Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhan đề và bố cục.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 44 - 47)

1. Tình trạng dạy học tácphẩm trữ tình trong nhà trường THPT.

2.2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhan đề và bố cục.

Triết học đã chỉ ra rằng, nhận thức của con người đi từ cảm tính đến lý tính: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay trở về soi sáng cho thực tiễn” (Lênin). Trong quá trình chiếm lĩnh giá trị văn chương, nhận thức cảm tính chính là đọc. Đọc để nắm bắt giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm điệu của tác phẩm.

Nhắc đến một vấn đề “ ngỡ cũ như trái đất”( Nguyễn Trọng Hoàn), nhưng lại không hề đơn giản chút nào. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể. Nhưng khi đã đọc thì khách thể đó biến mất để nhường chỗ cho thế giới hình tượng. Đọc văn không bao giờ chỉ đơn giản là đọc văn bản, mà bao hàm ý thức cả cách mình hiểu văn bản đó. Trong quá trình đọc, người đọc thâm nhập vào thế giới cảm xúc của tác giả để phát hiện được ý đồ nghệ

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 45

thuật gửi gắm trong đó. Đọc chính là cầu nối giữa tâm hồn của người tiếp nhận và điệu hồn của tác giả.

Song đọc như thế nào để nắm bắt được giọng điệu, tình cảm, để thế giới cảm xúc oà vỡ trong sự cảm nhận, nắm bắt, thâu tóm của người tiếp nhận. Mỗi một thể loại có một cách đọc riêng, tương ứng với đặc trưng thể loại. Thơ trữ tình thường thể hiện qua qua tiết tấu, nhịp điệu, âm hưởng, cường độ ngôn ngữ, trong đó nhịp điệu giữ vai trò tương đối quan trọng tạo nên nền nhạc cho câu thơ. Mà như đã biết, đặc trưng khác biệt của thơ trữ tình với các thể loại khác đó chính là có nhạc điệu “ Thi trung hữu nhạc”

Thời đại của Thơ mới là thời đại của cái tôi, mỗi cái tôi lại có những rung cảm, những biểu hiện khác nhau: Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư. Chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, chân quê như Nguyễn Bính, ảo não như Huy Cận và rạo rực đắm say như Xuân Diệu.

Vì vậy khi đọc các tác phẩm của các nhà thơ này phải lột tả được từng giọng điệu riêng ấy để khám phá, đi sâu tìm hiểu tác phẩm.

Đọc “Thơ duyên” của Xuân Diệu phải bật ra được giọng điệu trong trẻo, vui tươi, trong sáng, thể hiện là một trong số ít “bài thơ dịu” không mang tâm trạng buồn não, ảm đạm trong thơ Xuân Diệu.

Đọc “ Tống biết hành” của Thâm tâm phải toát ra được giọng điệu bi hùng, tha thiết, sự lưu luyến, bịn rịn, giằng xé nội tâm ghê gớm trong tâm hồn người ra đi. Đồng thời thấy ở đây phảng phất hơi thở cổ điển thể hiện chí khí làm trai quyết tâm dứt áo lên đường, vì nghĩa lớn.

“ Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư lại được đọc với một giọng tha thiết, mềm mại, uyển chuyển, thể hiện được cái xôn xao của mùa thu cũng chính là cái xôn xao của lòng người.

Đọc là một khâu rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận. Sự im lặng trong tác phẩm ngôn từ thường hàm chứa sức âm vang kỳ diệu, khi nào những âm vang ấy thực sự vang lên có ý nghĩa, để kích thích được cái giác quan tưởng tượng, để tái hiện được lớp hình ảnh, khi đó công việc đọc mới thành công.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 46

Sau khi hướng dẫn học sinh đọc văn bản, giáo viên cần chỉ rõ ý nghĩa của nhan đề. Nó có vai trò như thề nào với nội dung của tác phẩm. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi một tác phẩm có một nhan đề, nó ẩn chứa trong đó là sự trăn trở, băn khoăn sự lựa chọn thay thế của chính tác giả, bởi lẽ ở đó chứa đựng dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.

Với “ Thơ duyên” của Xuân Diệu, khi tìm hiểu cần cắt nghĩa duyên ở đây có nghĩa: Sự hoà hợp; tơ duyên ; duyên phận. Dựa vào hình tượng thơ có thể hiểu duyên ở đây có nghĩa rộng, không chỉ gắn với quan hệ nam nữ. Thơ duyên là thơ để duyên với cuộc đời, thơ của sự hoà hợp giao hoà thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người và cao hơn cả là giữa con người với con người.

Nhan đề “ Tống biệt hành” không chỉ gợi ra cho người đọc hiểu được bài thơ viết về đề tài tống biệt – một đề tài vô cùng quen thuộc trong thi ca, nó còn cho ta một lượng thông tin nữa đó là bài thơ được viết theo thể hành – một thể thể thơ cổ Trung Quốc, có cội nguồn từ Nhạc Phủ. Đặc điểm của nó là tự do, phóng túng, lớn, nhỏ không cố định. Lời thơ thường là lời nói làm cho cái chí trong bài hiện ra lồ lộ. Biết được điều này sẽ tạo điều kiện đi sâu hơn vào tác phẩm khi Thâm Tâm đã vận dụng những đặc điểm đó, câu thơ 7 chữ tự do, đầy câu hỏi, trùng điệp, trắc bằng xen nhau tạo thành vần thơ rắn rỏi, gân guốc, ngang tàng, vừa cổ điển vừa hiện đại. “Nhớ rừng” lại thể hiện được nội dung cảm xúc chính của toàn bài thơ. Động từ “ Nhớ” đã hội tụ đầy đủ, khái quát về sự hoài vọng, sự tiếc nuối một thời đầy oanh liệt. Nó không chỉ diễn tả tâm trạng, không phải chỉ để nói lời của con hổ mà còn thể hiện tâm trạng của nhà thơ.

“Đây mùa thu tới” không chỉ thể hiện đề tài của bài thơ ( Mùa thu); Không chỉ để nói về mùa thu mà nói về sự chuyển động của mùa thu, của thời gian. Qua đó còn thấy được niềm vui, sự thích thú, trước cái đẹp nhưng cũng có lo lắng những trăn trở trước sự rơi rụng, tàn phai của cái đẹp.

* Xác định bố cục.

Một hoạt động không thể bỏ qua đó là xác định bố cục của văn bản. Theo “từ điển tiếng Việt”, “bố cục có nghĩa là sự sắp xếp hợp lý giữa các phần để tạo ra thành một bài văn hoàn chỉnh”. Mặt khác khi xác định được bố cục giúp học sinh hình dung khái quát về nội dung.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 47

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, không phải bài thơ nào cũng đi xác định bố cục, có khi hình tượng cảm xúc vận động trong toàn bộ bài thơ.

Với “Tống biệt hành” ta có thể chia bố cục theo các phần sau. 4 câu đầu nói đến khung cảnh của buổi chia tay, chủ yếu nói lên tâm trạng của người ra đi và người đưa tiễn; Đoạn còn lại: Quyết tâm của người ra đi.

Cũng có khi tự mỗi khổ thơ trong bài cũng đã tạo thành một nội dung. “ Đây thôn vĩ dạ” là như vậy.

Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ Khổ 2: Cảnh trời mây sông nước sứ Huế

Khổ 3: Không gian thiên nhiên, chìm vào cõi mơ

Giúp học sinh, tìm hiểu nhan đề, bố cục đã bắt đầu giúp học sinh thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 44 - 47)