ngay đoạn văn mở đầu tác

giả đã giới thiệu được hoàn cảnh và nhân vật: "Ai ở xa về có dịp vào nhà

thống lí Pa Tra, sẽ trông thấy một cô gái ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa…”.

Những lời kể nặng trĩu chất sống, kết tinh những nhận xét, suy nghĩ, cảm xúccủa nhà văn, không có vốn sống dồi dào không thể viết được Nghệ thuật kểchuyện là ở chỗ biết chọn lọc và sắp xếp Người kể chuyện khéo thì biết dừnglại ở chỗ nào, lướt qua chỗ nào, cái nào nói trước, cái gì nói sau sao cho nói rõđược ỹ nghĩa của sự việc Các nhà văn hiện thực thường sử dụng giọng điệutrần thuật khách quan Giọng văn Nam Cao trong Chí phèo lạnh lùng, suồng

sã, đay nghiến, ông cố gắng đóng cũi sắt tình cảm của mình: "Hắn vừa đi vừa

chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Ban đầu hắn chửi trời Có

hề gì? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời Thế cũng chẳng sao, đời

là tất cả nhưng chẳng là a”

Trang 24

Văn học lãng mạn thường mang giọng trữ tình Giọng văn Thạch Lam

là những lời tâm sự thủ thỉ, nhẹ nhàng, man mác: "Chiều, chiều rồi Một

chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào” Hay "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối" [25,

94 - 96] Lời kể của truyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên toàn

bộ hình tượng Sự phân tích lời kể do đó gắn chặt với việc phân tích tình tiết

và nhân vật, cùng làm nên cái sức sống của truyện ngắn như là tác phẩm cómột phương thức kết cấu đặc biệt theo loại thể Nói tóm lại, đã là truyện thìphải có lời kể Lời kể của tác giả hay người kể chuyện như là cái nền ngônngữ trên đó dệt nên hình tượng của tác phẩm tự sự đồng thời cũng là nơi bộc

lộ tâm tư, tình cảm, cá tính, phong cách của nhà văn

Trên đây là một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn làm nêngiá trị và vị trí của thể loại này trong đời sống văn hóa dân tộc

1.1.3 Phân loại truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại năng động, ít bị những quy tắc có tính quyphạm gò bó, chi phối Việc phân chia truyện ngắn thành các kiểu, loại chỉmang tính chất tương đối vì ranh giới giữa các thể loại văn học không phải làbức thành bất khả xâm phạm Trên thực tế có nhiều tiêu chí để phân loạitruyện ngắn Mỗi tiêu chí phân loại kèm theo một hệ thống các loại truyệnngắn Căn cứ vào ranh giới quốc gia, có thể chia truyện ngắn thành hai loại:truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn nước ngoài Căn cứ vào nội dung phảnánh, người ta chia truyện ngắn thành truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn tràophúng, truyện ngắn phong tục, truyện ngắn trữ tình… Một tiêu chí quan trọng

để phân loại truyện ngắn đó là căn cứ vào loại hình lịch sử văn học Dựa vàođặc điểm loại hình - lịch sử, người ta chia truyện ngắn làm bốn loại: truyệndân gian, truyện ngắn trung đại, truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn hậu hiệnđại Thuật ngữ truyện ngắn hậu hiện đại xuất hiện mới đây, và trong phạm viluận văn này chúng tôi không bàn đến Thuật ngữ truyện ngắn trung đại cũng

Trang 25

đang có nhiều ý kiến khác nhau Một quan điểm cho rằng, truyện ngắn ViệtNam với tư cách là một thể loại độc lập thì chỉ có ở thời hiện đại Đại diệncho quan điểm này là nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông cho rằng: “Loạitruyện viết bằng văn xuôi theo nghệ thuật Âu Tây là loại mới có trong vănhọc Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hưởng của văn học Pháp” Quan điểm củacác nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Nguyễn Đăng Na cho rằngtruyện ngắn có từ trong văn học trung đại Tác giả Nguyễn Đăng Na trong

cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại viết: “Đặc điểm của giai đoạn

này -XV và XVI -là tự sự văn xuôi đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn họcdân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện mới vừa mang đậm sắcthái dân tộc, vừa phản ánh được hiện thực đương thời Thành tựu nổi bật ởthời kì này phải kể đến hai tác phẩm, một của Lê Thánh Tông do người đờisau sưu tầm: Thánh Tông di thảo, một của Nguyễn Dữ - tác phẩm được mệnhdanh là “thiên cổ kì bút”: Truyền kì mạn lục [35, 24] Hình thức ban sơ củatruyện ngắn chính là “truyền kì” Truyền kì là một thứ “truyện thần thoại cótác giả”, cốt truyện của nó có thể lưu truyền trong dân gian được các nhà văn

sử dụng, gọt giũa, nâng cao thành tác phẩm văn học Truyện ngắn trung đạiViệt Nam mang nội dung và ảnh hưởng của lối kể chuyện dân gian Thời kìđầu chịu ảnh hưởng của lối văn tự sự trong các bộ sử Truyện ngắn trung đại

có lối kể chuyện chính xác, khách quan, không bình luận, lời văn ngắn gọn,tinh giản Lối văn chép sử cũng như lối kể chuyện dân gian chưa cho phép tácgiả dừng lại, đi sâu vận dụng miêu tả tinh tế tâm trạng con người hoặc lối độcthoại nội tâm phức tạp như trong văn xuôi hiện đại Do kế thừa văn học dângian nên truyện đang nhiều yếu tố ước lệ tượng trưng…

