1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông

78 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 527,09 KB

Nội dung

- Trần Thanh Đạm đề xuất cách giảng dạy thơ trong “ Vấn đề giảngdạy tác phẩm văn học theo loại thể” Có thể thấy rằng vấn đề tiếp nhận và giảng dạy tác phẩm trữ tình đã đươc đề cập đến ở

Trang 1

Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Khoa Ngữ văn

Đỗ Thị Hạnh

Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình

phân ban thí điểm trung học phổ thông

Hà nội 2007

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khoá luận, em đã nhận được sự giúp

đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2 Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ Vũ Ngọc Doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên khoa Ngữ văn đã giúp tôi thực hiện khoá luận này

Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Đỗ Thị Hạnh

Trang 3

Lời cam đoan

Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Vũ Ngọc Doanh, cùng các thầy

cô giáo trong khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tôi đã đọc nhiều tài liệu tham khảo những vấn đề có liên quan đến các vấn đề đặt ra trong đề tài của mình.Tuy nhiên, tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận là thành quả của riêng tôi, nó không trùng với bất cứ một công trình nào đã được công bố trước đó Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 4

Mục lục

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu3

4 Đối tượng nghiên cứu3

5 Phương pháp nghiên cứu3

6 Cấu tạo đề tài5

7 Tiếp nhận văn học6

8 Phương pháp sáng tác của nhà văn7

9 Cơ chế của hoạt động tiếp nhận8

10 Những khó khăn khi tiếp nhận9

11 Loại thể với vấn đề tiếp nhận văn học9

12 Loại thể10

13 Sự phân chia loại thể11

14 Tiếp nhận văn học theo đặc điểm loại thể11

15 Khái niệm đọc hiểu12

16 Mối quan hệ giữa đọc- hiểu13

17 Đọc hiểu là con đường đặc trưng khi tiếp nhận văn học14

18 Quan niệm về thể loại trữ tình14

19 Thơ- thơ trữ tình hiện đại14

20 Khái quát về Thơ mới14

21 Đặc trưng của thơ trữ tình15

22 Đặc trưng của Thơ mới29

23 Đọc thông, đọc thuộc

24 Đọc kỹ, đọc sâu

25 Đọc hiểu, đọc sáng tạo

26 Đọc đánh giá, đọc ứng dụng

27 ý nghĩa của việc đọc tác phẩm

28 Tình trạng dạy tác phẩm trữ tình trong nhà trường phổ thông

29 Cơ sở đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới trong trường phổ thông

30 Xác định hoàn cảnh cảm xúc của bài thơ

31 Tìm hiểu nhan đề và bố cục

32 Tìm hiểu mạch vận động của cảm xúc

33 Tiếp nhận nội dung trữ tình và thế giới nghệ thuật trong thơ

34 Giúp học sinh thấy được tư tưởng tác giả gửi gắm trong thơ

35 Vội vàng

36 Tràng Giang

37 Mưa xuân

Trang 5

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Theo mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được đề ra ngay từ

năm đầu tiên của thế kỷ xxI: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy

sáng tạo và năng lực tự học của học sinh” Với tinh thần đó, sách giáo khoa Ngữ văn được xây dựng theo hướng tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn Vì vậy đọc hiểu được coi là phương pháp đặc trưng, phương pháp quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức

Mặt khác, vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn ở trường phổ thông Vấn đề này thu hút được sự quan tâm của đông đảo giáo viên khi đang băn khoăn để tìm ra một phương pháp tiếp nhận hiệu quả, hữu ích nhất

Có thể thấy rằng trong sự phát triển chung của văn học dân tộc, thơ trữ tình hiện đại đã có những bứt phá, khẳng định vị trí và sức sống lâu bền trong lòng độc giả Trong đó Thơ mới ( 1932-1945 ) được coi là thành tựu nổi bật, tạo nên “ một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh) Với hơn 1001 sắc điệu thẩm mĩ khác nhau “ mỗi nhà Thơ là một ngôi sao băng, băng qua bầu trời để lại vệt sáng không lặp lại”, Thơ mới đã làm nên một sức sống mới Hơn 70 năm qua, Thơ mới đã trải qua nhiều chặng đường, trải qua những bước thăng trầm để có một vị trí, một chỗ đứng trên thi đàn văn học dân tộc

Việc giảng dạy Thơ mới hiện nay trong nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều điều bất cập Làm thế nào để học sinh có khả năng tiếp nhận tác phẩm trữ tình nói chung, Thơ mới nói riêng có hiệu quả hơn, thấu đáo, sâu sắc hơn đã thực sự trở thành câu hỏi lớn, đặt ra đối với tất cả các thầy cô giáo dạy văn Đặc biệt lại giảng dạy các tác phẩm giai đoạn này theo phương pháp đọc- hiểu Trong khi nhu cầu học tập của xã hội ngày càng được quan tâm, chú trọng để nâng cao tri thức, kỹ năng cho mọi người, để sống, để làm việc tốt hơn

Với mong muốn trình bày cách hiểu của mình và góp một tiếng nói nhỏ trong việc tháo gỡ những băn khoăn khi giảng dạy các tác phẩm Thơ mới, đề tài đặt

Trang 6

ra vấn đề nghiên cứu: “ Đọc- hiểu các tác phẩm Thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm THPT”

Trong “ Thi pháp hiện đại”( GS Đỗ Đức Hiểu) đề cập đến các vấn đề:

- Thơ mới- cuộc nổi loạn ngôn từ

- 14/7/1789 và “Thi nhân Việt Nam”

- “ Tiếng thu” thơ nhạc của Lưu Trọng Lư

Lê Quang Hưng dựa vào hình tượng cái tôi và hình tượng thế giới để tìm hiểu thơ Xuân Diệu,

Trong “ Mắt thơ 1”( Đỗ Lai Thuý) tập trung nghiên cứu các vấn đề:

- Xuân Diệu- nỗi ám ảnh thời gian

- Huy Cận – sự khắc khoải không gian

- Hàn Mặc Tử- một tư duy thơ độc đáo

Thơ mới còn được trình bày rất rõ trong “ Một thời đại trong thi ca”( Hà Minh Đức), “ Tinh hoa Thơ mới” và “ Ba đỉnh cao Thơ mới” của Chu Văn Sơn

Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết về phong trào thơ này

*Vấn đề đọc hiểu

Đọc hiểu được đề cập đến trong “ Tiếp cận văn học” của NguyễnTrọng

Trang 7

Hoàn, “ Đọc văn học văn” của Trần Đình Sử , “ Hiểu văn, dạy văn ” của Nguyễn

Thanh Hùng cùng một số bài báo, bài viết khác

*Đọc hiểu tác phẩm trữ tình

- Trong “ thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường”,

Nguyễn Thị Dư Khánh đã đưa ra cách tiếp cận và giảng dạy thơ trữ tình theo các

bước:

+ Thâm nhập thế giới tâm hồn của chủ thể

+ Xác lập hệ thống hình thức biểu dạt nội dung

- Trong “ Hiểu văn, dạy văn”, Nguyễn Thanh Hùng cũng chỉ ra khi tìm

hiểu tác phẩm trữ tinh cần lưu ý:

+ Nhà thơ - tác giả

+ Quan tâm đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật

- Trần Thanh Đạm đề xuất cách giảng dạy thơ trong “ Vấn đề

giảngdạy tác phẩm văn học theo loại thể”

Có thể thấy rằng vấn đề tiếp nhận và giảng dạy tác phẩm trữ tình đã đươc đề

cập đến ở nhiều cuốn sách , nhiều bài viết nhưng chưa ai chỉ rõ giảng dạy theo

phương pháp đọc hiểu, đặc biệt là đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới Vì vậy đề tài

mạnh dạn đề xuất để tìm ra cách tiếp nhận Thơ mới theo đọc hiểu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài đặt ra 2 nhiệm vụ lớn đối với người nghiên cứu + Nghiên cứu, khảo sát các tài liệu về tiếp nhận văn chương theo phương pháp

đọc hiểu

+ Vận dụng đọc hiểu các tác phẩm Thơ mới (1932-1945)

4 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu

- Lý thuyết chung về tiếp nhận văn chương, vấn đề loại thể, đặc trưng loại thể

trữ tình ( thời Thơ mới 32- 45); lý thuyết đọc – hiểu và vận dụng trong giảng

dạy ở nhà trường phổ thông

- Tư liệu nghiên cứu

+ Thơ mới ( giai đoạn 1932 – 1945)

+ Các tài liệu có liên quan

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: hệ thống, so sánh, đối chiếu

