DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒSơ đồ 1.1 Cách tổ chức những pha phân hoá trên lớp ....Bảng 1.1 Nhận thức của GV về sự cần thiết thực hiện DHPH theo năng lực HS trong môn Toán ở tiểu họ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-o0o -LÊ THỊ MỘNG TRINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN
HÓA TRONG DẠY HỌC
SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : TS NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
Nghệ An – 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Châu Giang – người đã hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ, giảng viên trường Đại học Vinh, trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành khoá học.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và có những trao đổi, chia sẻ quý báu, chân tình với chúng tôi về chuyên môn nghề nghiệp, về cuộc sống Đó là những hành trang vô giá giúp chúng tôi vững vàng hơn trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo là cán bộ quản lí và giáo viên cùng học sinh các trường tiểu học quận Tân Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Mộng Trinh
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các sơ đồ, các bảng
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 11
1.3 Một số vấn đề về dạy học phân hoá ở tiểu học 16
1.4 Đặc điểm học sinh lớp 5 21
1.5 Một số vấn đề về dạy học phân hóa trong day học số thập phân ở lớp 5 28
Kết luận chương 1 35
Trang 5Chương 2 THỰC TRANG DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC
SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 37
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 37
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân ở lớp 5 40
2.3.Nguyên nhân của thực trạng 52
Kết luận chương 2 55
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5 56
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 44
3.2 Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 57
3.3.Thực nghiệm sư phạm 88
Kết luận chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cách tổ chức những pha phân hoá trên lớp Bảng 1.1 Nhận thức của GV về sự cần thiết thực hiện DHPH
theo năng lực HS trong môn Toán ở tiểu họcBảng 1.2 Cách thức GV dạy học phân hóa trong dạy học số
thập phân
Bảng 1.3 Những khó khăn của GV khi dạy học phân hóa
trong dạy học số thập phân theo hướng DHPHBảng 1.4 Mức độ, hiệu quả GV thực hiện DHPH theo năng
lực HS khi dạy chủ đề số thập phânBảng 1.5 Hứng thú của HS khi học chủ đề số thập phân
Bảng 1.6 Đánh giá của HS về các bài học thuộc chủ đề số
thập phânBảng 1.7 Đánh giá của HS về số lượng BT về nhà liên quan
đến số thập phânBảng 1.8 Khó khăn HS gặp phải khi học các bài về số thập
phânBảng 1.9 Mong muốn của HS khi làm BT liên quan số thập
phânBảng 3.1 Kết quả xếp loại học lực đầu vào của HS
Bảng 3.2 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 1 của HS
Bảng 3.3 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 2 của HS
Bảng 3.4 Kết quả xếp loại học lực bài thực nghiệm 3 của HS
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực đầu vào
của HSBiểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực
nghiệm 1 của HS
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực
nghiệm 2 của HS
Trang 7Biểu đồ 3.4 Biểu đồ biểu diễn kết quả xếp loại học lực bài thực
Trang 8công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Qua đây, ta thấy được sứ mệnh cao cả của sựnghiệp giáo dục trong việc phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết địnhmọi thành công; góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nước, xây dựngnền văn hóa và con người Việt Nam.
Tuy nhiên, tạo hóa đã sinh ra mỗi con người là một cá thể có mộtkhông hai – không lặp lại, để làm nên sự khác biệt, phong phú, đa dạng củacuộc sống loài người Câu hỏi đặt ra là làm sao để giáo dục có thể tôn trọng
sự khác biệt, “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” (Hồ ChíMinh, 1945) của mỗi em, giúp các em “trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại,1978) để tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội,cho nhân loại? Làm sao để kết hợp hài hòa giữa giáo dục “ đại trà” với giáodục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học? – những triết lýgiáo dục rất cơ bản - thực sự tôn trọng, phát huy giá trị mỗi con người
Triết lý này đã được thể chế hóa trong điều 2.5, Luật giáo dục (6 –2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tựhọc, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Điều 28.2còn ghi: “Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Nhưng thực tế cho thấy, giáo dục nhằm đến “sự bình quân về nhâncách”; tất cả theo một khuôn mẫu, nếu có trường hợp vượt ra, lại dùng “biệnpháp nghiệp vụ” để đưa vào khuôn phép Điều này có nguyên nhân từ lịch sửphát triển giáo dục: “Trong nhà trường, một thầy dạy một lớp đông học trò,cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiệnchăm lo cho từng học sinh, từ đó hình thành kiểu dạy “thông báo – đồngloạt” Giáo viên quan tâm trước hết tới việc hoàn thành trách nhiệm của mình
Trang 9là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm chohọc sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng Cách dạy này phát sinh lốihọc thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chấtlượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của
xã hội hiện đại
Từ thực trạng trên ta thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là cấpbách và vô cùng cần thiết
Vậy đổi mới thế nào? Đó là sự nâng cao, cải tiến, bổ sung, phối hợpnhiều phương pháp, là sự khai thác những yếu tố tích cực của phương phápdạy học truyền thống; sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sựkết hợp hài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại để từ đó góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy – học Đây cũng chính là tinhthần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng: “Khắc phục lối truyềnthụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từngbước áp dụng các biện pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong quá trìnhdạy học, đảm bảo điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho họcsinh, sinh viên” Để phát triển nền giáo dục “khai phóng và nhân bản” bêncạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục còn phải thay đổi hẳn quan niệm vềmỗi cá nhân con người, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi họcsinh - tuân theo quy luật phát triển tự nhiên, bền vững (phát sinh cá thể, phátsinh loài và quy luật về sự khác biệt cá thể giữa các học sinh)
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn, xin chỉ đề cập tới vấn đề đổi mớiphương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củangười học
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạyhọc, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng củatừng cá nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi
Trang 10nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học, phương pháp dạy học phânhóa xuất hiện.
