phân ở lớp 5
3.2.1.Biện pháp 1: Phân hóa nhóm đối tượng trong thiết kế kế hoạch bài dạy nội dung Số thập phân phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh lớp 5
Muốn bài dạy phù hợp với khả năng của từng học sinh, giáo viên không thể bỏ qua việc phân hóa nhóm đối tượng để từ đó thiết kế giáo án cho phù hợp.
• Phân hóa nhóm đối tượng
Như đã trình bày trong chương trước, mỗi cá nhân học sinh không hề giống nhau về trình độ phát triển, trình độ nhận thức. Vì vậy người giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu trong năng lực học tập của học sinh để có những tác động thích hợp đến từng đối tượng. Có như vậy mới giúp cho tất cả học sinh đều có thể tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng tối thiểu đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong quá trình dạy học.
Như đã phân loại, trong lớp học thường phân ra ba nhóm đối tượng chính đó là nhóm khá – giỏi, nhóm trung bình và nhóm yếu kém. Cả ba nhóm cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Những yêu cầu tối thiểu được tính toán trên cơ sở học sinh trung bình; làm sao để nhóm trung bình đạt được yêu cầu cơ bản từ đó vươn lên cao hơn, nhóm khá – giỏi không cảm thấy nhàm chán, phát huy được hết năng lực bản thân và nhóm học sinh yếu kém được giúp đỡ để từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Hay nói cách khác, phân loại đối tượng học sinh nhằm mục đích kết hợp hài hòa giữa giáo dục “ đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học.
Muốn đạt được điều này, dựa trên cơ sở những kiến thức và yêu cầu chung quy định trong chương trình, giáo viên cố gắng khai thác khả năng tiềm tàng của học sinh bằng cách đặt ra mức độ yêu cầu thích hợp với từng loại đối tượng thông qua việc thiết kế giáo án cho phù hợp và tổ chức hợp lý các tiết dạy học phân hóa trên lớp.
• Thiết kế giáo án
Để thiết kế được tiết dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị vềnội dung và yêu cầu của bài học, thiết kế các hoạt động dạy học hợp lý, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh suy luận, ra bài tập phân hóa... nhằm mục đích tạo gây hứng thú học tập cho mọi đối tượng trong lớp. Nhìn chung, bất kỳ một giáo án nào cũng đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc, yêu cầu chung nhất để từ đó đưa ra quy trình thiết kế hợp lý nhất.
Nguyên tắc chung trong thiết kế giáo án dạy học phân hóa
Khi thiết kế giáo án cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bên cạnh việc hình thành kiến thức, bài dạy phải giúp học sinh nắm được kỹ năng cơ bản trong tính, giải toán và phương pháp học tập, phương pháp suy luận như là quy nạp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp...
- Các kiến thức đưa ra phải có tính chính xác,tính logic, sắp xếp theo từng cấp độ nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp... giúp học sinh thấy được nguồn gốc thực tế, tính thiết thực của các kiến thức và mối quan hệ giữa chúng; ứng dụng rất thiết thực vào đời sống.
- Nội dung kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh, dựa trên trình độ chuẩn, tạo điều kiện để mọi học sinh phát triển theo khả năng từ đó có niềm vui trong học tập.
Như vậy, thiết kế giáo án cần đảm bảo các nguyên tắc về việc kết hợp dạy toán với rèn luyện con người, đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức.
Trong đó, tính vừa sức là nguyên tắc được nhấn mạnh trong dạy học phân hóa để giúp học sinh lĩnh hội tri thức sâu sắc và đầy đủ nhất.
Yêu cầu chung khi thiết kế giáo án dạy học phân hóa môn Toán
- Quán triệt mục tiêu của bài học: mục tiêu là cái đích cần đạt được của bài học, nó chi phối toàn bộ quá trình dạy học. Khi tổ chức các hoạt động dạy học nhất thiết phải xuất phát từ mục tiêu của bài học.
- Đảm bảo tính chính xác, có hệ thống những kiến thức và kỹ năng cơ bản.
- Hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập đưa ra phải có sự liên kết, thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu của tiết dạy. Các nội dung ở sách giáo khoa đều có mối liên hệ chặt chẽ, logic với nhau; kiến thức cũ làm nền tảng, cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới. Trong cùng một bài, các đơn vị kiến thức cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Do vậy, hệ thống câu hỏi, các bài tập phải cụ thể hoá được nội dung của bài học. Các câu hỏi và bài tập giúp học sinh vừa vận dụng tri thức vừa lĩnh hội được và rèn kỹ năng phù hợp với từng đối tượng, ngoài ra biết vận dụng được vào các tình huống thay đổi và vận dụng những kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Hình thức tổ chức phải phù hợp, phải linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp dạy học, giúp học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức.
Quy trình thiết kế giáo án dạy học phân hóa
Quy trình chung để xây dựng tiết học vận dụng dạy học phân hóa theo hướng tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học số thập phân:
• Mục tiêu của giáo án:
Mục tiêu chung của giáo án:
- Các mục tiêu xây dựng phải phân biệt rõ ràng năng lực học sinh và năng lực ấy cho phép đạt được các hành vi khác nhau.
- Mục tiêu có tính chất phát triển, thể hiện các con đường đi tới mục tiêu chứ không phải là các điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và bao gồm những gì được hiện thực hóa thành kinh nghiệm ngay trong lớp học.