- Thực nghiệm các giáo án

6 Cấu tạo đề tài

Gồm 3 phần

- Phần mở đầu

+ Lý do chọn đề tài + Đối tượng nghiên cứu

+ Lịch sử vấn đề + Phương pháp nghiên cứu + Nhiệm vụ nghiên cứu + Cấu tạo đề tài

 Đặc trưng của thơ trữ tình giai đoạn 1932 – 1945

 Đọc hiểu Thơ mới

+ Chương 3: Giáo án thực nghiệm

 Tình trạng giảng dạy tác phẩm Thơ mới trong trường phổ thông

 Cơ sở đọc hiểu Thơ mới

 Thiết kế giáo án

- Phần kết luận

Trang 9

Phần nội dung Chương 1 : Cơ sở lý luận

1 Vấn đề tiếp nhận văn học

1.1.Tiếp nhận văn học

Theo “từ điển tiếng Việt 2005” ( Hoàng Phê chủ biên ): “Tiếp nhận là đón cái từ người khác, nơi khác chuyển giao đến”

Còn tiếp nhận văn học được hiểu như sau

Theo giáo trình Lý luận văn học ( Đại học sư phạm Hà Nội ) : Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, giao tế văn học Thực chất quá trình sáng tác là quá trình chuyển cảm xúc đến bạn đọc cộng hưởng cảm xúc đó

Tiếp nhận văn học được hình thành từ mỹ học tiếp nhận hay còn gọi là lý thuyết tiếp nhận, một trong những thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật Phương hướng nghiên cứu xã hội học văn học mà vấn đề nổi lên hàng đầu là giao tiếp văn học với những nhà khoa học Tiệp Khắc như Đôn xen và Micô với các nhà khoa học Ba Lan Ingacđen và Glôvianki, họ đã tìm hiểu khả năng khác nhau để lĩnh hội, lý giải tính chân thực của tác phẩm văn học Tư tưởng khoa học của Glôvianki trong công trình “Người tiếp nhận trong cấu trúc tác phẩm văn học” được đánh giá là điểm xuất phát của việc nghiên cứu phân loại độc giả và phân tích những điều kiện mà giao tiếp văn học xảy ra

Vẫn xoay quanh vấn đề tiếp nhận văn học, theo Nguyễn Thanh Hùng đó là “ Quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”

Tiếp theo cách hiểu đó, theo “ Từ điển thuật ngữ văn học” ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) quan niệm: “ Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả đến sản phẩm sau khi đọc”

Trang 10

Những quan niệm trên đã thâu tóm tương đối đầy đủ bản chất của qúa trình tiếp nhận Có thể thấy rằng tiếp nhận văn học chính là cuộc giao tiếp ngầm giữa độc giả và tác giả - cuộc giao tiếp văn học Và nói như Nguyễn Thanh Hùng: “ Thực chất của hành động giao tiếp văn học là sự gặp gỡ tiếp xúc giữa người đọc và hình tượng văn học” Hình tượng văn học không chỉ xuất hiện với tư cách là “ phương tiện giao tiếp” và còn là “chủ thể giao tiếp”

Quá trình tiếp nhận văn học là qúa trình đi ngược lại hành trình sáng tác của nhà văn mà như đã nói hình tượng tác phẩm là điểm gặp gỡ và tạo nên mối đồng cảm thẩm mĩ giữa người sáng tác và người thưởng thức Với tư cách là người tiếp nhận, người đọc phải tham gia với tất cả tâm hồn, trí tuệ hứng thú và nhân cách, tri thức và sáng tạo

1.2 Phương pháp sáng tác của nhà văn

Nhà văn với tư cách là người nghệ sĩ ngôn từ “họ chính là người sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, họ có năng khiếu nổi trội, và sự sáng tác biểu diễn của họ có tính chất chuyên nghiệp Nghệ sĩ ngôn từ là người chuyên sáng tác văn thơ, có tài năng và có tác phẩm có giá trị được mọi người thừa nhận”

(Lý luận văn học)

Trong 4 thành tố tạo nên quá trình sáng tác và thưởng thức văn học ( thời đại – nhà văn – tác phẩm – bạn đọc) thì nhà văn với tư cách là chủ thể sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất

Trong quá trình sáng tạo văn chương, mỗi nhà văn tự tìm cho mình một cách làm riêng, mà nói như Tố Hữu:” Mỗi người có cách làm của mình, cách sáng tạo của mình không ai bắt chước được” Puskin – Nhà thơ Nga vĩ đại chỉ có thể tuôn chảy dòng cảm xúc ngọt ngào khi sống giữa chốn thôn quê, thả hồn mình nơi miền quê yên ả Laphôngten thích được viết ngoài trời, giữa không gian bao la, những cũng có cách viết như Gớt khoá trái cửa phòng, thoát ly vợ con để nhập tâm vào trang giấy

Quá trình sáng tác của nhà văn có thể khái quát hoá bằng sơ đồ sau: Hình thành ý đồ – Thu thập tư liệu – Lập sơ đồ – Viết – Sửa chữa Muốn vậy ngay từ đầu nhà văn phải có sự quan sát Hoạt động quan sát đó diễn ra trên 2 bình diện song song: Quan sát đối tượng thẩm mĩ khách quan nảy sinh trong thời đại và quan sát

Trang 11

nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của bạn đọc Hoạt động đó một mặt để nhà văn tìm được đối tượng viết tác phẩm, mặt khác tác phẩm ấy ra đời đáp ứng nhu cầu thực tế Văn học là tấm gương phản ánh đời sống, gắn sát với đời sống, nói như Tố Hữu: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời, văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời Cuộc đời sẽ là nơi xuất phát và đi tới của văn học” Nhà văn “ Nguyện làm người thư ký trung thành của thời đại” (Chữ dùng của Ban zăc) Nhưng phải hiểu thấu đáo hiện thực trong tác phẩm không hoàn toàn trùng khít với hiện thực ngoài đời, bởi hiện thực ấy phản chiếu thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Nếu trong kịch xoay quanh những mâu thuẫn, xung đột đời sống, thì trong thơ đó là dòng chảy tâm trạng

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn cũng nói rất kỹ về quá trình sáng tạo của nhà văn,

đó là một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng, là cả một quá trình gian khổ tìm tòi

ý tứ, thổi hồn vào từng câu từng chữ, nó được ví như những người lọc quặng Radium đầy khổ luyện Nhà văn không chỉ đơn thuần liệt kê vốn sống, ghi lại thứ tự

sự kiện hay mô tả cảm xúc của con người Lao động của nhà văn là một qúa trình khổ luyện và công phu thông qua khả năng cảm thụ đời sống, sự hồi tưởng, óc tưởng tượng phong phú

Con đường sáng tạo đầy khổ ải cũng như niềm vui huy hoàng bất tận trong cuộc đời tác giả đã thức tỉnh sự quan tâm thiết tha của độc giả đối với sự sáng tạo của nghệ sĩ

1.3 Cơ chế của hoạt động tiếp nhận

a) Đọc văn bản

Hoạt động sáng tạo của nhà văn là một qúa trình, vì vậy để tiếp nhận tác phẩm đòi hỏi cũng cần diễn ra theo quy trình nhất định Đọc chính là sự khởi đầu cho quy trình ấy Văn bản tồn tại khách quan vì nó là sản phẩm do nhà văn sáng tạo, đó là một tập hợp các ký hiệu ngôn ngữ, vì vậy người đọc chỉ có thể tiếp nhận tác phẩm khi giải mã được các ký hiệu ngôn ngữ ấy Hoạt động đọc không chỉ mở đầu cho sự tiếp nhận mà đọc tìm hiểu tác phẩm, tìm ra ý nghĩa mới, con người mới

b) Phân tích

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung hoàn chỉnh về hình thức Phân tích tác phẩm nghĩa là chia nhỏ tác phẩm thành từng phần

Trang 12

rồi sau đó tổ hợp lại Nhờ việc tháo gỡ mối tương quan tưởng như không thể tách rời ấy sau khi phân cắt, tổng hợp sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều đối với tác phẩm

Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong hoạt động phân tích này, không phải chỗ nào cũng chia cắt nhỏ ra mà cần phải xác định được đâu là trọng tâm Phải lựa chọn

ra những yếu tố bản sắc của tác phẩm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực nhất trong thế giới nội tâm, vượt qua sự đầy đủ, quen thuộc sáo mòn, để kiếm tìm

sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật

cơ sở là điều kiện then chốt để dạy học văn có hiệu quả

Bắt đầu từ việc giảng dạy ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh để tiến tới việc cắt nghĩa hình tượng, cao hơn là cắt nghĩa tác phẩm Mỗi cá nhân tiếp nhận tác phẩm có cách cắt nghĩa lý giải riêng Nó tạo ra cái nhìn đa chiều đối với tác phẩm văn học

Nó cũng là cơ sở đánh giá mức độ hiểu tác phẩm, bởi chỉ có hiểu mới cắt nghĩa được

d) Bình giá

Đây là hoạt động cuối cùng trong việc tiếp nhận tác phẩm Bình là hoạt động mang tính chủ quan, nó là công việc người đọc bày tỏ thái độ đánh giá của mình Lời bình bao giờ cũng có đặc điểm giàu cảm xúc, có hình ảnh, khả năng tạo nên rung động cho người nghe( dẫn dụ người nghe)