Dạy học phân hoá khuyến khích giáo viên chủ động và sáng tạo trongnghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạocũng như sự tiến bộ của từng học sinh Kết quả của cách dạy học đó khôngchỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và thái độ cầnthiết, mà còn xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tình say mê trong học tập và
có một phương pháp học tập đúng đắn từ đó tạo ra động cơ trong học tập –thực hiện triệt để tinh thần: “Học trò không phải là chiếc bình cần đổ đầykiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên”
Dạy học phân hoá được coi là một xu hướng dạy học không truyềnthống đó là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tậpcủa học sinh Không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu, mỗi phươngpháp đều có những giá trị riêng Tính hiệu quả hay không hiệu quả của mỗiphương pháp phụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nóđến mức độ nào Nếu các phương pháp được kết hợp và bổ sung cho nhau thìcách dạy học ấy sẽ phù hợp được với đối tượng học đa dạng, tránh được sựnhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ cách làm của học sinh
Dạy học phân hoá, có thể sử dụng kết hợp được với nhiều phươngpháp dạy học khác như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy họctrực quan, Sự vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp sẽ đem lại thànhcông trong bài giảng của thầy và đạt được hiệu quả cao nhất trong học tậpcủa trò
Trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, môn Toán
có vị trí vô cùng quan trọng; vai trò của nó còn được khẳng định rõ ràngtrong đời sống và cả các ngành khoa học khác – tất cả các môn khoa học đều
Trang 11nghiên cứu dựa trên nền tảng của toán học, "một khoa học chỉ thực sự phát
triển nếu nó có thể sử dụng được phương pháp của toán học" (C.Mác) Do đó,
chúng tôi luôn trăn trở: làm sao giúp học sinh nắm được một cách chính xác,vững chắc, có hệ thống những kiến thức và kỹ năng toán học phổ thông cơbản hiện đại, sát với thực tiễn; sao cho các em có thể phát huy tối đa năng lựchọc tập, tính tích cực của bản thân
Đây cũng chính là những lí do chúng tôi quyết định chọn và nghiên
cứu đề tài: “Một số biện pháp dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5
Quá trình dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp 5
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân ở lớp
5.
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được một số biện pháp dạy học phân hoá nội dung Sốthập phân ở lớp 5 có cơ sở khoa học, hợp lý và khả thi thì sẽ góp phần nângcao chất lượng dạy học toán ở lớp 5 nói riêng và dạy học toán ở tiểu học nóichung
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phân hoá trong dạy học Sốthập phân ở lớp 5
Trang 125.2 Nghiên cứu thực trạng dạy học phân hoá trong dạy học Số thậpphân ở lớp 5.
5.3 Đề xuất một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học Số thậpphân ở lớp 5
5.4 Tiến hành thử nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả củacác biện pháp đã đề xuất
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học Số thập phân lớp 5 ở một số trường Tiểu học thuộcquận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1 Phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết: Thông qua các tàiliệu sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích và tổng hợp lý thuyếtliên quan đến đề tài nhằm thu thập thông tin cần thiết
7.1.2 Phương pháp phân loại - hệ thống hóa lý thuyết: Trên cơ sở phânloại, hệ thống hóa lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đềnghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu và kiểm chứngtính khả thi của các biện pháp được đề xuất: Sử dụng phương pháp điều tra;quan sát và lấy ý kiến chuyên gia; nghiên cứu sản phẩm hoạt động vàphương pháp thực nghiệm sư phạm…nhằm thực hiện nhiệm vụ thứ 2 và 3của đề tài
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu được
Trang 138 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn có 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG 2: Thực trạng dạy học phân hoá trong dạy học Sốthập phân ở lớp 5
CHƯƠNG 3: Một số biện pháp dạy học phân hoá trong dạy học
Số thập phân ở lớp 5
Trang 14Tử (551 - 479.TCN) và bậc thầy truy vấn Socrates (399 - 469/470 TCN)
Với quan điểm ai cũng mang trong mình bản chất và giá trị con người,giáo dục phải “làm sáng cái đức sáng ở nơi con người”; phương pháp giảnghuấn của Khổng Tử mang đậm chất dân chủ và nhân bản Theo ông, ngườidạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà cái cơ bản là dạy năng lực sáng tạo,dạy phương pháp để người học tự tìm đến tri thức: “kẻ nào không cố côngtìm kiếm, ta chẳng chỉ vẽ Kẻ nào không bộc lộ tư tưởng của mình, ta chẳngkhai sáng cho” Vai trò của người thầy là người hướng dẫn giúp người học có
cơ hội, biết đường hướng để phát triển con người toàn diện Vì vậy, Khổng
Tử theo đường lối “cá nhân giáo huấn”, giúp học trò phát triển dựa trên hoàncảnh mỗi người Với mỗi đệ tử trong mỗi hoàn cảnh, Khổng Tử có câu trả lờikhác nhau về cùng một vấn đề Nội dung giảng dạy của ông cũng chia haiphần, phần công truyền và tâm truyền; công truyền là những luân thường đạo
lý dạy cho mọi người; tâm truyền bao gồm những vấn đề cao thâm dạy chonhững người có tư chất đặc biệt Như vậy, ngay từ xa xưa Khổng Tử đã quantâm, sử dụng triệt để phương pháp dạy học phân hóa – đòi hỏi sự nỗ lực cao
từ cá nhân người học và yêu cầu người thầy dạy dựa trên cá tính mỗi người
Ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa nói chung, quan điểmgiáo dục nói riêng, trong thời phong kiến, ông cha ta đã vận dụng nhuần
Trang 15nhuyễn cách thức dạy học trên thông qua kiểu dạy thầy đồ - một thầy cùnglúc dạy nhiều trò với nhiều lứa tuổi, trình độ nhận thức và nhu cầu khác nhau -điều này khiến thầy phải quan tâm đến từng người để có cách dạy phù hợp.