Trong loại hình truyện ngắn hiện đại, căn cứ vào thái độ chính trị vàkhuynh hướng thẩm mĩ người ta chia truyện ngắn thành ba loại: truyệnngắn lãng mạn, truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn cách mạng Mỗi loạihình có những đặc điểm riêng về đề tài, cách xây dựng nhân vật… Chúngtôi sẽ nói kĩ hơn vấn đề này ở chương 2

Trang 26

1.2 Đặc điểm hệ thống văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT

1.2.1 Khái lược đặc điểm chương trình Ngữ văn THPT

Chương trình Ngữ văn THPT gồm có hai bộ sách: chương trình chuẩnhay cơ bản dành cho ban khoa học tự nhiên và các lớp không chuyên; chươngtrình nâng cao dành cho học sinh có khuynh hướng đi vào khoa học xã hội-nhân văn Song về cơ bản cả hai chương trình này đều thống nhất với nhau,dựa vào nhau Sách giáo khoa Ngữ văn được biên soạn theo hướng tích hợp

ba phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt Trong đó, văn bản truyện ngắnchiếm một vị trí quan trọng trong phân môn Đọc văn

Về tiêu chí lựa chọn, để chọn văn bản nào được đưa vào dạy trong chươngtrình là cả một vấn đề rất khó khăn Số lượng tác giả, tác phẩm nhiều, trong khikhung chương trình có hạn, vậy nên các nhà soạn sách phải đưa ra các tiêu chí lựachọn Các văn bản đưa vào học phải thoả mãn tiêu chí: tinh hoa, tiêu biểu, toàndiện Thứ nhất là tinh hoa, nghĩa là các tác phẩm đó phải là những tác phẩm có giá

trị của văn học Việt Nam và thế giới Chẳng hạn, truyện ngắn Người trong bao của A P Sê Khốp, Thuốc của Lỗ Tấn Thứ hai các tác phẩm được chọn phải tiêu

biểu cho sự nghiệp của nhà văn, cũng như nhà văn đó phải tiêu biểu cho nền vănhọc, cho thời đại mà họ sống Chẳng hạn với nhà văn Nguyễn Tuân, trước Cáchmạng tháng Tám, ông viết theo phong cách lãng mạn, là người suốt đời đi tìm cáiđẹp Đề tài chính của Nguyễn Tuân thời kì này là những cái đẹp, những giá trị vănhoá của quá khứ nay chỉ còn vang bóng Vì thế khi học về Nguyễn Tuân giai đoạntrước cách mạng không thể không cung cấp cho học sinh đôi nét về đề tài “Vang

bóng một thời” Có thể nói trong tập truyện Vang bóng một thời thì truyện ngắn

Chữ người tử tù là tiêu biểu, có giá trị giáo dục và phù hợp với tâm lí tiếp nhận,

lứa tuổi của học sinh nhất Vì thế các nhà soạn sách đã đưa tác phẩm này vào họctrong cả hai bộ sách nâng cao và chuẩn của lớp 11

Thứ ba, các văn bản được chọn phải có sự toàn diện Phần văn họcnước ngoài phải chọn tác phẩm văn học của các nền văn hoá lớn trên thế giới

Trang 27

như Anh, Pháp, Nga, Mĩ ,cũng như các nước trong khu vực như Nhật Bản,Trung Quốc Phần văn học Việt Nam phải đảm bảo sự có mặt của các tácphẩm thuộc các giai đoạn văn học 1930 – 1945; 1945 – 1975; sau 1975 và củanhiều tác giả khác nhau Tiêu chí toàn diện còn phải quan tâm ở phương diệnnội dung, nghĩa là các tác phẩm phải đề cập đến những nội dung khác nhaunhư cuộc sống của người nông dân, người trí thức trước cách mạng; hiện thựcđất nước trong những năm chiến tranh; số phận của những người lính trở vềsau chiến tranh…

