1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (tt)

13 644 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 333,27 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỜI TÂN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các bảng, biểu iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1 Lí thuyết liên văn bản 8

1.1.1 Nguồn gốc liên văn bản 8

1.1.2 Liên văn bản và những thay đổi trong văn học 11

1.1.3 Khái niệm lý thuyết liên văn bản 13

1.1.4 Đặc trưng của liên văn bản 15

1.1.5 Các hình thức và nhiệm vụ liên văn bản 16

1.2 Quá trình hiện đại hóa của văn học hiện đại Việt Nam 17

1.2.1 Cơ sở xã hội 17

1.2.2 Các giai đoạn phát triển của quá trình hiện đại hóa 18

1.3 Tìm hiểu chung về thơ trữ tình 20

1.3.1 Khái niệm chung về Thơ 20

1.3.2 Đặc điểm của thơ trữ tình 21

1.4 Khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945 24

1.4.1 Hoàn cảnh ra đời 24

1.4.2 Thơ mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam 25

1.4.3 Những mặt tích cực, tiến bộ của Phong trào Thơ mới 27

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ VIỆC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN 31

2.1 Thực trạng dạy học Văn nói chung và Thơ mới nói riêng trong trường THPT hiện nay 31

2.1.1 Thực trạng dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay 31

2.1.2 Thực trạng giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THPT 34

2.1.3 Tiêu chuẩn để đánh giá một giờ dạy Ngữ văn thành công 35

2.2 Các tác phẩm Thơ mới trong chương trình THPT 38

Trang 3

2.3 Một số giải pháp tiếp cận các tác phẩm Thơ mới trong chương

trình Ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản 41

2.3.1 Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với “thơ cũ” 41

2.3.2 Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với thơ ca cách mạng 47

2.3.3 Dạy học Thơ mới trong thể liên văn bản với thơ ca thế giới 49

2.4 Các hoạt động cụ thể của việc dạy học tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản 51

2.4.1 Xác định các hoạt động khi dạy các tác phẩm Thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 theo hướng liên văn bản 51

2.4.2 Các phương pháp dạy học Thơ mới theo hướng liên văn bản 52

Chương 3: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN LIÊN VĂN BẢN 86

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 86

3.2 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 86

3.3 Tiến trình thực nghiệm 86

3.3.1 Điều tra trình độ học sinh trước khi thực nghiệm 86

3.3.2 Nội dung thực nghiệm 88

3.3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 88

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 90

3.4.1 Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm 90

3.4.2 Kết quả thực nghiệm cụ thể 90

3.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102

1 Kết luận 102

2 Khuyến nghị 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 107

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng 3.1 So sánh trình độ HS các lớp đối chứng 86

Bảng 3.2 Kết quả học tập các lớp dạy thực nghiệm 87

Bảng 3.3 So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm 91

Biểu đồ 3.1 Kết quả học tập các lớp đối chứng 87

Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập các lớp dạy thực nghiệm 87

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo đang là mục tiêu hàng

đầu của Đảng và Nhà Nước ta Vì vậy, trong nghị quyết hội nghị TW 8 khóa

XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học” Mục

đích của việc đổi mới là chuyển mạnh nền giáo dục truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục tương tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường

và xã hội Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở

để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Đổi mới các hoạt động này nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, phát triển năng lực, khả năng lập nghiệp cho học sinh

Từ xưa đến nay giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, giáo dục thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển giao nền văn hóa của thế hệ này cho thế

hệ kia Giáo dục là phương thức đặc trưng cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hóa nhân loại, là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra những cánh cửa mới cho tương lai Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học

1.2 Bộ môn Ngữ văn có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào

tạo xưa nay Ngữ Văn được coi là môn nghệ thuật mang tính khoa học, phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng ngôn ngữ Văn học tác động nhiều nhất đến nhân cách và tâm hồn con người Ngữ văn giúp học sinh tiếp xúc với

vẻ đẹp kỳ diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa dân tộc và văn hoá nhân loại góp phần hình thành tư duy ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, kiến thức xã hội và phát triển toàn diện nhân cách Nói như nhà văn M Goorki “Văn học là nhân học”

Trang 6

Dạy học văn là một quá trình phức tạp đan kết nhiều quá trình tâm lí, ngôn ngữ, văn học, sư phạm đòi hỏi nhiều tìm tòi, sáng tạo của người thầy Tuy nhiên, mục tiêu dạy học bộ môn này không giống nhau ở các quốc gia và mỗi thời đại Xác định đúng đắn mục tiêu dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thế kỷ XXI là rất quan trọng, giúp cho các nhà giáo dục tháo gỡ được những khó khăn trước mắt, nhất là vấn đề học sinh không hứng thú học Văn Văn học luôn vận động phát triển không ngừng theo dòng chảy của lịch sử Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần, đúc kết tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần mà các tác giả gửi gắm những lí tưởng, quan điểm của mình, của thời đại Việc ra đời của mỗi tác phẩm là “khởi đầu của mọi khởi đầu” Ở mỗi thời đại, người đọc, người học lại có những con đường riêng để khám phá giá trị của tác phẩm văn học Vì vậy việc tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học và năng lực cảm thụ văn chương cho học trò luôn là sự trăn trở của người giáo viên

