1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc hiểu trích đoạn sử thi chiến thắng mtao mxây và ra ma buộc tội (SGK ngữ văn 10)

73 4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 500,69 KB

Nội dung

TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” đã trình bày đặc trưng thể loại sử thi hệ đề tài, chức năng của sử thi, thi pháp sử thi và phương thức diễn xướn

Trang 1

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới thạc sỹ Trần Hạnh Phương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ phương pháp dạy học ngữ văn, khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu

Xin cảm ơn bạn bè, thầy cô đã luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi đã trình bày trong khoá luận này

là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, đặc biệt là cô Trần Hạnh Phương Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên

Trần Thị Thu Hà

Trang 3

Quy ­íc viÕt t¾t

THPT: Trung häc phæ th«ng SGK: S¸ch gi¸o khoa

SGV: S¸ch gi¸o viªn CH: C©u hái

DKTL: Dù kiÕn tr¶ lêi

Trang 4

Mục lục

Phần 1: Mở đầu 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Cấu trúc khoá luận 12

Phần 2: Nội dung 13

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 13

1 Cơ sở lí luận 13

1.1 Vấn đề đọc hiểu 13

1.2 Vấn đề loại thể 17

1.3 Cơ sở tâm lí học và lý luận dạy học hiện đại 22

2 Cơ sở thực tiễn 24

Chương 2: Đặc trưng cơ bản của sử thi và phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại 26

1 Đặc trưng của sử thi 26

1.1 Cốt truyện 26

1.2 Nhân vật 28

1.3 Ngôn ngữ 30

2 Phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại 34

2.1 Đọc hiểu cốt truyện 35

2.2 Đọc hiểu nhân vật 39

2.3 Đọc hiểu ngôn ngữ 43

Trang 5

Chương 3: Thực nghiệm 48

1 Bài soạn: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn”- sử thi Tây Nguyên) 48

2 Bài soạn: “Ra – ma buộc tội” (trích “Ra – ma - ya - na” – sử thi ấn Độ) 62

Phần 3: Kết luận 70Tài liệu tham khảo 72

Trang 7

Phần 1: Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đưa giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, một trong những yêu cầu cấp thiết được đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học Vậy tại sao phương pháp dạy học phải đổi mới và sẽ đổi mới như thế nào? Xuất phát từ hiện trạng việc dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và việc dạy học Văn nói riêng còn chủ yếu sử dụng hệ thống phương pháp truyền thống Các phương pháp này mang nặng bản chất tái hiện làm cho người học tiếp thu thụ động, không phát huy được tính tích cực chủ

động của học sinh, thông tin đơn điệu, phạm vi kiến thức hẹp Do đó trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương pháp này không đủ khả năng để truyền đạt khối lượng kiến thức đồ sộ, phong phú và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người

Trên cơ sở đó đặt ra một yêu cầu mới trong phương pháp dạy học Văn là phải có một phương pháp dạy học tích cực để trang bị cho con người khả năng sáng tạo độc lập và hành động đúng đắn để nâng cao chất lượng dạy học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

Nhằm đáp ứng được yêu cầu đó, đọc hiểu được đề xuất và đang dần khẳng

định được ưu thế của mình trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học, phát huy khả năng sáng tạo và thái độ chủ động cho học sinh trước mỗi bài học Mặt khác, đọc hiểu còn phù hợp với yêu cầu của thời đại trong việc đào tạo con người lao động mới có tri thức, có sức khoẻ, có tinh thần ham học hỏi và có chí tiến thủ

Trước đây, đọc hiểu là một trong bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) của học sinh Hiện nay, đọc hiểu được coi là một phương pháp, một cách thức Phương pháp đọc hiểu có thể áp dụng cho các kiểu loại bài, trong đó có kiểu bài phân

Trang 8

tích tác phẩm văn học ở đề tài này, người nghiên cứu tập trung vào trình bày phương pháp đọc hiểu một số văn bản văn học cụ thể ở trường phổ thông Hai

trích đoạn sử thi: “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích “Đăm Săn” – Sử thi Tây Nguyên) và “Ra – ma buộc tội” (Trích “Ra – ma – ya – na” – Sử thi ấn Độ)