Về số lượng bài học, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mớiđược biên soạn với mục tiêu vừa cung cấp kiến thức, vừa chú trọng rèn luyện

kĩ năng và giáo dục tình cảm nhân văn thẩm mĩ cho học sinh Chương trìnhcoi trọng sự phát triển của loại thể, ngoài những thể loại quen thuộc còn đưavào một số thể loại mới như văn bia, điều trần, sử kí… Ngoài ra, với mụctiêu làm cho chương trình gần với cuộc sống hơn nên các văn bản nhật dụng

và nghị luận xã hội cũng được đưa vào nhiều Thời gian dành cho phân mônĐọc văn không thay đổi, trong khi đưa vào một số văn bản, thể loại mới nên

số lượng các văn bản truyện ngắn có phần giảm so với chương trình chỉnh líhợp nhất năm 2000

Văn bản truyện ngắn hiện đại được sắp xếp học trong chương trình lớp

11 và 12 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 chương trình chuẩn, phần Đọc văn có

69 tiết, trong đó đọc truyện ngắn 10 tiết, chiếm14.5% Chương trình nâng caođưa vào 7 văn bản truyện ngắn, trong đó 5 văn bản học chính thức, 2 văn bảnđọc thêm chiếm 11tiết/76 tiết của phần Đọc văn

Sự bố trí các văn bản truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 ở

cả 2 chương trình chuẩn và nâng cao gần giống nhau gồm có 9 văn bản Giữa

2 bộ sách này chỉ có một sự điều chỉnh nhỏ, đó là ở văn bản Một người Hà Nội

của Nguyễn Khải Trong chương trình chuẩn, văn bản này được đưa vào phầnĐọc thêm, còn ở chương trình nâng cao nó lại được học chính thức Chươngtrình chuẩn gồm 6 văn bản học chính, 3 văn bản đọc thêm Phần Đọc hiểu văn

Trang 28

bản truyện ngắn có 16 tiết/57 tiết của phần Đọc văn, chiếm 28% Chương trìnhnâng cao có 7 văn bản học chính thức và 2 văn bản đọc thêm Phần Đọc hiểuvăn bản truyện ngắn là 17/71 tiết của phần Đọc văn, chiếm 24%.

Nhìn vào những con số thống kê ở trên, ta thấy được số lượng văn bảntruyện ngắn được đưa vào học trong chương trình Ngữ văn có phần giảm sovới sách giáo khoa văn học chỉnh lí hợp nhất nhưng so với các văn bản kháccủa phần Đọc văn thì nó chiếm tỉ lệ % khá cao Điều này chứng tỏ người soạnsách đã có sự quan tâm tới thể loại truyện ngắn

Về nội dung, phần Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại trong chương trìnhNgữ văn THPT một mặt kế thừa những văn bản tiêu biểu trong chương trìnhvăn học chỉnh lí hợp nhất, mặt khác còn đưa thêm một số văn bản mới

Chương trình lớp 11 có các văn bản: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo, Vi

hành, Tinh thần thể dục, Đời thừa, Người trong bao Ở chương trình lớp 12 các

văn bản truyện ngắn có sự thay đổi khá lớn, nhiều văn bản mới được đưa vào

thay thế văn bản cũ trong sách chỉnh lí Văn bản Vi hành từ chỗ học chính thức ở lớp 12 nay đưa xuống phần đọc thêm ở lớp 11 Đôi mắt của Nam Cao bị đưa ra.

Chương trình mới chú trọng đến phần văn học sau 1975 Tác giả Nguyễn Khải

và Nguyễn Minh Châu vẫn được giữ lại nhưng thay đổi tác phẩm.(Một người

Hà Nội thay cho Mùa lạc, Chiếc thuyền ngoài xa thay cho Mảnh trăng cuối rừng) Phần văn học nước ngoài cũng được giản lược một cách đáng kể, chỉ giữ

lại Thuốc của Lỗ Tấn, Số phận con người của Sôlôkhốp Văn bản Một con

người ra đời của M Gorki, AQ chính truyện của Lỗ Tấn, Thuỷ nguyệt của

Kaoabata bị đưa ra khỏi chương trình Các văn bản truyện ngắn hiện đại bổsung một số nội dung kiến thức mới cho học sinh, đặc biệt là ở giai đoạn sau

1975 qua hai tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Một người Hà Nội

Cấu trúc chương trình: Các văn bản truyện ngắn hiện đại được sắp xếp

theo tiến trình lịch sử văn học và có sự đan xen giữa văn học Việt Nam và vănhọc nước ngoài Cụ thể, lớp 11: các văn bản từ đầu thế kỉ XX đến trước năm

1945, lớp 12 học các văn bản từ 1945 đến hết thế kỉ XX Nhìn chung, phần

Trang 29

cấu trúc bài học ở bộ sách Ngữ văn đã có sự khác biệt với chương trình vănhọc hợp nhất, nó đã chú trọng đến việc tự học, học sinh có thể tự kiểm tra đốichiếu kết quả bài dạy của giáo viên với kết quả cần đạt ở đầu bài học Nghĩa

là chương trình đã chú trọng đến việc phát huy tính tích cực chủ động của họcsinh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học

1.2.2 Những nét mới của văn bản truyện ngắn trong SGK Ngữ văn THPT so với SGK Văn học (chương trình chỉnh lí hợp nhất 2000)

