1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm sử thi trong chương trình ngữ văn 10

45 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPTđang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo nhữngphương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú,

Trang 1

Bản đăng ký Sáng kiến năm học 2014 - 2015

I Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Sở GD&ĐT Ninh Bình

II Tác giả sáng kiến

Đồng tác giả sáng kiến:

1 Nguyễn Thu Thủy

Chức danh: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn

Email: Nguyenthuthuydhv@gmail.com

Điện thoại: 0915.666.771

2 Nguyễn Thị Minh Hoa

Chức danh: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn

Email: huyenhoanb@yahoo.com.vn

Điện thoại: 0918.139.829

III Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

- Tên sáng kiến: Phương pháp dạy đọc - hiểu tác phẩm sử thi trongchương trình Ngữ văn 10

Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 giúp học sinh tiếp cận tác phẩm sử thi theo đúng đặc trưng thể loại, trên tinhthần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức và phát triểnnăng lực học sinh

-

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

I Lý do chọn đề tài

II Mục đích nghiên cứu

III Đối tượng nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

1-2

2.1 Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại 42.2 Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích hợp 72.3 Dạy đọc hiểu văn bản sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò

2.4 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

1.1 Trong chương trình THPT, môn Ngữ văn là một môn học có vai tròquan trọng không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còngóp phần vào quá trình hình thành nhân cách cho các em

Trang 3

Ngày nay khi việc đổi mới dạy học Ngữ Văn trong nhà trường THPTđang được thực hiện khá đồng bộ và triệt để thì vấn đề tìm tòi sáng tạo nhữngphương thức mới mẻ để học sinh thêm hứng thú, say mê với bộ môn ngày càngđược các thầy cô giáo quan tâm.

Văn học với vai trò giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ cung cấp cho các emkho tri thức phong phú về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam cũng như cácquốc gia trên thế giới Chương trình Ngữ Văn lớp 10 giành phần lớn thời lượng

để truyền tải đến các em tri thức về văn học dân gian – nền văn học gắn bó vớinhiều truyền thống và những nét văn hóa của dân tộc ta từ ngàn đời xưa

Có thể nói giai đoạn văn học này đem đến cho học sinh nhiều hứng thú và

sự say mê, tuy nhiên do độ lùi của thời gian, và có nhiều thể loại văn học dângian có đặc trưng riêng dẫn đến việc cảm thụ của các em với các tác phẩm vănhọc cũng hạn chế

1.2 Nếu các thể loại văn học dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổtích, truyện cười, tục ngữ và ca dao được học sinh làm quen từ bậc tiểu học vàTHCS, thì thể loại sử thi đến lớp 10 các em mới được làm quen Đây là loại hìnhdân gian ra đời từ rất sớm có cách tư duy, cách xây dựng nhân vật đặc trưngtheo thể loại Vì vậy chúng ta không thể đánh đồng việc đọc hiểu văn bản sử thivới các thể loại tự sự dân gian khác được

1.3 Mặt khác do sự đổi mới nội dung sách giáo khoa, chương trình ngữvăn hiện nay sắp xếp các văn bản thành cụm thể loại tạo nên nét khác biệt trongphương pháp dạy và học

Trước những yêu cầu của việc dạy và học trong thời điểm mới, cùng vớimong muốn học sinh thêm yêu quý gắn bó với nền văn học truyền thống của dântộc, chúng tôi quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản

sử thi trong nhà trường THPT để tạo nên hiệu quả hơn trong việc dạy học tácphẩm văn học dân gian

II Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Từ thực tế việc dạy và học đọc – hiểu môn Ngữ Văn và các tác phẩm sử

thi dân gian nói riêng, chúng tôi xin đóng góp một số đề xuất trong việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi trong nhà trường phổ thông để học sinh có thể hiểu

sâu sắc về tác phẩm, đồng thời tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn cho bài học

III Đối tượng nghiên cứu

- Một số sử thi, đoạn trích sử thi trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 10 tập I

- Phương pháp dạy đọc - hiểu văn học dân gian

- Giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Nghiên cứu tài liệu

- SGK, SGV, sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn lớp 10

- Tài liệu tham khảo

- Tranh ảnh minh họa

Trang 5

NỘI DUNG

I Giải pháp cũ thường làm

1.1 Sử thi cũng như lịch sử phát triển của nó là một vấn đề không mới mẻ

đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhiều công trình khoa học đã khai thácgiá trị củ những bộ sử thi nổi tiếng Các tác phẩm sử thi trong và ngoài chươngtrình học cũng được nghiên cứu biên soạn, in ấn, xuất bản với số lượng lớn

Tuy vậy, việc dạy – đọc hiểu tác phẩm sử thi là một vấn đề còn cần nhiều

sự quan tâm, đóng góp và sẻ chia Trong các cuốn sách nghiên cứu về sử thi,những công trình khoa học về sử thi, hay những chuyên luận về văn bản sử thitrong nhà trường, các tác giả đều chỉ ra được những đặc sắc của những tác phẩmnày trong đời sống văn học Tuy nhiên chúng chỉ là những gợi mở, so sánh chứchưa đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ Văn ở THPT Vìthế chưa có một cái nhìn sáng rõ về vấn đề này