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thi ca lớn của thời kì văn học Việt

Nam đầu thế kỉ XX Đây là kết quả tất yếu của "một cuộc biến thiên vĩ đại"

Chỉ trong khoảng 13 năm từ 1932 – 1945, Thơ mới đã làn nên cả “một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) Thơ mới là một hiện tượng lớn, có tầm quan trọng

và có sức hút đặc biệt đối với giới nghiên cứu phê bình Phong trào Thơ mới chính là trào lưu thi ca giàu sức sáng tạo, mở ra một hướng mới đưa thi ca từ thời cận đại đến với thời kì hiện tại Việc giảng dạy phong trào Thơ mới ở trường THPT hiện nay chưa làm rõ mối quan hệ gắn kết của các tác phẩm cùng nằm trong phong trào Thơ mới cũng như với dòng chảy vận động của lịch sử văn học Học sinh chưa cảm thụ sâu sắc giá trị của các tác phẩm Thơ mới, chỉ nắm được nội dung từng tác phẩm mà chưa vận dụng tối đa khả năng

tư duy, tích hợp liên văn bản, liên môn để chủ động chiếm lĩnh tác phẩm Các

em chưa có cái nhìn sâu sắc, toàn diện đầy đủ về giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm Thơ mới trong sự vận động của tiến trình văn học Việt Nam

Trang 7

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu lý thuyết văn học phương Tây ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đó có lí thuyết liên văn bản Các vấn đề lý luận mà trước thời kì đổi mới bị lãng quên nay được các nhà nghiên cứu xem xét lại một cách khách quan và khoa học Tuy nhiên, những thành tựu đó lại chưa thật sự được vận dụng phổ biến vào dạy học ngữ văn trong nhà trường đặc biệt là thơ trữ tình trong đó có phong trào Thơ mới

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ Văn 11- Trung học phổ thông làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn của mình Chúng tôi mong muốn tiếp cận một thời kì phát triển của thơ ca dân theo hướng tiếp cận liên văn bản để nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh cũng như góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về lí thuyết liên văn bản

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Thuấn với đề tài Liên văn bản trong sáng tác của nguyễn Huy Thiệp (2003) Luận án đã nghiên cứu nguồn gốc của lý

thuyết liên văn bản và định hướng những cách tiếp cận mới về sáng tác của

Nguyễn Huy Thiệp TS Nguyễn Nam (Viện Harvard - Yenching) có bài thuyết trình về “Lý thuyết liên văn bản trong nghiên cứu văn học và Hán Nôm” tại khoa Văn học, Đại học KHXH &NV (2010) Tạp chí khoa học (6),

Đại học Huế có bài “Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử giàn thiêu”

của Võ Thị Hảo Nguyễn Nhật Huy có bài: Ứng dụng lí thuyết liên văn bản trong việc Dạy học văn Phùng Phương Nga có bài viết: “Liên văn bản và vấn đề đối thoại của tư tưởng trong văn xuôi đương đại”, Văn nghệ trẻ số 3 (741) và số 13 (754) Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Vui với đề tài “Dạy học văn học trung đại - Ngữ văn 10 theo hướng liên văn bản” (Trường ĐH Giáo dục- khóa 2011 – 2013)

Trang 8

2.2 Các công trình nghiên cứu về Thơ mới

- Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân (1941) đã lựa chọn và

tôn vinh 44 tác giả với những tác phẩm có giá trị của phong trào Thơ mới Hoài Thanh - Hoài Chân có những bài phê bình sâu sắc và tổng quan về tình hình thi ca năm 1930 - 1945 Một thời đại trong thơ ca có giá trị văn học sử tổng kết phong trào Thơ mới và nêu lên những đóng góp nghệ thuật của Thơ mới giúp độc giả có cái nhìn khái quát về một luồng Thơ mới mẻ và độc đáo

Hoài Thanh nhận định xác đáng về dòng thơ lãng mạn 1930-1945: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và tha thiết rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”

- Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1943) đã đưa ra định

nghĩa về Thơ mới “Thơ mới là lối thơ không theo quy củ của thơ cũ nghĩa là không hạn chế số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần và điệu

