1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp dạy học số thập phân ở lớp 5 theo hướng tiếp cận phát triển luận văn thạc sĩ giáo dục học

108 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 900 KB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Trên cơ sở nội dung số thập phân trong sách giáo khoa toán 5, nếu đềxuất được các biện pháp dạy học STP theo hướng tiếp cận phát hiện một cách... Nhóm phương pháp ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-oOo -TRẦN THỊ LỆ THƯƠNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC

SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGHỆ AN – 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-oOo -TRẦN THỊ LỆ THƯƠNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC

SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)

Mã số: 601401

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Châu Giang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Trần Thị Lệ Thương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN



Luận văn Thạc sỹ đề tài: “Một số biện pháp dạy học số thập phân lớp

5 theo hướng tiếp cận phát hiện” được hoàn thành là kết quả của quá trìn

học tập, nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết của tác giả

Trước hết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô hướng dẫn TS NguyễnThị Châu Giang, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thựchiện luận văn: từ việc định hướng đề tài đến triển khai thực hiện và hoànthành Gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm và tập thể khoa Giáo dục Tiểu họctrường Đại học Vinh, phòng Quản lý Khoa học và Sau Đại học trường Đạihọc Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiêncứu trong suốt khóa học; sự động viên khuyến khích của tập thể lớp Giáo dụcTiểu học khóa 18, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo viên, họcsinh Trường Tiểu học “A” Thị trấn Phú Hòa

Mặc dù đã cố gắng hết sức song luận văn khó tránh khỏi thiếu sót Rấtmong được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn Xin chân thànhcảm ơn

Trang 5

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

8 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 4

9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Cơ sở lí luận 7

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.2.2 Các quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện 8

1.2.3 Học sinh lớp 5 21

1.2.4 Dạy học nội dung số thập phân lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện 23

1.3 Cơ sở thực tiễn 36

1.3.1 Khảo sát thực trạng dạy học Số thập phân lớp 5 36

1.3.2 Kết quả khảo sát 36

1.3.3 Đánh giá chung về thực trạng 38

KẾTLUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN LỚP 5 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT HIỆN 40

2.1.Cơ sở khoa học để đề ra biện pháp 40

2.2 Một số biện pháp dạy học Số thập phân ở lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện 41 2.2.1 Nhóm biện pháp 1: Giúp HS tham gia vào các hoạt động học tập theo hướng tiếp cận phát hiện kiến thức 41

2.2.2 Nhóm biện pháp 2: Giúp HS biết huy động kiến thức để phát hiện vấn đề 47

Trang 6

2.2.3 Nhóm biện pháp 3:Giúp HS rèn luyện khả năng phát hiện, khám phá tri thức

57

KẾTLUẬN CHƯƠNG 2 69

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 70

3.2 Kết quả thực nghiệm 89

3.3 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Nguyên văn

Trang 8

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thểhóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 -

1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Khảo sát và nghiên cứu việcphát triển chương trình giáo dục gần đây, chúng tôi thấy xu thế thiết kếchương trình theo hướng tiếp cận hoạt động được khá quan tâm, vận dụng

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượnglao động con người phụ thuộc vào hiệu quả đào tạo ở tiểu học Mỗi môn học ở tiểu họcđều góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách ngườii lao động mới Trongchương trình dạy học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn toán vô cùng quantrọng Trong chương trình môn toán ở trường Tiểu học được biên soạn theo kiểu đồngtâm, số học được coi là mảng kiến thức cốt lõi Mảng kiến thức số học được sắp xếpbắt đầu từ số tự nhiên, phân số, số thập phân Trong số đó nội dung số thập được coi làmới và khó đối với HS Tiểu học, vì các lý do:

- Đây là một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình lớp 5

- Nội dung số thập phân gây nhiều khó khăn cho GV và HS trong dạy và học

- GV chưa có một hệ thống phương pháp cụ thể để dạy học nội dung nàyQua nội dung này, học sinh có thêm công cụ để xét tính chất các số, đặcbiệt có thể sử dụng số thập phân làm công cụ để giải một số dạng toán khác

Khái niệm về tiếp cận phát hiện đã được trình bày giản lược trong cuốn

“ Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học (2005) Nguyễn

Hữu Châu ” Cũng có thể thấy được cách dạy học PH đã được sáng tỏ trong

các cuốn “ Sáng tạo toán học; Dạy học giải bài tập toán của nhà sư phạm G.

Polya ” luôn quan tâm cách định hướng TCPH, GQVĐ thông qua giải bài tập

Trang 9

toán Chúng tôi hiểu TCPH được thể hiện trong một số phương pháp dạy học;

lý thuyết dạy học như : dạy học PH và GQVĐ; dạy học theo quan điểm kiếntạo; dạy học khám phá; dạy học tương tác; dạy cách tự học

Như vậy vấn đề đặt ra nghiên cứu đã được các nhà sư phạm trên thếgiới quan tâm, tuy nhiên việc nghiên cứu để vạch ra con đường TCPH tri thứcnhư thế nào để có hiệu quả đối với người GV toán cần phải được tiếp tụcquan tâm Đặc biệt cần làm sáng tỏ để TCPH thì cần những cách thức nào, đềtài nghiên cứu cần giải đáp những câu hỏi chủ yếu sau đây:

1 Bồi dưỡng cho HS những loại hình tri thức cơ bản nào để họ có khảnăng điều chỉnh, định hướng phát hiện kiến thức mới?

2 Để TCPH thì phải cần những loại hình hoạt động chủ yếu nào liênquan đến hoạt động trí tuệ và hoạt động toán học?

Vì lý do như trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp dạy học số thập phân lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện"

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc DH theo hướng TCPH từ đó đề xuất một số biện phápdạy học STP ở lớp 5 theo hướng TCPH nhằm nâng cao chất lượng dạy họctoán cho HS lớp 5 nói riêng và chất lượng dạy học toán ở tiểu học nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Học sinh lớp 5 trường tiểu học Thoại Sơn tỉnh An Giang

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Việc đổi mới phương pháp dạy học nội dung số thập phân lớp 5

Một số biện pháp dạy học STP ở lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện

4 Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở nội dung số thập phân trong sách giáo khoa toán 5, nếu đềxuất được các biện pháp dạy học STP theo hướng tiếp cận phát hiện một cách

Trang 10

hợp lý, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học số thập phân nói riêng

và chất lượng dạy học toán ở tiểu học nói chung

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu về lý luận dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện, làm

sáng tỏ khái niệm PH vấn đề và GQVĐ nhằm vào việc tìm tòi kiến thức mớithông qua dạy học nội dung số thập phân ở lớp 5

5.2 Nghiên cứu thực trạng dạy học Số thập phân ở lớp 5

5.3.Xác định các tri thức chủ chốt điều chỉnh định hướng cách PH vấn

đề và cách PH phương pháp GQVĐ

5.4 Đề xuất một số biện pháp dạy học Số thập phân lớp 5 theo hướng

tiếp cận phát hiện

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tổ chức khảo sát thực trạng và thực nghiệm trên đối tượng

học sinh lớp 5 một số trường tiểu học thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương nghiên cứu lý luận cóphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Nhằm mục đích khảo sát thực trạng dạy và học toán ở các trường Tiểuhọc thuộc huyện Thoại Sơn làm cơ sở xác định thực trạng hoạt động dạy –học Số thập phân ở Tiểu học theo quan điểm tiếp cận phát hiện kiến thứctrong các phương pháp dạy học tích cực

Thuộc nhóm phương pháp nghiện cứu thực tiễn có các phương phápnghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra

Trang 11

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiêncứu các sản phẩm hoạt động.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm mục đích thống kê các số liệu thu được qua tìm hiểu thực trạng,các kết quả điều tra trước và sau khi thử nghiệm, làm cơ sở đánh giá tínhđúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học của đề tài

8 Đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lí luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận dạy học số

thập phân ở lớp 5 theo phương thức TCPH

8.2 Về mặt thực tiễn: Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo

cho GV tiểu học khi dạy toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phân mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Một số biện pháp dạy học Số thập phân ở lớp 5 theo hướngtiếp cận phát hiện

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Ngoài nước

Có thể nói “ phát hiện ra, tìm ra” là những từ ngữ xuất hiện cùng vớithời vua Hiero II, Archimedes đã reo lên “ Eureca! Eureca!”( tìm ra rồi) khiông phát hiện ra cách kiểm tra vương miện của nhà vua có phải vàng nguyênchất không ( theo yêu cầu của nhà vua) Bằng kinh nghiệm bản thân, khả năngtìm tòi, sáng tạo ông đã đưa nhân loại đến những phát kiến vĩ đại

Trang 12

Thế kỉ thứ XII, A Komenski đã viết: “ Giáo dục có mục đích đánh thứcnăng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phươngpháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”.