1.2 Môn văn là một môn học đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ của người họckhá cao, vì vậy với phương pháp dạy học văn cũ dễ dẫn đến tình trạng học sinhthụ động, chịu sự tác động một chiều từ phía giáo viên, khiến giờ học văn cótình trạng đọc chép, hoặc mang tính chất giáo điều, áp đặt chưa có tính thực tiễn

Sử thi là một thể loại văn học có quy mô đồ sộ, nội dung một tác phẩmkhá dài Trong cơ chế dạy học văn cũ, học sinh không được tự do trình bầy suynghĩ, ý kiến về những tác phẩm đang học, mà chủ yếu tiếp nhận và lắng nghe, vìvậy đa phần học sinh thụ động chưa có ý thức tự tích lũy kiến thức, chưa có tưduy sáng tạo đổi mới mà trông chờ vào ý kiến của giáo viên

Với phương pháp dạy học cũ, giáo viên là người nắm vững tác phẩm và

truyền đạt lại nội dung cho học sinh Với vai trò “người cảm thụ thay” cho học

sinh, giáo viên dường như khó có thể tạo được sự đồng hưởng cảm xúc Mốiquan hệ giữa học sinh và tác phẩm sử thi cũng chính vì thế mang tính chất giántiếp Học sinh không đọc, không tìm tòi, phát hiện mà chỉ cảm nhận hời hợt quabài giảng định hướng của giáo viên

Trang 6

1.3 Ngày nay với sự thay đổi các phương pháp dạy học và phương thứcsoạn giảng mới, vai trò của học sinh đã được nâng cao, tích cực hơn Tuy nhiêntrong các giờ dạy về văn học dân gian, học sinh vẫn còn tỏ ra lúng túng, chưatiếp thu hết được nội dung ý nghĩa của văn bản Nguyên nhân có thể do thể loạivăn học có độ lùi về thời gian, tư duy của các tác giả dân gian khác với tư duyhiện đại ngày nay, hoặc cũng có thể nguyên nhân chính từ các truyền thụ kiếnthức của giáo viên còn quá khuôn mẫu chưa linh hoạt, đổi mới.

II Giải pháp mới cải tiến

Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây khẳngđịnh việc đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người.Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một số phương pháp thực hiện đổi mới dạy học,kiểm tra đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực học sinh

2.1 Dạy đọc – hiểu văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại

Văn học dân gian gồm nhiều thể loại khác nhau, mỗi một thể loại có đặctrưng riêng biệt Vì vậy giáo viên dạy đọc – hiểu ở thể loại nào cần chú ý tới đặctrưng của thể loại ấy để tránh sự nhầm lẫn

2.1.1 Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cốt truyện sử thiqua hoạt động đọc ( kể, tóm tắt văn bản)

Khi cho học sinh đọc – hiểu giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu phần tómtắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại các sự kiện cơ bản Ngoài ratrong phần giảng bình, giáo viên cần tập trung xoáy sâu vào các chi tiết liênquan đến nội dung đoạn trích giúp học sinh có khả năng lí giải đầy đủ hơn một

số vấn đề trong đoạn trích

Khi tóm tắt sử thi Đăm Săn, giáo viên chú ý hơn tới nội dung Đăm Săngiao chiến với các tù trưởng khác Điều này giúp học sinh nhận thức cuộc chiếngiữa Đăm Săn và Mtao Mxây nằm trong một chuỗi những chiến thắng của tùtrưởng này, và cuộc chiến này không chỉ mang mục đích giành lại vợ mà còn để

mở mang bờ cõi, xây dựng bộ lac Hay khi tóm tắt sử thi Ô đi xê, giáo viên kểcho học sinh những chi tiết liên quan đến cuộc trường chinh của Uy - lít - xơ

Trang 7

trên đường trở về và mưu trí của Pê - nê - lốp trong thời gian chờ đợi đối phóvới bọn cầu hôn Qua đó học sinh sẽ hiểu trí tuệ hơn người của Uy - lít - xơ vàlòng chung thủy, dũng cảm của người vợ Pê - nê - lốp Hoặc khi học về Sử thiRama, giáo viên kể về quá trình Rama cùng với những người bạn giải thoát Xitakhỏi tay quỷ vương để làm cơ sở lí giải sự ghen tuông của chàng Những chi tiếtnày là những gợi ý ban đầu giúp cho học sinh cắt nghĩa, lí giải đoạn trích trọnvẹn Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử thi là hoạt động cần thiết trong giờ dậy

Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với môi trường diễn xướng, nódùng để kể chứ không phải để đọc Vì vậy trong quá trình đọc văn bản, tùy vàonội dung từng tác phẩm, đoạn trích, giáo viên cần tìm ra phương pháp đọc phùhợp để tạo nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học sinh Giáo viên cóthể phân vai cho học sinh đọc lời các nhân vật, đọc lời của người kể chuyện.Trong sử thi Tây Nguyên lời của người kể chuyện chính là tình cảm của nhândân dành cho nhân vật anh hùng Tuy nhiên thời lượng đọc hiểu trên lớp không