Trong công trình Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945, in năm

1981, giáo sư Phan Cự Đệ đã viết: Chúng tôi cho rằng bản chất của Thơ mới lãng mạn là tiêu cực, thoát li và đã có những màu sắc suy đồi Khách quan mà nói thơ ca lãng mạn ít nhiều đã làm cho thanh niên trở nên bi lụy và do đó làm quẩn bước chân của họ trên con đường đi đến cách mạng Tuy nhiên ở nước ta thời kì trước cách mạng tháng Tám, từ những người phát ngôn cho quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật bằng những lời lẽ thành thực và ngây thơ, những thi

sĩ đắm mình trong cái tháp ngà của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng cho đến những kẻ đề xướng ra một cái tôi to tướng, kênh kiệu, đi lù lù giữa cuộc đời và ném đá vào những người xung quanh…”

- Tinh hoa Thơ mới - Thẩm bình và suy nghĩ do Lê Bá Hán (Chủ biên)

đã có cánh nhìn nhận đánh giá sâu sắc về phong trào Thơ mới

Trang 9

- Nhà Văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng biểu dương một số thi sĩ

của phong trào Thơ mới lãng mạn

- Tác phẩm “Con mắt thơ” của Đỗ Lai Thúy đã cố gắng tìm tòi, phân

tích phong cách nghệ thuật độc đáo của một số gương mặt tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử Đỗ Lai Thúy cũng nhận định “Xuân thu nhã tập không phải là cuốn sách tổng kết phong trào Thơ mới như thi nhân Việt Nam mà là những suy nghĩ, thể nghiệm về Thơ mới khi nó chuyển sang

giai đoạn tượng trưng” Đỗ Lai Thúy cho rằng “Xuân thu nhã tập là khúc hát thiên nga của phong trào Thơ mới” Trong Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam,

phong trào Thơ mới được khẳng định là “sự tìm tòi tiếp tục và liên tục” Thơ mới đề cao cái tôi, đòi hỏi giải phóng cá nhân, tìm thoát li trong mộng ảo,

những miền xa lạ, cái đẹp thiên nhiên và quá khứ

- Dõi theo mỗi bước thăng trầm của Thơ mới, với mong muốn phác thảo

một “Bản lược đồ văn học Việt Nam”, tác giả Thanh Lãng đã có cái nhìn khái

quát về phong trào Thơ mới với những cách tân và cả những mặt hạn chế Tác giả phân tích, bình luận các tác phân tích các thành tựu của Thơ mới giai đoạn đầu 1932 – 1939 và nhận định rằng “Khác hẳn thơ cổ điển, thơ cách mạng trong vòng 13 năm đã bột phát như một khu rừng cấm khi mùa xuân đến (Từ

„thơ cách mạng‟ dùng để chỉ bộ phận thơ theo khuynh hướng cách tân, hiện đại hóa của phong trào Thơ mới)

- Mã Giang Lân đã tổng kết di sản văn học trước cách mạng tháng Tám

trong giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1954 cũng nêu bật tầm quan trọng

của phong trào Thơ mới trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam

- Trong Văn chương tài năng và phong cách, tác giả Hà Minh Đức cũng đánh giá Thơ mới như “ Một nguồn mạch phong phú của thơ ca dân tộc trong thời kì hiện đại” với các tác giả như Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn mặc

Tử, Chế lan Viên

- Phan Cự Đệ trong "Phong trào Thơ mới lãng mạn” là cuốn sách đầu

tiên phân tích khá toàn diện trào lưu thơ ca lãng mạn từ khi ra đời, phát triển

Trang 10

đến quan điểm mĩ học Giáo sư Phan Cự Đệ có cái nhìn thấu đáo khi đánh giá

phong trào Thơ mới qua các cuốn sách như Phong trào Thơ mới, Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, Đổi mới và giao lưu văn hóa

Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là những gợi ý quan trọng cho đề tài của chúng tôi Tuy nhiên chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về các tác phẩm Thơ mới được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng tiếp cận liên văn bản

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn dạy học Thơ mới trong nhà trường THPT hiện nay, luận văn đề xuất giải pháp dạy học các tác phẩm Thơ mới ở chương trình Ngữ Văn 11 theo hướng tiếp cận liên văn bản Từ đó, giúp học sinh yêu thích phong trào Thơ mới, từng bước nâng cao chất lượng dạy học Thơ mới nói riêng và góp phần nâng cao năng lực cảm thu ̣ văn chương cho học sinh cũng như đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát việc dạy học Thơ mới ở trường THPT hiện nay để nắm bắt thực trạng cho việc đề xuất giải pháp giảng dạy Thơ mới theo hướng liên văn bản

- Đề xuất một số phương pháp dạy học các tác phẩm Thơ mới ở chương trình Ngữ Văn 11 (Chương trình chuẩn) theo hướng liên văn bản

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp dạy học liên văn bản vào việc tìm hiểu các tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ Văn 11

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu và đề xuất phương pháp dạy học Thơ mới trong chương trình ngữ văn 11 (chương trình cơ bản) theo hướng tiếp cận liên văn bản

Ngày đăng: 12/09/2016, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w