J.J Rousseeau ( thế kỉ XVIII) là một nhà cải cách giáo dục người Pháp,ông cho rằng: “ Đối với PPDH phải tìm hiểu đứa trẻ và tôn trọng khả năng tựnhận thức của nó Trẻ em phải tự khám phá ra kiến thức và được khêu gợitính tự nhiên.”

Năm 1903, lý thuyết hoạt động của A.N.Leonchiev ( nhà tâm lý họcngười Nga) ra đời đặt ra nền móng cho quan niệm dạy học bằng cách tổ chứchoạt động cho HS tìm tòi khám phá, phát hiện tri thức Việc vận dụng lýthuyết này vào dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm ngiên cứu

Saymour Papert cũng đã nói: “Bạn không thể dạy HS mọi thứ màchúng cần, cách tốt nhất bạn có thể làm là đặt chúng vào nơi chúng có thể tìm

ra những thứ đó, giúp chúng xác định được cái gì mình cần biết là gì và khinào cần đến nó” S Rassekh ( 1987) cho rằng: “ Người thầy tồi là người đemkiến thức cho HS, người thầy giỏi làm cho HS tự tìm ra kiến thức”

Như vậy, trên thế giới quan niệm về dạy học phát hiện tri thức đã có từlâu và các luận điểm của các nhà nghiên cứu đều hướng vào phát huy vai tròtích cực hoạt động của người học trong việc tìm ra và chiếm lĩnh tri thức mới

1.1.2 Trong nước

Đã có một số tác giả nghiên cứu dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện như:Trong quyển “ Những vấn đề cơ bản của chương trình và quá trình dạyhọc” NXB Giáo Dục 2005, tác giả Nguyễn Hữu Châu đã đề cập lý thuyết dạyhọc theo hướng tiếp cận phát hiện ở các khía cạnh: Bản chất của tiếp cận pháthiện; Kĩ thuật dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện; Những ưu và nhược điểmcủa tiếp cận phát hiện

Trong quyển “ Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ởtrường trung học phổ thông” GS TS Đào Tam ( chủ biên) có đề cập vần đề “Quy trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học khái niệm toán

Trang 13

ở trường trung học phổ thông theo các quan điểm tiếp cận, phát hiện Trongnội dung này tác giả đề cập đến một số vấn đề sau: Các dạng hoạt động và cácloại hình tri thức chủ yếu trong vận dụng khái niệm; Đề xuất quy trình tổ chứchoạt động nhận thức của HS theo hướng quy nạp phát hiện trong dạy học kháiniệm toán ở trường trung học phổ thông.

Bài “ Các dạng hoạt động nhận thức toán học và tri thức định hướngtrong tiếp cận hệ thống của PPDH tích cực” của GS TS Đào Tam, tập chíGiáo Dục số 242, kì I tháng 7/2010 Tư tưởng cốt lõi của bài báo là thông quanghiên cứu các dạng hoạt động nhận thức Toán học ( hoạt động điều ứng,hoạt động phát hiện, hoạt động biến đổi đối tượng, hoạt động mô hình hóa) vàcác tri thức định hướng ( tri thức thuộc phạn trù triết học duy vật biện chứng,tri thức về tâm lí học liên tưởng, tri thức về thích nghi trí tuệ của Jean Piaget

và quan điểm hoạt động , tri thức về phương pháp luận nhận thức toán học)giúp GV và sinh viên sư phạm định hướng tốt hơn cũng như nâng cao khảnăng tiếp cận các PPDH tích cực Quan điểm của GS khi tiếp cận nghiên cứuhoạt động phát hiện trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông là nhấnmạnh yếu tố tích cực hoạt động của chủ thể HS trong việc tìm ra tri thức mới

“Vận dụng một số phương thức tiếp cận phát hiện trong dạy học phânsố( Toán 4)”, Phạm Sơn Thanh – luận văn cao học, 2011

Về việc dạy học mạch kiến thức STP ở cấp TH cũng có khá nhiều tácgiả quan tâm nghiên cứu, như:

- “ Tìm hiểu nội dung dạy học STP ở lớp 5 trên cơ sở của Toán học caocấp” Nguyễn Thị Châu Giang, Tạp chí Giáo dục, tháng 7/2006

- “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức STPcho HS lớp 5”, Mai Ngọc Ẩn – luận văn cao học, 2010

Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã đề cập đến dạy học theo hướng tiếp cậnphát hiện, nhưng được xác định trên nhiều nội dung dạy học THPT, THCS, có cảTiểu học, nhưng chưa thực hiện trên nội dung cụ thể số thập phân ở lớp 5

1.2 Cơ sở lí luận

Trang 14

1.2.1.Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm tiếp cận

Tiếng Anh là “Approach”, là một công cụ phương pháp luận

Từ điển Oxford định nghĩa “Approach” là A way of dealing with person or thing, nghĩa là “một cách xem xét con người hoặc sự vật”.

Như vậy chúng ta có thể hiểu “tiếp cận” là sự lựa chọn chổ đứng để quansát đối tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu

1.2.1.2 Khái niệm phát hiện

Tiếng Anh là “Discovery”, là sự khám phá

Theo từ điển Tiếng Việt, phát hiện là “tìm thấy cái chưa ai biết”, nghĩa

là tìm ra cái mới được nhân loại thừa nhận và dùng được trong phạm vi khoahọc và cả phạm vi loài người

Theo Vũ Cao Đàm thì phát hiện là sự nhận ra những vật thể, những quyluật xã hội đang tồn tại một cách khách quan

Theo Nguyễn Hữu Châu thì phát hiện là sự hấp thụ về mặt tinh thần một kháiniệm hay nguyên lý mà một cá nhân đã đúc kết từ một hoạt động thể chất hay tinh thần

Như vậy PH là khám phá các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổinhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể được áp dụng thông qua các giảipháp

* Xuất phát từ hai khái niệm trên chúng ta có thể hiểu TCPH là sự lựachọn phương thức để quan sát, xem xét các đối tượng nghiên cứu để khámphá các vật thể hoặc các quy luật xã hội làm thay đổi nhận thức

* Trong dạy học Toán ở trường phổ thông, hoạt động PH là hoạt độngtrí tuệ của HS được điều chỉnh bởi vốn tri thức đã có thông qua các hoạt độngkhảo sát, tương tác với các tình huống để PH tri thức mới

1.2.2 Các quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận phát hiện

1.2.2.1 Tiếp cận phát hiện thể hiện trong dạy học PH và GQVĐ

a Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trang 15

Theo Nguyễn Bá Kim: “Trong dạy học PH và GQVĐ, thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo để GQVĐ và thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác”.

Theo quan niệm trên phương pháp dạy học PH và GQVĐ có những đặc điểm sau:

* HS dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, vốn hiểu biết của mình chủ động xây dựng kiến thức cho bản thân chứ không phải thu nhận nó một cách thụ động dưới dạng cho sẵn.

* GV là người điều khiển, tạo vấn đề, gợi hướng đi, giúp HS thực hiện hoạt động kiến tạo tri thức.

* Môi trường dạy học PH và GQVĐ là môi trường tự giác, tự do PH và GQVĐ theo suy nghĩ riêng của mình.

Quá trình dạy học PH và GQVĐ có thể tiến hành theo các bước:

a) Bước 1: PH hoặc thâm nhập vấn đề Bước này gồm: (i) PH vấn đề từ một

tình huống gợi vấn đề; (ii) Giải thích, chính xác hoá để hiểu vấn đề; (iii) Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đặt ra.

b) Bước 2: Tìm giải pháp Bước này gồm:

- Tìm một cách giải quyết vấn đề ( thực hiện theo sơ đồ 1.2)

Khi phân tích vấn đề, cần làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái

phải tìm Trong môn Toán, ta thường dựa vào những tri thức toán đã học, liên tưởng tới những định lí, định nghĩa thích hợp.

Khi đề xuất và thực hiện hướng GQVĐ, cùng với việc thu thập, tổ chức giữ

liệu, huy động tri thức, thường hay sử dụng những phương pháp, kĩ thuật suy luận như quy lạ về quen, đặc biệt hóa, tương tự hóa, khái quát hóa…đó chính là những hoạt động mang tính PH Phương hướng được đề xuất không phải là bất biến, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết Khâu này có thể làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi hợp lí Kết quả của việc đề xuất và thực hiện

hướng GQVĐ là hình thành được một giải pháp.