đủ để đọc hết toàn văn bản Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn đối thoại giữahai tù trưởng thể hiện sự kịch tính của cuộc chiến đấu và một phần đoạn cuối lờicủa người kể chuyện Với đoạn trích Uy - lít - xơ trở về có thể chuyển thể thànhdạng đối thoại kịch Giáo viên phân vai các nhân vật trong cảnh Uy - lít - xơ gặpmặt Pê - nê - lốp Do tính nguyên hợp của tác phẩm sử thi nên việc hướng dẫnhọc sinh đọc – kể văn bản sẽ giúp các em tiếp nhận văn bản hiệu quả hơn

2.1.2 Thứ hai khi dạy đọc hiểu tác phẩm, giáo viên cần chú ý đến những

sự kiện lịch sử xã hội trọng đại có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng đặt ra trongvăn bản Ở tác phẩm Đăm Săn phản ánh con người và xã hội Tây Nguyên thời kìchế độ công xã đang tan rã Trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây để giành lại

vợ mình, người anh hùng đồng thời cũng bảo vệ cuộc sống bình yên cho buônlàng mình Vì vậy cuộc chiến đòi lại vợ chỉ là cái cớ để Đăm Săn chiến đấu tăngthêm sức mạnh, uy tín cho cộng đồng mình

Sử thi Ô đi xê phản ánh thời kì người Hy Lạp khám phá chinh phục biển

cả ngoài xứ sở của mình cũng là thời kì sắp xếp giã từ chế độ công xã thị tộc

Trang 8

bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ với sự xuất hiện của mô hình gia đình một vợ

một chồng Đoạn trích Uy - lít - xơ trở về là cảnh gặp gỡ giữa hai vợ chồng sau

hai mươi năm xa cách đồng thời thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của haingười

Sử thi Ramayana kể về cuộc chiến của Rama với quỷ vương giành lại vợ,tái hiện lại sự kiện người A- rya - da trắng từ miền Bắc Ấn tràn xuống đồng hóachinh phục những người Đra – vi - đa da màu Nam Ấn và đảo Lanka

2.1.3 Thứ ba khi dạy tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại cần nhấnmạnh những đặc điểm loại hình của kiểu nhân vật sử thi, tránh tiểu thuyết hóatrong cách phân tích nhân vật

Trong sử thi, các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả ngoạihình và chủ yếu qua lời nói, hành động Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất vàtính cách, tâm lí nhân vật Nhưng để làm rõ đặc điểm nhân vật sử thi, giáo viêncần thể hiện được vẻ đẹp phi thường của nhân vật sử thi

Nhân vật sử thi là con người của sự hoàn thiện, toàn mĩ Đăm Săn tài năngbản lĩnh dùng cảm phi thường, sức mạnh vô địch được thần và dân giúp đỡ Uy -lit - xơ “ muôn vàn trí xảo” và Pê nê lốp “ thận trọng, khôn ngoan” trong tríchđoạn Uy - lít - xơ trở về đại diện cho trí tuệ và tâm hồn người Hi Lạp Họ là kếttinh của cả cộng đồng nên khi hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, giáo viên cầnchỉ ra cho các em thấy mọi việc làm, mọi hành động của người anh hùng đềunhìn dưới cái nhìn của cộng đồng

Trong sử thi Đăm Săn, nhân bật luôn được đặt vào những biến cố để thể

hiện tính cách Trong đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn luôn

được so sánh với nhân vật phản diện về chân dung, sức mạnh, tính cách Mọihành động của người anh hùng này đều đại diện cho lí tưởng của nhân dân Quátrình chiến đấu của Đăm Săn cũng là quá trình người Ê đê chế ngự thiên nhiên,phát triển và bảo vệ cộng đồng

Trang 9

Khi đọc hiểu đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên lại cần chỉ ra cho học

sinh đây không chỉ là tình tiết gay cấn của câu chuyện ghen tuông đơn thuần, màđây là một thử thách đạo đức để nhân vật khẳng định mình Ở Rama, nhân dân

Ấn Độ không thể hiện ở trí tuệ tuyệt vời như Uy - lít - xơ mà sự phi thường củachàng nằm ở ý thức danh dự cộng đồng Giáo viên cần định hướng đúng cho học

sinh về sự ghen tuông của Rama ở đoạn trích Rama buộc tội Chi tiết này không

làm cho chàng trở nên tầm thường ích kỉ, mà trái lại nhân vật hiện lên chân thực,sống động, toàn diện và phi thường hơn Như đã nói ở trên, nhân vật sử thi mangtính chức năng nhiều hơn tính cách, vì vậy Rama chính là hiện thân của conngười bổn phận, con người danh dự Giáo viên cần định hướng đúng đắn để họcsinh hiểu đặc trưng nhân vật sử thi, tránh những cách hiểu thiển cận, không đúng

về tác phẩm

2.2 Dạy đọc – hiểu văn bản sử thi theo hướng tích hợp

Ngày nay với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương phápdạy học, giáo viên cần hình thành cho học sinh năng lực vận dụng tổng hợp cáctri thức, kĩ năng không chỉ trong môn Ngữ Văn, mà còn trong các môn học khácnhư: lịch sử, địa lý, công dân… kiến thức về văn hóa, xã hội, và liên hệ trongđời sống thực tế