2 Lịch sử vấn đề

Về các vấn đề của đọc hiểu hiện nay chưa có một cuốn sách hay một tác giả nào nghiên cứu, viết một cách đầy đủ Nhưng đề cập đến thuật ngữ này và khám phá một số khía cạnh, phương diện của nó đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

V.A.Nhicônxki trong “Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ

thông” đã chú ý đến hoạt động đọc, vị trí vai trò của người học sinh trong

trường phổ thông, đặc biệt tác giả chú ý đến đọc diễn cảm

Z.Ia.Rez trong “Phương pháp luận dạy học” đã trình bày một cách có hệ

thống các phương pháp, biện pháp dạy học và đặc biệt chú ý đến đọc sáng tạo

ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều cuốn sách viết về các phương diện của đọc hiểu:

Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng có khá nhiều bài viết xung quanh vấn đề đọc

văn Trong bài viết “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc”, tác

giả chỉ ra tác dụng của đọc hiểu đối với việc hình thành, củng cố và phát triển năng lực nắm vững và sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo Bài viết cũng xác định vai trò của đọc văn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách

Trong chuyên đề “Đọc và tiếp nhận văn chương”, tác giả đã trả đọc về vị trí

Trang 9

hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật để học sinh biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn tuỳ tiện

Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn “Phương pháp dạy học văn” đã xem

đọc diễn cảm là một trong ba phương pháp thường dùng trong quá trình thâm

nhập tác phẩm Trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học”, tác

giả đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt động đọc

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết: “Một số vấn đề về đọc hiểu văn

bản Ngữ văn” (“Tạp chí giáo dục” số 56 tháng 4/2003) đã đưa ra một số vấn

đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn và những căn cứ để xác định yêu cầu đọc hiểu

Giáo sư Trần Thanh Đạm trong bài viết “Dạy Văn: Dạy đọc và viết” (Báo

“Văn nghệ” số 30 ra ngày 23/7/2005) đã xác định trung tâm của việc dạy văn,

học văn là dạy đọc văn và viết văn “từ đọc thông viết thạo chữ Việt Nam đến

đọc thông viết thạo văn Việt Nam” Từ đó tác giả đặt ra yêu cầu đối với những thầy cô giáo dạy văn “phải là những nhà sư phạm của sự đọc văn và viết văn” Nhìn chung mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề đọc hiểu ở một khía cạnh khác nhau song tất cả các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đọc hiểu một cách tổng thể, khái quát mà chưa áp dụng cụ thể vào một thể loại văn học Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu phương pháp đọc hiểu qua một thể loại văn học cụ thể: thể loại sử thi

Sử thi là một thể loại tự sự dân gian Đây là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo của văn học dân gian nói riêng và văn học của một dân tộc nói chung So với các tiểu loại khác của văn học dân gian, sử thi cũng chiếm một

số lượng tiết học tương đối nhiều trong quá trình học tập của học sinh ở THPT (Sử thi: 3 tiết; truyền thuyết: 1 tiết; truyện cổ tích: 1 tiết; truyện cười: 1 tiết; ca dao: 4 tiết) Nghiên cứu về vấn đề sử thi cũng đã có khá nhiều tác giả quan tâm

PGS.PTS Võ Quang Nhơn trong bài viết “Về sử thi anh hùng của các dân

tộc ở Tây Nguyên Việt Nam” (“Tạp chí văn học” số 4/1987) đã nêu ra một số

Trang 10

vấn đề cơ bản của sử thi Việt Nam: tiêu chí xác định thể loại, thời điểm ra đời, nội dung xã hội của các sử thi