Việc tiếp theo là kiểm tra giải pháp xem nó có đúng đắn hay không Nếu giải

pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng.

Trang 16

Kết thúc

Sơ đồ 1.2

- Sau khi đã tìm ra giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác (theo sơ đồ trên), so sánh chúng với nhau để PH giải pháp hợp lí nhất.

c) Bước 3: Trình bày giải pháp Bước này gồm:

- Trình bày việc phát biểu vấn đề.

- Trình bày giải pháp GQVĐ đã lựa chọn một cách đúng đắn và sáng sủa (kể

cả trình bày sạch đẹp).

d) Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp Bước này gồm:

- Tìm hiểu khả năng ứng dụng.

- Tìm khả năng đề xuất vấn đề mới.

Bản chất của dạy học PH và GQVĐ là tạo ra cho HS những tình huống gợi vấn

đề và giải quyết những tình huống này trong quá trình họat động chung của HS và GV

b Tiếp cận phát hiện thể hiện trong dạy học PH và GQVĐ

Phát hiện trong dạy học PH và GQVĐ được hiểu theo nghĩa: “tìm thấy cái

chính mình chưa biết và có nhu cầu muốn biết” Dùng theo nghĩa này để chỉ rõ vai

trò của HS trong việc tìm tòi, thảo luận, tranh luận để tìm ra phương án GQVĐ.

Chúng tôi có thể khẳng định rằng khi dạy học PH và GQVĐ thì cáchTCPH luôn được áp dụng Vì dạy học PH và GQVĐ là cách dạy học mà thầytổ chức cho trò học tập trong hoạt động và bằng hoạt động do thầy tạo ra một

Trang 17

tình huống hấp dẫn gợi sự tìm hiểu của HS, gợi ra vướng mắc mà họ chưa giảiđáp ngay được, nhưng có liên hệ với tri thức đã biết, khiến họ thấy có triểnvọng tự giải đáp được nếu tích cực suy nghĩ.

VD: Trong dạy học STP, mỗi khái niệm, tính chất, quy tắc đều có nhiềuứng dụng khác nhau Nếu khai thác sâu các dạng ứng dụng khác nhau của cáckhái niệm, quy tắc sẽ giúp các em phát triển khả năng huy động kiến thức

GV có thể khai thác các ứng dụng của các khái niệm, quy tắc bằng cách tổnghợp các bài tập ứng dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập và bổ sung thêmbài toán nâng cao hoặc GV có thể PH thêm các ứng dụng khác

Chẳng hạn:: Khai thác ứng dụng của tính chất giao hoán và tính chất

kết hợp, GV có thể cho HS làm các bài toán sau :

d)7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55 = 7,34 + 2,66 + 0,45 + 0,55 = 10 = 11

Trang 18

(Giải thích: Đã sử dụng cả hai tính chất: giao hoán khi đổi chỗ 0,45 và2,66; kết hợp khi thay 7,34 + 2,66 bằng tổng của chúng và 0,45 + 0,55 bằngtổng của chúng).

Trong phương pháp PH và GQVĐ thì TCPH được coi là một trong các yếu

tố chủ chốt cấu thành A.N Whitelead đã nói: “Ngay từ ngày đầu đi học, đứa trẻ

cần phải có những giây phút sung sướng mỗi khi PH ra điều mới lạ Sự PH đó có thể chỉ là sự hiểu biết về hàng loạt các sự kiện xảy ra hàng ngày ở xung quanh nó và là một phần của cuộc đời nó” [dẫn theo 1, tr.262] PH theo cách hiểu ở đây

không phải là mới đối với nhân loại mà là mới đối với bản thân chủ thể.

Dạy học PH và GQVĐ tập trung vào hoạt động học tập, hướng vào việchọc sinh tự kiến tạo tri thức Trong dạy học PH và GQVĐ, hoạt động của họcsinh được tổ chức dựa vào những tình huống gợi vấn đề

Tình huống gợi vấn đề là một tình huống tạo ra cho HS những khó khăn

về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưngkhông phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tíchcực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức sẳn có

Tình huống gợi vấn để là một tình huống thỏa mãn các điều kiện sau:

* Tồn tại một vấn đề: Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn vớitrình độ nhận thức, chủ thể phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc hànhđộng mà vốn hiểu biết sẳn có chưa đủ để vượt qua Tức là phải có ít nhất một phần tửcủa khách thể mà HS chưa biết và cũng chưa có trong tay một thuật giải để tìm phần

tử đó

* Gợi nhu cầu nhận thức: Tình huống phải gợi nhu cầu nhận thức, chẳnghạn phải làm bộc lộ sự khiếm khuyết về kiến thức và kỹ năng của HS để họ cảmthấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cáchtham gia giải quyết vấn đề nảy sinh

* Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân: Cần khơi dậy ở HS cảm nghĩ làtuy họ chưa có ngay lời giải, nhưng đã có một tri thức, kĩ năng liên quan đến vấn

đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết được vấn

Trang 19

đề đó Giúp họ có được niềm tin ở khả năng huy động tri thức và kĩ năng sẳn có

để giải quyết hoặc tham gia giải quyết vấn đề

Trong học dạy học PH và GQVĐ, vấn đề có thể là tri thức mới, cách thức hành động mới, kỹ năng mới và chủ thể nhận thức cần PH và chiếm lĩnh Tình huống gợi vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ,

Tình huống gợi vấn đề được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một vấn đề, mà việc GQVĐ đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa biết trước đó , đặc trưng cơ bản là những lúng túng

về mặt lý thuyết và thực hành để GQVĐ, nó xuất hiện nhờ sự tích cực nghiên cứu của chính người học Nếu thiếu một trong ba yếu tố thành phần trên thì sẽ không phải là tình huống gợi vấn đề Rõ ràng, tình huống gợi vấn đề là một cấu trúc tâm lý

có tính chủ quan, luôn hướng tới tác nhân ở bên ngoài (tác nhân của GV, ý nghĩa của tài liệu học tập, tính mới lạ của phương tiện dạy học).

Mục đích dạy học không chỉ làm cho HS lĩnh hội được kết quả của quá trình

PH và GQVĐ, mà còn ở chỗ làm cho họ PH khả năng tiến hành những quá trình như vậy Quá trình dạy học theo phương pháp PH và GQVĐ bao gồm nhiều hình thức, tổ chức đa dạng lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của thầy

Như vậy dạy học PH và GQVĐ là xu hướng dạy học dựa vào hoạt động học

của học sinh, người GV chỉ tạo ra những tình huống gợi vấn đề giúp HS tiếp cận tri

thức mới, PH những kiến thức mới, kỹ năng mới để bổ sung vào vốn kiến thức, kỹ năng còn thiếu của mình.

1.2.2.2.TCPH thể hiện trong PPDH theo lý thuyết kiến tạo

a Lí thuyết kiến tạo nhận thức của J.Piaget và việc vận dụng vào quá trình dạy học

Theo từ điển Tiếng Việt, kiến tạo có nghĩa là xây dựng nên TheoMebrien và Brandt (1997) thì: “Kiến tạo là một cách tiếp cận việc “dạy” dựatrên nghiên cứu về việc “học” với niềm tin rằng: Tri thức được kiến tạo nênbởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó

Trang 20

được nhận từ người khác” Còn theo Brooks (1993) thì: “Quan điểm về kiếntạo trong dạy học khẳng định rằng HS cần phải tạo nên những hiểu biết về thếgiới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vào trong những cái mà họ

đã có trước đó HS thiết lập nên những quy luật thông qua sự phản hồi trongmối quan hệ tương tác với những chủ thể và ý tưởng …” [1, tr.206]

Lý thuyết KT sử dụng hai khái niệm quan trọng của J Piaget là đồng hoá và điều ứng.