Chúng ta cần kết hợp cả hai kiểu tích hợp: tích hợp dọc và tích hợp ngang

2.2.1 Tích hợp dọc theo chương trình các cấp học

Tích hợp dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học trước đótheo nguyên tắc đồng trục Nếu như các thể loại văn học dân gian khác nhưtruyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao đều đã được học ở các cấp học trước thìlên đến bậc THPT hoc sinh mới có điều kiện làm quen với sử thi Tuy chưa cónền tảng và về tri thức thể loại, nhưng cũng có được sự liên hệ với những kiếnthức liên quan đã học từ lớp dưới, những tri thức về thể loại khác để các em cóthể so sánh, đối chiếu Giáo viên có thể đặt những câu hỏi so sánh trong bàigiảng của mình như:

Trang 10

- Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể loại nào chưa từng được học?

- Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử thi?

Đồng thời trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, các tác phẩm sử thi đượcsắp xếp thành cụm, thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, hoặc liên hệ các tácphẩm với nhau Ví dụ khi học xong hai tác phẩm Đăm Săn và Ô đi xê giáo viên

có thể tổng hợp cho học sinh thấy tuy cùng viết về những anh hùng của dân tộcnhưng Đăm Săn là sử thi dân gian mang tư duy hồn nhiên, chất phác còn Ô đi xê

và Ramayana là sử thi bác học vì thế phong phú, phức tạp, sâu sắc tinh tế hơn.Ô- đi - xê được nhà thơ Hô – me – rơ tăng cường tính nhân bản, thẩm mĩ thìRamayana được đạo sĩ Van – mi – ki tô đậm hơn chất tôn giáo và tâm linh

Sau khi học xong các tác phẩm giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so sánh

Tiêu chí Sử thi Đăm Săn Sử thi Ô – đi – xê Sử thi Ramayana

Sử thi dân gian Sử thi bác học Sử thi bác học Tác giả Nhân dân Tây Nguyên Thi sĩ: Hô – me- rơ Đạo sĩ: Van – mi - ki Đặc điểm Tư duy chất phác, hồn

Tác phẩm Anh hùng Kẻ đối địch Người vợ Người trợ giúp

Đăm Săn Đăm Săn Mtao Mxây Hơ Nhị Ông trời

Ô – đi – xê Uy- lít – xơ 108 kẻ cầu hôn Pê – nê- lốp Gia nhân

Ramayana Rama Ra- van- na Xi – ta Đội quân khỉ

Giáo viên cũng có thể so sánh hai sử thi anh hùng của văn học nước ngoàibằng bảng thống kê

Tiêu chí Sử thi Ô – đi – xê Sử thi Ramayana

Văn minh Phương Tây Phương Đông

Trang 11

Nội dung Cuộc phiêu lưu trên biển của Uy

– lít – xơ tiêu biểu cho quá trình người Hy Lạp vươn ra biển mở rộng giao lưu thương nghiệp

Hành trình trong rừng sâu của Rama tái hiện quá trình người Ấn

Độ hướng tới những suy tư về tôn giáo, triết học, thấy được mối quan

hệ giữa con người và vũ trụ Đặc điểm Mang màu sắc thực tiễn Mang tính tôn giáo tâm linh

Giá trị Gửi gắm khát vọng trí tuệ Nhấn mạnh phẩm chất đạo đức

Khi giảng dạy ba tác phẩm sử thi trong nhà trường, tuy rằng mỗi tácphẩm viết trong thời kì khác nhau với nội dung và ý nghĩa khác nhau nhưnggiáo viên luôn cần có ý thức so sánh đối chiếu để học sinh có tư duy cụ thể, rõràng về thể loại văn học này

2.2.2 Tích hợp kiến thức liên môn

Tích hợp ngang kiến thức các môn học có liên quan đến nhau hiện nayđang là một phương pháp được sử dụng trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc môn Ngữ văn trong trường THPT Bên cạnh việc tích hợp ba phân môn củamôn Ngữ Văn : đọc văn, tiếng Việt và làm văn, giáo viên cần đưa thêm nhữngkiến thức về văn hóa, xã hội, con người vào bài học để gia tăng thêm kiến thứcthực tế, tạo nên sự hiểu biết toàn diện cho học sinh

Khi dạy đọc hiểu về thể loại sử thi trong chương trình THPT, giáo viênkhai thác văn bản theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết, đúng với yêucầu của phương pháp dạy học Văn Bên cạnh đó, với phương pháp tích hợp kiếnthức liên môn không chỉ giúp giáo viên truyền tải nội dung bài học phong phú,

mà còn giúp học sinh đi vào khám phá tác phẩm, từ đó thấy hết được cái haycũng như vẻ đẹp riêng của sử thi so với các thể tự sự dân gian khác

Có thể thấy các tác giả sách giáo khoa đã lấy chính những tác phẩm đọcvăn làm ngữ liệu cho các bài tiếng Việt, làm văn trong chương trình Tiêu biểu

như trong bài: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, có câu hỏi đặt

ra:

Trang 12

Đọc đoạn trích Uy – lit - xơ trở về ( trích sử thi Ô – đi – xê) anh ( chị ) hãy cho biết:

- Hô – me – rơ kể chuyện gì?

- Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn sự việc quan trọng đó là sự việc

gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của

Hô – me- rơ trong nghệ thuật kể chuyện khổng, vì sao? ( sách giáo khoa Ngữ

Văn 10 tập I, trang 64)

Trong bài Văn bản văn học ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I, trang 59)

Sử thi Đăm Săn được lấy làm ngữ liệu tìm hiểu đặc điểm của văn bản văn học

Trong bài: Tóm tắt văn bản tự sự ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I, trang 89) yêu cầu: Có thể tóm tắt chuyện của những nhân vật nào trong đoạn trích Uy – lit – xơ trở về? hãy viết bản tóm tắt chuyện của một nhân vật trong đoạn trích đó.

Hay trong phân môn làm văn, các văn bản sử thi có thể lấy làm đề bài chocác bài viết: thuyết minh, tự sự, hoặc nghị luận văn học

Giáo viên cần tích hợp kiến thức về lịch sử và văn hóa xã hội khi giảngdạy về sử thi bởi đây là thể loại được hình thành trong thời kì các tác phẩm vănhọc sử học, triết học rất gần gũi với nhau về nội dung

Có thể thấy những văn bản trong chương trình học có rất nhiều ngôn ngữ

cổ ( hiện nay không còn xuất hiện) Đây chính là cách gọi tên định danh sự việctheo tư duy của người cổ đại tạo nên “ không khí thời đại sử thi” Tuy nhiênchính điều đó cũng gây lên những khó khăn khi học sinh đọc – hiểu tác phẩm.Chính vì vậy việc cung cấp kiến thức về văn hóa xã hội là rất cần thiết để họcsinh tiếp nhận văn bản thuận lợi

Khi hướng dẫn đọc hiểu sử thi Đăm Săn, giáo viên có thể cung cấp chohọc sinh những quan niệm trong băn hóa dân gian của người Ê đê Đó là tục lệ “Nối dây” trong hôn nhân xưa, là sinh hoạt mang văn hóa cồng chiêng của nhândân Tây Nguyên Giáo viên có thể giới thiệu những hình ảnh về trang phục

Trang 13

truyền thống, cách ăn ở, cách sử dụng những dụng cụ nhạc điệu của người Ê Đê

để học sinh hình dung cụ thể hơn cách sống cách suy nghĩ của những dân tộcnày

Không chỉ những kiến thức về văn hóa xã hội của các dân tộc khác trongnước, mà những kiến thức về các quốc gia khác trên thế giới cũng rất cần thiết

và gây được sự chú ý, thích thú cho học sinh, tạo hiệu quả cho bài học Vănminh Ấn Độ xuất hiện và tồn tại từ rất lâu đời với những nét đẹp truyền thốngrất riêng Người Ấn Độ luôn soi chiếu mỗi cá nhân dưới góc độ đạo lí và tôngiáo Vì vậy Ra ma quên đi nguy hiểm để cứu Xi Ta nhưng cũng chính chàngsẵn sàng ruồng bỏ Xi ta để làm tròn bổn phận một vị vua mẫu mực Xi ta sẵnsàng hi sinh tính mạng để chứng minh sự trong sáng, danh tiết của một ngườiphụ nữ thủy chung

Việc cung cấp tri thức về đời sống văn hóa xã hội cho học sinh về mỗidân tộc, mỗi thời đại là rất cần thiết, nhất là trong xã hội hiện đại đã có độ lùi vềthời gian khiến việc tiếp nhận giá trị tác phẩm sẽ hạn chế hơn

Khi giảng dạy về tác phẩm Đăm Săn, giáo viên có thể giới thiệu về quátrình hình thành các bộ tộc các buôn làng Giới thiệu cho học sinh kiến thức vềlịch sử qua các tranh ảnh, số liệu hay những sự kiện trong đại gắn liền với cuộcsống của người Ê đê Giáo viên trình chiếu những kiến thức về địa lý, những địabàn sinh sống chủ yếu của con người Tây Nguyên, cách sống cách sinh hoạt, sănbắn, hái lượm của họ Về văn hóa, giáo viên giới thiệu với học sinh kiến thức vềcách ăn ở, sinh hoạt, lối trang phục, phong tục tập quán của họ để học sinh cóthể tượng tượng hình dung được về chân dung của tù trưởng Đăm Săn quanhững lời kể trong sử thi

Hoặc khi dạy về tác phẩm Ô – đi – xê, giáo viên giới thiệu về bộ thần thoại Hy Lạp nổi tiếng với các vị thần tiêu biểu Giáo viên giới thiệu về cuộc chiến thành Tơ Roa và vai trò của Uy – lit – xơ trong cuộc chiến này Đây vừa làkiến thức văn hóa, văn học, vừa là kiến thức lịch sử xã hội Giáo viên có thể giới