PGS.PTS Nguyễn Xuân Kính tại cuộc Hội thảo khoa học về sử thi Tây

Nguyên (tháng 5 /1997) có báo cáo “Quá trình sử dụng thuật ngữ sử thi ở Việt

Nam” Trong báo cáo, tác giả đã đề nghị thống nhất sử dụng thuật ngữ “sử

thi” thay cho các thuật ngữ: truyền thuyết, bài ca, trường ca, anh hùng ca PGS.TS Phan Đăng Nhật cũng là một tác giả có nhiều bài viết xoay quanh

thể loại sử thi Bài viết “Tín ngưỡng dân gian Ê- đê và nghệ thuật sử thi Ê- đê” (“Tạp chí văn học” số 4/1996) đã trình bày các tín ngưỡng dân gian của dân

tộc Ê - đê và ảnh hưởng của nó tới nghệ thuật sử thi Ê - đê Còn trong bài viết

“Sử thi của những đất nước cách xa nhau: ấn Độ và Tây Nguyên Việt Nam” (“Tạp chí văn học” số 5/1997), tác giả đã so sánh những điểm giống và khác

nhau giữa sử thi ấn Độ và sử thi Việt Nam trên các phương diện: đề tài, phương thức phản ánh lịch sử, cơ sở lịch sử xã hội, quy mô tác phẩm và lí giải nguyên nhân của sự khác nhau đó

TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn

chương” đã trình bày đặc trưng thể loại sử thi (hệ đề tài, chức năng của sử thi,

thi pháp sử thi và phương thức diễn xướng của sử thi) và đưa ra phương pháp dạy học sử thi theo những đặc trưng chung đó

Mặc dù các bài viết của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều vấn đề, khía cạnh xung quanh thể loại sử thi nhưng việc giảng dạy các trích đoạn sử thi mới chỉ dừng ở các phương pháp truyền thống Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành tổ chức những hoạt động học tập đọc hiểu cho học sinh trong giờ

dạy học các trích đoạn sử thi: “Chiến thắng Mtao Mxây” và “Ra – ma buộc tội”

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài lấy vấn đề đọc hiểu và tập trung đi sâu cụ thể vào đọc hiểu trích

đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại làm đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Sử thi có khối lượng đồ sộ, gồm nhiều phần nhiều đoạn Trong khuôn khổ một hai tiết học không thể nghiên cứu được hết bộ sử thi dài hàng nghìn trang

ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi hai đoạn trích

thuộc hai bộ sử thi trong SGK Ngữ văn 10, tập 1: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên) và “Ra – ma buộc tội” (trích “Ra – ma

– ya – na” – sử thi ấn Độ)

4 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu nhằm khắc phục những tình trạng sau: tình trạng từ phía giáo viên: những giáo viên có giọng đọc hay thì thích đọc, những giáo viên đọc không hay thì không thích đọc hoặc có những giáo viên bỏ qua công việc đọc vì sợ cháy giáo án Mặt khác, việc nghiên cứu còn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, làm chủ của học sinh trong giờ học văn Hơn thế nữa, nghiên cứu vấn đề đọc hiểu còn nhằm mục đích tạo tâm thế cho giáo viên khi tiếp xúc với phương pháp dạy học mới một cách tự tin theo tinh thần đổi mới của SGK Ngữ văn, từng bước đặt nền móng cơ sở cho việc xây dựng vấn đề đọc hiểu như một kiểu dạy học giúp học sinh biết cách đọc, học sinh học đọc để hình thành thói quen đọc và dần dần nâng cao văn hoá

đọc cho người công dân mới GS.TS Trần Đình Sử trong “Đọc văn – học văn”

đã đề xuất: “Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn Đọc văn khác giảng văn Giảng văn là việc của thầy Đọc văn là việc của mọi người Đã đến lúc phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy văn, dạy cách

đọc để học trò tự đọc lấy thì việc học văn mới thực sự có kết quả Phải đọc văn

để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên”

Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu các trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại nhằm mục đích giúp giáo viên và học sinh hiểu đúng văn bản văn học theo đặc trưng thể loại Từ đó giúp học sinh có khả năng tự tìm hiểu các văn bản văn học khác dựa trên đặc trưng của thể loại dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Trang 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung vào bốn nhiệm vụ cơ bản sau:

 Tập hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

 Nghiên cứu đặc trưng của tự sự nói chung và sử thi nói riêng

 Đưa ra các bước đọc hiểu sử thi theo đúng đặc trưng thể loại

 Tiến hành thực nghiệm xây dựng một số giáo án hướng dẫn học sinh

đọc hiểu trích đoạn sử thi trong SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, 2006

7 Cấu trúc khoá luận

Khoá luận có cấu trúc gồm ba phần:

Trang 13

Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

1 Cơ sở lí luận

1.1 Vấn đề đọc hiểu

1.1.1 Quan niệm về đọc hiểu

Đọc hiểu là vấn đề được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử loài người Bản chất của quá trình đọc hiểu văn là quá trình lao động sáng tạo mang tính thẩm

mỹ nhằm phát hiện ra những giá trị của tác phẩm trên cơ sở phân tích đặc trưng của văn bản

Đọc là một hoạt động mang tính văn hoá của con người phản ánh đời sống văn minh của loài người Hoạt động đó xuất hiện trong quá trình tiến hoá của con người Đó là một hoạt động mà con người sử dụng để lĩnh hội tri thức

để làm giàu vốn sống, hoàn thiện nhân cách của mình Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đọc Walcult cho rằng: đọc là một công việc giải mã những kí hiệu đã được viết thành văn bản và có thể nghe được âm thanh phát ra Karlin lại cho rằng: đọc thầm cũng là đọc, âm thanh của đọc không nhất thiết phải phát ra thành tiếng mà chỉ cần âm vang trong trí não là đủ Còn với TS Nguyễn Viết Chữ: đọc văn là phương pháp sinh ra từ đặc trưng bộ môn và nhằm mục đích phát triển được cảm thụ sâu sắc và thấy được cảm thụ trực tiếp của trò đối với tác phẩm TS Nguyễn Trọng Hoàn thì quan niệm: đọc văn là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ Qua đó người đọc hiểu nhu cầu giao cảm, hưởng thụ văn hoá và phát triển nhân cách

Như vậy dù ở cấp độ nào, đọc cũng là một hoạt động của con người để hướng tới một mục đích nào đó

Trang 14

Hiểu là mục đích trực tiếp để hoạt động, để sống tốt hơn, để hoàn thiện nhân cách

Như vậy đọc hiểu có quan hệ chặt chẽ với nhau Đọc là hoạt động để hướng tới mục đích hiểu, hiểu là mục đích trực tiếp của hoạt động đọc Đọc hiểu có nghĩa là một yêu cầu trong việc tiếp cận và khám phá văn bản, bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực đã được tích luỹ có liên quan đến văn bản và tác phẩm mình tìm hiểu Do vậy đọc hiểu không đơn thuần là một bước trong phương pháp dạy học mà nó được coi là một phương pháp, một cách thức

1.1.2 Đọc hiểu là phương pháp đặc thù của môn Văn

Trước đây đọc hiểu chỉ được coi là một cấp độ của giảng dạy và là một trong bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) của học sinh Môn Ngữ văn không phải là môn học đọc văn mà là môn giảng văn

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với khối lượng kiến thức đồ sộ đòi hỏi người đọc phải biết chiếm lĩnh và làm chủ các nguồn thông tin đó Do đó SGK Ngữ văn được tổ chức theo nguyên tắc tích hợp với hai trục chính là đọc văn và làm văn Trục đọc văn nhằm hình thành năng lực đọc các loại văn bản cho học sinh mà chủ yếu là văn bản văn học Giáo viên phải biến năng lực giảng thành năng lực hướng dẫn, gợi mở, nâng đỡ cho hoạt động đọc của học sinh Học sinh học đọc để hình thành năng lực đọc, thói quen đọc, biết tự đọc, dần dần nâng cao văn hoá đọc cho người công dân mới, biết nắm bắt thông tin và xử lí thông tin trong thời hiện đại Năng lực đọc được nâng cao là điều kiện để phát triển năng lực viết