Để có một cái nhìn bao quát và chính xác về phần văn bản truyện ngắntrong chương trình ngữ văn THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát

và thống kê trên cả chương trình SGK Ngữ văn THCS, chương trình SGKchỉnh lí hợp nhất năm 2000 và chương trình SGK THPT Chúng tôi đã hệthống hoá các kết quả khảo sát trong các bảng thống kê sau đây

Bảng 1: Văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THCS

6

9

Bảng 2: Văn bản truyện ngắn trong chương trình văn học chỉnh lí hợp nhất năm 2000

Trang 30

Dưới bóng hoàng lan Thạch Lam Đọc thêm

12

Những trò lố hay là Va ren và Phan

Bội Châu

Bảng 3: Văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT

Lớp Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao

11

Tinh thần thể dục (Nguyễn Công

Đời thừa (Nam Cao)

Những đứa con trong gia đình

(Nguyễn Thi)

Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Đất (Anh Đức)

Trang 31

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh

Trước đây, số lượng văn bản nghệ thuật được đưa vào nhiều nhằm cungcấp cho các em năng lực cảm thụ Dạy văn chủ yếu là dạy cái hay, cái đẹp,bồi đắp tâm hồn Chương trình sách giáo khoa mới biên soạn theo quan điểmmới, chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh Học văn không chỉ học để biết

mà thiên về thực hành theo phương châm : “Học để biết, học để làm, học để

sống với nhau, học để khẳng định mình” Điều 27, Luật giáo dục 2005 quy

định mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ tổ quốc” [1,28] Vì thế nội dung sách giáo khoa có sự thayđổi, phần làm văn được chú trọng, chiếm tỉ lệ lớn Các bài mang tính chất

hình thành kĩ năng cho học sinh như: Lập kế hoạch cá nhân; Trình bày một

vấn đề; Phỏng vấn và các bài làm văn nghị luận xã hội được đưa vào nhiều.

Ngay trong phần đọc văn, số lượng các văn bản nghệ thuật giảm, thay vào đó

là các văn bản nghị luận như: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống

AIDS; Một thời đại trong thi ca hay Nhìn về vốn văn hoá của dân tộc…

Trong cả hai bộ sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và sách giáo khoaNgữ văn thì các văn bản truyện ngắn hiện đại được sắp xếp ở chương trình

Trang 32

lớp 11 và 12 vì chương trình lớp 10 học về văn học dan gian và một phần củavăn học trung đại Việc sắp xếp chương trình như thế vừa phù hợp với lịch sửphát triển của văn học theo tiến trình, thể loại, vừa với trình độ tiếp nhận củahọc sinh.

Trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 chỉnh lí hợp nhất, số lượngvăn bản truyện ngắn là 9, trong đó ngoài 4 văn bản chính thức, người soạnsách đưa vào 5 văn bản đọc thêm để học sinh tham khảo Đây là một số lượngvăn bản khá lớn vừa tiêu biểu, vừa phong phú Số lượng tác giả được đưa vàonhiều, ngoài Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan còn

có thêm Bùi Hiển, Nguyên Hồng

Chương trình Ngữ văn 11, số lượng văn bản truyện ngắn chương trìnhchuẩn là 6, chương trình nâng cao là 7 văn bản Về mặt số lượng so với sách

chỉnh lí thì có ít hơn nhưng lại có mặt một số văn bản mới có giá trị như: Vi

hành, Tinh thần thể dục, Người trong bao.

Các văn bản truyện ngắn ở chương trình lớp 11 được biên soạn theo

nguyên tắc tích hợp với các kiến thức về văn bản truyện ngắn ở chương trìnhNgữ văn THCS Trên cơ sở kế thừa các đặc điểm đã có ở các văn bản truyệnngắn trong chương trình Ngữ văn THCS, các văn bản truyện ngắn lớp 11 đãđem đến cho giáo viên và học sinh những khám phá mới lạ

Nếu ở chương trình Ngữ văn THCS chủ yếu là các văn bản ở giai đoạn1945-1975, phản ánh hiện thực lịch sử nước ta trong 30 năm chống ngoại xâmthì các văn bản truyện ngắn được đưa vào chương trình ngữ văn lớp 11 đều lànhững văn bản thuộc giai đoạn văn học từ 1900-1945, giai đoạn văn học giaothời và tiến hành công cuộc hiện đại hoá văn học Các văn bản truyện ngắnnày ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là đất nước đang chịu sự đô hộcủa thực dân Pháp Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, chịu

sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào giải phóng dân tộc, văn họcViệt Nam có sự phân hoá thành nhiều xu hướng: văn học lãng mạn, văn học

Trang 33

hiện thực và văn học yêu nước, cách mạng Mỗi xu hướng văn học có nộidung riêng.