Cũng cùng quan điểm với Khổng Tử, Socrates – nhà hiền triết Hi Lạp
cổ đại - người được mệnh danh là bậc thầy truy vấn, đã có những tư tưởng hếtsức tiến bộ so với thời đại về giáo dục Bài dạy của ông chia làm hai phần dựatrên sự đối thoại: phần hỏi - trả lời cho đến khi người đối thoại nhận thứcđược mình sai và phần lập luận giúp người đối thoại hiểu, tự tìm câu trả lời -
“Mẹ tôi đỡ đẻ cho sản phụ còn tôi đỡ đẻ cho những bộ óc” Như vậy Socrates
đã có sự quan tâm tới đối tượng tiếp nhận kiến thức, để người học tự nhậnthức vấn đề đặt ra vì theo ông người học phải vận dụng toàn bộ trí năng củachính mình để tự suy nghĩ, xem xét, tự trải nghiệm khám phá “nhiều phát hiệnhay đẹp mà họ thấy gắn bó thiết thân đều do công phu của họ”; thầy dạykhông phải là người nhồi nhét kiến thức cho học trò mà là người khơi lên ngọnđuốc trong mỗi em học sinh Với những tư tưởng tiến bộ ấy Socrates đã thànhcông trong vai trò người khơi nguồn trí tuệ, những lớp học trò của ông thậtxuất chúng, có nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội Hi Lạp cổ đại, trong số đó
có nhà đại hiền triết Platon
Tiếp thu hệ tư tưởng cấp tiến của những bậc thầy đi trước, trải qua đêmtrường trung cổ, châu Âu thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XVI) và Khai Sáng (thế
kỷ XVII) được thổi một luồng sinh khí mới; con người trở thành đối tượngtrung tâm của mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục với tư tưởng vô cùng nhânbản của hai bậc thầy Rabelais và Montaigne: Giáo dục có nhiệm vụ dạy conngười sống thật với bản vị của mình Có nghĩa là giáo dục phải tạo tình huống,điều kiện phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân Và sau này, “chủ nghĩakinh nghiệm” của Rabelais, Montaigne đã được John Locke – nhà giáo dục
Trang 16Anh tiếp nối: “ủng hộ một nền giáo dục vì sự phát triển toàn diện, tự nhiêncủa trẻ thơ”, “phản đối việc bắt trẻ sử dụng trí nhớ quá nhiều”.
Tiếp thu luồng tư tưởng tiến bộ - nhân bản của thời đại, Johann AmosComenius (1592 – 1670) trở thành người đầu tiên trong lịch sử xây dựng nênnhững khái niệm về một nền giáo dục hiện đại đang tồn tại trên thế giới Ông
đã chỉ ra hệ thống giáo dục lý tưởng mà ngày nay hầu hết các nước trên thếgiới đều áp dụng Đó là phương pháp phân hóa giáo dục ở cấp độ vĩ mô -phân cấp bậc học: mầm non, tiểu học, trung học, trường cao đẳng dạy nghề
và đại học Ông cũng là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “giáo dục tựnhiên” Theo đó, mỗi người có những thiên hướng khác nhau, nhiệm vụ củagiáo dục là phát hiện và phát triển những thiên hướng tiềm ẩn trong mỗi cánhân; dạy học phải phát huy tính tích cực, tính chủ động của học sinh, dẫndắt các em suy nghĩ tìm tòi để tự mình nắm được bản chất vấn đề học tập
Jean Jacques Rousseau (1712– 1778), cùng Immanuel Kant, hai ngườikhổng lồ với những đóng góp không nhỏ tạo đà cho sự phát triển vũ bão của
“thời đại của giáo dục” , đặt nền tảng cho giáo dục Tây phương suốt thế kỷXIX, XX – đã quan niệm rằng giáo dục là sự phát triển từ bên trong khôngphải từ bên ngoài Là triển khai những năng lực tự nhiên hơn là tích lũythông tin Ngườidạy làm sao phải lôi cuốn học sinh vào mỗi quá trình học tậplàm cho họ tích cực, tự lực tìm tòi, khám phá giành lấy tri thức Vấn đề chính
ở đây là cần phải tôn trọng cá tính người học, tránh việc “ép những tâm hồnkhác nhau vào một khuôn đúc chung duy nhất” và trang bị cho học sinhphương pháp chiếm lĩnh tri thức hơn là kiến thức “chỉ ra cho nó cần làm thếnào để luôn khám phá ra sự thật, hơn là bảo cho nó biết một sự thật” Từ tưtưởng tới thực tiễn, Rousseau chủ trương “khác biệt hóa” trong phương cáchgiáo dục: tăng môn tự chọn, kèm từng học sinh căn cứ trên thực lực và hoàncảnh thực tế mỗi em từ đó có giáo án riêng cho từng cá nhân Chỉ có như vậy
Trang 17giáo dục mới không trở nên nặng nề khó nhọc, dươi bàn tay gia công quámức của người thầy Đây là quan niệm vô cùng tiến bộ và thiết thực, có giátrị to lớn mà sau này những nỗ lực cải cách của Humboldt, Dewey,Pestulozzi, Herbart, Froebet…đều bắt nguồn từ đây.
