Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát thông qua bước đọc thông, đọc thuộc.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 53 - 56)

3. Giáo án thực nghiệm.

3.2.1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát thông qua bước đọc thông, đọc thuộc.

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 54

Để đọc thông bài thơ “ Vội vàng”, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc “ tròn vành rõ chữ”; phát âm chuẩn đúng ngữ âm, chính tả. Đặc biệt giọng đọc phải thích hợp với từng câu, từng đoạn.

Từ đầu “ Tôi muốn tắt nắng đi, đến” “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” : Đọc với giọng vui thích, hứng khởi.

Tiếp từ “ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” đến “ chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa” : Đọc với giọng trầm buồn, nuối tiếc xót xa, da diết trước sự chảy trôi của thời gian.

Đoạn còn lại: Đọc với một giọng sôi nổi, gấp gáp, say sưa.

Sau khi giúp học sinh đọc văn bản, tri giác văn bản, giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh tái hiện – hình dung.

(?) Xuân Diệu là một tác gia đã được tìm hiểu một tiết riêng. Với các kiến thức đã học hãy cho biết Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn vào thời gian nào?

DKTL: Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX.

(?) Trong thời gian đó văn học Việt Nam có đặc điểm gì cần lưu ý?

DKTL: Văn học Việt Nam xuất hiện đồng thời 3 trào lưu: Văn học lãng mạn, văn học cách mạng và trào lưu văn học hiện thực. Xuân Diệu thuộc trào lưu văn học lãng mạn.

(?) Em có nhớ Xuân Diệu làm bài thơ đầu tiên khi nào? Tập thơ đầu tay có tên là gì? xuất bản năm nào?

DKTL: Bài thơ đầu tiên Xuân Diệu viết năm 1935 có tên là “tuổi nhỏ”. Tập thơ đầu tay là “ Thơ thơ” xuất bản năm 1938.

GV dẫn dắt: Xuân Diệu không phải là người sáng lập ra Thơ mới nhưng ông lại có vai trò quan trọng đưa Thơ mới lên một đỉnh cao.

(?) Vì sao Xuân Diệu được coi là đỉnh cao của phong trào Thơ mới?

DKTL: Vì Xuân Diệu dã có những cách tân về cả phương diện nội dung và hình thức. Đặc biệt trong thơ Xuân Diệu cái tôi được giải phóng triệt để.

GV dẫn dắt: Cái tôi trong thơ Xuân Diệu được diễn tả với mọi sắc thái. Xuân Diệu là nhà thơ tha thiết với cuộc đời, trong ông cũng ý thức sâu sắc đầy đủ nhất sự

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 55

chảy trôi của đời người, của thời gian. Vì vậy ông luôn có những dự cảm lo âu. “Vội vàng là bài thơ như vậy”.

(?) Cho biết những nét chính về xuất xứ của bài thơ?

Để trả lời câu hỏi này yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK. DKTL: Bài thơ có xuất xứ. Rút từ tập “ Thơ thơ” Xuất bản 1938.

(?) Em hiểu gì về tập thơ này?

DKTL: Đây là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, đánh dấu bước trưởng thành của nhà thơ, đánh dấu đầy đủ về xuân sắc, xuân tình.

GV nói về tập thơ “Thơ thơ”. Trong lời giới thiệu về tập thơ đầu tay Xuân Diệu đã bộc bạch như sau: “ Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi đây là hồn tôi vừa lúc ngân vang, và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa”.

Là bài thơ rút trong tập thơ đầu tay, “Vội vàng” cũng sẽ mang cảm hứng chủ âm là tấm lòng xuân sắc, xuân tình như lời tâm sự của nhà thơ. Bao trùm là bài thơ là cảm xúc vui buồn xen lẫn, khi hớn hở, hi vọng, khi thất vọng, âu lo.

* Sau khi đã hướng dẫn cho học sinh xác định được hoàn cảnh, xuất xứ của bài thơ, bước sang phần đọc thuộc nghĩa là biết được bố cục của bài thơ, xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ. Đây là một bài thơ dài nên không thể học thuộc lòng toàn bộ bài thơ mà phải nắm được nội dung chủ yếu của văn bản. Để làm được việc này giáo viên sẽ cụ thể hoá qua một số câu hỏi:

(?) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

DKTL: Văn bản chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ Cho màu đừng nhạt mất” Mong muốn khát vọng của thi sĩ

- Phần 2: Tiếp từ: “ Của ong bướm này đây tuần tháng mật, đến “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”

Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất.

- Phần 3: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” đến “ chẳng bao giờ, ôi? Chẳng bao giờ nữa..” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảm xúc về sự chảy trôi của thời gian. - Phần 4: Phần còn lại

Đỗ Thị Hạnh K29H - Khoa Văn - ĐHSP 2 56

(?) Nhân vật trữ tình ( người trực tiếp bộc lộ cảm xúc ở đây) là ai? Xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?

DKTL: Nhân vật trữ tình ở đây xuất hiện thông qua nhân vật xưng “ tôi” ở phần đầu và “ ta” ở phần cuối. Đây là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và có thể hiểu đó chính là hiện thân trực tiếp của tác giả Xuân Diệu.

 Kết thúc phần đọc thông, đọc thuộc, học sinh cơ bản có cái nhìn khái quát toàn bộ bài thơ, nắm được những nội dung chính được cụ thể hoá qua phần bố cục và bắt đầu hình dung về mạch tự tình của bài thơ tạo tâm thế bước vào phần sau.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các tác phẩm thơ mới trong chương trình phân ban thí điểm trung học phổ thông (Trang 53 - 56)