Hoạt động bình phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, thái độ, quan hệ của bạn đọc đối với tác phẩm và nhà văn Nó cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của môi trường xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí, uy tín của tác giả

1.4 Những khó khăn khi tiếp nhận

Bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm trước hết là tiếp xúc với một tập hợp kí hiệu ngôn ngữ Để tiếp nhận cảm thụ được tác phẩm gặp không ít khó khăn, người ta gọi những khó khăn đó là “khoảng cách chuyên chế”

Trang 13

- Khoảng cách về ngôn ngữ (trong tác phẩm đó là ngôn ngữ của tác giả dù đó

có thể là lời tác giả hoặc lời nhân vật) , để ngôn ngữ đến với bạn đọc phải diễn ra tuần tự nhiều quá trình Ngôn ngữ đọc và ngôn ngữ người làm ra tác phẩm không bao giờ trùng khớp, đó chính là khoảng cách mà người đọc cần phá bỏ để đến với tác phẩm

- Khoảng cách tâm lý: phụ thuộc vào tâm lý của tác giả, tâm lý của người tiếp nhận và tâm lý thời đại ( tác phẩm thuộc thời đại nào, nhà văn chịu sự chi phối của thời đại đó, đồng thời còn phụ thuộc vào thời đại mà bạn đọc đang sống)

- Khoảng cách lịch sử : lịch sử được phản ánh trong tác phẩm, lịch sử phản ánh với lịch sử ra đời của tác phẩm ; khoảng cách thời đại mà tác phẩm ra đời

Những khó khăn đó tạo ra một khoảng cách lớn giữa bạn đọc –tác phẩm- tác giả.Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn này? Có thể thấy rằng có rất nhiều cách, rất nhiều biện pháp đều nhằm mục đích khắc phục những khó khăn này, song có một con đường được coi là hữu ích nhất đó là đọc và tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở loại thể

2 Loại thể với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học

2.1 Loại thể

Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm,trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể

Thực chất của loại thể là hai khái niệm loại và thể

- Loại : phương thức mà nhà văn sử dụng để tạo ra hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Quan niệm truyền thống chia văn học thành ba loại : tự sự, trữ tình, kịch -Thể : là phương thức tổ chức hình thức ngôn ngữ của tác phẩm

Thể loại là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương Tác phẩm văn học dù phong phú đa dạng đến đâu cũng thuộc vào một thể loại nào đó và chịu

sự quy định bởi đặc trưng chung của thể loại ấy

2.2 Sự phân chia thể loại

Trang 14

Văn học được chia thành ba loại cơ bản, căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực và biểu hiện tư tưởng của hình tượng đã được nêu lên rất sớm ngay trong lí luận thời kì cổ đại, người đặt nền móng là Aristôt

Theo sự phân chia truyền thống ba loại tự sự, trữ tình, kịch đã được giáo

sư Trần Thanh Đạm chứng minh rất phù hợp với bản chất, chức năng của văn học, cho nên đó cũng là sự phân chia khái quát nhất

Trong mỗi loại lại được chia thành các thể nhỏ:

- Loại tự sự :

+ Tự sự dân gian : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười + Tự sự trung, hiện đại: truyền kì, tiểu thuyết, truyện, kí

- Loại trữ tình:

+ Trữ tình dân gian: Tục ngữ, ca dao dân ca, câu đố

+ Trữ tình trung, hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do

- Kịch:

+ Sân khấu dân gian : chèo, tuồng, múa rối

+ Kịch hiện đại: bi kịch, hài kịch

2.3.Tiếp nhận văn học theo đặc điểm thể loại

Luận điểm trả lời cho câu hỏi vì sao chọn thể loại ?

Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng phải cảm thụ theo loại thể và người giảng dạy cũng phải giảng dạy theo loại thể, bởi lẽ đây là phương thức nhà văn sử dụng sáng tạo nên tác phẩm, sáng tạo nên hình tượng chứa đựng thẩm

mĩ mà ta cần khám phá, chiếm lĩnh

Lý thuyết về thể loại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy học tác phẩm trong nhà trường Nó được sử dụng như là công cụ trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm Nó không phải là công cụ vạn năng để khám phá tác phẩm nhưng là công

cụ quan trọng trong việc chiếm lĩnh tác phẩm

Những đặc điểm thể loại có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn con đường của việc tiếp nhận tác phẩm

Hơn nữa thể loại mang tính quy luật ổn định nhưng có mối quan hệ với tất cả các phương diện khác của văn học: quan hệ chặt chẽ với lịch sử văn học, quan hệ

Trang 15

chặt chẽ với dân tộc, quan hệ với phong cách thời đại cá nhân nghệ sĩ, có quan hệ với cả phương pháp sáng tác

Với tất cả lý do trên, loại thể được quan tâm và được coi là cách tiếp cận tác phẩm văn chương hiệu quả Một vấn đề đặt ra đọc theo loại thể là đọc như thế nào? Nội dung này được triển khai làm rõ trong các phần tiếp theo

3.Đọc – hiểu

3.1.Khái niệm đọc hiểu

Đọc hiểu xuất hiện từ thời loài người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại các hiện tượng tự nhiên, xã hội, những tư tưởng, tình cảm

Theo “từ điển tiếng Việt 2005’’ (Hoàng Phê chủ biên), đọc có mấy nghĩa sau đây:

+ Phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự

+ Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào tập hợp kí hiệu đó

+ Hiểu thấu bằng cách nhìn vào những biểu hiện bề ngoài

Có thể hiểu một cách khái quát đọc là một hoạt động (người) Đó là một hoạt động mang tính văn hoá, phản ánh đời sống văn minh của loài người

Đọc là một hoạt động để con người lĩnh hội tri thức, để làm giàu vốn sống, hoàn thiện nhân cách của mình

Đọc là một hoạt động diễn ra ở tất cả các lĩnh vực , sinh hoạt giao tiếp, hoạt động nghiên cứu và được sử dụng ở tất cả các ngành chuyên môn

Cũng theo “từ điển tiếng Việt”, hiểu có mấy nghĩa sau đây:

+ Hiểu có nghĩa là nhận ra bản chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ + Biết được ý nghĩa quan điểm, tình cảm của người khác

Vậy hiểu là mục đích hướng tới, mục đích trực tiếp của học Nhưng hiểu không phải là mục đích cuối cùng của việc học Ngữ văn, mà mục đích cuối cùng của việc học Ngữ văn là để hiểu biết, để sống, để làm việc và để chung sống với mọi người

3.2.Mối quan hệ giữa đọc – hiểu

Nói đọc hiểu hay đọc để hiểu không chỉ là thói quen phát ngôn có tính thuận miệng mà đó còn là vấn đề có tính nguyên lý Đọc và hiểu có mối quan hệ chặt chẽ

Trang 16

với nhau và như cách nói của Nguyễn Trọng Hoàn trong “tiếp cận văn học” thì đó

là mối quan hệ nhân quả và đó cũng là mối quan hệ biện chứng, hiểu để học tốt hơn Nhằm tiếp cận và xử lý thông tin, hoạt động đọc hiểu xảy ra theo cơ chế tác động hữu cơ giữa hai thành tố chính : chủ thể (người đọc ) và đối tượng (tác phẩm) Đọc hiểu văn bản là hoạt động trung tâm trong dạy học văn đổi mới Khái niệm đọc hiểu không diễn tả tách rời giữa đọc và hiểu Đọc hiểu văn bản là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, có cảm xúc, nghiền ngẫm, tưởng tượng, liên tưởng

Khái niệm đọc hiểu mang những định hướng dạy học cụ thể và tích cực hơn

so với khái niệm tìm hiểu hay phân tích trong các giáo án trước đây Nó đòi hỏi người đọc có thái độ chủ động, tích cực, và sáng tạo trong đọc văn bản

3.3 Đọc – hiểu là con đường đặc trưng trong tiếp nhận văn học

Văn học là một loại sách giáo khoa về đời sống , tiếp nhận tri thức văn học do

đó cũng là tiếp nhận loại tri thức đem lại cho con người hiểu biết đời sống sâu rộng hơn, khả năng cảm nhận đời sống tinh nhạy hơn Là một trong bảy hình thái nghệ thuật, văn học phản ánh cuộc sống con người và biểu đạt điều đó bằng hình tượng Nhưng hình tượng văn học không hoàn toàn giống như hình tượng âm nhạc, hội hoạ hay điêu khắc Sở dĩ có sự khác nhau đó là do mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng Hội hoạ dùng màu sắc, đường nét Âm nhạc dùng âm thanh, giai điệu Điêu khắc dùng hình khối Riêng văn học lấy một chất liệu đặc biệt, đó là ngôn từ