Như đã nói trên đây, John Dewey (1859 – 1952) đã phát triển quanđiểm của Rousseau thành một hệ tư tưởng bao trùm đời sống trí thức, làmthay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỷ XX, đóng góp lớn vào công cuộc cảicách giáo dục của nhân loại Với Dewey nhà trường có nhiệm vụ tạo điềukiện tốt nhất để người học phát huy tận độ năng lực của mình, tạo ra môitrường trong đó những hoạt động của trẻ chứa đựng những tình huống khókhăn để trẻ tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm” và “tưduy”, thông qua trải nghiệm của chính bản thân Giáo viên đóng vai trò làtác nhân cho sự khai phóng của người học, không phải là “quyền uy” “banphát” kiến thức mà là một thành viên trong lớp Phương pháp dạy phải gắnchặt với đối tượng và nội dung, phương pháp là phương pháp của năng lực
và hứng thú của trẻ em
Từ đây ta thấy, khoa học tri thức không có biên giới, Đông Tây kim cổxóa nhòa, ở tư tưởng các nhà cải cách giáo dục đời sau có sự kế thừa và pháthuy quan điểm của lớp người đi trước một cách nhuần nhuyễn sáng tạo, phùhợp với từng thời đại; qua đó tạo nên những hệ giá trị to lớn đóng góp vàocông cuộc cải cách giáo dục của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu, tổ chức dạy học phân hóa chưa nhiều;
đa số lại tập trung ở khối THCS, THPT và các bậc học cao hơn với các bàitiểu luận, nghiên cứu về phương pháp dạy học phân hóa theo nhóm, theo hợpđồng, theo dự án… rải rác trên mạng và một vài đề tài luận văn cao học củatác giả Kiều Phương Hảo, Hoàng Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Đông; hay một
số nghiên cứu về dạy học phân hóa của Nguyễn Bá Kim, Nguyễn Hữu Châu,
Trang 18Hà Sĩ Hồ…giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức bằng khả năng của mình ,đem lại niềm vui thú học tập của các em.
Với mục đích phát triển năng lực cơ bản và chuyên biệt của học sinh,phương pháp dạy học phân hóa cần được tìm hiểu, nghiên cứu và phát triểnrộng khắp hơn
1.2 Các khái niệm cơ bản:
1.2.1 Dạy học phân hóa
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách giáodục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; nhằm mục đích thay đổi tận gốc nếpnghĩ, nếp làm của thế hệ học trò – chủ nhân tương lai của đất nước, tác độngvào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo
Đổi mới phương pháp dạy học, về bản chất, là đổi mới cách tiến hànhcác phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháptrên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận độnglinh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của người học
Dạy học phân hóa là một hướng đổi mới phương pháp giáo dục- mộtđòi hỏi khách quan, dựa trên những điểm sau:
Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa cónhững điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội,lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng
Học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sựkhác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình (nề nếp giađình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục, )
Phân hóa được diễn ra dưới những hình thức và cấp độ khác nhau Ởcấp vĩ mô, theo tác giả Nguyễn Hữu Châu có thể kể ra: phân ban, tự chọn,trường chuyên Ở cấp vi mô có phân hóa trong các giờ học chính khóa,
Trang 19ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém Trongphạm vi hạn hẹp của luận văn chỉ đề cập đến những hình thức phân hóa ởcấp vi mô, hay còn gọi là phân hóa nội tại (phân hóa trong, phân hóa theotrình độ).
Dạy học phân hoá là một cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiếnhành các hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về nănglực, nhu cầu nhận thức, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả họctập và sự phát triển tốt nhất cho người học, đảm bảo công bằng trong giáodục, tức là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học
Phân hóa nội tại là dùng những biện pháp phân hóa thích hợp trongmột lớp học, thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng mộtchương trình và sách giáo khoa; dựa trên những khác biệt về năng lực, sởthích, các điều kiện học tập sao cho từng người học có thể phát triển tốtnhất
Tiến hành dạy học phân hóa cần dựa trên những tư tưởng chủ đạo dướiđây:
Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng
Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung
Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ
sở đạt được những yêu cầu cơ bản
Như vậy, dạy học phân hóa cần được xây dựng thành một kế hoạch lâudài có hệ thống, mục tiêu rõ ràng và cụ thể
Như vậy, theo chúng tôi, dạy học phân hóa là một định hướng dạy học
mà trong đó, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểmriêng của người học nhằm phát huy tối đa năng lực của họ
Trang 201.2.2 Biện pháp dạy học phân hóa
Biện pháp dạy học phân hóa là cách thức tổ chức các hoạt động dạyhọc mà trong đó, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặcđiểm riêng của người học nhằm phát huy tối đa năng lực của họ
Một số biện pháp dạy học phân hóa:
1 Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt.