Bên cạnh phần văn học Việt Nam, trong chương trình Ngữ văn lớp 11

người soạn sách đã đưa vào một văn bản truyện ngắn nước ngoài, đó là Người

trong bao của A P Sêkhốp Đây là một tác phẩm mới và cũng là tác phẩm

đầu tiên của Sêkhốp được đưa vào học trong chương trình Từ trước đến nay,trong phần văn học Nga chúng ta thường quen với những tên tuổi nhưPuskin, Êxênhin, Tônxtôi, Sôlôkhốp với thể loại thơ và tiểu thuyết thì nay họcsinh đã được làm quen với một truyện ngắn hiện đại của bậc thầy truyện ngắnthế giới Có thể nói, việc đưa tác phẩm này vào học trong chương trình ngoàinội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, nó còn thể hiện được sự quan tâm củacác nhà soạn sách tới thể loại truyện ngắn

Nhìn chung các văn bản truyện ngắn giữa hai chương trình chuẩn vànâng cao là gần như nhau cả về văn bản và số lượng So với chương trìnhNgữ văn lớp 11, chương trình Ngữ văn 12 có số lượng văn bản truyện ngắnnhiều hơn và các tác phẩm chủ yếu nằm ở giai đoạn văn học từ 1945 đến hếtthế kỉ XX Đây chính là việc biên soạn chương trình theo tiến trình lịch sử,tiếp nối với phần truyện trước năm 1945 ở chương trình lớp 11 Nếu như ởchương trình văn học chỉnh lí hợp nhất các văn bản truyện ngắn được chọn

học ở lớp 12 thuộc nhiều giai đoạn khác nhau ( từ đầu thế kỉ XX như Vi hành

của Nguyễn Ái Quốc, 1945 - 1975) và chỉ dừng lại ở mốc năm 1975 thì sáchNgữ văn 12 đã mở rộng phạm vi ra sau năm 1975, đi sâu khám phá hiện thựcđất nước và cuộc sống con người sau chiến tranh Sự thay đổi hai văn bản

Mùa lạc của Nguyễn Khải và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

bằng Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa cho thấy ý định của người

soạn sách Văn học đã từng bước đi gần với hiện thực cuộc sống, quan tâmđến những vấn đề thế sự, đời tư của con người Phần văn học nước ngoài có

sự giản lược đáng kể về số lượng tác giả, tác phẩm, chỉ giữ lại tác phẩm tiêu

biểu Thuốc của Lỗ Tấn, Số phận con người của Sô lô khốp.

Trang 34

1.3 Những yêu cầu mới đặt ra trong việc dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn và sự đáp ứng thực tế ở trường THPT hiện nay

1.3.1 Những yêu cầu đặt ra

1.3.1.1 Yêu cầu đa dạng hóa, cụ thể hóa tri thức về tác phẩm

Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT mới, đặt ra mục tiêu

dạy văn thực chất là dạy cho học sinh phương pháp đọc văn Đọc văn được

hiểu một cách khá toàn diện Đó là một quá trình bao gồm việc tiếp xúc vớivăn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấyđược vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, cácthông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả các giá trị tự thâncủa hình tượng nghệ thuật Đọc văn theo tinh thần đó thực chất là toàn bộ quátrình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ) Muốn thế học sinhphải được trang bị trên hai phương diện: những kiến thức để đọc văn vàphương pháp đọc văn Những kiến thức và phương pháp này chỉ có thể cóđược qua việc thực hành trong quá trình đọc văn thông qua các văn bản tácphẩm cụ thể

Trong toàn bộ hoạt động văn học, tác phẩm văn học vừa là kết quả củahoạt động sáng tác của nhà văn, vừa là cơ sở và đối tượng hoạt động thưởngthức của người đọc Tác phẩm văn học là nơi biểu hiện tập trung mọi đặctrưng và bản chất của văn học, người ta không thể có sự hiểu biết sâu sắc vàđúng đắn về văn học nếu không tìm hiểu thấu đáo sản phẩm sáng tạo của nhàvăn cũng như hoạt động thưởng thức của người đọc

Trong giờ đọc - hiểu văn bản truyện ngắn ở trường phổ thông, ngườigiáo viên phải cung cấp cho học sinh những tri thức vừa toàn diện, đa dạng,vừa cụ thể về văn bản đó Tiếp cận một văn bản truyện ngắn cái đầu tiên phảiquan tâm đến là tri thức về tác giả Nắm được tri thức về tác giả sẽ là chìakhoá để đưa người đọc từng bước đi vào khám phá tác phẩm Chắng hạn khi

dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, biết đôi nét về cuộc đời tác giả

sẽ giúp người đọc cảm nhận được giá trị nhân đạo, tình thương, sự cảm thông

Trang 35

sâu sắc của nhà văn đối với những người dân phố huyện, đặc biệt là với hai

đứa trẻ Truyện ngắn Hai đứa trẻ giống như một cuốn tự truyện kể về thời

niên thiếu của tác giả Thuở nhỏ Thạch Lam đã từng sống ở phố huyện CẩmGiàng, tỉnh Hải Dương và cái phố huyện này đã trở thành không gian quen