Vì vậy muốn có được tri thức văn học thì con người không thể không tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm, muốn thế phải đọc tác phẩm, đó là con đường quan trọng không thể thiếu Việc đọc văn tiêu biểu đến mức người đến với văn học được gọi là độc giả Một lần nữa cần khẳng định đọc văn, tri giác văn bản là con đường đầu tiên, con đường không thể thay thế trong khám phá tác phẩm

Đọc văn chính là hoạt động giao tiếp giữa người học với tác giả thông qua văn bản, làm cho khoảng cách giữa người đọc với tác phẩm được rút ngắn Đọc tác phẩm là biến chữ viết thành lời nói sinh động, biến dòng chữ vô hình thành dòng chữ hữu hình, từ đó giúp học sinh đi sâu vào thế giới hình tượng, thế giới cảm xúc làm chúng hiện lên trong suy nghĩ của người học

Trang 17

Đọc văn là một hoạt động phân tích tổng hợp phức tạp, thông qua hoạt động đó nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong từ và câu được thể hiện trong hình tượng ngôn ngữ

Đọc văn thể hiện năng lực tái tạo âm thanh, năng lực nhận thức những đơn vị thống nhất về cú pháp và năng lực tạo nên âm điệu thích hợp với tác phẩm

Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn gửi gắm Âm vang của người đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng tái hiện hình ảnh Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển trong quá trình đọc Đọc cũng nhằm mục đích cắt nghĩa văn bản Chỉ có khi đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm văn học

Trang 18

Chương2 : Đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 - 1945

1.Thơ trữ tình

1.1.Quan niệm về thể loại trữ tình

Loại hình trữ tình được định nghĩa sớm nhất bởi Aristôt Ông cho rằng đó là phương thức mô phỏng hiện thực “ cái mà người ta mô phỏng vẫn là cái bản thân anh ta không thay đổi bộ mặt của mình’’(Nghệ thuật thi ca)

Kế thừa quan điểm ấy Biêlinxki trong bài báo “sự phân chia thơ ra loại và kiểu” đã khẳng định “ loại trữ tình gồm các tác phẩm thông qua sự bộc lộ tình cảm của tác giả mà phản ánh hiện thực Tác giả trực tiếp bộc bạch những tình cảm yêu ghét của mình trước cuộc sống’’

Khái niệm trữ tình xuất hiện từ lâu dưới dưới sự tổng hợp các loại văn bản như

ca khúc, thánh ca, điếu ca, tụng ca, thơ không vần và ba lát của phương Tây Hêghen đã cắt nghĩa văn học trữ tình là tổng thể cảm xúc và trí tưởng tượng chủ thể

1.2.Thơ- thơ trữ tình hiện đại

a)Thơ

Nói như Trần Thanh Đạm , có những hiện tượng rất quen thuộc, người ta nhắc nhở nghe nói hàng ngày, nhưng khi phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác thì lại rơi vào lúng túng Trong văn học thì thơ là một hiện tượng như vậy

Đã có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ:

- Trong mối quan hệ với hiện thực khách quan có những quan niệm như:

Trang 19

+ “Thơ là biểu hiện con người và thời đại một cách cao đẹp Đó là những viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’’.(Sóng Hồng )

+ “ Cái đẹp là cuốc sống Thơ là cái đẹp”(Tsecnưsepxki)

+ Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cổ tích do chính cuộc đời viết ra”(Anđecxen)

- Nhấn mạnh yếu tố cảm xúc trong thơ:

+ “ Thơ là điệu hồn đi tìm hồn đồng điệu”(Tố Hữu)

+ “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người’’(Lamactin)

+ “Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả”(Vônte)

- Nhấn mạnh yếu tố nghệ thuật trong thơ:

+ “Thơ là hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi”(Sóng Hồng) + “Thơ là tiếng nói hàm súc và dũng cảm Tiếng nói ấy được diễn đạt bằng ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ thơ”(Hà Minh Đức)

- - Những quan niệm dung hoà được cả ba yếu tố nghệ thuật, cảm xúc, hiện thực:

+ “ Thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả” (Bạch Cư Dị)

+ “Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội , cái tốt đẹp của chế độ và nói bằng ngôn ngữ thật hay”(Xuân Diệu)

Cũng có những quan niệm không bình thường về thơ

+ “Thơ là tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ ước ao trở lại trời, nơi đã ngàn kiếp sống vô thuỷ vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt”(Hàn Mặc Tử)

+ “Thi sĩ không phải là người Đó là người mơ người say, người điên Nó là tiên là yêu, là ma, là quỷ”(Chế Lan Viên )

Theo từ điển văn học : “Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhạc điệu”

Với cách hiểu trên thơ là hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi Người làm thơ phải mang trong lòng một cảm xúc mãnh liệt, nồng cháy Tình cảm ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhịp điệu khác thường

Trang 20

b) Thơ trữ tình hiện đại

- Thơ trữ tình

Tiếng Hi Lap là liricos- hát dưới đàn Như vậy sinh mệnh của thơ trữ tình là

âm điệu Nó ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt – sự giao cảm linh diệu giữa con người

và tự nhiên, xã hội vào giây phút có sự thăng hoa của tình cảm

Thơ trữ tình xuất hiện vào lúc tâm linh cao sáng, cái chủ quan biểu hiện thật nhất để vươn tới xung quanh

- Khái niệm hiện đại: Thuật ngữ hiện đại xét trong phạm vi văn học Việt Nam chính là quá trình hiện đại hoá của văn học kéo dài từ 1932 đến nay và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Thơ trữ tình hiện đại đăt trong mối quan hệ với lịch sử văn học Qua mỗi thời

kì lịch sử thể loại trữ tình có sự thay đổi Trong văn học Việt Nam thơ trữ tình hiện đại được tính bắt đầu từ Thơ mới, thơ kháng chiến, thơ sau 1975 Đề tài nghiên cứu phần Thơ mới (1932- 1945)

1.3 Khái quát về Thơ mới

ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, sự ra đời của các đô thị cùng với sự hiện diện đầy đủ của cái tôi cá nhân đã tạo tiền đề cho sự ra đời của phong trào Thơ mới Sự ra đời đó cũng nằm trong quy luật tất yếu sự vận động nội tại của nền văn học Thuật ngữ Thơ mới được hiểu là danh từ riêng chỉ một phong trào thơ ca phát triển mạnh mẽ 1932- 1945 Người mở đầu cho phong trào Thơ mới là Phan Khôi, Thế Lữ Trong đó Phan Khôi với bài thơ “tình già” được đánh giá là “ một tiếng chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết”(Lưu Trọng Lư)

Ban đầu thuật ngữ Thơ mới đựơc dùng để chỉ một loại thơ để phân biệt với thơ cũ( cần phải hiểu thơ cũ ở đây không bao hàm thơ ca cổ điển, mà đó là thứ thơ ý

tứ sáo rỗng, không có gì mới mẻ được sáng tác vào khoảng năm 1932), về thực chất

nó là thứ thơ cặn bã của một lối thơ đã đến lúc tàn Sau này Thơ mới gắn với quan niệm là sự đổi mới thơ ca về cả nội dung và hình thức Yếu tố cốt lõi chính là ở nội dung thơ mà theo Hoài Thanh : “Thơ mới chính là ở tinh thần thơ”, đó chính là quá trình thơ ca đi từ chữ “ta” đến chữ “tôi”

Đóng góp của phong trào Thơ mới đối với sự phát triển của thơ ca dân tộc được tìm hiểu ở hai khía cạnh nội dung và hình thức

Trang 21

Về hình thức: Lúc đầu Thơ mới là thơ tự do, đối lập với thơ cũ về niêm, luật, vần, đối, lời thơ thể hiện rõ tính chất văn xuôi Thơ mới mang lại một dáng dấp mới, đem lại linh hồn và sức sống cho thơ ca Nó đã làm một cuộc cách tân về phương diện thi pháp , thể thơ và hình thức thể hiện

Về nội dung: Sau khi tiến hành đổi mới về hình thức Thơ mới tiến hành đổi mới về nội dung Đó là đổi mới linh hồn, đổi mới cảm xúc, đổi mới quan niệm thẩm

mĩ Đó là cái nhìn trẻ trung ngạc nhiên của cái tôi cá nhân giống như một con bướm non vừa thoát khỏi ổ kén của mình Thơ mới được nhìn bằng chính cặp mắt xanh non của mình

Thơ mới làm một cuộc cách mạng lớn lao trong trong thơ ca dân tộc nhưng không hoàn toàn tách rời khỏi nguồn mạch dân tộc, ngược lại nó đã kế thừa thơ ca truyền thống, trong đó có cả thơ ca trung đại và dân gian để chứng tỏ sức sống của mình

2 Đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 – 1945

2.1.Đặc trưng của thơ trữ tình

a) Đặc điểm nội dung

Nội dung là mối quan hệ nhất định của con người đối với các hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm Nó là toàn bộ cuộc sống được ý thức cảm nhận

và đánh giá, đồng thời là sự đánh giá ý thức và thái độ của nhà văn Nói như vậy để thấy rằng nội dung của tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa các khách quan và cái chủ quan Nó vừa phản ánh vừa tái hiện đời sống khách quan, vừa bộc

lộ cảm xúc, lý tưởng nhiệt hứng, lý tưởng của tác giả trước các hiện tượng đời sống