Theo [20, tr22] việc dạy học theo quan điểm kiến tạo dựa trên 5 luận điểm sau:

- Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứkhông phải được tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài

- Nhận thức là quá trình thích nghi chủ động với môi trường nhằm tạo nêncác sơ đồ nhận thức của chính chủ thể chứ không khám phá một thế giới tồn tạiđộc lập bên ngoài chủ thể Tức là người học không phải thụ động tiếp thu kiếnthức do người khác áp đặt lên mà chính bản thân họ HĐ kiến tạo kiến thức mới

- Kiến thức và kinh nghiệm mà cá nhân HS thu nhận được phải phù hợp vớinhững yêu cầu mà tự nhiên, xã hội đặt ra Tức là việc dạy cần gắn với các nội dungthực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của HS, đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra

- Kiến thức được HS kiến tạo thông qua con đường được mô tả theo sơ

đồ sau:

KT và kinh Phán đoán, Kiểm Thích Kiến thức nghiệm đã có giả thuyết nghiệm nghi mới

Thất bại Sơ đồ 1.2

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của HS, đó chính

là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của HS Quá trình nhậnthức của HS về cơ bản giống như quá trình nhận thức chung, tức là cũng diễn

ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” Tuy nhiên, quá trình nhận thức của HS lại có

tính độc đáo so với quá trình nhận thức của các nhà khoa học, bởi vì được tiếnhành trong những điều kiện sư phạm nhất định

Trang 21

Theo những nghiên cứu của nhà tâm lý học nổi tiếng Jean Piaget về cấu trúccủa quá trình nhận thức thì trí tuệ của HS không bao giờ trống rỗng và nhận thức củacon người ở bất cứ cấp độ nào đều thực hiện các thao tác trí tuệ thông qua hai hoạt

động đồng hóa và điều ứng Sự đồng hóa xuất hiện như một cơ chế gìn giữ cái đã biết

trong trí nhớ và cho phép người học dựa trên những khái niệm quen biết để giải quyếttình huống mới Sự điều ứng xuất hiện khi người học vận dụng những kiến thức và kỹnăng quen thuộc để giải quyết tình huống mới nhưng đã không thành công và để giảiquyết tình huống này người học phải thay đổi, điều chỉnh, thậm chí phải loại bỏ nhữngkiến thức và kinh nghiệm đã có Khi tình huống mới đã được giải quyết thì kiến thứcmới được hình thành và được bổ sung vào hệ thống kiến thức đã có

Như vậy, quá trình nhận thức của HS, về thực chất là quá trình HS xây

dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng các kiến thức và kỹ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập

mới Đây chính là nền tảng của lý thuyết kiến tạo trong dạy học

b TCPH thể hiện trong PPDH theo lý thuyết kiến tạo

Vào năm 1993, M Briner đã viết: “Người học tạo nên kiến thức củabản thân bằng cách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên nhữngkiến thức và kinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huống mới,hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu nhận được vớinhững kiến thức đang tồn tại trong trí óc” [3, tr207]

Theo Vưgotski, mỗi cá nhân đều có một “Vùng phát triển gần nhất” của

riêng mình, thể hiện tiềm năng phát triển của cá nhân đó Nếu các hoạt động dạy

học được tổ chức trong “Vùng phát triển gần nhất” thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Vưgotski còn nhấn mạnh việc kiến tạo kiến thức là hoạt động trí tuệ của người học

Do đó dạy học là phải dạy hoạt động, tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sựthích ứng của học sinh, qua đó học sinh PH và kiến tạo được kiến thức, đồng thờiphát triển trí tuệ và nhân cách của mình Kiến thức mới của học sinh chỉ xác lập trên

cở sở những kiến thức đã có, đồng thời làm biến đổi những quan niệm cũ sai lầmhoặc trái ngược với nó Việc học tập sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn qua việc thảo

Trang 22

luận và tranh luận giữa những người cùng học Điểm khởi đầu của hoạt động họctập là TC và PH một vấn đề phải giải quyết

Mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo được hình thành như sau:Khám phá  Câu hỏi của HS  Khảo sát cụ thể  Phản ánh Kiến tạo tri thức mới

Có hai loại kiến tạo trong dạy học đó là:

Kiến tạo cơ bản (Radical Constructivism): Kiến tạo cơ bản là một quan

điểm nhận thức, nhấn mạnh tới cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bảnthân trong quá trình học tập

Kiến tạo xã hội (Social Constructivism): Theo Nor Joharuddeen Mohdnor:

“Kiến tạo xã hội là quan điểm nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố văn hóa và các điều kiện xã hội và sự tác động của các yếu tố đó đến sự hình thành kiến thức”.

Cả hai quan điểm trên đều khẳng định và nhấn mạnh vai trò trung tâmcủa người học trong quá trình dạy học, thể hiện ở những điểm sau:

- Người học phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huốnghọc tập mới, chủ động trong việc huy động những kiến thức, kỹ năng đã cóvào khám phá tình huống học tập mới

- Người học phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn

của mình khi đứng trước tình huống học tập mới

- Người học phải chủ động và tích cực trong việc thảo luận, trao đổi

thông tin với bạn bè và với GV Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầucủa chính bản thân trong việc tìm, PH những giải pháp để giải quyết tìnhhuống học tập mới hoặc TC khám phá sâu hơn các tình huống đã có

- Người học phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã

lĩnh hội được các tri mới, thông qua việc PH và giải quyết các tình huốngtrong học tập

Tuy đề cao vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học,

nhưng quan điểm kiến tạo không làm lu mờ “Vai trò tổ chức và điều khiển quá trình dạy học” của GV GV có những nhiệm vụ sau:

Trang 23

- GV cần nhận thức được kiến thức mà HS đã có được trong những giaiđoạn khác nhau để đưa ra những lời hướng dẫn thích hợp Lời hướng dẫn phảithỏa mãn ba yêu cầu sau:

Yêu cầu 1: Lời hướng dẫn phải dựa trên những gì mà mỗi HS đã biết Yêu cầu 2: Lời hướng dẫn phải tính đến các ý tưởng toán học của HS

phát triển tự nhiên như thế nào

Yêu cầu 3: Lời hướng dẫn phải giúp HS năng động tinh thần khi học toán.

- GV cũng là người “Cộng tác thám hiểm” với HS hay nói cách khác

theo LTKT tốt thì hiệu quả của việc dạy học là rất cao

LTKT là lý thuyết về việc học nhằm phát huy tối đa vai trò tích cực, chủđộng và sáng tạo của người học trong quá trình học tập LTKT quan niệm quátrình học toán là học trong hoạt động; học là vượt qua chướng ngại, học thông qua

sự tương tác xã hội; học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề LTKT quan niệmquá trình dạy học là quá trình: GV chủ động tạo ra các tình huống học tập giúp HSthiết lập các tri thức cần thiết; GV kiến tạo bầu không khí tri thức và xã hội tíchcực giúp người học tự tin vào bản thân và tích cực học tập; GV phải luôn giao cho

HS những bài tập giúp họ PH, tái tạo cấu trúc tri thức một cách thích hợp và GVgiúp đỡ học sinh xác nhận tính đúng đắn của các tri thức vừa kiến tạo

Như vậy, theo quan điểm của LTKT thì học Toán không phải là mộtquá trình tiếp thu một cách kỹ lưỡng những kiến thức được đóng gói, được

GV truyền đạt một cách áp đặt, mà phải được tiếp thu một cách chủ động

Trang 24

Nghĩa là, HS phải cố gắng TC, tự tìm tòi và PH tri thức cho mình thông quaviệc tái tổ chức các hoạt động của GV Các hoạt động này được hiểu một cáchrộng rãi là bao gồm những hoạt động về nhận thức hoặc về ý tưởng.

1.2.2.3.Tiếp cận phát hiện thể hiện trong dạy học khám phá

+ GV nghiên cứu nội dung bài học đến mức độ sâu cần thiết, tìm kiếmnhững yếu tố tạo tình huống, tạo cơ hội cho hoạt động khám phá, tìm tòi

+ Thiết kế các hoạt động của HS trên cơ sở đó mà xác định các hoạtđộng chỉ đạo, tổ chức của GV

+ Khéo léo đặt người học vào vị trí của người khám phá (khám phá racái mới của bản thân), tổ chức và điều khiển cho quá trình này được diễn ramột cách thuận lợi để từ đó người học xây dựng kiến thức cho bản thân

Khai thác nội dung bài học chúng ta có thể tạo ra những tình huốngtrong dạy học để HS tự khám phá ra những tri thức mới cho bản thân Cáchdạy học như thế gọi là phương pháp dạy học khám phá (có hướng dẫn)

Theo phương pháp dạy học này, những gì người GV định thông báocho HS một cách khiên cưỡng sẽ được HS tự khám phá ra; HS tự có đượcnhững tri thức, kĩ năng mới, chứ không phải là thụ động tiếp thu những trithức, kĩ năng do thầy truyền thụ cho Hoạt động khám phá có thể thông quacác hoạt động: trả lời câu hỏi, điền bảng, lập bảng, giải toán,…

Trong dạy học khám phá, người GV phải khéo léo đặt HS vào địa vịngười PH lại, người khám phá lại những tri thức di sản văn hóa của loàingười, của dân tộc Quyết định hiệu quả học tập là những gì HS làm chứ

Trang 25

không phải những gì GV làm Vì vậy việc soạn giáo án phải tập trung vàothiết kế các hoạt động của HS chứ không phải tập trung vào thiết kế các hoạtđộng của GV Tuy nhiên số lượng hoạt động và mức độ tư duy đòi hỏi ở mỗihoạt động trong một tiết học phải phù hợp với trình độ HS để có đủ thờilượng cho HS thực hiện HĐ khám phá.