- Phạm vi mục tiêu phải đủ rộng để chứa các loại kết quả đầu ra mà nhà trường chịu trách nhiệm
Để tránh việc lặp lại câu hỏi gây cho học sinh sự nhàm chán, với mục đích giúp học sinh vừa nắm được vấn đề vừa biết vận dụng trong các tình huống khác nhau, một nội dung nên sử dụng các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau. Hệ thống câu hỏi phân hóa với từng loại đối tượng học sinh. Câu hỏi dễ cho các em kém đồng thời sự phát triển tiếp theo là các câu hỏi khó vì vậy ngay cả những em khá giỏi cũng phải theo dõi câu dễ thì mới có thể trả lời được các câu hỏi khó hơn sau này.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập: Nam cân nặng 32,6kg. Tiến cân nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi trung bìnhmỗi bạn nặng bao nhiêu ki-lô- gam?
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề toán: Bài toán đã cho biết những gì? Bài toán yêu cầu làm gì? Để tìm xem trung bình mỗi bạn nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta phải làm thế nào?.... Hoặc cũng có thể đưa ra các câu hỏi dẫn dắt với các đối tượng học sinh yếu hơn: Tiến cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Công thức tính trung bình cộng là như thế nào? Vậy trung bình cộng số ki-lô-gam của hai bạn là bao nhiêu?
Ở đây hai câu hỏi đầu tất cả học sinh trong lớp đều có thể trả lời được, với câu hỏi thứ ba học sinh khá - giỏi sẽ trả lời được ngay nhưng với học sinh
yếu có thể các em không hình dung được mà phải có sự dẫn dắt, gợi ý thêm của giáo viên.
Ra hệ thống bài tập phù hợp với trình độ các nhóm học sinh:
Từ các mục tiêu cần đạt, giáo viên xây dựng hệ thống các bài tập phân hoá theo trình độ nhận thức của học sinh - một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành với Số thập phân giúp học sinh luyện tập.
Tùy thuộc vào trình độ của mỗi lớp học khác nhau mà giáo viên xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với khả năng, trình độ và mục tiêu cần rèn cho lớp học ấy. Các bài tập cho học sinh yếu - kém với các kiến thức cơ bản, các phép tính trong một bài tập ít hơn để trong cùng một thời gian tất cả học sinh đều cùng làm việc. Với học sinh khá giỏi bài tập với số lượng phép tính nhiều hơn và có các bài tập với độ khó nâng cao.
Vì vậy, cần có sẵn một hệ thống các bài tập thực hành với các cấp độ khác nhau, với đa dạng các hình thức thể hiện, với nhiều bài tập cùng loại...giúp giáo viên sẵn sàng cho tiết học phân hóa một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, tránh mất thời gian chuẩn bị bài dạy.
Các bài tập có thể được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm khách quan thông qua các hình thức: đúng sai; nhiều lựa chọn; ghép đôi; điền khuyết hoặc trắc nghiệm tự luận.
Để xây dựng được hệ thống các bài tập phân hóa đảm bảo các yêu cầu cho cả ba nhóm đối tượng học sinh đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm chắc nội dung, kiến thức trọng tâm của từng bài, đầu tư công sức và thời gian cho bài soạn một cách chu đáo, kỹ lưỡng. Các bài tập xây dựng trên cơ sở học sinh trung bình nhằm đạt được các mục tiêu dạy học, hạ bớt độ khó bằng cách với học sinh yếu kém cùng một thời gian chỉ làm hai phép tính hoặc có sự hỗ trợ của giáo viên để có thể hoàn thành bài tập; học sinhtrung bình tự
làm các bài tập đó; đối với học sinh khá - giỏi có thể làm thêm một số bài tập tương tự khác hoặc có thể làm bài tập với yêu cầu cao hơn.
Ví dụ: Để rèn kỹ năng thực hiện các phép tính với Số thập phân, giáo viên ra đề bài tập có các dạng bài khác nhau, từng yêu cầu khác nhau. Có bài tập dễ và khó cho các trình độ của học sinh.
Đối với trình độ cơ bản:
1. Tính: a. 58,2 b. 19,36 c. 75,8 d. 0,995 + + + + 24,3 4,08 36, 5 0,868 ... ... ... ... 2. Đặt tính rồi tính: a. 7,8 + 9,6 b. 34,82 + 9,75 c. 57,648 + 35,37 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 3. Nam cân nặng 32,6 kg. Tiến cân Bài giải
nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi tiến cân ... nặng bao nhiêu ki-lô-gam ... .
... Đáp số: ...kg.
Trình độ nâng cao:
a. 58,2 b. 19,36 c. 75,8 d. 0,995 e. 123 + + + + + 24,3 4,08 36, 5 0,868 4,5 ... ... ... ... ………. 2. Đặt tính rồi tính: a. 7,8 + 9,6 b. 34,82 + 9,75 c. 57,648 + 35,37 d. 234 + 34,5 ... ... ... ……… ... ... ... ……… ... ... ... ……… 3. Nam ân nặng 32,6 kg. Tiến cân Bài giải
nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi trung bình ... mỗi bạn nặng bao nhiêu gam? ... ...
Đáp số: ...kg.
3.2.2.Biện pháp 2: Chú trọng các hoạt động tương tác của giáo viên và học sinh trong dạy học phân hóa nội dung Số thập phân
Biện pháp này được xây dựng trên tinh thần dạy học giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến thức mà cơ sở của nó là hai lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896- 1980) và Lev Vygotsky (1896-1934).
Việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Như vậy, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện
chứng của ba thành phần trong hệ thống dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau. Như vậy, dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy - học bao gồm "một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định". Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:
- Giáo viên tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho học sinh): học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi
giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. Để phát huy đầy đủ vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động cá nhân và thảo luận tập thể nhằm giải quyết vấn đề cũng như vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động đó thì với mỗi nhiệm vụ nhận thức cần phải được thực hiện theo các pha như sau: - Pha thứ nhất: "Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề". Trong pha này, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đó, quan niệm và giải pháp ban đầu của học sinh được thử thách và học sinh ý thức được khó khăn. Lúc này vấn đề đối với học sinh