Tuy nhiên ở mỗi loại văn khác nhau, nội dung được biểu hiện khác nhau Nếu như trong tác phẩm truyện nội dung phong phú đa dạng, khám phá cả cái bên trong

và cái bên ngoài tạo nên một hiện thực cuộc sống phong phú; Trong kịch đó là sự miêu tả xung đột, tập trung miêu tả ở dòng xoáy của nó, thì trong thơ đó là dòng cảm xúc bên trong của nhân vật trữ tình Trong thơ không thuật lại, tái hiện lại đời sống khách quan mà nội dung ấy được thể hiện thông qua nhân vật, để nhân vật trực tiếp bày tỏ tình cảm

Trang 22

ở mỗi giai đoạn khác nhau, nội dung trữ tình có những đặc điểm khác nhau Nếu thơ trung đại, tập trung miêu tả cái nhìn quy phạm, với tư tưởng “ văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, là khát vọng của những con người mang tầm vóc lịch sử,

đó là khát vọng kinh bang tế thế, phò vua giúp nước Nói cách khác cái tôi ở đây không có đất sống, nó đã chan hoà vào cái ta, cái chung cộng đồng Đến thơ hiện đại, tất cả những quy phạm gò bó ấy không còn Các nhà thơ đã đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư tình cảm của con người và tự bộc bạch thành thực Đây là thời đại của cái tôi vươn mình bứt phá, tự khẳng định

b) Đặc điểm ngôn ngữ thơ trữ tình

* Ngôn ngữ thơ bão hoà cảm xúc

Nếu ngôn ngữ trong kịch, truyện gần với ngôn ngữ đời thương thì ngôn ngữ thơ có sự đột phá, Ngôn ngữ thơ đưa chiều hướng của cảm xúc đạt tới giới hạn cuối cùng Lời thơ được chọn lọc, trau chuốt được gọt giũa cẩn thận, qua đó lắng đọng cảm xúc, tâm tư tình cảm của nhà thơ một cách cặn kẽ, sâu sắc nhất Bởi vậy ngôn ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học

Nhờ cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt đó, thơ có thể diễn tả những điều hết sức cô đọng, kết tinh mà nhiều khi các loại văn khác không nói được

* Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

Nhịp điệu là một trong những yếu tố tạo nên nền nhạc cho câu thơ Điệu là chuỗi âm thanh cao thấp khác nhau, nhịp là sự phân cách chuỗi âm thanh ấy Nếu điệu thơ là dòng chảy thì nhịp thơ là thác ghềnh Là thác ghềnh nên nước càng chảy xiết“ Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu năng lượng chủ yếu của câu thơ” (Maiacôpxki), hay nói như Sóng Hồng “ Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một nét riêng”

Mặt khác cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ góp phần tạo nên sự hoà hợp nhẹ nhàng, tức là tạo nên nhạc điệu của lời thơ Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được diễn tả bằng cả âm thanh, nhịp điệu nữa

Trong thơ trữ tình thể hiện:

+ Sự cân đối hài hoà

+ Trùng điệp

Trang 23

+ Trầm bổng

* Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh

Thế giới hình ảnh được thể hiện trong thơ hết sức đa dạng, phong phú Tất cả những hình ảnh từ gần gũi quen thuộc đến những hình ảnh độc đáo đã tạo nên sự thú vị, hấp dẫn cho thơ

Nhân vật trữ tình không hành động, mọi tác động của đời sống chỉ khiến nhân vật vui buồn mà không khiến nhân vật đó hành động

Nhân vật trữ tình không xuất hiện khi cuộc sống sôi động với tất cả sự gay cấn của nó mà xuất hiện khi cuộc sống đã lắng xuống

Nhân vật trữ tình mang cảm xúc của một lớp người, ít nhiều gắn bó với cuộc đời thực của tác giả

2.1.Đăc trưng của Thơ mới

Thơ mới mang đầy đủ những đặc trưng của loại hình trữ tình nói chung Nhưng bên cạnh đó có những đặc điểm riêng làm nên giá trị độc đáo, diện mạo văn học một thời

a) Về nội dung

* Thoát khỏi quan niệm “ Thi dĩ ngôn chí”, “ văn dĩ tải đạo”, Thơ mới nhằm trình bày cảm nhận của cái tôi cá nhân về cuộc sống

Văn học trung đại nói tới đạo, chí, sùng cổ, tôn trọng, hướng tới quá khứ Cái đẹp ứng với quá khứ, ứng với bậc tiền nhân, liệt tổ, liệt tông Thơ mới có quan niệm khác và cho rằng thơ ca nhằm trình bày cảm nhận của con người về thế giới xung quanh, về cuộc đời Họ coi chức năng của văn học gần gũi với con người hơn

và dùng thơ ca để trình bày những quan niệm của mình về cuộc sống Họ đề cao cái tôi trữ tình cá nhân, thơ ca phải là tiếng lòng của mỗi cá thể Cái đẹp của thơ ca

Trang 24

hiện đại là phản ánh tất cả những gì đang diễn ra muôn hình, muôn vẻ của thế giới xung quanh, thế giới của hiện thực, hiện tại Các bài thơ như “Cây đàn muôn điệu” (Thế Lữ), “Cảm xúc”(Xuân Diệu ) là tuyên bố cho hướng đi mới của Thơ mới Thơ mới đã mở rộng ra thế giới tâm hồn phong phú của con người Nó nói được đầy đủ 1001 sắc điệu thẩm mĩ khác nhau trong thế giới tình cảm của con người

Thế giới cảm xúc trong Thơ mới cũng hết sức đa dạng, mỗi nhà thơ thể hiện theo những cách khác nhau : buồn trong sáng như thơ Nguyễn Nhược Pháp, ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, ngậm ngùi dang dở trong thơ Nguyễn Bính, ảo não như thơ Huy Cận, tha thiết nồng nàn như thơ Xuân Diệu…

Mỗi thời kỳ, văn học chọn cho mình đối tượng để giãi bày: Trong Thơ mới không có nhiều cảnh đau khổ , lầm than mà chủ yếu là cái đẹp mong manh, huyền diệu, đó chính là hiện thực tâm hồn

* Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, Thơ mới ưu tiên tuyệt đối cho thế giới nội cảm của chủ thể cá nhân

Chỉ có ở thời hiện đại mới có phạm trù khách thể và chủ thể bởi ở thời trung đại quan niệm “thiên địa nhân nhất thể” (con người – vũ trụ là một thể thống nhất, con người là một phần của trời đất ), từ đó tìm ra sự hoà đồng trong thế giới Họ cho rằng mỗi con người đều tương ứng với một ngôi sao trên bầu trời, trong đó con người chịu sự chi phối của vũ trụ Từ đó người ta coi thiên nhiên không phải là khách thể mà là chủ thể, thiên nhiên cũng có linh hồn, đạo lý, đẳng cấp như con người Từ đó bao giờ con người cũng ung dung, tự tại

Đến thời hiện đại, tách thiên địa khỏi nhân, do đó con người thấy mình như một thế giới độc lập để quan sát, nhìn ngắm thế giới xung quanh, cái tôi cá nhân được tách khỏi thế giới, nhìn bằng con mắt riêng của mình Cái tôi chủ thể tự xác nhận mình có tư cách để quan sát, đánh giá thế giới, đồng thời cũng vừa tự quan sát, soi ngắm chính mình Do đó cái tôi Thơ mới có cảm giác cô đơn phải tự giễu cợt mình, tự than cho thân phận mình , tự định nghĩa mình là ai Toàn bộ Thơ mới

là câu trả lời “ta là ai ?”, “tôi là ai?”