Trang 14

thiệu các công trình nghệ thuật đặc trưng cho nền văn minh phương Tây, lối ăn mặc, trang phục của người phụ nữ, đàn ông Hy Lạp thời kì trước Việc đưa thêmnhững kiến thức tích hợp như vậy không khiến mất thời gian của tiết học mà càng làm phong phú đa dạng nội dung, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

2.3 Dạy đọc hiểu tác phẩm sử thi theo hướng tích cực hóa vai trò của người học

Dạy học theo hướng tích cực là dạy học nhằm phát huy tính chủ độngsáng tạo của học sinh Học sinh không chỉ chủ động tìm hiểu, tiếp cận văn bản

mà còn cần có ý thức đọc, suy ngẫm, liên tưởng và tăng cường tính tự chủ đểhoàn thiện trí tuệ và nhân cách cá nhân thông qua môn học Sử thi với đặc điểmriêng của mình đã trở thành một thể loại có ưu thế trong việc dạy học theohướng tích cực

Giáo viên có thể áp dụng những phương pháp như sau để đổi mới giờ dạytăng hiệu quả bài học

2.3.1 Phương pháp gợi mở

Có thể nói phương pháp gợi mở là phương pháp được sử dụng phổ biếnnhất trong việc dạy đọc – hiểu văn bản hiện nay Phương pháp này được thựchiện thông qua hệ thống các câu hỏi và sự đối thoại giữa các giáo viên và họcsinh Giờ đọc – hiểu sẽ có hàng loạt những câu hỏi mang tính chất vấn đáp đểhọc sinh thảo luận, trao đổi, nắm bắt được nội dung bài Phương pháp này tạo rabầu không khí dân chủ cho giờ học, kích thích sự sáng tạo của học sinh, khắcphục hạn chế của giờ học mang tính chất đọc, chép trước đây

Hệ thống câu hỏi được dùng trong bài học phong phú, đa dạng, linh hoạt,đồng thời cũng phải bám sát đối tượng Để thực hiện điều này, giáo viên cầnphải nắm chắc nội dung văn bản, hiểu kĩ từng chi tiết tác phẩm đưa ra câu hỏiphù hợp

Với đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây” giáo viên có thể đưa ra các

dạng câu hỏi như

Trang 15

- Trận đánh nhau với Mtao Mxây được miêu tả qua những chặng nào?

Để trả lời câu hỏi này, giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng những câu hỏinhỏ :

- Diễn biến của hiệp đấu thứ nhất như thế nào? Thái độ và tài năng của Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện thế nào?

- Cảnh hai người múa khiên được miêu tả đối lập như thế nào? Tại sao Đăm Săn không múa khiên trước mà để Mtao Mxây múa trước?

- Theo em tài nghệ của Mtao Mxây có đúng như hắn khoe khoang hay không?

Hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của hiệp đấu thứ 2 bằngcác câu hỏi:

- Ở hiệp đấu thứ 2, ai là người múa khiên trước?

- Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhị quăng cho Mtao Mxây nhưng Đăm Săn lại giành được nói lên điều gì?

- Ý nghĩa của chi tiết ông trời mách kế cho Đăm Săn là gì?

Tương tự như vậy ở các tác phẩm khác, giáo viên có thể đưa ra những câuhỏi gợi mở khi phân tích về những chi tiết quan trọng trong văn bản Trong đoạntrích “ Uy - lit - xơ trở về” khi tìm hiểu cuộc gặp gỡ của hai vợ chồng, giáo viên

có thể đặt câu hỏi:

- Trước khi Uy - lit – xơ trở về, Pê – nê – lốp rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

- Khi được nhủ mẫu báo tin chồng trở về, tâm trạng của nàng ra sao?

- Qua cử chỉ và lời nói của nàng cho thấy Pê – nê – lốp là người phụ nữ như thế nào?

Hệ thống câu hỏi gợi mở được giáo viên đưa ra để giúp học sinh theo sátnội dung tác phẩm, nắm chắc được ý nghĩa của văn bản sử thi

2.3.2 Xây dựng tình huống có vấn đề trong giờ đọc – hiểu

Trang 16

Là một thể loại có từ lâu đời có khoảng cách xa so với thời đại ngày nay,trong quá trình khám phá văn bản sẽ nẩy sinh không ít vấn đề Đây là những tìnhhuống giáo viên có thể đặt ra để học sinh khám phá

Khi học về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây giáo viên có thể đặt vấn đề

- Cuộc chiến của Đăm Săn có phải chỉ là cuộc chiến đòi lại vợ hay không? Hay còn vì lí do khác, lí do đó là gì?

Trong đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên có thể nêu vấn đề bằng câu hỏi

- Theo em Xi ta có tội không? Tại sao tác giả để Ra ma buộc tội chứ không phải là luận tội?