Do việc dạy học Toán lấy trình độ phát triển chung của học sinh tronglớp làm nền tảng nên những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt Tuynhiên, dạy học đồng loạt không hoàn toàn tách biệt với dạy học phân hóa.Những yếu tố phân hoá luôn diễn ra trong dạy học đồng loạt Trong giờ học,qua quan sát, theo dõi, hỏi đáp, kiểm tra, giáo viên nắm được tình trạng lĩnhhội và trình độ phát triển của học sinh, thấy được sự chênh lệch về sức họcgiữa các em, từ đó có thể sử dụng các biện pháp phân hoá nhẹ như:
- Lôi cuốn đông đảo học sinh có trình độ khác nhau vào quá trình dạyhọc bằng cách: giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, chẳng hạn câu hỏi
dễ, ở tầm nhận biết dành cho học sinh trung bình, yếu; câu hỏi khó, cần khảnăng khái quát, tổng hợp dành cho học sinh khá, giỏi Khuyến khích học sinhkém khi các em tỏ ý muốn trả lời câu hỏi Tận dụng những tri thức và kĩ năngriêng biệt của từng học sinh,…Muốn đạt được điều này, dựa trên cơ sởnhững kiến thức và yêu cầu chung quy định trong chương trình, giáo viên cốgắng khai thác khả năng tiềm tàng của học sinh bằng cách đặt ra mức độ yêucầu thích hợp với từng loại đối tượng thông qua việc thiết kế kế hoạch bài dạycho phù hợp và tổ chức hợp lý các tiết dạy học phân hóa trên lớp
- Phân hoá việc giúp đỡ, kiểm tra và đánh giá học sinh Học sinh yếuđược hỗ trợ, giúp đỡ, gợi ý nhiều hơn học sinh giỏi Kiểm tra, đánh giá họcsinh cần bám sát những yêu cầu cơ bản và tính đến khả năng riêng của từng
em Giúp học sinh thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình, những sai sót
và nguyên nhân, cách khắc phục những sai sót đó Chú trọng sự tiến bộ củahọc sinh, động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập
Trang 21Điều khiển phân hóa của thầy giáo
- Phân hóa mức độ độc lập hoạt động
- Quan tâm cá biệt
2 Tổ chức những pha phân hoá trên lớp
Trong quá trình dạy học, có thể thực hiện những pha phân hoá tạm thời,
tổ chức cho HS hoạt động một cách phân hoá Biện pháp này được áp dụngkhi trình độ HS có sự sai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấpnếu cứ dạy học đồng loạt
GV tổ chức những pha phân hoá trên lớp bằng cách giao cho học sinhnhững nhiệm vụ phân hoá - thường là những bài tập phân hoá, điều khiển quátrình giải những bài tập này một cách phân hoá và tạo điều kiện cho học sinhtương tác với nhau Sơ đồ 1.1 dưới đây minh hoạ cách tổ chức những phaphân hoá trên lớp
Sơ đồ 1.1 Cách tổ chức những pha phân hoá trên lớp [22]
Những khả năng phân hoá biểu thị trong sơ đồ 1.1 còn có thể được tổhợp với nhau và như vậy chúng khá đa dạng Chúng có thể được áp dụng ở tất
cả các chức năng điều hành quá trình dạy học nhưng thuận lợi nhất là ở chứcnăng củng cố và chức năng đảm bảo trình độ xuất phát
Ra BT phân hoá.
Mục đích: Ra bài tập phân hoá nhằm giúp những học sinh khác nhau cóthể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ khác nhau củahọ
Tác động qua lại giữacác học trò:
- Thảo luận trong lớp
- Học theo cặp
- Học theo nhóm
Trang 22- Sử dụng những bài tập phân bậc: học sinh đồng thời thực hiện nhữnghoạt động cùng nội dung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu khácnhau.
- Phân hoá về số lượng bài tập: để nắm được kiến thức hay đạt đượcmột kĩ năng nào đó, những học sinh thuộc trình độ này có thể cần nhiều bàitập cùng loại hơn những học sinh thuộc trình độ kia Học sinh nào còn thờigian thì làm thêm bài tập nâng cao
Điều khiển phân hoá của giáo viên.
- Phân hoá mức độ hoạt động độc lập của học sinh: khả năng và trình
độ của từng học sinh là căn cứ để giáo viên định ra yêu cầu về mức độ độc lậpcủa học sinh khi làm bài tập Với học sinh này thì giáo viên hướng dẫn nhiều,với học sinh khác thì hướng dẫn ít hoặc không hướng dẫn
- Sự quan tâm cá biệt của giáo viên: động viên học sinh còn thiếu tự tin,lưu ý học sinh này thường tính toán nhầm lẫn, nhắc nhở học sinh kia đừnghấp tấp, chủ quan,…
Tác động qua lại giữa những người học.
Trong giờ học, không chỉ có mối quan hệ thầy - trò mà còn có mốiquan hệ trò – trò Nếu học sinh được tạo điều kiện để trao đổi, học tập lẫnnhau sẽ kích thích được tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, đồng thờihình thành và phát triển ở học sinh năng lực tổ chức, điều khiển, kĩ năng giaotiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,…
Các hình thức học tập tăng cường sự hợp tác giữa học sinh với nhau làthảo luận trong lớp, học theo cặp, học theo nhóm Khi học sinh làm việc vớinhau thì điểm mạnh của học sinh này sẽ giúp điều chỉnh nhận thức cho họcsinh khác Với học sinh giỏi, qua trao đổi, giúp đỡ bạn mà kiến thức càngthêm vững chắc
Trang 23Phân hoá bài tập về nhà
- Phân hoá về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đốitượng để cùng đạt một yêu cầu
- Phân hoá về nội dung bài tập để tránh đòi hỏi quá cao hoặc quá thấpđối với từng trình độ học sinh
- Phân hoá yêu cầu về mặt tính độc lập: Bài tập cho học sinh yếu kémchứa nhiều yếu tố dẫn dắt hơn bài tập cho học sinh khá, giỏi
- Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát cho nhữnghọc sinh yếu kém để chuẩn bị cho bài học sau
- Ra riêng những bài tập nâng cao cho học sinh giỏi
1.3 Một số vấn đề về dạy học phân hóa ở tiểu học
1.3.1 Cơ sở tâm lý học và giáo dục học của dạy học phân hóa
Dựa trên quan điểm nền tảng: mỗi con người là một cá thể có một