+ Tôi chỉ là một khách tình si

+ Tôi chỉ là một kiếp đi hoang

Trang 25

+ Tôi chỉ là một cô hồn

Thơ mới quan niệm cái đẹp gắn với cái buồn Có thể nói Thơ mới đã giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn, sự trống trải cô đơn, những khao khát phi chuẩn mực, những phút giây yếu đuối, sự thất vọng chán chường, cả những ghen tuông và những thèm khát trần gian

Các nhà thơ cổ chủ yếu vịnh cảnh, vịnh sử, tỏ chí, tỏ lòng mà ít nhìn trở lại thế giới tâm linh, thế giới cảm giác của chính mình Song chính thế giới thầm kín này lại có tầm phổ biến khác là tính nhân loại hay tính người như Hoài Thanh nói: “Các nhà Thơ mới lấy hồn mình để hiểu hồn người - đi vào hồn một người ta sẽ thấy hồn nòi giống, đi sâu vào hồn nòi giống ta sẽ gặp hồn chung của loài người” Cũng cần khẳng định rằng Thơ mới có một ý thức mới về chủ thể sáng tạo, họ quan niệm “ Tôi là tôi, tôi khác người khác” Cái tôi ấy đòi hỏi một biên độ mới của tự do

Lòng rộng qua chẳng chịu khung nào hết

Chân tự do đạp phăng cả hàng rào

Như vậy Thơ mới đã tạo ra một kiểu thi nhân mới tức là một nhãn quan thơ mới mẻ về con người và thế giới, đó là khát vọng biểu hiện của cái tôi

Quan niệm về vũ trụ và con người

- Quan niệm về thời gian

Thời gian là phạm trù của thế giới khách quan, nó có tính liên tuc ba chiều quá khứ - hiện tại - tương lai Trong văn học trung đại cái tôi chưa được thức tỉnh và cũng chưa ý thức được thời gian, do đó người trung đại cho rằng thời gian không mất đi, nên có một thái độ ung dung bình tĩnh đến chậm chạp

Bước đi một bước giây giây lại dừng

Mãn Giác Thiền Sư:

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai

Trong phong trào Thơ mới các nhà thơ ý thức rất rõ về thời gian trong đó Xuân Diệu là một dẫn chứng tiêu biểu Nhà thơ có quan niệm về thời gian cũng hết sức hiện đại, đó là thời gian một chiều, thời gian tuyến tính, một đi không trở lại Do vậy nó là vật cản trong mỗi đời người, thời gian đồng nghĩa với mất mát huỷ diệt Xuân Diệu nhận ra giới hạn của con người, cái giới hạn tưởng như vô phương vượt

Trang 26

qua - giới hạn về thời gian, sự sống Do vậy cảm xúc về thời gian không đứng đợi khiến nhà thơ hốt hoảng, lo âu Ông cảm nhận thời gian qua đi không lấy lại được

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân đã già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng chết

(Vội vàng)

Hay

Ngọn gió thời gian không ngớt thổi

Giờ tàn như những cánh hoa rơi

(Giờ tàn)

Với Xuân Diệu thời gian luôn chảy trôi, tất cả chuyển động về phía vô cùng

Có cái gì quý giá được nâng niu đang tuột khỏi tay mình ý thức sự đối kháng của thời gian đối với đời người, Xuân Diệu có một cách ứng xử tích cực, có nghĩa là phải sống cao độ từng giây từng phút cùng cuộc đời chạy đua cùng thời gian Con người phải thắng thời gian bằng cường độ sống, tốc độ sống của mình

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Trong thơ ông luôn vội vàng hối hả, cố cướp lấy tận hưởng thời gian ngắn ngủi của đời người mong muốn cưỡng lại được bánh xe vô lượng của tạo hoá

- Quan niệm về chuẩn mực thẩm mĩ

Văn học trung đại quan niệm con người là một bộ phận của vũ trụ , cho nên coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp:

+ Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Dầy dầy đúc sẵn một toà thiên nhiên

( Thơ Nguyễn Du)

Thơ mới xác định nguyên tắc mĩ học mới, lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên :

+ Lá liễu dài như một nét mi

+Mây đa tình như thi sĩ thời xưa

+Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

(Thơ Xuân Diệu)

Trang 27

Hay trong thơ của Lưu Trọng Lư:

+ Thuyền yêu không ghé bến sầu

Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng

Hàn Mặc Tử cũng diễn đạt rất kĩ về điều này :

+ Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

+ Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối

Đến chân quê như Nguyễn Bính cũng mạnh dạn:

Đồi sim gian díu nương chè

Trắng phau khói núi xanh lè áo ai

Đây là những cảm nhận mới mẻ của các nhà Thơ mới về chuẩn mực thẩm

mĩ, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, họ đã làm nên một cách tân khác biệt với thơ ca truyền thống

b) Hình tượng cái tôi trữ tình trong cảm nhận thế giới

Cái tôi chính là bản sắc cá nhân, quan niệm cá nhân được gửi gắm trong thơ văn Con người cá nhân Thơ mới được chú ý ngay từ khi mới ra đời, đề cao cái tôi coi đó là điểm hội tụ, điểm sáng của thế giới tinh thần của con người Cái tôi trong Thơ mới nhiều sắc thái, đa dạng, phong phú Sự thể hiện cái tôi bắt đầu từ hệ thống quan điểm mới, và theo đặc trưng phong cách khác nhau của từng phong cách tác giả

Cái tôi trực tiếp quan sát thế giới

Thời trung đại làm thơ theo lăng kính ước lệ, công thức, tránh né đề cập đến cái tôi trực tiếp của nhà thơ:

+ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

( Huyện Thanh Quan)

+ Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa xa lắm nhớ ta không?

(Tú Xương)

Đến Thơ mới tất cả được bộ lộ trực tiếp Chế Lan Viên đã từng thốt lên rằng:

Trang 28

Trời hỡi hôm nay tôi chán hết

Những sắc màu hình ảnh của trần gian

Trong thơ Nguyễn Bính là thế giới dang dở ngậm ngùi

Lần này chị bước sang ngang

Là tan cả giấc mộng vàng ngày xưa

(Lỡ bước sang ngang)

Lang thang anh dạm bán thuyền

Có người trả chín quan tiền lại thôi

(Giấc mơ anh lái đò) Trong thơ Xuân Diệu là một thế giới tươi non tràn đày sức sống

Hoặc một thế giới lạc loài, chán chường trong thơ Vũ Hoàng Chương

Cái tôi tự soi xét mình

Đây cũng là một dặc điểm cơ bản của Thơ mới, vì Thơ mới coi thế giới nội cảm của con người là mảnh đất hiện thực để cày xới, không hướng ngoại mà chủ yếu hướng nội, nhìn ngược vào thế giới nội tâm, thế giới tâm linh của chính mình Cái tôi Thế Lữ là người đầu tiên tự soi xét mình, tự nhìn ngắm và giãi bày mình Ông là người đầu tiên trong Thơ mới sáng tác nhiều kiểu câu thơ định nghĩa:

+ Tôi chỉ là một khách tình si

+ Ta là một khách chinh phu

Tiếp theo Thế Lữ là Xuân Diệu :

+ Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối

+ Tôi là kẻ bơ vơ

Hay Huy Cận từng tâm sự :

Chàng Huy Cận khi xưa hay buồn lắm Gió mây ơi ngươi có hiểu cho chăng?

Vũ Hoàng Chương cũng tự giễu mình

+ Đời bỏ ta hề riêng gì kẻ ấy Tình trót lầm trao hề ta hỡi ta ơi

Văn học phát huy thế mạnh của mình, đi vào thế giới nội tâm bên trong, vũ trụ bí ẩn trong ý thức con người

Trang 29

Cái tôi hăng hái dấn thân vào đời sống

Buổi đầu khi đô thị phương Tây xuất hiện, cái tôi Thế lữ đã từng hăng hái dấn thân vào đời sống:

+ Ta đi theo đuổi bước tương lai

Để lại bên sông kẻ ngậm ngùi + Năm năm theo tiếng gọi lên đường Tóc lộng tơi bời gió bốn phương

Cái tôi Xuân Diệu cũng từng khẳng định :

+ Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ

Đường trần gian xuôi ngược để rong chơi

+ Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hoá rễ để hút màu dưới đất

Nguyễn Bính cũng đã từng hăm hở:

+ Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh

Tôi đi gian díu với kinh thành

Hay câu thơ:

Không đi cũng uổng một đời

Nhổ sào lên chứ khi trời rạng đông

Cái tôi đầy mâu thuẫn

Dường như cái tôi tiểu tư sản nào trong Thơ mới cũng mang mâu thuẫn, Hoài Thanh nói đó là cái tôi yêu đời nhưng đau đời- là cái tôi không thoả hiệp với cuộc đời cũ nhưng không đủ đức tin để tìm đường đi, hướng bước cho mình

Thế Lữ vừa muốn dấn thân vào đời sống nhưng cũng vừa muốn xa lánh đời sống để tìm đến với thiên nhiên, vì Thế Lữ sớm nhận ra mặt trái của cuộc sống đô thị :

Những vai ganh ghét cùng gian trá

Diễn kịch trần gian mãi không thôi

Thế Lữ mâu thuẫn ở chỗ muốn xa lánh cuộc sống đô thị để tìm đến thiên nhiên trong sạch, đến với nàng Thơ, nàng Ly Tao nhưng đồng thời cũng theo đuổi khách chinh phu và cho mình là khách chinh phu Bề ngoài Thế Lữ có vẻ hăng hái

Trang 30

nhập cuộc nhưng bên trongthì bế tắc không có câu trả lời, cảm giác bơ vơ không

biết về đâu: Tôi chỉ là người mơ ước thôi

Là người mơ ước hão than ôi

Tiếp theo Thế Lữ, Xuân Diệu từng coi tình yêu là cứu cánh nhưng cuối

cùng cũng than thở: Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Từng yêu đương hết mình, mãnh liệt , tha thiết:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì

Nhưng lại vô cùng đau khổ khi:

Lòng anh là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai

Để rồi cuối cùng:

Em là em anh vẫn cứ là anh

Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật

Ông đã từng khao khát gắn bó với cuộc đời nhưng cuối cùng cũng đành đối diện với thực tại phũ phàng:

Cái tôi Xuân Diệu như một tiểu vũ trụ cô đơn giữa sa mạc cuộc đời, nỗi cô đơn tự mình không chịu đựng nổi cũng không biết chia sẻ cùng ai

Chế Lan Viên cũng có lúc muốn thoát khỏi sự ràng buộc với cuộc đời hiện tại:

Cả dĩ vãng là chuỗi mồ vô tận

Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành

Nguyễn Bính cũng đã từng thất vọng:

+ Một chút công danh quá hão huyền

Và dang dở nữa cuộc tình duyên

+ Ta đi nhưng biết về đâu chứ?