HĐ khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấplên trình độ cao tùy theo năng lực tư duy của HS và được tổ chức thực hiệntheo cá nhân, theo nhóm, tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề cần khám phá

Vì vậy, trong học tập khám phá, giáo viên cần cung cấp nhiều tìnhhuống để học sinh có thể đặt câu hỏi, khám phá và thực nghiệm cho đến khitìm ra được các nguyên tắc, các ý tưởng, mối liên hệ cơ bản trong cấu trúcmôn học

b Tiếp cận PH thể hiện trong dạy học khám phá

Qua sự phân tích trên ta thấy rằng dạy học khám phá là phương pháp tổ chức

và hướng dẫn cho người học tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức nhằm đạt được những mục tiêu xác định qua hoạt động khám phá Trong dạy học khám phá HS tự tìm tòi, khám phá, PH ra tri thức mới, cách thức hành động mới Dạy học theo hình thức khám phá đặc biệt chú ý đến việc phát huy vai trò độc lập, chủ động, sáng tạo, rèn luyện tính tích cực của HS Trần Bá Hoành nhận định: “Dạy học bằng các HĐ khám phá có hướng dẫn là một trong các phương pháp dạy học tích cực, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của HS Xét về khía cạnh tìm tòi, khám phá thì phương pháp dạy học nói trên rất gần với phương pháp đàm thoại ơrixtic (vấn đáp tìm tòi), dạy học GQVĐ và dạy học kiến tạo, chỉ khác nhau về cách tổ chức các HĐ học tập”

Theo TS Lê Võ Bình “ Hoạt động khám phá là quá trình tư duy gồm cácbước quan sát, phân tích, đánh giá, nêu giả thuyết và suy luận nhằm phát hiệncác khái niệm, các thuộc tính mang tính qui luật của đối tượng hoặc các mối liên

hệ giữa các sự vật” [2, Tr 41] Tuy nhiên trong học tập hoạt động khám phákhông phải là một quá trình tự mò mẫm như trong ngiên cứu khoa học mà nó làquá trình có hướng dẫn của GV GV không cung cấp những kiến thức mới thông

Trang 26

qua thuyết trình, giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạt động khám phá

để HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới

Như vậy trong DHKP, HS khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới chủyếu qua các hoạt động khám phá do GV tổ chức Do đó việc thiết kế, tổ chức cáchoạt động khám phá quyết địn thành công của tiết học chính vì vậy GV phải hết sứcchú trọng việc tạo cũng như tổ chức hoạt động học tập khám phá của HS

Quan điểm này thể hiện trong DHKP ở những điểm sau:

- DHKP được thực hiện thông qua các hoạt động khám phá, trong đó

GV khéo léo đặt HS vào vị trí người phát hiện lại, khám phá lại những tri thứctrong kho tàng kiến thức của nhân loại thông qua những câu hỏi mà khi HSgiải đáp hoặc thực hiện sẽ xuất hiện con đường dẫn đến tri thức

- DHKP không chỉ giúp HS lĩnh hội tri thức, mà còn trang bị cho họnhững phương pháp suy nghĩ, cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề mangtính độc lập, sáng tạo

- Trong DHKP từng HS cũng như tập thể được huy động vốn kinhnghiệm trong quá trình tìm kiếm, phát hiện kiến thức mới

Như vậy giữa dạy học PH và GQVĐ, dạy học kiến tạo và dạy họckhám phá có điểm giống nhau là có liên quan đến tìm tòi, khám phá, PH vấn

đề Chính vì vậy mà có sự tương tự giữa các mức độ thể hiện các phươngpháp đó Do vậy TCPH trong dạy học khám phá cũng chính là TCPH trongdạy học PH và GQVĐ, dạy học kiến tạo

1.2.3 Học sinh lớp 5

1.2.3.1.Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5

- Tri giác: Tri giác của HS tiểu học còn mang tính đại thể , ít đi sâu vàochi tiết và nặng về tính không chủ định do đó các em phân biệt đối tượng cònchưa chính xác, dễ mắc sai lầm và có khi còn lẫn lộn Tri giác của các emthường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của bản thân GV là ngườirất quan trọng trong sự tri giác của HS Bên cạch việc dạy các em biết cáchxem xét sự vật, biết lắng nghe thì GV cần phải biết cách tổ chức các hoạt

Trang 27

động để HS tri giác một đối tượng nào đó nhằm phát hiện những dấu hiệu bảnchất của sự vật và hiện tượng.

- Chú ý: Chú ý có chủ định của HS tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnhchú ý một cách có ý chí chưa mạnh Những kích thích có cường độ mạnh vẫn làmột trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ, HS lớp 4,5 khoảng 30 – 35phút; khối lượng chú ý của trẻ không lớn lắm, thường chỉ hạn chế ờ 2 đến 3 đốitượng trong cùng một thời gian Sự di chuyển chú ý của HS cấp I nhanh hơnngười lớn tuổi, quá trình hưng phấn và ức chế của chúng rất linh hoạt, rất nhạycảm Sự chú ý của trẻ phụ thuộc vào nhịp độ học tập quá nhanh hoặc quá chậmđều không thuận lợi cho bền vững và sự tập trung chú ý

- Tư duy : Tư duy của trẻ mới đến trường mang tính trực giác cụ thể,mang tính hình thức bằng cách dựa vào những dặc điểm trực quan của sự vật,hiện tượng cụ thể Theo J Piaget : tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về cơ bảncòn ở giai đoạn những thao tác cụ thể Bên cạnh đó thì tư duy của HS Tiểuhọc còn mang tính cảm xúc ( trẻ dễ xúc cảm với những điều suy nghĩ) GVphải dạy các em cách suy luận phải có căn cứ khách quan, phán đoán phải códẫn chứng thực tế, kết luận phải có tính chất đúng đắn lo6gic, suy nghĩ phải

có mục đích

- Tưởng tượng: Tưởng tượng là một trong quá trình nhận thức quantrọng của HS tiểu học Nếu tưởng tượng của HS tiểu học phát triển yếu,không đầy đủ thì sẽ gặp khó khăn trong hành động, trong học tập Tưởngtượng đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ m tuổi mẫu giáo và càng vềnhững năm cuối cấp tiểu học, tưởng tượng của HS càng gần thực tế hơn Sởdĩ như vậy là do các em đã có kinh nghiệm phong phú hơn, đã lĩnh hội đượctri thức khoa học từ quá trình học tập Để giúp HS phát triển trí tưởng tượngthì GV cần hình thành cho các em biểu tượng thông qua sự mô tả bằng lờinói, cử chỉ, điệu bộ của mình hay nói cách khác thông qua việc tổ chức hoạtđộng học tập GV giúp HS dần phát triển trí tưởng tượng

Trang 28

- Tình cảm: Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp vàgiàu cảm xúc Tình cảm của các em không chỉ biểu hiện trong quan hệ đờisống mà còn biểu hiện ngay trong cả hoạt động trí tuệ của chúng Các em dầnbiết lo đến kết quả học tập, hài lòng khi học tập có kết quả, không hài lòngkhi học kém Tình cảm trí tuệ của HS còn thể hiện ở sự tò mò tìm hiểu sự vậtxung quanh để nhận thức.