không hai, không lặp lại; bản chất của giáo dục là làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có, tôn trọng, phát huy giá trị mỗi con người, để học sinh
tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, cho nhân
loại Muốn làm được điều đó, trước hết giáo dục cần tuân theo quy luật mới
Trang 24Về đặc điểm của tâm lý học sinh Tiểu học trong dạy học toán, nhà lýluận dạy học xô viết N.V.Verdilin nhận xét : "Các khái niệm khoa học khôngđược hình thành ngay tức khắc ở học sinh mà phải trải qua nhiều mức độ,nhiều giai đoạn Ở mỗi giai đoạn, trí nhớ lại giầu thêm những tài liệu, sự kiện,
sự phân tích lại sâu sắc và toàn diện hơn, làm cho những kết luận, những kháiquát hoá hoặc những quy tắc đă được lĩnh hội biến thành tài sản trí tuệ củahọc sinh” [24]
Sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học theo quy luật không đồngđều: Trong cùng một lứa tuổi, khả năng và sự phát triển trí tuệ của các emkhông giống nhau, hứng thú, nhu cầu, động cơ học tập… cũng khác nhau,chưa kể đến các khác biệt về môi trường xă hội, gia đình và các điều kiện họctập Sự khác biệt này tạo nên bộ mặt riêng biệt trong đời sống tâm lý của họcsinh "Trong một lớp học có 50 học sinh thì có 50 sự khác biệt” [4 tr7] Dựatrên những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học đă nêu ở trên việc học toán
có ảnh hưởng rất lớn đến quá tŕnh lĩnh hội tri thức của các em Chúng ta cóthể hình dung quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh dưới dạng hình xoắn ốctrong đó mỗi bậc thang của việc học tập (tri giác tài liệu, hiểu thấu, ghi nhớ,luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hệ thống hóa và tiếp tục khái quáthoá) sẽ nâng cao trình độ của học sinh, kích thích tính ham hiểu biết, tính tíchcực tư duy của các em Song người giáo viên cũng phải lưu ý rằng chúng takhông thể làm sáng tỏ ngay tức khắc được mọi chi tiết muôn hình muôn vẻcủa tài liệu học tập, và điều này lại mâu thuẫn với quy luật tri giác của trẻ em
Vì vậy việc học toán sẽ giúp các em dần chiếm lĩnh nội dung kiến thức thểhiện trong tài liệu học tập
Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học nên quá trình dạy học toánphải đặc biệt coi trọng công tác thực hành toán học Thông qua thực hành toánhọc có thể hình thành bước đầu các khái niệm toán học, các quy tắc tính toán,
Trang 25bằng thực hành toán học sẽ củng cố tri thức mới rèn luyện các kỹ năng cơ sở,phát triển tư duy, phát triển trí thông minh Tư duy của các em chủ yếu là tưduy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào các đặc điểm bên ngoài Nhờ hoạtđộng học tập, tư duy dần mang tính khái quát Khi khái quát, học sinh tiểu họcthường dựa vào chức năng và công dụng của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở nàychúng tiến hành phân loại, phân hạng Hoạt động phân tích tổng hợp sơ đẳngnên việc học toán học sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp.
Dựa trên đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, mục đích quan trọng làtạo ra động cơ học tập của mỗi cá nhân học sinh đó là sự hứng thú Để đạtđược sự hứng thú cho mỗi học sinh có nhiều yếu tố trong đó đảm bảo tính vừasức là yếu tố quan trọng nhất Vận dụng dạy học phân hoá có nhiều ưu thế đểgiáo viên tác động đến từng đối tượng học sinh
1.3 2 Sự khác biệt giữa dạy học phân hoá và không phân hoá trong nhà trường Tiểu học
Trong dạy học phân hóa, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần làngười truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướngdẫn các hoạt động độc lập theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nộidung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêucầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính; khi soạn giáo
án, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian công sức so với kiểu dạy vàhọc thụ động, mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,tranh luận sôi nổi của học sinh Mỗi bài giảng của thầy giáo phải mở ra mộttrang mới trong thế giới kiến thức vô tận, không lặp lại nhàm chán Do vậy,việc thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức
và công nghệ mới là công việc thường xuyên người thầy phải quan tâm Bêncạnh đó người thầy phải tôn trọng nguyên tắc phát huy cao độ tính chủ độngcủa học sinh, chỉ can thiệp khi học sinh không thể tự giải quyết vấn đề,
Trang 26nhưng sự can thiệp này cũng chỉ ở mức độ những gợi ý để học sinh tiếp tục
suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề bằng tri thức cơ bản, hệ thống kỹ năng
của mình để từ đó có thể hình thành năng lực trí tuệ, phương pháp học tập
Có thể so sánh đặc trưng của dạy học không phân hóa và dạy học phânhóa kết hợp với các phương pháp giáo dục tích cực khác như sau:
Nội dung Dạy học không phân hóa Dạy học phân hóa
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức,
kĩ năng, tư tưởng, tình cảm
Học là quá trình kiến tạo; học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo Học để đối phó với thi cử Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến
Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thínghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi
Trang 27trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm Phương pháp Các phương pháp diễn giảng,
truyền thụ kiến thức một chiều
Các phương pháp tìm tòi, điều tra,
giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ
chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên
1.3.