Cái tôi Thơ mới vừa tự khẳng định, lại vừa cảm thấy hụt hẫng chơi vơi, cuối cùng rơi vào bi kịch cô đơn bế tắc

Trang 31

Nỗi buồn xuất hiện trong thơ ca trung đại đều có nguyên cớ của nó Đến Thơ mới là vô cớ, nỗi buồn như một thứ nghiệp chướng, nó nằm trong quan niệm thẩm mĩ của một thế hệ nghệ sĩ, họ cho rằng buồn đau là phạm trù mĩ học:

+ Hôm nay trời nhẹ lên cao Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn

+ Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn

Do cái tôi cá nhân được giải phóng triệt để, mất điểm tựa của cộng đồng làng

xã nên cảm thấy chới với

Huy Cận trò chuyện với người thiên cổ:

Hồn ảo não như chiều buồn Hà Nội Hồn bơ vơ không biết tựa vào đâu

Buồn, bơ vơ là âm điệu chính của Thơ mới mà nói như Tố Hữu “ Những bài thơ hay nhất là nói về nỗi tuyệt vọng”

Thơ mới coi cái tôi là đối tượng phản ánh Khi phản ánh thành công đối tượng này Thơ mới có diện mạo riêng, chỗ đứng riêng, thành công riêng mà thơ cũ không

có được.Thơ mới đã cởi trói cho cái tôi, kéo cái tôi ra khỏi sự che lấp của cái ta

c) Đặc điểm về hình thức

Thơ mới tạo ra một dáng dấp mới, nhịp điệu mới, đem lại linh hồn và sức sống cho thơ ca, nó đã làm nên một cuộc cách tân về phương diện thi pháp

Cách tân về lời

Thơ trung đại là thơ trữ tình điệu ngâm, nhà thơ là người xây dựng lâu đài và

sử dụng ngôn từ như những viên gạch có sẵn để lắp vào bộ khung của luật thơ Người ta quan tâm đến ý, đến hình và chịu sự chế ước, cách luật của loại thơ đó Đến Thơ mới nhà thơ cảm nhận ngôn ngữ trong tính toàn vẹn và cảm tính của

nó Nhiều khi tâm thế sáng tạo của nhà thơ lại bắt đầu từ cảm nhận ngôn từ Các nhà thơ hiện đại đã thổi vào ngôn từ có sẵn một sức sống riêng của mình, họ không bị phụ thuộc bởi những quy tắc, vần luật cho nên Thơ mới đã đem lại ngôn ngữ gắn với lời nói hàng ngày và dòng ngữ điệu của cảm xúc cá nhân Câu Thơ mới, từ Thơ mới mất dần tính độc lập để kết hợp với nhau, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt + Triệt để sử dụng các biện pháp tu từ

- ẩn dụ: Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

Trang 32

Say người như rượu tối tân hôn

( Thơ Xuân Diệu)

Ta ngậm hương trăng đầy lỗ miệng Cho mê người ngây dại đến tâm can

( Thơ Hàn Mặc Tử)

- So sánh:

+ Không gian như có giây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu + Anh với em như một cặp vần

( Thơ Xuân Diệu)

+ Thanh niên hỡi lòng người thơm quá mất

Ta uống mê vào hơi thở của người + Hồn đã cấu đã cào nhai ngấu nghiến

- Hư từ:

+ Cho đến cả chân tình than ôi! Tôi cũng sợ

Là những trò giả dối của người ta

( Thế Lữ)

+ Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán

Lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh

( Huy Cận)

* Cách tân về giọng

Khi thay đổi lời tất yếu sẽ liên quan đến giọng Mỗi nhà thơ có một giọng điệu khác nhau Mỗi bài thơ lại có một giọng riêng bên cạnh giọng bao trùm là buồn, cô đơn, thở than cùng phong trào Thơ mới

Trang 33

Thơ Nguyễn Bính chủ âm là giọng thở than vì người nhà quê trong thơ Nguyễn Bính là những người dở dang, không mấy ai tìm thấy hạnh phúc Nguyễn Bính rất nhạy cảm với sự chia ly và miêu tả sự chia ly ấy bằng giọng thở than:

Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ

Em lấy chồng rồi hết ước mơ

Thơ Xuân Diệu cũng có hai giọng chủ đạo: giọng giục dã, gấp gáp , thiết tha

+ Nhanh với chứ vội vàng lên với chứ

Em em ơi tình non sắp già rồi

+ Em phải, phải nói và phải nói

Ngoài ra còn một giọng khác, giọng êm ái, giọng ru, giúp Xuân Diệu có một bài thơ hay, bài thơ dường như đứng bên lề sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám Đó là “Thơ duyên” mà như Hoài Thanh nhận xét “mất một chút rõ ràng

để được thêm rất nhiều thơ mộng”

Huy Cận “ mang mang thiên cổ sầu”, nên giọng chủ yếu là ảo não, tha thiết

Cách tân về hình thức câu thơ

Câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn không còn độc tôn Trong Thơ mới không hạn chế số câu cho mỗi bài thơ Câu thơ có thể dài từ hai từ cho đến chín, mười từ

Sương rơi Nặng trĩu Trên cành Dương liễu

(“ Sương rơi”- Nguyễn Vỹ)

Đến “Nhớ rừng” của Thế Lữ lại kéo dài đến 9- 10 từ

Thơ mới không nhất thiết phải bốn câu ba vần như tứ tuyệt, tám câu 5 vần như bát cú mà theo lối gieo vần rất thoáng của thơ Pháp, có thể là vần gián cách, liên tiếp hoặc hỗn hợp

Hình thức câu Thơ mới cũng rất đa dạng, gắn với giọng điệu trữ tình của từng cá thể Sử dụng linh hoạt các hình thức câu thơ như:

- Kiểu câu nghi vấn:

Cái gì như thể nhớ mong?

Trang 34

Nhớ nàng? Không! quyết là không nhớ nàng

(Thơ Nguyễn Bính)

Ai bảo giùm ta có ta không?

(Thơ Chế Lan Viên)

- Kiểu câu cảm thán: Tôi lại gần bên ồ lạ thường

Nường trăng ôi! Chính là Thương Thương!

Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai

+ Cách ngắt nhịp hết sức đa dạng

Không cố định như thơ ca truyền thống, Thơ mới có cách ngắt nhịp khá linh hoạt, sáng tạo

Trang 35

Thơ 7 chữ truyền thống thường ngắt nhịp 4/3 thì Thơ mới khác đi để phù hợp với việc thể hiện nội dung

+ Thu lạnh / càng thêm nguyệt tỏ vời

Đàn ghê như nước/ lạnh trời ơi

+ Long lanh/ tiếng sỏi vang vang hận

Trăng nhớ tầm dương/ nhạc nhớ người

Thể thơ 8 tiếng, câu thơ thường được tách làm 3 tiết tấu song cũng có nhiều lúc lối ngắt nhịp thay đổi cho câu thơ có nhịp điệu rêng

Đôi mắt người yêu/ ôi vực thẳm

Ôi trời xa/ vầng trán/ của người yêu

Ta thấy gì đâu/ sau sắc yêu kiều

Thể thơ lục bát truyền thống thường 2/2/2 và 2/2/2/2, nhưng Xuân Diệu lại

có nhiều nhịp giãn ra theo 2/4 hoặc 4/2 và 4/4

Thuyền qua / mà nước cũng trôi Lại thêm mây bạc / trên trời cũng bay

Có khi cả câu lục là một nhịp

Không gian như có giây tơ Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu

+ Hình ảnh trong câu Thơ mới rất đa dạng và độc đáo

+ Cành biếc run run chân ý nhi + Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác

Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

+ Sáng hôm nay hồn em như tủ áo

ý trong veo là lượt xếp từng đôi

Bằng sự kết hợp giữa âm thanh, tiết tấu, ngữ điệu, câu thơ biến hoá để thích ứng với những rung động mà ngôn ngữ thông thường cũng như thi pháp cũ tỏ

ra quá chật hẹp, không thể biểu hiện hết được Với các tác giả Thơ mới làm thơ là

để diễn tả biểu hiện cái vốn không thể diễn tả, cái thoáng qua, cái khoảnh khắc, cái vụt đến, vụt đi, cái nằm sâu trong tiềm thức, vô thức của con người