Tác phẩm văn chương là loại hình nghệ thuật ngôn từ Người nghệ sĩ tìm cách truyền đạt “đứa con tinh thần” của mình cho độc giả thông qua

“kênh” ngôn ngữ Do vậy độc giả phải đọc để giải mã những kí tự ngôn ngữ

Trang 15

đó, để chiếm lĩnh, để hiểu tác phẩm tái hiện gì, biểu hiện gì? Xử lí được những thông tin đó gọi là đọc hiểu

Đọc hiểu được coi là một phương pháp dùng trong nhiều môn học để rèn luyện kỹ năng biết kỹ và làm tốt cho học sinh, đồng thời phát huy tối đa năng lực chủ động học tập, tự học của học sinh

Môn Văn trong nhà trường phổ thông sẽ chuyển kiến thức và năng lực văn của nhân loại thành kiến thức và năng lực văn của học sinh Môn Văn có một sức mạnh riêng Nó là thứ “vũ khí vô song” (Phạm Văn Đồng) có tác

động sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ người đọc Bên cạnh việc bồi dưỡng nhận thức giúp con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng về nhiều phương diện, môn Văn còn có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, phát triển nhân cách và rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh Như vậy, học sinh cần phải biết đọc văn để hiểu văn, để thấy được tầm quan trọng của văn Từ

đó, học sinh có thái độ đúng đắn đối với việc đọc văn, học văn và biết ứng dụng vào đời sống văn học nghệ thuật cũng như nâng cao cách sống của mình

Văn bản văn học là hệ thống ngôn ngữ mang tính phi vật thể Văn bản nào cũng có khoảng trống dành cho người đọc liên tưởng, tưởng tượng Khi lấp đầy những khoảng trống đó cũng có nghĩa là người đọc đã tiếp nhận,đã hiểu được thông tin mà người viết cần truyền tải qua văn bản đó Người đọc có thể chiếm lĩnh nguồn thông tin này bằng nhiều cách khác nhau: thí nghiệm, trực quan Nhưng đối với môn Văn những phương pháp này chỉ là phương pháp hỗ trợ Do vậy đọc là phương pháp không thể thay thế trong một giờ học văn Đây là con đường để tiếp nhận và khám phá các văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng Hơn nữa đích cuối cùng của văn chương không phải là đọc hiểu mà là mục tiêu giáo dục, tức là phát triển tư duy, giáo dục nhân cách cho học sinh Đọc hiểu là phương pháp đáp ứng được tất cả những mục tiêu học tập đó, vì có đọc mới hiểu, có hiểu mới biết áp dụng

Trang 16

Vì thế đọc hiểu không chỉ được coi là một phương pháp mà cụ thể hơn

nó là phương pháp đặc thù của môn Văn

1.1.3 Các cấp độ của đọc hiểu

Đọc hiểu có các cấp độ sau:

- Đọc thông, đọc thuộc: Là đọc đúng, chính xác văn bản Đây là cách

đọc làm cho các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được tái hiện vang lên một cách sống động và người đọc có thể đọc lại văn bản mà không cần có văn bản in Tuy nhiên đọc thuộc phải được xác định ở các mức độ khác nhau ở các văn bản thuộc các thể loại khác nhau

- Đọc kĩ: Có thể hiểu là đọc nhiều lần Tuy nhiên đọc nhiều lần không hoàn toàn trùng khớp với đọc kĩ Đọc nhiều lần được coi là đọc kĩ chỉ khi kiểu

đọc đó với tần số cao giúp người đọc nhận ra từng ý được diễn đạt trong tác phẩm, phát hiện được bố cục, kết cấu của văn bản Như thế, đọc kĩ sẽ giúp người đọc ý thức được nội dung chủ yếu đề cập trong văn bản, đồng thời tạo ra cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật

- Đọc sâu: Là đọc tập trung vào một số chi tiết, một số hình ảnh, một số

đoạn, một số nhân vật có vai trò quan trọng trong văn bản Đây là bước đọc

để bộc lộ mối liên hệ nội tại bên trong của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Đọc sâu chính là cách đọc phát hiện vấn đề và giải quyết được vấn đề đó