thuộc trong các truyện ngắn của ông, trong đó có Hai đứa trẻ Thạch Lam đã

từng tâm sự rằng những tác phẩm của ông không kể những chuyện thần tiênlãng mạn mà đó chỉ là những cảm giác mới mẻ, những rung động, những cảmtưởng đối với đời sống kín đáo và giản dị quanh mình Vì thế, đọc truyện

ngắn Hai đứa trẻ ta cảm nhận được tâm hồn, tấm lòng trắc ẩn của ông đối với

những con người bình thường, bất hạnh

Tác phẩm văn học tồn tại trong quá trình Từ cấu tứ, thai nghén, sángtác thành văn bản đến cảm thụ của người đọc, tham gia giao lưu, đối thoại,

ăn sâu vào trí nhớ thành kinh nghiệm của mọi người là cả một quá trìnhkhông có hồi kết Tác phẩm luôn có mối liên hệ với ngữ cảnh hẹp là cácsáng tác của tác giả và ngữ cảnh rộng là môi trường xã hội văn hoá Do đó,khi đọc hiểu một tác phẩm truyện ngắn cần có cái nhìn so sánh đối chiếugiữa tác phẩm đó với các tác phẩm khác để có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn

về tác phẩm Chẳng hạn khi đọc hiểu tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta cần đối chiếu với các tác phẩm khác trong tập Vang bóng một thời

và truyền thống văn hoá cũng như thú chơi chữ của người xưa để thấy đượcgiá trị tinh thần của truyện Mỗi tác phẩm văn chương luôn ra đời trongnhững bối cảnh lịch sử xã hội văn hoá cụ thể, những yếu tố đó được thẩmthấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm Cho nênkhông phải ngẫu nhiên mà muốn nghiên cứu một tác phẩm văn chương cụthể, chúng ta không thể không tìm hiểu bối cảnh ra đời của nó và tiểu sử của

nhà văn Chẳng hạn khi dạy tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân, nếu ta tách

tác phẩm ra khỏi không khí tiền khởi nghĩa thì sẽ không cảm nhận đượcnhững chi tiết nghệ thuật sáng giá trong ý đồ sáng tác của Kim Lân ở cuối

tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám những người đói và lá cờ đỏ bay

Trang 36

phấp phới” Hiểu biết ngoài văn bản rất quan trọng nhưng vẫn không thể

thay thế được cho việc khám phá bản thân văn bản Văn bản là thông điệp, là

đề án nhà văn gửi tới bạn đọc Đặc trưng của văn bản nghệ thuật là thông tinthẩm mĩ Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, nhữngrung động tha thiết nhất về cuộc đời và con người Khai thác truyện ngắn

Hai đứa trẻ của Thạch Lam, nếu giáo viên chỉ tập trung vào bức tranh nghèo

khổ tối tăm của phố huyện thì chưa đủ mà quan trọng hơn là sự thương cảm,nhạy cảm của nhà văn trước khát vọng âm thầm mà tha thiết của những cuộc

đời tối tăm luôn hướng đến ánh sáng Dạy văn bản Chữ người tử tù của

Nguyễn Tuân cần tập trung làm rõ cảnh cho chữ ở cuối truyện Ngoài giá trịthẩm mĩ và ý nghĩa nhân văn, cảnh cho chữ còn thể hiện giá trị văn hoátruyền thống Khao khát cái đẹp, tôn vinh cái đẹp, trân trọng người tài, lấycái tài mà giữ gìn thiên lương trong sáng cũng là nét văn hoá cần được khaithác và giáo dục những tình cảm thẩm mĩ

Sách giáo khoa Ngữ văn tích hợp còn đưa thêm vào chương trìnhnhững nội dung kiến thức mới đó là những tác phẩm văn học sau 1975 vànhững tác phẩm mang tính thời sự, nhật dụng, bám sát thực tế đời sống hiệnnay Chính vì thế, khi dạy những tác phẩm này, GV cần có sự liên hệ thực tế,rút ra những bài học về kĩ năng sống cho học sinh Chẳng hạn ở văn bản

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ngoài việc khắc sâu kiến thức

về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, GV cần nhấn mạnh cho HS vẻđẹp nhân cách của người đàn bà hàng chài trong các mối quan hệ Với chồng,cam chịu, nhẫn nhục nhưng không phải mù quáng mà thấu hiểu và thươngxót Với con, tận tâm, bao bọc, chở che cố tránh cho con khỏi bị tổn thương,luôn mang mặc cảm có lỗi với con Đó là những tính cách của một người laođộng chất phác, lam lũ, sống nhẫn nhục nhưng giàu tấm lòng của người mẹ

Bà là hiện thân cho cái đẹp khiêm nhường, thầm lặng, cái bí ẩn sâu xa trongtâm hồn con người, là tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịuthương, chịu khó, thương chồng, thương con, giàu đức hi sinh