1.2.3.2 Đặc điểm hoạt động trí tuệ

- Phân tích và tổng hợp: Giai đoạn lớp 4, 5 HS có thể phân tích đốitượng mà không cần hoạt động cụ thể với đối tượng đó, có thể phân biệt sựkhác nhau giữa các đối tượng dưới dạng “ ngôn ngữ” , “ kí hiệu”; hoạt độngtổng hợp của HS ở giai đoạn này không tốt bằng hoạt động phân tích, thườngphân tích không đi kèm tổng hợp ( hoạt động tổng hợp bằng đầu tư tổng hợpcục bộ, tiến dần đến tổng hợp tri tuệ)

- Trừu tượng hóa và khái quát hóa: hoạt động trừu tượng hóa nhằm: Rút radấu hiệu bản chất hoặc loại bỏ dấu hiệu không bản chất của một sự vật, hiệntượng Khi hình thành khái niệm, thường dùng kiểu trừu tượng hóa rút ra bản chấtcủa đối tượng đang quan tâm Khi giải toán thường dùng kiểu trừu tượng hóa loại

bỏ những dấu hiệu không bản chất, nhằm làm rõ các dấu hiệu cần quan tâm trongbài toán, đấy là việc khó đối với HS Các em tường khó lĩnh hội kiến thức kháiquát vì những tri thức này đối với các em có tính trừu tượng và phức tạp

- Phán đoán và suy luận: HS phán đoán chủ yếu theo cảm tính; suy luậnthường theo một chiều, ít khi lật lại vấn đề Ở tiểu học thường dùng phép quynạp không hoàn toàn để hình thành kiến thức cho HS ( phù hợp với đặc diểm

tư duy của HS – phán đoán để rút ra kết luận không cần dựa vào suy luậnmang tính logic, chặt chẽ)

1.2.4 Dạy học nội dung Số thập phân ở lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện 1.2.4.1 Nội dung Số thập phân ở lớp 5

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân

- Đọc, viết, so sánh các số thập phân

Trang 29

- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân:

+ Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thậpphân Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần

+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phâncủa tích có không có 3 chữ số

+ Phép chia các số thập phân với số chia có không có 3 chữ số (cảphần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, vớiphần thập phân có không quá 3 chữ số

- Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất phânphối của phép nhân đối với phép cộng các số thập phân

- Thực hành tính nhẩm:

+ Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số

+ Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một

số tự nhiên có 1 chữ số

+ Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một

số tự nhiên có 1 chữ số

- Giải toán có lời văn

Việc trình bày nội dung dạy học STP như vậy bảo đảm tính hệ thốngtrong cấu trúc nội dung dạy học Dạy học từ đơn giản đến phức tạp; kiến thứchọc trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau dựa vào kiến thứchọc trước và có cùng cấu trúc với kiến thức học trước tạo điều kiện thuận lợicho quá trình dạy học cũng như cho sự phát triển tư duy, trí tuệ HS Tuynhiên, đây là nội dung dạy học tập số khá lạ và tương đối phức tạp đối với HS(kiến thức và kinh nghiệm đã có ở HS chủ yếu là liên quan đến số tự nhiên)

Do đó, việc lựa chọn cách thức giúp HS tiếp cận, lĩnh hội, khắc sâu, vận dụngtốt nội dung này là điều cần thiết

1.2.4.2 Phương pháp dạy học Số thập phân

1.2.4.2.1 Phương pháp hình thành khái niệm số thập phân

Trang 30

Có ba cách tiếp cận khái niệm số thập phân được dùng trong SGKtoán 5

Cách 1: Tiếp cận kiểu dựa vào phân số

Số thập phân được coi như một dạng biểu diễn mới của phân số thậpphân Tiến trình nảy sinh khái niệm số phập phân theo lược đồ sau:

Phân số dạng tổng quát: 

b

a

; 10

1

; 100

1 1000

1

dạng không có mẫu số:0,1 ; 0,01 ; 0,001 Kiểu tiếp cận này được thể hiện ngay trong hai tiết dạy đầutiên hình thành khái niệm số thập phân ở Toán 5 Để tiếp cận kiểu này HS cầnđược chuẩn bị khá tốt các kiến thức và khái niệm phân số, phân số thập phân

Cách 2: Mã hóa lại số đo phức hợp

Cách tiếp cận này dựa vào kiến thức đo đại lượng và quan hệ giữa cácđơn vị đo mà hs đã học Học sinh sử dụng vốn kiến thức, kĩ năng đã có, dễ

dàng nhận thức được ;

10

1

; 100

1 1000

1 1000

Cách 3: Mã hóa lại số nguyên : - Cách tiếp cận này dựa vào kiến thức

và khái niệm đã có về hệ ghi thập phân và dựa vào quan hệ giữa các đơn vị đocủa một số đại lượng (quan hệgiữa hai đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 10lần) Người ta đưa ra tình huống thực tiễn Chẳng hạn, vụ thu hoạch lúa củamột gia đình với số lượng là 1760 kg thóc Người ta chọn 1 đơn vị đo mới là

Trang 31

tấn để biễu diễn số đo ta được 1,76 tấn Xuất hiện số 1,76 là số thập phân.Cách làm này gọi là “mã hóa lại số nguyên”

Ví dụ : 6g = 0,006kg khi đó 0,006 gọi là số thập phân

Tuy có ba cách tiếp cận khái niệm số thập phân nhưng trong dạy học sốthập phân ở tiểu học, thông qua các thao tác cụ thể, số thập phân được hìnhthành theo hai con đường , đó là :

- Số thập phân là cách viết không có mẫu số của phân số thập phân

Ví dụ : 0,1 ; 0,01 ; 0,001;

Các số : 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân

- Số thập phân là cách viết thu gọn thay cho các biểu diễn số đo dạng hỗn hợp

Ví dụ : 5m4dm được viết thành 5,4m

- Qua đó rút ra nhận xét : Mỗi số thập phân gồm hai phần: Phần nguyên

và phần thập phân Chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy những chữ số phần bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên

Ngoài ra , cũng cần lưu ý cho HS ; số tự nhiên được coi là số thậpphân, đặc biệt có phần thập phân là 00, 000…

Ví dụ : 21 = 21,0 = 21,00 = 21,000

1.2.4.2.2.Phương pháp dạy học so sánh số thập phân

Trang 32

Dạy học so sánh số thập phân dựa trên kiến thức cơ sở là thuật toán sosánh số tự nhiên có nhiều chữ số và so sánh phân số có cùng mẫu số mà HS

đã được học Phương pháp thực hiện là GV sẽ sử dụng một số ví dụ làm cơ sởquy nạp không hoàn toàn, từ đó giúp HS nắm được những quy tắc so sánh hai

số thập phân dựa trên cấu tạo hàng

Trong dạy học thường có các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau

- Từ đó GV giúp HS nhận xét và đưa ra quy tắc: Trong hai số thập phân

có phần nguyên giống nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì

số đó lớn hơn

- Cuối cùng, giúp HS nêu được cách so sánh hai số thập phân

1.2.4.2.3.Phương pháp dạy học bốn phép tính với số thập phân

Trang 33

Trong việc dạy học các phép tính về số thập phân, người ta không nêulại ý nghĩa của 4 phép tính (cộng trừ nhân chia) mà mở rộng tức thì ý nghĩacủa các phép tính đó trên tập số tự nghiên, và tập phân số sang tập hợp số thậpphân Hoàn toàn tương tự như thế đối với việc gọi tên thành phần phép tính vàphương pháp tìm thành phần chưa biết trong phép tính Khi dạy 4 phép tính ở

số thập phân cần coi trọng hình thành cho HS kỹ thuật tính Giáo viên cầngiúp HS ôn tập và chuẩn bị tốt các kỹ năng tính trên tập số tự nhiên và phân

số là cơ sở cho việc hình thành kỹ năng tính trên tập số thập phân

Chẳng hạn, có thể theo 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Nêu tình huống thực tiễn có nhu cầu sử dụng phép tính trên số thập

phân, giúp HS phát hiện vấn đề cần nhận thức;

Bước 2: Hướng dẫn HS huy động các kiến thức và kỹ năng tính toán đã có trên tập số tự nhiên và phân số để tìm kết quả;

Bước 3: Gợi ý giúp HS nhận xét kết quả, rút ra cách thực hiện và trực quan;

B c 4: ước 4: Chính xác hóa cách làm và quy tắc

Trang 34

Đây là phép cộng hai số tự nhiên, HS dễ dàng thực hiện được

184 + 245 = 429 (cm)

Sau đó chuyển đổi đơn vị đo: 429 cm = 4,29m nên 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)

- GV định hướng cho HS: Khi có các đơn vị đo đi kèm (m,cm, ) thì ta

có thể chuyển đổi đơn vị đo để thực hiện

- Vậy đối với các số lớn hơn hoặc không có đơn vị đo đi kèm ta phải thựchiện theo quy tắc Sau đó GV hướng dẫn HS thực hiện (Xây dựng kĩ thuật tínhcho HS) theo hai bước:

+ Bước 1: Đặt tính: Như đặt tính với số tự nhiên

+ Bước 2: Tính

Sau đó, viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy các số hạng

GV cho HS tự nêu cách cộng hai số thập phân

Để củng cố cho hs phépcộng hai số thập phân, giáo viên sẽ đưa ra cho

hs một số ví dụ khác,

Chẳng hạn: 56,6 + 27,6 = ?