- Đọc diễn cảm: Là cách đọc nhằm tô đậm nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đọc diễn cảm chỉ diễn ra khi người đọc thực sự hiểu tác phẩm và có sự hoá thân, thâm nhập vào tác phẩm Đây là công việc quan trọng trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương

- Đọc sáng tạo: Là cách đọc phát hiện ra những ý mới ngoài chủ ý của tác giả hoặc ngoài cách hiểu thông thường Đây là bước cuối cùng trong hoạt

động đọc hiểu và được dùng chủ yếu cho người nghiên cứu

Tóm lại, đọc hiểu sẽ là một bước đột phá, một hoạt động có tính chất

đầu mối của một quá trình dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp nhằm đào tạo

Trang 17

nguồn nhân lực mới góp phần khắc phục lối dạy học cũ, khắc phục tệ nạn sao chép trong thi cử, tăng cường sự hướng dẫn của giáo viên, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập

1.2 Vấn đề loại thể

1.2.1 Khái niệm loại thể

Khái niệm “loại thể” là sự tổng hợp của hai khái niệm “loại” và “thể”: Loại (hay loại hình): Là phương thức nhà văn sử dụng để tạo nên hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Thể (hay thể tài): Là phương thức tổ chức thiên về ngôn ngữ của tác phẩm Như thế loại thể chính là hình thức chỉnh thể của tác phẩm

Vấn đề loại thể đã được đề cập đến từ thời cổ đại, Aristôt khi nghiên cứu các sáng tác của Hôme đã có cách phân loại độc đáo Trên cơ sở căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực và biểu hiện tư tưởng của hình tượng, Aristôt chia tác phẩm thành ba loại cơ bản: tự sự, trữ tình và kịch Trong mỗi loại lại có những thể nhỏ Có thể nói trải qua bao biến động thăng trầm của thời gian cách phân chia này đến nay vẫn còn nguyên giá trị

ở phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu

về loại tự sự với một thể loại nhỏ là sử thi

1.2.2 Đặc trưng của tự sự

Tự sự là phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Nói như Aristôt thì những gì thuộc về khách quan, nghĩa là nói những cái ngoài mình thì gọi là tự sự Giáo sư Trần Thanh Đạm thì cho rằng tự sự là tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện tượng khách quan “như một cái gì tách biệt”, “ở bên ngoài” đối với tác giả thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành

động của con người

Trang 18

Như vậy, tự sự được sinh ra từ những câu chuyện hàng ngày Khi những câu chuyện hàng ngày súc tích, tập trung đến một chừng mực nào đó thì trở thành truyện Tự sự có ba đặc trưng sau:

1.2.2.1 Cốt truyện

Cốt truyện là hệ thống những biến cố sự kiện, tình tiết được sắp xếp theo một trình tự nào đó trong tác phẩm (trật tự logic không gian, thời gian, tâm trạng…)

Trải qua sự thay đổi của thời gian, cốt truyện cũng có những vai trò khác nhau trong tác phẩm Đối với tự sự trung đại, cốt truyện không đóng vai

trò quyết định tác phẩm (cùng một cốt truyện nhưng tác phẩm “Kim Vân Kiều

truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là một tác phẩm bình thường trong nền

văn học Trung Quốc còn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du lại là một kiệt tác)

Sang đến tự sự hiện đại, do thời đại thay đổi và nhu cầu của bạn đọc, một số tác giả không chú ý đến việc viết cái gì, nội dung gì mà điều họ quan tâm là cách viết như thế nào Vì thế trong nền văn học đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm tự sự không có cốt truyện (truyện ngắn lãng mạn của Thạch Lam

như “Hai đứa trẻ”, “Dưới bóng hoàng lan”… hay một số tác phẩm của nhóm

“Tự lực văn đoàn”…)