- Vì sao tác giả dân gian lại để Xi ta lựa chọn cach nhẩy vào ngọn lửa để chứng minh sự trong sáng của mình?

Với những tình huống này, học sinh suy nghĩ trả lời để làm nổi bật đượcđặc trưng của thể loại văn học sử thi Học sinh được khuyến khích tự tìm tòi,phát biểu, phát huy tính sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề

Ngoài ra giáo viên sẽ có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy,kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để bàn bạc, trao đổi về những chi tiếtnhững sự kiện quan trọng trong văn bản

2.4 Dạy đọc - hiểu kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nhằm mục đích tăng thêm hiệu quả tích cực cho giờ dạy đồng thời có thểđánh giá năng lực học sinh thường xuyên định kì sau từng bài giảng, giáo viên

có thể đầu tư thời gian soạn những dạng câu hỏi ngăn, bài tập tái hiện kiến thứchoặc những câu hỏi mang tính chất chất giải quyết tình huống để đánh giá nănglực của học sinh

2.4.1 Củng cố kiến thức bài dạy bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Sau mỗi một bài học giáo viên có thể tiến hành kiểm tra nhanh mức độ tiếp thubài học của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn các phương án có

Trang 17

sẵn, hoặc hình thức câu hỏi đúng sai Ở dạng kiểm tra này giáo viên có thể vừatóm tắt, tái hiện lại nội dung bài học, học sinh cũng có thể ôn tập, tự kiểm tra lạikiến thức sau một tiết học Đối với thể loại sử thi với nội dung tác phẩm dài,hình thức văn bản đồ sộ, phương pháp kiểm tra này rất cần thiết để đánh giáđược năng lực tư duy thực tiễn của học sinh.

2.4.2 Hệ thống câu hỏi thông qua trò chơi ô chữ

Sử thi đa phần là những tác phẩm dài nên phân phối chương trình thường

là 2 tiết học / 1 văn bản Để tạo được sự hấp dẫn cho bài học, vừa củng cố bài

cũ, vừa giới thiệu nội dung bài mới, thay bằng hình thức kiểm tra bài cũ gọi lên bảng, ra câu hỏi, giáo viên có thể cho học sinh tái hiện kiến thức đã học bằng hình thức trò chơi ô chữ Với cách làm này có thể cùng một lúc kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh, vừa tạo nên sự hứng thú, chú tâm đến bài học, đồng thời tiết kiệm được thời gian kiểm tra bài cũ nhưng vẫn đem lại hiệu quả tích cực cho giờ dạy

Khi dạy đọc hiểu về đoạn trích “ chiến thắng Mtao Mxây”, sau khi giới thiệu cho người đọc cuộc chiến của hai tù trưởng và chiến thắng của Đăm Săn ở tiết 1, trước khi sang nội dung tiết 2 phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong cảnh mừng chiến thắng, giáo viên có thể đưa ra năm đến sáu câu hỏi nhỏ

để học sinh tìm ý trả lời điền vào những ô chữ có sẵn:

Câu 1: Đăm Săn đã dùng vũ khí gì để tiêu diệt được kẻ thù?

Câu 2: Đăm Săn là sử thi viết về đề tài gì

Câu 3: Ở hiệp đấu thứ nhất, Đăm Săn và Mtao M xây tranh tài bằng cách nào?

Câu 4: Đăm Săn phải lấy hai người vợ của chú theo tục lệ nào của người Tây Nguyên?

Giáo viên có thể lựa chọn những chi tiết trong văn bản, hoặc lựa chọn kiểm tra những kiến thức ngoài văn bản có liên quan Điều đó thúc đẩy học sinh

Trang 18

có nhu cầu tìm kiếm thông tin, tự phát huy khả năng sáng tạo, tạo không khí họctập trong lớp học.

Với những phương pháp này chẳng những vai trò của người học trở nênchủ động tích cực mà bản thân giáo viên cũng tìm thấy hứng thú trong việcgiảng dạy và truyền đạt Giờ đọc – hiểu sẽ trở nên hấp dẫn, không khuôn sáo,khô khan, mang lại hiệu quả tích cực hơn

Trang 19

HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Kết quả thu được khi dạy đọc – hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể loại, tích hợp kiến thức liên môn, và phương pháp phát huy vai trò tích cực của người học như sau

10 E 34 3 = 8,8% 19 = 55,9% 12= 35,3% 0

Trước đó khi chúng tôi chưa áp dụng phương pháp này vào giảng dạy, cũng hệ thống câu hỏi kiểm tra như vậy, kết quả thu được ở học sinh lớp 10 A như sau:

ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Như vậy khi chúng tôi thay đổi phương pháp dạy đã đạt được những kếtquả đáng ghi nhận từ chính quá trình đánh giá kiến thức của học sinh khối 10.Phương pháp đổi mới trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản sử thi đã thể hiệntính khả thi và hiệu quả xã hội khá tốt, hoàn toàn có thể áp dụng trong việcgiảng dạy tại trường THPT trong môn Ngữ Văn