Trang 37

Ngoài ra, qua hành động đánh đập vợ của người đàn ông, GV nhấnmạnh cho HS nạn bạo hành gia đình Nhà văn lên án bạo lực, phê phán sự ngumuội, bày tỏ tình thương yêu đối với những con người nhỏ bé bất hạnh, lam

lũ Truyện dấy lên trong lòng người đọc nỗi xót thương pha lẫn lo âu về tìnhtrạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, về nguy cơ trẻ em sớm nhiễm thói vũphu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, đánh mất niềm tin vào cuộc sống Nhàvăn chỉ ra một nguy cơ: nếu không giải phóng con người khỏi đói nghèo tămtối thì không thể tiêu diệt được cái ác Đây là chiều sâu tư tưởng nhân đạo củatác phẩm

1.3.1.2 Yêu cầu vận dụng những tri thức lí thuyết thể loại

Để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc dạy học văn phải đượctiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, vừa là bộ môn khoahọc, vừa là bộ môn nghệ thuật Muốn thực hiên được điều này, một trongnhững yêu cầu quan trọng đối với người giáo viên văn là phải nhận ra đượcviệc xác định loại thể là mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chương Thực

tế cho thấy nếu người dạy không hướng dẫn học sinh xác định đúng loại thểtrong khi phân tích tác phẩm văn học, thì không thể huy động được cácphương pháp, biện pháp thích hợp Nếu không xác định rõ được chất của loạitrong thể thì cả người dạy, lẫn người học đã mở nhầm “ cánh cửa văn học” vànhư vậy sẽ không thể khám phá được những tầng nghĩa ẩn sâu trong cánh cửa

ấy Đã không xác định được loại thể trong khi phân tích tác phẩm văn học thì

dù việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán Nói cách khác, xarời bản chất loại thể của tác phẩm trong dạy học văn, thực chất là xa rời tácphẩm cả về linh hồn và thể xác

M Bakhtin, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Nga, cây đại thụ về líluận thể loại đã khẳng định: “Thể loại phải là nhân vật chính của tấn bi kịchlịch sử văn học… Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển

và tương tác giữa các thể loại” [3, 7 - 8] Tìm hiểu đặc trưng thể loại là chìakhoá để khám phá những giá trị đích thực của từng tác phẩm cụ thể, cùng với

Trang 38

sự vận động và phát triển của nền văn học Khi tiếp cận một tác phẩm văn họcđiều quan tâm hàng đầu là thể loại của tác phẩm đó Vì nói đến thể loại vănhọc là nói đến tính chỉnh thể trong một tác phẩm với sự thống nhất giữa mộtnội dung nhất định với một hình thức nhất định.

Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo khoa được sắp xếp theo thời

kì lịch sử văn học (văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại) vàtrong từng thời kì hoặc giai đoạn, các văn bản được sắp xếp theo cụm thể loại:thơ, truyện, nghị luận, kịch Sự sắp xếp này tuân theo nguyên tắc cảm thụ vănhọc Khi phân tích một tác phẩm văn học phải chú ý đúng mức tới mối quan

hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của tác phẩm Loại thể là một vấn

đề thuộc hình thức nghệ thuật, có liên quan khăng khít đến nội dung Nếukhông chú ý một cách toàn diện, đúng mức, việc giảng dạy văn học rất dễthiên về nội dung tư tưởng một cách gò bó cứng nhắc hoặc thiên về hình thứcnghệ thuật một cách phiến diện, trống rỗng Vì nội dung được thể hiện quahình thức, hình thức là để thể hiện nội dung, mỗi nội dung sẽ có một hìnhthức nhất định

Tóm lại, vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể là một vấn đềđược đặt ra từ lâu trong thực tiễn dạy học văn ở trường phổ thông, và lâu nayvẫn là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của giáo viên Điều băn khoăn, suynghĩ ấy bắt nguồn từ một ý nguyện chính đáng là làm sao cho bộ môn văntrong nhà trường ngày càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục phong phúcủa nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục đích giáo dục ở nhà trườngphổ thông trong giai đoạn hiện nay

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, được cấu tạo bằng ngônngữ nghệ thuật nhằm xây dựng nên một thế giới nghệ thuật riêng, được kếtcấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa

bộ phận và tổng thể Một trong những nguyên tắc hàng đầu để tiếp cận tácphẩm văn chương là tiếp cận theo loại thể Mỗi tác phẩm thuộc về một thểloại nhất định và mang những đặc trưng của thể loại đó Phân tích tác phẩm