3 Sự cần thiết của dạy học phân hoá trong trường Tiểu học
Dạy học phân hóa đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dạy học, đồng thờikhuyến khích phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân học sinh xuất phát
từ thực tiễn có sự khác nhau về trình độ nhận thức của các học sinh trong
cùng một lớp học Dạy học phân hóa để tổ chức các hoạt động đa dạng và
phong phú giúp HS lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo bằng
cách cho các em tham gia vào các hoạt động vừa sức của mình để tự tìm tòi,
khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Tự học là kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở người học Nếu họcsinh không có kỹ năng này thì việc học tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn, học sinh
còn ít có khả năng sáng tạo sau này Tự học bằng cách đọc sách, cách lấy
thông tin, cách phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát các hiện tượng xung
quanh Như I Kantơ đã nói: “ Mọi nhận thức của con người đều bắt đầu từ
những quan sát” Còn I.F Kharlamụv thì cho rằng: “Quá trình nắm kiến thức
không thể tiến hành bằng cách học thuộc lòng các quy tắc, các kết luận Nó
phải được thực hiện bằng các hoạt động độc lập của học sinh trên cơ sở phân
tích sâu sắc tài liệu, sự kiện làm nền tảng cho sự hình thành khái niệm khoa
học” Dạy học phân hóa là cách giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động
nhằm phát triển khả năng tự học
Trang 28Dạy học phân hóa góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.Bởi vì, quá trình phân hóa trong dạy học giúp cho mọi học sinh đều phát huyđược hết khả năng của mình trong học tập Nâng cao hiệu quả dạy học, pháthuy tính tích cực học tập của học sinh
1.4 Đặc điểm học sinh lớp 5:
1 4.1 Đặc điểm sinh học:
Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy
cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lànhmạnh, an toàn
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các tròchơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưacác em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảmbảo sự an toàn cho trẻ
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duycủa các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng Do
đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thitrí tuệ, Dựa vào cơ sơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các emvới các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em
Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng2kg Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam)
104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Tuy nhiên, con sốnày chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cânnặng có thể xê dịch từ 1-2 kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoànchưa hoàn chỉnh
Trang 291.4.2 Đặc điểm hoạt động:
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đếntuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từhoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên, song song với hoạtđộng học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với
đồ vật sang các trò chơi vận động
Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụbản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻcòn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồnghoa,
Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phongtrào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiềnphong,
Những thay đổi kèm theo:
Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực,
có thể tham gia các công việc trong gia đình Điều này được thể hiện rõ nhấttrong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khókhăn, các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ
Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các mônhọc đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em vềphương pháp, hình thức, thái độ học tập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý
và có ý thức học tập tốt
Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xãhội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình) Đặcbiệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều ngườibiết đến mình
Trang 30Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điềukiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong côngviệc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập.
Nhận thức lý tính:
Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở
tư duy trực quan hành động.Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thểsang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theolứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt độngphân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học
Tưởng tượng: Tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từnhững hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sángtạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triểnkhả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các emtrong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những
Trang 31hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm củacác em.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượngcủa các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh
có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các
em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triểnquá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện
Chú ý : Trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của
mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực
về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thứctoán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giớihạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép
để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thờigian quy định
Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việchay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian Chú ý
áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi tiểu học và chú ý đếntính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đếnkết quả giáo dục trẻ
Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Loại trínhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Giai đoạnlớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ cóchủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em,sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú củacác em
Trang 32Giáo viên nên giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọivấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắmbắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻkhi ghi nhớ kiến thức.
Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: HS lớp 5
đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động củamình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tínhcách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thúnhất thời Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhàgiáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hếtmỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ
Nói tóm lại, học tiểu học là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trườngthay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút.Chuyển từ hiếu kỳ,tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Bướcđầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nềnnếp, chấp hành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững củacác thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử tháchcủa trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quantâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về trithức khoa học
b Sự phát triển nhân cách:
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môitrường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bềnvững ở trẻ
Trang 33Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mangnhững đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnhthể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức,
tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà vàngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, nhữngnăng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tácđộng thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các
em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn
ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình pháttriển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoànthiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình
Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối khôngđược "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàngmang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhâncách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫunhân cách ấy
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắnliền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chếcảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện
cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy
so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rấtnhiều
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu họcluôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiệncác năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện
Trang 34và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà khônglàm thui chột năng khiếu của trẻ.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhàgiáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi
từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cốtình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai,đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,
1.4.4 Đặc điểm ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo vàbắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữphát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xungquanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảmtính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởngtượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngônngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta cóthể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dụcphải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này, giúp trẻ có được mộtvốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng
1.5 Một số vấn đề về dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân
ở lớp 5
1.5.1 Khái quát về dạy học số thập phân ở lớp 5:
Mục tiêu dạy học số thập phân ở lớp 5:
Đối với trình độ căn bản:
Trang 35Nắm được yêu cầu cơ bản về Số thập phân và các phép tính với Số thậpphân
+ Khái niệm ban đầu về số thập phân, cấu tạo, đọc và viết các số thậpphân; nhận biết được tên hàng của các số thập phân
+ Chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân,chuyển phân số thập phân thành hỗn số, chuyển phân số thâp phân thành hỗn
+ Biết cộng hai số thập phân, cộng nhiều số thập phân
+ Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số thập phân
+ Biết trừ hai số thập phân
+ Cộng trừ các số thập phân
+ Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thậpphân
+ Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
+ Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100,1000…
+ Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân
+ Nhân một số thập phân với một số thập phân
+ Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân số thập phântrong thực hành tính
+ Biết thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân
+ Nhân số thập phân với một tổng hai số thập phân
+ Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Trang 36+ Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000…
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là mộtphân số
+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
+ Chia một số thập phân cho một số thập phân
+ Thực hiện các phép tính với số thập phân
+ Vận dụng các phép tính số thập phân để tìm x
Đối với trình độ nâng cao:
Bên cạnh việc nắm vững những yêu cầu căn bản trong chương trình,đối với học sinh khá – giỏi nội dung cần nâng cao hơn nữa:
+ Biết tính giá trị của các biểu thức có hơn ba dấu phép tính cộng, trừ,
có hoặc không có dấu ngoặc
+ Biết nhân, chia nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01; 0,001,
+ Biết thực hiện phép chia, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có trên ba chữ số ở phần thập phân
+ Biết vận dụng các tính chất của phép cộng, trừ, nhân chia để thựchiện các phép tính phức tạp một cách thuận tiện nhất
+ Vận dụng các phép tính số thập phân giải bài toán có nội dung thựctế
Nội dung dạy học số thập phân ở tiểu học:
Số thập phân được coi là mảng kiến thức mới và quan trọng trong toán lớp 5, sau phần ôn tập và bổ sung phân số Bao gồm các nội dung sau:
Khái niệm số thập phân:
Khái niệm ban đầu về số thập phân: đọc, viết các số thập phân, cấu tạo hàng của các số thập phân
So sánh số thập phân:
Các phép tính về số thập phân:
Trang 37Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lần.