2 Đọc - hiểu thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 – 1945

Theo các tác giả SGK Ngữ văn đọc – hiểu gồm có 4 bước

Trang 36

+ Bước 1: Đọc thông, đọc thuộc

Trước bất kỳ một văn bản nào, việc tri giác văn bản là vô cùng cần thiết, bởi lẽ tồn tại trên văn bản chỉ là tập hợp các ký hiệu, các ký hiệu ấy chỉ thực sự có

ý nghĩa khi được tìm hiểu, phân tích, lý giải Ta phải trải qua công đoạn đầu tiên này mới có thể đi đến các bước cao hơn, sâu hơn Tuy nhiên hiểu đọc thông không

hề đơn giản Để tri giác được văn bản, người đọc phải có vốn kiến thức nhất định Đọc thông phải đảm bảo yêu cầu đúng phát âm ( tròn vành rõ chữ), đúng chính tả, đúng ngữ pháp Vì vậy để đọc thông đạt kết quả thì người đọc phải có vốn kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, văn bản, thể loại

Để đảm bảo lượng kiến thức trên, đọc thông chính là bước rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ ( nghĩa là đã giải quyết được một vấn đề khó khăn đã được

đề cập đến trong phần “ cơ sở lý luận” )

Đọc thông không chỉ đơn thuần là việc đọc để tri giác ngôn ngữ, qua việc đọc này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đối với văn bản thơ đó chính là hoàn cảnh cảm xúc

2.1.2 Đọc thuộc

Trang 37

Đọc thuộc là “ ghi nhớ trong óc đến mức có thể nhắc lại và nhận ra dễ dàng” ( từ điển tiếng Việt 2005) Với văn bản văn học, đọc thuộc cũng là để nhớ văn bản, có thể đọc lại mà không cần có văn bản in và văn bản viết Đọc thuộc cần phải được xác định ở những mức độ khác nhau ( hay nói cách khác với từng thể loại khác nhau có phương pháp đọc thuộc khác nhau)

Đối với thơ đọc thuộc nghĩa là đọc thuộc lòng Song cần lưu ý rằng không thể đọc thuộc lòng tất cả các bài thơ trong chương trình, bởi lẽ có những văn bản có dung lượng và quy mô tương đối lớn Vậy đối với các văn bản có quy mô lớn này ta phải làm gì? Ta phải nắm được nội dung từng văn bản, thuộc một số trích đoạn, một

số câu tiêu biểu tương ứng với nội dung chủ yếu trong toàn bộ văn bản đó

ở thơ, nhân vật trong thơ chính là nhân vật trữ tình; Đọc thuộc đối với thơ là

ta biết xác định được nhân vật trữ tình, sơ lược ý chính từ đó ta sẽ lần lượt tìm hiểu được các nội dung chính

Đọc kỹ là ý thức được những nội dung chủ yếu được đè cập trong văn bản,

để từ đó có cái nhìn bao quát về toàn bộ văn bản trên cả hai phương diện

Đọc kỹ là bước đầu để đi sâu vào nội dung văn bản

3.2.2 Đọc sâu

Đọc sâu là đọc phát hiện vấn đề Theo “từ điển tiếng Việt” “sâu là có tính chất đi vào phía bên trong của sự vật, phía những cái phức tạp thuộc về nội dung cơ bản của văn bản.”

Sau khi đã có cảm nhận khái quát về toàn bộ văn bản đọc sâu là đọc tập trung vào một số chi tiết, hình ảnh, đoạn, nhân vật có vai trò quan trọng trong văn bản, để

Trang 38

từ đó hiểu được cấu trúc (lôgic bên trong), sự vận động tất yếu của hình tượng, cảm xúc Đọc sâu buộc huy động kinh nghiệm, những hiểu biết của người đọc về những lĩnh vực có liên quan đến văn bản, tác phẩm Có thể lý giải được cấu trúc nội tại của hình tượng, nghệ thuật hoặc ý tưởng mà tác giả thể hiện trong văn bản

Để làm được điều đó chúng ta luôn luôn phải đối thoại, người đọc phải thường xuyên nêu câu hỏi cho văn bản và tìm câu trả lời

Từ lâu người ta đã biết thơ mà trơn tuột thì không gây ấn tượng, văn mà trơn tuột thì không gây hấp dẫn Văn thơ hay bao giờ cũng có mấu, có những khúc mắc, những vấn đề mà người đọc bám lấy mà đi sâu vào tác phẩm Do vậy đọc kỹ giúp ta phát hiện được vấn đề, mà giải quyết được vấn đề tức là bước đầu hiểu về văn bản

3.3 Đọc hiểu, đọc sáng tạo

3.3.1 Đọc – hiểu

Theo “từ điển tiếng Việt” “ hiểu là nhận ra ý nghĩa bản chất, lý lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ” Như đã biết đọc là một hoạt động để tiếp cận và khám phá văn bản, hiểu là mục đích Nói đọc hiểu có ý nghĩa là một yêu cầu trong việc tiếp nhận và khám phá văn bản Vì vậy nếu chỉ tìm cách giải thích phạm vi văn bản thì chưa đủ mà buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực đã được tích luỹ có liên quan đến văn bản, tác phẩm cần tìm hiểu như kiến thức về xã hội, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ… Đồng thời phải sử dụng một số phương pháp thích hợp để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa văn bản

Vì vậy đọc hiểu vừa là mức độ yêu cầu, vừa là mục tiêu chứ không đơn thuần chỉ là một bước trong phương pháp dạy học Xét cho cùng việc đọc tất cả các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn là để hiểu và vận dụng được trong học tập cũng như trong cuộc sống, vì một trong những tính chất cơ bản của môn Ngữ văn là một môn học công cụ Những tri thức, kĩ năng có được từ môn học này sẽ trở thành công cụ để học tập, để sống, để làm việc

3.3.2.Đọc sáng tạo

Được áp dụng chủ yếu khi đọc các văn bản nghệ thuật, vì tác phẩm nghệ thuật là tác phẩm của tưởng tượng, hư cấu Người làm ra tác phẩm không chỉ dựa vào hiểu biết mà còn phải dựa rất nhiều vào năng lực liên tưởng, tưởng tượng Do

Trang 39

vậy bất kì văn bản nghệ thuật nào cũng tồn tại những khoảng trống Để hiểu những khoảng trống ấy, người đọc bắt buộc phải tưởng tượng, liên tưởng để lấp đầy khoảng trống ấy Trong nghiên cứu, giảng dạy văn chương người ta gọi quá trình này là đồng sáng tạo Người đọc cũng là người sáng tạo và nhờ sự sáng tạo ấy người đọc có thể hiểu và cảm được tác phẩm Đây cũng chính là lí do để cắt nghĩa những tác phẩm văn học ngoài ý nghĩa tự nó còn tồn tại một lớp ý nghĩa cộng sinh,

do tác động của môi trường, thời đại và công chúng, độc giả thêm vào

Như đã biết đọc văn để rèn luyện năng lực tri giác và tái tạo âm thanh, năng lực nhận thức ý nghĩa thống nhất của cú pháp và ngữ điệu Một trong những yêu cầu cơ bản trong phương pháp đọc sáng tạo là hình thành kỹ năng truyền đạt hình tượng nghệ thuật

Đọc văn là một hoạt động phân tích, tổng hợp, phức tạp Thông qua hoạt động đó, nội dung ý nghĩa chứa đựng trong từ và câu được thể hiện trong hình tượng ngôn ngữ Hoạt động đọc diễn ra thông qua sự tiếp thu và nắm vững ý nghĩa

đã được sắp xếp tổ chức trong ký hiệu ngôn ngữ và những quan hệ khác nhau của chúng

Mục đích của phương pháp đọc sáng tạo là hình thành và duy trì những ấn tượng nghệ thuật để học sinh tiếp tục đi sâu vào nội dung tư tưởng và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm Sự tiếp nhận bằng con đường đọc sáng tạo nhằm phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật cho học sinh Nó không những vận dụng ở giai đoạn tiếp xúc với tác phẩm mà còn tiếp tục phát huy hiệu quả trong quá trình phân tích,

lý giải tác phẩm văn chương: “Đọc văn sẽ không có ai có tiếng nói cuối cùng Tác phẩm ngày càng giàu có lên trong tình yêu văn học của mọi người” ( Trần Đình Sử)

3 Đọc đánh giá và đọc ứng dụng

Yêu cầu của xã hội hoạt động và cũng là mục tiêu của học tập là học để sống, để hiểu biết, để làm việc và để chung sống với mọi người Vì vậy trong bất cứ môn học nào thì ứng dụng là một yêu cầu Trong dạy đọc – hiểu văn bản, ứng dụng

có 3 yêu cầu:

+ Có khả năng tạo lập các văn bản tương ứng

Ngày đăng: 30/11/2015, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w