Đối với tác phẩm tự sự dân gian, cốt truyện lại có vai trò vô cùng quan trọng Bởi lẽ đây là thời kì chưa có chữ viết, các sáng tác dân gian được lưu truyền chủ yếu qua hình thức truyền miệng nên có khả năng tạo ra các biến dị lớn Tuy vậy, trong những tác phẩm tự sự dân gian, các yếu tố, tình tiết vẫn

được giữ lại tạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm tự sự dân gian

Dù đa dạng nhưng tất cả các cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận

động: có hình thành, phát triển và kết thúc Vì vậy một cốt truyện thông thường bao gồm các thành phần: trình bày (mở đầu), khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy Ví dụ như tác

Trang 19

phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao: kết thúc tác phẩm dừng ở phần đỉnh điểm khi

Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình song tác phẩm lại có kết thúc mở tạo ấn tượng với bạn đọc qua hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang thoáng hiện cuối tác phẩm Điều đó cũng đặt ra những yêu cầu đối với người tìm hiểu, tiếp nhận là cần tránh thái độ máy móc khi phân tích thành phần của cốt truyện Vấn đề không phải là xác định một cách hình thức mỗi thành phần

mà chính là việc thâm nhập sâu sắc vào nội dung cụ thể của tác phẩm, khảo sát các chặng đường phát triển có ý nghĩa quyết định với số phận nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính

Tóm lại, dù tồn tại ở dưới hình thức nào, góc độ nào cốt truyện luôn quy

định chặt chẽ cho loại hình tự sự Đây chính là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của

tự sự

1.2.2.2 Nhân vật

Cốt truyện là các biến cố, các sự kiện đang vận động, phát triển nhưng trung tâm của những biến cố, những sự kiện ấy lại là nhân vật Nhân vật là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong tuỳ theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó

Nhân vật trong tác phẩm tự sự có thể là những con người có tên tuổi cụ thể (Tấm, Cám, Chí Phèo, lão Hạc…), có thể là những con người không có tên

tuổi (thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hay anh thả ống lươn, bà goá mù, bác phó cối trong “Chí Phèo” của Nam Cao…) hoặc

những hiện tượng liên quan đến con người (thời gian trong tác phẩm của Sêkhôp…)

Nhân vật là hình thức, phương tiện mà nhà văn sử dụng để phản ánh cuộc sống khách quan Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được

đặt vào rất nhiều các mối quan hệ: quan hệ với hoàn cảnh, môi trường, cộng

đồng… Những quan hệ ấy là căn cứ, là cơ sở để nhà văn thể hiện tính cách, số phận nhân vật Hêghen gọi đó là “số phận thống trị trong loại tự sự ” “Số phận” đó “có nghĩa là tính tất yếu của lí tính, là các quy luật của hiện thực, là

Trang 20

các tương quan của nguyên nhân và kết quả” (Bêlinxki) Ngoài ra nhân vật tự

sự còn được khắc hoạ về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng… Khác với nhân vật trong tác phẩm trữ tình, nhân vật trong tác phẩm tự sự được khắc hoạ đầy đặn hơn, nhiều mặt hơn so với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch Nhân vật tự sự có thể được miêu tả cả bên trong lẫn bên ngoài; cả điều nói ra

và điều không nói ra; cả ý nghĩ và cái nhìn; cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức; cả quá khứ, hiện tại và tương lai…

Các nhân vật trong tác phẩm tự sự không bình đẳng với nhau về mặt chức năng cũng như quan hệ Do đó khi tìm hiểu nhân vật cần có sự phân loại Dựa vào tính cách nhân vật và lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn, phân thành nhân

vật chính diện và nhân vật phản diện (tác phẩm “Thạch Sanh” thì Thạch Sanh

là nhân vật chính diện còn Lí Thông là nhân vật phản diện) Dựa vào vai trò của nhân vật đối với nội dung và hình thức tác phẩm, phân thành nhân vật

chính (Chí Phèo, Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao), nhân vật

trung tâm (Chí Phèo) và nhân vật phụ (Thị Nở, Tự Lãng, những người đi chợ…) Dựa vào cấu trúc nhân vật, phân thành nhân vật chức năng (ông Bụt

trong truyện cổ tích), nhân vật loại hình (A Châu trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, Tuy Kiền trong “Tầm nhìn xa” của Nguyễn Khải…), nhân vật tính cách (Chí Phèo), nhân vật tư tưởng (Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao) Tuy

nhiên những cách phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì cơ sở của sự phân chia ít nhiều có liên quan đến nhau Vì vậy cần phải có cái nhìn “mềm dẻo” khi phân chia nhân vật tự sự