Phép nhân các số thập phân có tích là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, gồm:
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Nhân một số với 10, 100, 1000,…
Nhân một số thập phân với một số thập phân
Phép chia các số thập phân, thương là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân, gồm:
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,…
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
Chia một số thập phân cho một số thập phân
Ứng dụng số thập phân:
Viết và chuyển số đo đại lượng dưới dạng số thập phân bao gồm:
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Giải toán về số thập phân
1.5.2 Quá trình dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5
Mục đích dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân lớp 5:
Dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân được coi là một hướngđổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sángtạo của học sinh được hiểu là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn cáchoạt động học tập của học sinh bao gồm:
Trang 38- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để tự học sinh tìm tòi,khám phá ra những nội dung mới.
- Phân hoá học sinh theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp vớitừng nhóm đối tượng tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện ra các tình huống
có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp
kỹ năng và thái độ cần thiết, mà còn xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tìnhsay mê trong học tập và có một phương pháp học tập đúng đắn từ đó tạo rađộng cơ trong học tập Như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy họckhông phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên
những ngọn lửa”.
Vì vậy Dạy học phân hoá trong dạy học Số thập phân cần được xâydựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống và có mục đích
Cách thức dạy học phân hóa trong dạy học số thập phân lớp 5:
Việc dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 được thựchiện chủ yếu qua phần bài tập ở tiết dạy kiến thức mới về Số thập phân; ở tiếtluyện tập, luyện tập chung (thuộc chương Số thập phân trong SGK Toán 5) vàmột số tiết ôn tập về Số thập phân cuối năm Ngoài ra, do các mạch kiến thứctrong Toán tiểu học được sắp xếp đan xen, gắn bó với nhau nên ngay trongnhững bài thiên về đại lượng hình học, giải toán có lời văn, cũng xuất hiện
Trang 39các bài toán liên quan đến Số thập phân.
Dạy học phân hóa chỉ có thể thực hiện khi giáo viên nắm được trình độhọc sinh Vì thế, vận dụng dạy học phân hóa vào nội dung Số thập phân trongToán 5 yêu cầu việc đánh giá trình độ học sinh phải thực hiện hết sức nghiêmtúc và kĩ càng trước khi tiến hành dạy học
Dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 theo hướng dạyhọc phân hóa cần thực hiện trên nền tảng mục tiêu về kiến thức, kĩ năng củadạy học Số thập phân Nghĩa là bám sát những yêu cầu thật cơ bản được quyđịnh trong chuẩn kiến thức kĩ năng, căn cứ vào trình độ học sinh và điều kiệnthực tế để nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu Phân hoá về số lượng bài tập chotừng nhóm đối tượng học sinh và phân hoá về mặt chất lượng của bài tập quaviệc xây dựng các bài tập phân bậc, các bài tập với mức độ khác nhau về rènluyện và phát triển tư duy,
Dạy học phân hóa trong dạy học Số thập phân ở lớp 5 theo hướng dạyhọc phân hóa là đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học cá nhân với đồng loạt.Cần phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Trong đó đặc biệtchú trọng hoạt động nhóm, phát huy ích lợi của tương tác giữa người học vớinhau Đồng thời, trong khâu kiểm tra đánh giá cũng thể hiện tinh thần phânhoá, phù hợp đối tượng
Dạy học phân hóa là quá trình dạy học dựa trên những khác biệt củangười học về năng lực, sở thích,… Do đó, muốn tổ chức luyện tập nội dung
Số thập phân theo hướng phân hoá thì trước hết giáo viên phải nắm và phânloại được trình độ học sinh Tiếp theo là xây dựng kế hoạch bài học phù hợpvới trình độ đó, và tất nhiên không được xa rời mục tiêu bài học Khi kếhoạch bài học đã được thực thi thì giáo viên đối chiếu kết quả đạt được vớimục tiêu và trình độ học sinh lúc đầu để có những tác động cần thiết Đồngthời, lại tiếp tục phân loại trình độ học sinh làm cơ sở để tổ chức các hoạt
Trang 40động dạy học tiếp theo Như vậy, dạy học phân hóa trong dạy học Số thậpphân ở lớp 5 theo hướng dạy học phân hóa có thể tiến hành theo các bướcsau:
+ Giáo viên xác định, phân tích trình độ học sinh
+ Lập kế hoạch bài học theo hướng phân hoá (căn cứ vào mục tiêu bàihọc và trình độ học sinh)
+ Tiến hành tiết học phân hoá
+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên sự tiến bộ và trình độ của học sinh
1.5.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới dạy học phân hóa nội dung Số thập phân ở lớp 5.
Giáo viên
Giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng cho chất lượng giảng dạy bởi vìgiáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tiếp cận các trithức, kiến thức theo mục đích của chương trình học Do đó giáo viên phảitrang bị chuẩn về chuyên môn Giáo viên không chỉ nắm vững nội dung mộtbài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trìnhmôn học, phần học, có như vậy giáo viên mới liên kết, hệ thống hoá kiếnthức cần thiết giúp học sinh dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học,môn học
Ngoài ra, giáo viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thựctiễn làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễnthông qua những minh hoạ, ví dụ từ thực tiễn; từ đó học sinh dễ tiếp thu bài,
dễ nhớ bài và điều quan trọng là học sinh thấy nội dung bài giảng gắn liềnvới cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu
Một yêu cầu không thể thiếu, đó là giáo viên còn phải có kỹ năng sưphạm Kỹ năng sư phạm là một yếu tố góp phần quan trọng cho giờ giảngthành công hay thất bại