Trang 39

cần bám vào đặc trưng loại thể, không phải tác phẩm nào cũng đi theo mộttrình tự như nhau Đến với thơ không giống với tự sự hay kịch Đến với vănhọc dân gian không hoàn toàn giống như đến với văn học viết Văn học trungđại và hiện đại có những thủ pháp nghiên cứu riêng Dạy một văn bản truyệnngắn hiện đại cần phải làm rõ được đặc trưng của nó, phải khác với cách dạymột truyện dân gian hay truyện trung đại Chẳng hạn khi tổ chức một giờ đọc

hiểu truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, giáo viên cần hướng

dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề: Truyện kể về sự việc gì?(cốt truyện), kể vềai? (nhân vật), ai kể? (người kể chuyện) Truyện kể về cuộc đời Tnú và cuộc

nổi dậy của dân làng Xô Man với chân lí: “Chúng nó đã cầm súng mình phải

cầm giáo” Tnú sau ba năm đi lực lượng được về phép thăm buôn làng một

đêm, đêm đó mọi người quây quần bên bếp lửa nghe cụ Mết kể về cuộc đờiTnú và đêm đồng khởi cứu Tnú, giải phóng buôn làng Đây là cốt truyện đặcbiệt có sự dồn nén chi tiết, sự việc, kể chuyện một đời người, một dân tộctrong vòng một đêm thể hiện một vấn đề tư tưởng khái quát có tầm quantrọng đặc biệt của đất nước, dân tộc và thời đại Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích hai nhân vật Tnú và cụ Mết: những con người anh hùng lí tưởng, kếttinh vẻ đẹp và sức mạnh của cả cộng đồng Người kể chuyện là cụ Mết vớigiọng rất trầm của một già làng bên bếp lửa Lời kể của tác giả và của nhânvật lồng vào nhau Giọng văn hùng tráng trang nghiêm gợi lại không khí củamột thời đánh Mĩ…

Tóm lại, dạy đọc hiểu một văn bản truyện ngắn cần phải bám vào đặctrưng thể loại Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc

1.3.1.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ năng giảng dạy

Phương pháp giảng dạy là những hình thức, cách thức hoạt động củagiáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mụcđích dạy học Phương pháp dạy học là những hình thức cách thức thông qua

đó và bằng cách đó mà giáo viên và học sinh lĩnh hội hiện thực tự nhiên và xãhội xung quanh Việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa đã đặt ra

Trang 40

yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa

tiềm năng sáng tạo của học sinh Luật Giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương

pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng

thú học tập cho học sinh” [1, 30].

Có thể nói, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạtđộng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Tuy nhiên,trước yêu cầu đổi mới phương pháp, một số giáo viên vẫn còn nhiều ngộ nhận

và lúng túng trong biện pháp thực thi Xoay quanh vấn đề này có rất nhiềucâu hỏi được đặt ra đó là: Các phương pháp dạy học mới là gì? Nhữngphương pháp truyền thống còn dùng nữa không? Khi đổi mới phương phápthì vai trò của người thầy có bị hạ thấp không? Thế nào là học sinh thực sựhoạt động trong một giờ đọc hiểu văn?

Trước yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ năng giảng dạy, khi dạy đọchiểu một văn bản truyện ngắn giáo viên cần phải chú ý phát huy vai trò, tínhtích cực của người học

1.3.2 Thực tế đáp ứng ở nhà trường phổ thông

Trong những năm qua, việc dạy học ở trường phổ thông đang chủ yếumới chỉ đáp ứng được yêu cầu cung cấp những tri thức đa dạng hoá và cụ thểhoá về tác phẩm chứ chưa thật sự chú ý đến việc đáp ứng tri thức về thể loại

và đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo viên đa phần quen với cách dạy cũ

là nhồi nhét tri thức một chiều cho học sinh, giờ văn được tiến hành theo đúngnghĩa là giờ giảng văn, thầy giảng trò nghe và chỉ việc học thuộc những điềuthầy nói mà không phải suy nghĩ trình bày ý kiến, cách hiểu của mình Tìnhtrạng này diễn ra trong một thời gian khá dài, khiến cho giáo viên không cần

bổ sung chỉnh sửa giáo án mà những tri thức về tác phẩm thầy đã thuộc, đếnlớp chỉ cần truyền đến học sinh nữa Còn đối với học sinh, việc nghe thầy nói

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (sưu tầm, 2005), Luật Giáo dục năm 2005, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục năm 2005
Nhà XB: Nxb Lao động
2. Lại nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
3. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới thiệu, Nxb Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Trường Viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
4. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn, dạy cái hay - cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn, dạy cái hay - cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Duy Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
10. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
11. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
12. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông- Một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông- Một góc nhìn, một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
13. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
14. Trần Thanh Địch (1987), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn
Tác giả: Trần Thanh Địch
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1987
15. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, (tập 1), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
16. Nguyễn Văn Đường (2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, (tập 2), Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2009
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
18. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Văn học học văn, Nxb Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh,TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học học văn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Năm: 1990
19. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi (2003), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2003
20. Đỗ Kim Hồi (1988), Dạy học văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở trường phổ thông
Tác giả: Đỗ Kim Hồi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1988
21. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2006), Phương pháp dạy học ngữ văn trung học phổ thông những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học ngữ văn trung học phổ thông những vấn đề cập nhật
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w