Tiếp nhận nội dung trữ tình và thế giới nghệ thuật trong thơ.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 47 - 52)

1. Tình trạng dạy học tácphẩm trữ tình trong nhà trường THPT.

2.4.Tiếp nhận nội dung trữ tình và thế giới nghệ thuật trong thơ.

Đây có thể được coi là phần chính phần trọng tâm khi tiếp nhận tác phẩm. Song tất cả những việc làm trước đó đã tạo một tiền đề căn bản tương đối thuận lợi cho quá trình tìm hiểu của học sinh.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 48

Nội dung của tác phẩm trữ tình là cái bên trong, cái chứa đựng hình thức. Theo lý luận văn học đã chỉ ra rằng nội dung chính là một chỉnh thể thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan. Nó vừa phản ánh tái hiện đời sống khách quan, vừa bộc lộ cảm xúc, lý tưởng cảm hứng của tác giả trước cái hiện tượng đời sống.

Nắm được nội dung của tác phẩm là nắm được trạng thái cảm xúc thể hiện trong tác phẩm. Thế giới cảm xúc ấy sẽ được lột tả, bộc lộ qua lớp hình ảnh của tác phẩm, cũng có thể thông qua thế giới sự kiện.

Nội dung trữ tình gắn liền với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình thường là hiện thân của tác giả thể hiện tâm trạng, cá tính quan niệm nghệ thuật của nghệ sĩ. Đickenxơn đã từng khẳng định: “ thơ là tấm phiên bản trung thành và sáng tạo của bản thân nhà thơ. Thậm chí có khi một chi tiết trong cuộc đời về kỷ niệm một mối tình được chia sẻ, một chuyến đi xa, một tình bạn thời thơ ấu đều được ghi lại trong thơ” Tiếp đó theo Gớt: “ Những gì khiến cho tôi vui mừng, đau khổ hay nói chung thu hút tôi thì tôi cố biến ra thành hình tượng”. Trong giai đoạn Thơ mới nó được biểu hiện của cái tôi sừng sững.

Dạy “Tràng Giang”, chúng ta phải cảm nhận được nỗi cô đơn nhỏ bé đến rợn ngợp của con người trước không gian bao la. Thấy được nỗi buồn, nỗi đau, tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết của cái tôi Huy Cận.

Dạy “ Đây thôn Vĩ Dạ” đâu chỉ đơn thuần nói về tình yêu đơn phương của Hàn Mạc Tử với Hoàng Cúc mà nó còn là cả tấm lòng tha thiết, tình cảm găn bó, khắc sâu trong trí nhà thơ về một xứ Huế mộng mơ ấm áp tình người. Càng khát khao gắn bó càng khắc khoải đớn đau khi phải xa nơi mình yêu mến.

Phải luôn nhớ rằng nếu văn học để phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu là hiện thực trong tâm hồn của chính nhà thơ - người tạo lập văn bản. Khám phá tác phẩm thơ là khám phá hiện thực tâm hồn đầy biến thái tinh vi ấy.

* Khám phá thế giới nghệ thuật.

Hình thức luôn đi đôi với nội dung. Hình thức chính là phương thức để biểu đạt hình tượng, biểu hiện nội dung của tác phẩm. Đó là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm, sao cho chúng có mối quan hệ chặt chẽ trong một chỉnh thể, từ đó có thể bộc lộ sâu sắc và chính xác nhất ý đồ, tư tưởng của nhà văn.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 49

Để có thể lắng nghe, cảm nhận tiếng nói của chủ thể, phải xác lập được hệ thống hình thức biểu đạt nội dung, vì vậy sẽ không nên tách bạch nội dung riêng, hình thức riêng, mà chúng ta sẽ đi theo con đường từ hình thức suy ra nội dung. Yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong giảng dạy Thơ mới đó là ngôn ngữ nghệ thuật.

Như đã biết “ văn học là nghệ thuật của ngôn từ”, lấy ngôn từ làm chất liệu văn học có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng. Điểm độc đáo nhất của văn học khiến nó phân biệt với các nghệ thuật khác là ở chỗ có khả năng tái hiện mọi hoạt động ngôn ngữ của con người. Con người trong văn học là con người biết nói năng, tư duy bằng ngôn từ. Còn các loại hình nghệ thuật khác chỉ nói bằng “im lặng”, hoặc ít nhiều mang tính trừu tượng. “ Trong văn học ngôn từ chẳng những là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng của sự miêu tả” (M.Bakhtin).

Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học đạt tới tính vạn năng trong đời sống. Văn học có khả năng tái hiện bất cứ nội dung nào của đời sống hiện thực, có khả năng nhận thức và biểu hiện tư tưởng một cách trọn vẹn nhất. Hêghen đã khẳng định: “ văn học là loại nghệ thuật phổ quát có khi diễn đạt và phát biểu bất cứ nội dung nào trong bất cứ hình thức nào”.

Ngôn ngữ là một chất liệu đặc biệt có khả năng diễn tả một cách chính xác, sinh động và tinh tế những cung bậc tình cảm, tình huống đời sống và có sức tác động truyền cảm mãnh liệt đối với con người. Văn học muốn tồn tại thời gian phải vận dụng thứ của cải vạn năng của con người là ngôn ngữ nghệ thuật. Như đã nói trong văn học ngoài những điều đã biết, cần thấy rằng nó có khả năng khắc phục những khoảng cách về không gian và thời gian. Ngôn ngữ văn học lấp đầy không gian bằng sức hình dung liên tưởng và trí tưởng tượng. Ngôn ngữ văn học lấp đầy thời gian bằng sức mạnh kí ức và hồi tưởng.

Đặc trưng thể loại đã chỉ ra rằng ngôn ngữ thơ trữ tình có 3 đặc điểm cơ bản: Ngôn ngữ bão hoà cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình cảm, nhạc điệu, ngôn ngữ cân đối hài hoà. Nhờ đó văn chương có màu sắc và hình khối, đường nét và âm thanh. Chưa có một ngôn ngữ nghệ thuật nào lại có khả năng tự đồng hoá nội dung vào hình thức phương tiện vào đối tượng, khách quan vào chủ quan, trí tuệ vào trái tim, hữu hạn vào vô hạn như ngôn ngữ văn học.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 50

Vì vậy trong quá trình tiếp nhận, người học không chỉ có vốn sống, vốn văn hoá nhất định mà còn phải có năng lực ngôn ngữ. Trong việc giảng dạy, giáo viên luôn luôn phải hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và kích thích năng lực sáng tạo, tìm tòi ở chính các em.

Dạy “Thơ duyên” giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu ngôn ngữ trữ tình của bài thơ được xây dựng qua hệ thống các từ láy nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả; qua các hình ảnh “ đổ trời xanh ngọc” “ bài thơ dịu” “ cặp vần” “lòng anh thôi đã cưới lòng em”... để từ đó thấy được sự vui tươi, háo hức, say mê của tác giả.

“ Đây mùa thu tới” bức tranh thu tuyệt đẹp cũng hiện lên qua các động từ, từ láy, biện pháp nhân hoá ( nàng trăng ngẩn ngơ, tóc buồn...), điệp ngữ “ Đây mùa thu tới”, phụ âm “r” và dấu ba chấm cuối dòng để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

Dạy “ Đây thôn Vĩ Dạ” không thể không nhắc tới dụng ý dùng câu nghi vấn: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ? Thuyền ai đậu bến sông trăng đó ? Ai biết tình ai có đậm đà

Và một loạt những hình ảnh đẹp, đầy thơ mộng; nắng hàng cau, xanh như ngọc, thuyền trăng, sông nước, khói, sương... Qua đó dậy lên một cảm xúc đầy hư vô, man mác, mờ xa của một tâm hồn thơ mãnh liệt phơi phới lòng yêu của một con người.

Dạy “ Tống biệt hành” cần chú ý đến hơi thơ mạnh, điệu thơ gấp, lời thơ gắt, câu thơ rắn rỏi, gân guốc biểu hiện qua hàng loạt câu hỏi, vần bằng trắc đan xen trầm bổng, ngôn ngữ phủ định truyền thống, xưng hô ta - người. Tất cả góp phần tạo nên sự trầm hùng, bi tráng kết hợp với hàng loạt các hư từ, liên từ được sử dụng để nối kết mạch thơ: cũng, bây giờ, nốt, thay, ừ nhỉ, thà coi... để thấy được “ Tống biệt hành” vừa cổ kính, vừa hiện đại, làm sống lại không khí của thơ cổ “ nhưng vẫn có chút bâng khuâng khó hiểu của thơ đại” ( Hoài Thanh ).

Trong khi giúp học sinh khai thác ngôn ngữ nghệ thuật . giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh cần tìm những điểm nhấn, nhất là nên chú ý đến những từ ngữ

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 51

chứa đựng sức nặng của câu thơ - bài thơ. Những từ được coi là “nhãn tự” “con mắt thơ...”

Với những nhà thơ cần có một cách khai thác khác nhau với cùng một nhà thơ thì ở những bài thơ khác nhau cũng có cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy khi giảng dạy đòi hỏi sự linh hoạt của cả người dạy và người học.

2.5.Giúp học sinh thấy được tư tưởng tác giả gửi gắm trong thơ.