Với cách thức này vừa rút ngắn thời gian tìm hiểu tác phẩm, vừa tạo thóiquen tích cực học tập, sưu tầm, tìm kiếm tài liệu cho học sinh đồng thời pháthuy tư duy, khả năng sáng tạo của người học, khiến giờ học tác phẩm văn họcdân gian trở nên hấp dẫn, sinh động hơn Chúng tôi nhận thấy rằng, giải phápnày không chỉ áp dụng với thể loại sử thi mà với tất cả những thể loại tự sự dângian khác, giáo viên cũng có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học

Trang 20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Văn học dân gian Việt Nam là một trong hai bộ phận cấu thành nền vănhọc dân tộc Nếu văn học viết là bộ phận quan trọng quyết định đến diện mạo và

sự phát triển của văn học dân tộc, thì văn học dân gian lại là bộ phận cơ bản, vừa

là nguồn gốc, vừa là nền tảng cho văn học viết nói riêng và văn học Việt Namnói chung Vì vậy việc cảm thụ được đúng ý nghĩa và giá trị của một tác phẩmvăn học dân gian có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành nên nhận thức củahọc sinh về môn học Dạy học về bộ phận văn học dân gian này không chỉ giúpcác em có đời sống tinh thần phong phú mà còn giáo dục ý thức và niềm tự hào

về truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc

Với những đề xuất về phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm Sử thi trongnhà trường THPT nói chung và đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 10 nóiriêng, chúng tôi mong muốn được đóng góp thêm một tiếng nói để bổ sung,hoàn thiện hơn nữa phương pháp dạy đọc – hiểu văn bản văn học dân gian

Trên đây là những ý kiến của riêng cá nhân người viết rút ra từ nhữngkinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Tôi tin tưởng rằng với nhiệt huyết củangười giáo viên, lòng say mê với nghề và ý thức học tập của học sinh nhàtrường, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để đem lại cho học sinh những giờ học hiệuquả, hấp dẫn, có ý nghĩa

Trang 21

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại

- Kĩ năng nhận định, phân tích tình huống trong đời sống

3 Về thái độ:

- Tạo hứng thú, thói quen cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá những vấn

đề khác của tác phẩm cũng như đối với các tác phẩm văn học khác

- Giúp học sinh có ý thức sâu sắc hơn về danh dự, ý thức, nhân phẩm

- Giúp học sinh nâng cao ý thức bồi đắp lý tưởng, lẽ sống đẹp cho bảnthân, biết hành động để thực hiện lý tưởng, lẽ sống đó

II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1 Giáo viên

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập 1

-Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn 10

- Soạn giáo án, thiết kế bài học

- Máy chiếu, tranh ảnh minh họa

2 Học sinh

- Đọc Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1

- Sách bài tập Ngữ Văn 10 tập 1

Trang 22

- Giáo viên ra câu hỏi thảo luận cho 4 nhóm học sinh tìm hiểu

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: - Kể tên các thể loại văn học dân gian? Trong các thể loại đó, thể

loại nào chưa từng được học?

- Tại sao lại xếp sử thi vào thể loại tự sự dân gian? Vì sao cũng kể về người anh hùng dân tộc nhưng không thể xếp Thánh Gióng vào thể loại sử thi?

3 Bài mới:

Nếu Hy Lạp tự hào với những bộ sử thi đồ sộ của Hô – me – rơ: I – li – át

và Ô – đi – xê, thì dân tộc Việt Nam cũng có những trường ca lớn như Đẻ đất ,

đẻ nước của người Mường dài 8503 câu thơ kể về sự hình thành của trời đất và

con người, sử thi Đăm Săn của người Ê Đê ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp vị tù trưởng anh hùng Phẩm chất đánh quý của Đăm Săn là vẻ đẹp đại diện cho cả cộng đồng dân tộc Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao, M xây” kể về cuộc chiến của vị anh hùng chống lại kẻ thù mở mang buôn làng Đoạn trích để lại cho

người đọc nhiều ấn tượng

Ngày đăng: 16/12/2015, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Anh ( 2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quốc Anh ( 2010), "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năngmôn Ngữ Văn lớp 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dân (2004), "Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxbkhoa học xã hội
Năm: 2004
3. Nguyễn Văn Đường ( 2010), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 tập một, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Đường ( 2010), "Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 tập một
Nhà XB: Nxb Hà Nội
4. Nguyễn Bích Hà ( 2012), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bích Hà ( 2012), "Giáo trình văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đạihọc sư phạm
5. Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán (2000), "Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
6. Nguyễn Thúy Hồng ( 2011), Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thúy Hồng ( 2011), "Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năngNgữ văn 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Phan Trọng Luận ( 2010), Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập một, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Luận ( 2010), "Sách giáo viên Ngữ Văn 10 tập một
Nhà XB: Nxb Giáodục
8. Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2006), Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2006), "Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chươngtrình chuẩn Ngữ Văn 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và đào tạo (2014)
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2014
10. Phạm Thị Ngọc Trâm (2011), Nâng cao và phát triển Ngữ Văn 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Ngọc Trâm (2011), "Nâng cao và phát triển Ngữ Văn 10
Tác giả: Phạm Thị Ngọc Trâm
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w