Sau đó để HS tự đặt tính rồi tính, HS sẽ nêu cách thực hiện của mình

- Cuối cùng GV giúp HS nêu quy tắc cộng hai số thập phân như trongsách giáo khoa : Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng mộthang đặt thẳng cột với nhau

+ Cộng như cộng các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng

• Một số lưu ý khi dạy học phép cộng số thập phân :

- Quy tắc cộng hai số thập phân được vận dụng vào dạy bài : "tổngnhiều số thập phân" Ví dụ: 27,5 + 36,75 + 14,5 + 78,75

- Trong thực hành tính, nếu một số hạng có số chữ số ở phần thập phân íthơn, giáo viên chú ý cho hs có thể thêm chữ số 0 vào bên phải để cộng tương ứng

Ví dụ: 56,7 + 685,45

Trang 35

Có thể viết thêm chữ số 0 vào bên phải chữ số 7 để có 56,70 để cộng ởcột hàng phần trăm: 0 + 5 = 5

b Dạy học phép trừ số thập phân phép trừ hai số thập phân là phéptính ngược của phép cộng hai số thập phân Dựa vào sơ đồ hình thành kĩ thuậttính của bốn phép toán với số thập phân cũng tương tự như dạy học phépcộng hai số thập phân

c Dạy học phép nhân số thập phân

Dạy học phép nhân số thập phân cũng được tiến hành theo các bướctương tự như dạy học phép cộng hai số thập phân

Ta có các trường hợp sau:

c.1 Nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Đưa ra một số bài toán thực tế:

Ví dụ: Hình vuông có cạnh dài 1,5 cm Hỏi chu vi của hinh chữ nhật

là bao nhiêu cm?

Giúp HS tìm ra cách giải hình thành phép nhân : 1,5 x 4 = ? (cm)

- Giáo viên gợi ý HS thực hiện bằng cách chuyển về nhân với số thập phân

- Qua đó hình thành kĩ thuật nhân cho HS :

+ Đặt tính: như đối với số tự nhiên

+ Tính: nhân như nhân hai số tự nhiên

- Đưa ra ví dụ khác để hs vận dụng kĩ thuật trên vào thực hiện sau đógợi ý để HS nêu được quy tắc nhân Đó là “ Muốn nhân một số thập phân vớimột số tự nhiên ta nhân như nhân các số tự nhiên , đếm xem trong phần thậpphân của số thập phân có bao nhiêu chữ số kể từ phải sang trái”

c.2 Nhân một số thập phân với một số thập phân

- Tương tự: Từ một bài toán thực tế

Ví dụ: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 12,4m, chiều rộng

là 6,6 m Tính diện tích hình chữ nhật đó ?

Hình thành phép nhân hai số thập phân 12,4 x 6,6 = ?

Trang 36

- Xây dựng kĩ thuật nhân bao gồm : Đặt tính rồi tính tương tự như nhânmột số thập phân với một số tự nhiên

- Hướng dẫn HS đưa ra quy tắc như trong sách giáo khoa

d Dạy học phép chia số thập phân: Được xem như là phép tính ngược

của phép nhân

Bao gồm các bước:

- Từ một bài toán đơn dẫn đến hình thành phép tính chia với số thậpphân- chuyển về phép chia với các số tự nhiên

- Xây dựng kĩ thuật chia về cách đặt tính và tính

- Dẫn dắt HS đưa ra quy tắc chia ở tiểu học phép chia số thập phân baogồm các trường hợp sau :

d.1 Chia một số thập phân cho một số tự nhiên Ví dụ : 9,4 : 2

b Chia một số thập phân cho một số thập phân Ví dụ : 23,56 : 6,2d.2 Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một

số thập phân Ví dụ : 4 : 5

d.3 Chia một số tự nhiên cho một số thập phân Ví dụ : 87 : 7,6

• Một số điểm cần lưu ý khi dạy học chia số thập phân khi luyện tậpthực hành phép chia số thập phân, giáo viên cần yêu cầu HS thử lại kết quảbằng phép nhân trong một số trường hợp

1.2.4.2.4.Dạy học các tính chất của các phép toán với số thập phân

Các tính chất như: Giao hoán, kết hợp, phân phối của các phép tính về

số thập phân được đưa vào SGK dưới dạng các bài tập cụ thể

Do vậy, trong dạy học GV sẽ cho HS làm các bài tập tự rút ra nhận xét

và cuối cùng là nêu lên tính chất, ở phần này các phép toán với số thập phân

Trang 37

c Tính chất phân phối Ví dụ:( 2,4 + 6,9) x 3,2 = 2,4 x 3,2 + 6,9 x 3,2

• Một số điểm cần lưu ý

- Khi sử dụng các tính chất các phép tính với số thập phân, GV nên đưa

ra cho HS thêm bài tập, để vận dụng tính chất vừa rút ra vào giải, giúp HSnhớ lâu hơn các tính chất

1.2.4.2.5.Giới thiệu một số quy tắc nhân, chia nhẩm

a Nhân một số thập phân với 10; 100 ; 1000 …

Muốn nhân một số thập phân với 10 , 100 , 1000 ta chỉ việc chuyển dấuphẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba chữ số

Ví dụ: 45,89 x 10 = 458,9

b Nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001… ta chỉ việc lần lượtdấuphẩy sang bên trái một, hai, ba chữ số

Ví dụ: 78,43 x 0,1 = 7,843

c Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000…

Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai,

ba chữ số Ví dụ: 76,339 : 10 = 7,6339

1.2.4.2.6.Giải toán về số thập phân

Trong giải toán về số thập phân có năm dạng cơ bản sau :

a Bài toán về cấu tạo số thập phân

Ví dụ: đọc số thập phân; nêu phần nguyên ; phần thập phânvà giá trịtheo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng 2,35 ;301,80; 1942,54 ; 0,032 ( bài tập

1 trang 38 SGK toán 5 )

b Bài toán về so sánh số thập phân

Ví dụ: điền dấu thích hợp vào chỗ ba chấm 84,2….84,19

90,6… 89,6 ( bài tập 1 trang 43 SGK toán 5)

c Bài tập về rèn luyện kĩ năng thực hành bốn phép tính về số thập phân

Ví dụ : Tính giá trị biểu thức sau bằng cách nhanh nhất

A= 9,3 x 6,7 +9,3 x 3,3

Trang 38

d Bài toán về điền chữ số thay cho các chữ cái trong phép tính về sốthập phân, chẳng hạn : Thay x bởi chữ số thích hợp 9,7x8 < 9,718 ( bài tập 3trang 43 - Toán 5 )

e Bài toán về tỉ số phần trăm

Ví dụ : Một lớp học có 25 HS , trong đó có 13 HS nữ Hỏi số HS nữchiếm bao nhiêu phần trăm số HS lớp đó

1.2.4.3.Dạy học Số thập phân lớp 5 theo hướng tiếp cận phát hiện

Tiếp cận phát hiện trong dạy học STP là: Quá trình GV tổ chức cáchoạt động học tập, điều khiển HS tích cực, tự giác thực hiện hoạt động đó trên

cơ sở nền tảng tri thức hiện có của HS qua đó giúp HS tìm ra và chiếm lĩnh trithức về STP, rèn kỹ năng tính toán trên STP, thói quen lao động

Để giúp HS tiếp cận, phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng tốt mảng kiếnthức này chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

1.2.4.3.1 Các khâu giúp HS phát hiện vấn đề và cách giải quyết vấn

đề để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới

B1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

HS PH, thâm nhập vấn đề thường là qua các tình huống gợi vấn đề

B2: Giải quyết vấn đề- phát hiện tri thức

- Phân tích vấn đề, làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm

- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, có thể điều chỉnh;thậm chí chuyển hướng, bác bỏ khi cần thiết (trong khâu này thường sử dụngnhững quy tắc tìm đoán như: quy lạ về quen, đặc biệt hóa, xem xét tương tự,những mối liên hệ và phụ thuộc, suy ngược, suy xuôi,…)

- Trình bày cách giải quyết vấn đề, tìm ra kiến thức mới

B3: Củng cố, vận dụng kiến thức mới

- Cho HS thể hiện, nhận dạng,… lại nội dung kiến thức mới

- Bước đầu khai thác vận dụng kiến thức mới

1.2.4.3.2.Các khâu giúp HS khám phá phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới

Trang 39

(1) Một số dạng hoạt động khám phá trong dạy học STP lớp 5

- Hoạt động trả lời câu hỏi: GV nêu nhóm câu hỏi hay lần lượt các câuhỏi dẫn dắt HS khám phá phát hiện kiến tức mới