Tư tưởng của tác phẩm văn học chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã được thể hiện, là cách giải quyết vẫn đề đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường quan điểm của tác giả.

Để viết lên một tác phẩm văn học, nhà thơ nhà văn phải dồn nén bao nhiêu công sức, tâm nguyện để hoàn thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật Một giọt mật thành đời vạn chuyến ong bay

( Chế lan Viên) Hay nói như Maiacôpxki.

Thơ phải tốn hàng ngàn cân quặng chữ Để thu về một chữ mà thôi

Những chữ đó làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài

Vì vậy dạy thơ là phải dạy như thế nào để thấy được một chữ trong hàng ngàn cân quặng chữ, phải thấy được điều tác giả gửi gắm để giáo dục học sinh. Song cũng cần hiểu rằng “sự sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh hoạ giản đơn cho tư tưởng này hay tư tưởng khác dù tư tưởng đó rất hay” (M.B. Khrapchencô ) mà tư tưởng đó chan hoà vào hình tượng như ánh sáng chan hoà trong pha lê, vì vậy “khuynh hướng của tác giả càng kín đáo bao nhiêu càng tốt cho nghệ thuật bấy nhiêu”. (Ph.Ăng ghen).

Mặt khác dạy văn không phải chỉ có nhiệm vụ giúp học sinh thâm nhập, chiếm lĩnh được những giá trị đích thực của văn học mà còn giúp học sinh quan tâm tới chức năng và tác động phong phú của môn văn.

Chiết tự từ “văn” có nghĩa là vẻ đẹp, dạy văn là để dạy cái hay cái đẹp để bồi đắp tâm hồn người, vun xới những ước mơ, khát vọng, để cứu vớt con người

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 52

thoát khỏi lầm lỗi và đau khổ. Đôxtôiepxki một nhà văn Nga vĩ đại, là cha đẻ của một định đề mà giá trị của nó đạt đến vĩnh hằng “cái đẹp cứu chuộc thế giới”, thể hiện khát khao, đam mê cháy bỏng tiềm ẩn một niềm tin mãnh liệt, cái đẹp – vị cứu tinh cho nhân loại. Vì vậy sức mạnh của văn học là vô cùng cao cả.

Dạy “Đây thôn Vĩ Dạ” kết tinh của một hồn thơ lạ, nhạy cảm với cuộc đời, ta không chỉ thấy tác giả gửi gắm một mối tình vô vọng, tình cảm mến yêu với cảnh vật thiên nhiên xứ Huế mà điều quan trọng ta nhận ra được niềm khắc khoải, tha thiết mãnh liệt gắn bó với cuộc đời của con người đang chịu đựng một nỗi đau dày vò về thể xác, đè nặng về tinh thần để kiếm tìm sự cảm thông và chia sẻ. Và cũng thật đáng trân trọng cảm phục tài năng và lòng yêu mến thiết tha đó.

“Tràng Giang” của Huy Cận đâu chỉ là nỗi buồn, sự cô đơn, nhỏ nhoi của con người trước không gian bao la mà nó trở thành nỗi buồn của thế hệ, nỗi bơ vơ không tìm được lối thoát ngay trên quê hương mình. Và ẩn sâu hơn cả thể hiện tấm lòng yêu nước kín đáo của chính thi nhân.

Với “ Tống biệt hành”. Thâm Tâm viết khi tặng người bạn của mình lên chiến khu việt Bắc – người bạn mang chí lớn đang phải náu mình trong bóng tối, trong hoàn cảnh ấy Thâm Tâm không dám nói người ấy đi đâu, làm gì, chí lớn ấy ra sao. Nhưng với tấm lòng thấu hiểu tình cảm người ra đi, Thâm Tâm đã bày tỏ sự đồng tình, ngưỡng vọng người trai thời loạn dám hy sinh tình riêng để thực hiện chí lớn. Dạy các tác phẩm của Xuân Diệu để thấy được lòng khát khao giao cảm với cuộc đời đến mãnh liệt cồn cào của nhà thơ để thổi vào hồn bạn đọc niềm yêu đời, yêu người tha thiết với đời.

Sau mồi bài dạy thường có phần củng cố đây là lúc giáo viên khái quát một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất về toàn bộ giá trị tác phẩm.

* Lưu ý: Dạy học theo hướng đọc – hiểu thoát khỏi tình trạng “đọc chép” đòi hỏi

cường độ làm việc rất cao của người dạy và người học. Khi giúp học sinh tiếp cận với tri thức thì tất cả được cụ thể hoá bằng các câu hỏi. Mặt khác khi dạy tác phẩm trữ tình cần phối hợp nhịp nhàng các phương pháp.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 47 - 52)