- Hoạt động quan sát: Cho HS quan sát tranh, mô hình, biểu bảng, sơđồ,… với mục đích đã được định trước để tìm kiếm phát hiện tri thức

- Hoạt động thảo luận nhóm: Cho HS hợp tác giải quyết vấn đề họctập, khám phá ra kiến thức mới theo nhóm đôi, ba bốn,…HS

(2) Các khâu tổ chức cho HS hoạt động khám phá phát hiện tri thức B1: Tạo tiền đề xuất phát

GV kích thích, gây HS hứng thú cho HS tích cực tham gia hoạt độngkhám phá kiến thức (trực tiếp, gián tiếp qua các nội dung kiến thức có liên quan

GV tạo động cơ cho HS tham gia hoạt động học tập với nội dung kiến thức mới)

B2: Giới thiệu và tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khám phá –

phát hiện tri thức mới

- GV đưa ra hoạt động và yêu cầu HS thực hiện dựa trên phương tiệnhoạt động mà GV cung cấp, HS chuẩn bị hay thông tin trong SGK

- GV tổ chức thảo luận trên lớp: tùy thuộc vào nội dung hoạt động dài hayngắn,; trình độ HS, GV có thể cho HS hoạt động theo từng cá nhân hay nhóm nhỏ…

B3: Kết luận và chính xác hóa kiến thức:

GV xâu chuỗi kiến thức, sử dụng câu hỏi gợi mở hay trực tiếp đốithoại với HS để HS tự đánh giá, điều chỉnh, rút ra kết luận, tri thức mới

B4: Củng cố, vận dụng kiến thức mới

- Cho HS thể hiện, nhận dạng,…lại nội dung kiện thức mới

- Bước đầu khai thác vận dụng kiến thức mới

Lưu ý: Tùy mục tiêu dạy học, lớp học, cơ sở để HS khám phá

- Nội dung học tập (ngắn, gọn, không quá khó hay quá dễ và có cơ sở

để HS khám phá)

- Dạng hoạt động khám phá (trình bày ở mục trên) để tổ chức cho HS khámphá tìm kiếm, phát hiện tri thức mới nằm phát huy tối ưu hiệu quả dạy học

Trang 40

1.2.4.3.3.Các khâu giúp HS kiến tạo PH và chiếm lĩnh tri thức mới B1: Lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu học tập

GV xác định rõ nội dung nào sẽ chọn để xây dựng tình huống, mục tiêucủa tình huống dạy học Nội dung của tình huống có thể là nội dung của toàntiết dạy, có thể là một vấn đề mới HS chưa biết, thậm chí là một bài toán,…

B2: Xác định kiến thức, kĩ năng đã có của HS có liên quan chủ yếu

đến kiến thức mới cần dạy (nhằm định hướng thiết kế, tổ chức môi trườngkích hoạt HS hoạt động kiến tạo kiến thức)

B3: Tạo tiền đề xuất phát

GV gây hứng thú học tập co HS tích cực hoạt động kiến tạo kiến thức(trực tiếp, gián tiếp qua các nội dung kiến thức có liên quan GV tạo động cơcho HS tích cực tham gia hoạt động học tập với nội dung kiến thức mới)

B4: Tổ chức cho HS hoạt động kiến tạo, phát hiện tri thức

- Tạo cơ hội tập duyệt cho HS mò mẫm, dự đoán, đề xuất các phánđoán, các giả thuyết,…từ đó nhờ tư duy HS làm bộc lộ đối tượng

- Tổ chức cho HS thảo luận (theo nhóm nhỏ, hay cả lớp,…) để kiểmchứng, điều chỉnh, bổ sung các giả thuyết

B5: GV thể thức hóa kiến thức HS vừa tìm được

- GV chốt lại, xác lập tính đúng đắn của vấn đề

- Cho HS phát biểu khái niệm, nguyên lí,…được xác lập

B6: Củng cố, vận dụng kiến thức mới

Cho HS nhận dạng, thể hiện, bước đầu vận dụng kiến thức mới

Lưu ý: B1, B2 nằm trong phần dự tính, chuẩn bị, GV có thể lên lớp từ B3

1.3 Cơ sở thực tiên

1.3.1 Khảo sát thực trạng dạy học Số thập phân lớp 5

1.3.1.1 Mục đích khảo sát: Nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức và dạy học

số thập phân lớp 5 theo hướng tiếp cận, phát hiện

1.3.1.2 Đối tượng khảo sát

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Phương Anh (2010), “Vận dụng tiếp cận lý thuyết kiến tạo để dạy học các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (sinh học 12)”, Tạp chí giáo dục,( số 236), Tr 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng tiếp cận lý thuyết kiến tạo để dạy học các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (sinh học 12)”, "Tạp chí giáo dục,(
Tác giả: Phạm Thị Phương Anh
Năm: 2010
2. Lê Võ Bình (2010), “Tổ chức DHKP trong dạy học hình học ở trung học cơ sở”, Tạp chí giáo dục (số 242), Tr 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức DHKP trong dạy học hình học ở trung học cơ sở”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Lê Võ Bình
Năm: 2010
3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2005
4. Nguyễn Phúc Chỉnh, Nguyễn Thị Hằng (2010), “Dạy học kiến thức quá trình sinh học ở cấp độ sinh học phân tử (sinh học 12) theo quan điểm của thuyết kiến tạo”, Tạp chí giáo dục (số 236), Tr 44 – 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học kiến thức quá trình sinh học ở cấp độ sinh học phân tử (sinh học 12) theo quan điểm của thuyết kiến tạo”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Phúc Chỉnh, Nguyễn Thị Hằng
Năm: 2010
5. Nguyễn Thị Hạnh (2010), “Mô hình DHGQVĐ ở tiểu học”, Tạp chí giáo dục (số 242), Tr 26 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình DHGQVĐ ở tiểu học”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 2010
6. Đổ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đổ Tiến Đạt (2007), Hỏi – đáp về dạy học toán 5, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi – đáp về dạy học toán 5
Tác giả: Đổ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đổ Tiến Đạt
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
7. Lê Huy Hoàng (2010), “Kỹ năng phát hiện vấn đề dựa trên DHGQVĐ”, Tạp chí giáo dục (số 241), Tr 20 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng phát hiện vấn đề dựa trên DHGQVĐ”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Lê Huy Hoàng
Năm: 2010
8. Bùi Văn Huệ (2002), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2002
9. Nguyễn Thanh Hưng (2008), Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thanh Hưng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
10. Nguyễn Phụ Hy, Bùi Thị Hường, Nguyễn Thị Trang (2000), Dạy học môn toán ở bậc tiểu học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học môn toán ở bậc tiểu học
Tác giả: Nguyễn Phụ Hy, Bùi Thị Hường, Nguyễn Thị Trang
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2000
11. Nguyễn Văn Khang, Phạm Xuân Thành (1997), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt thông dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Khang, Phạm Xuân Thành
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
12. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004
13. Nguyễn Bá Kim, Bùi Huy Ngọc (2006), Phương pháp dạy học đại cương môn toán, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học đại cương môn toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Bùi Huy Ngọc
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
14.Nguyễn Thị Liên (2002), “Dạy học bài tập toán hình học không gian lớp 11 theo định hướng tiếp cận tư tưởng DHGQVĐ”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học bài tập toán hình học không gian lớp 11 theo định hướng tiếp cận tư tưởng DHGQVĐ
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Năm: 2002
15. Lê Phước Lộc (2004), Lí luận dạy học, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học
Tác giả: Lê Phước Lộc
Năm: 2004
16. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào dạy học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào dạy học
Tác giả: Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
17. Jean Piaget (1999), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo Dục, Hà Nội (tài liệu dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và giáo dục học
Tác giả: Jean Piaget
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
18. Jean Piaget (1998), Tâm lý học trí khôn, NXB Giáo Dục, Hà Nội (tài liệu dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trí khôn
Tác giả: Jean Piaget
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1998
19. Đào Tam (2010), “Các dạng hoạt động nhận thức toán học và tri thức định hướng trong tiếp cận hệ thống PPDH tích cực”, Tạp chí giáo dục (số 242), Tr 37 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dạng hoạt động nhận thức toán học và tri thức định hướng trong tiếp cận hệ thống PPDH tích cực”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Đào Tam
Năm: 2010
20. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2009), Tiếp cận các PPDH không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận các PPDH không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông
Tác giả: Đào Tam, Lê Hiển Dương
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w