Nhìn chung, dù ở trạng thái này hay trạng thái khác nhưng đã là tác phẩm tự sự thì phải có nhân vật Sự tồn tại và hoạt động của nhân vật giữa hệ thống biến cố của cốt truyện là đặc trưng cơ bản thứ hai của thể loại tự sự, từ

tự sự dân gian đến đến tự sự hiện đại

Trang 21

1.2.2.3 Ngôn ngữ

Cốt truyện là đặc trưng cơ bản đầu tiên của tự sự nhưng cốt truyện cũng

có cả trong tác phẩm kịch Còn nhân vật có mặt ở cả ba loại thể: tự sự, trữ tình

và kịch Vậy đã là tự sự thì phải có cốt truyện, có nhân vật Nhưng cũng có khi

có cốt truyện, có nhân vật mà không phải là tự sự (thể loại kịch) Toàn bộ cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng nghệ thuật được dệt nên qua lời kể đó Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành ngôn ngữ trong tác phẩm, mặt khác lại là phương tiện biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự

đánh giá của tác giả đối với cuộc sống thực tế Chính vì vậy, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự

Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự có cấu trúc, thành phần khác hẳn ngôn ngữ kịch và trữ tình Ngôn ngữ tự sự luôn hướng người đọc ra thế giới đối tượng trong khi ngôn ngữ trữ tình hay lời thoại của kịch hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định của người nói Ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm tự

sự có thể là lời kể của tác giả để tạo ra sự tự do tối đa cho người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật; hoặc có thể là lời kể của nhân vật trong tác phẩm (người

kể chuyện trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao là ông giáo – một nhân

vật trong truyện) để tạo ra sự khách quan thuyết phục người đọc

Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ chủ yếu là lời trần thuật gián tiếp (đặc biệt trong các tác phẩm cổ điển) chỉ thuật lại, kể lại mà không bình luận, đánh giá Nhưng theo tiến trình phát triển của văn học, lời trần thuật đã bắt đầu thay

đổi Vì vậy trong một số tác phẩm tự sự đã xuất hiện lời trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo việc trần thuật là nhận xét, đánh giá, biểu thị thái độ

đồng tình hay phê phán

Ta có thể khẳng định đã là tự sự thì phải có ngôn ngữ người kể chuyện Trên cái nền ngôn ngữ đó dệt nên hình tượng của tác phẩm tự sự, đồng thời cũng là nơi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cá tính, phong cách của nhà văn Đó là

đặc trưng cơ bản thứ ba của loại hình tự sự

Trang 22

Như vậy với ba đặc trưng cơ bản nêu trên đã làm cho tự sự có một diện mạo riêng so với các thể loại khác Căn cứ vào tiến trình lịch sử, ta thấy tự sự gồm: tự sự dân gian, tự sự trung đại và tự sự hiện đại Trong tự sự dân gian gồm hai thể loại nhỏ là sử thi và truyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn)

Mặc dù các thể đều mang ba đặc trưng cơ bản của loại tự sự nhưng mỗi thể có cách nói riêng để biểu đạt nội dung riêng làm nên đặc trưng của thể đó Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không đi vào cụ thể từng đặc trưng của từng thể loại nhỏ của loại thể tự sự mà chỉ nghiên cứu kĩ về một tiểu thể loại của tự sự dân gian: sử thi

1.3 Cơ sở tâm lí học và lý luận dạy học hiện đại

1.3.1 Cơ sở tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học nhân cách

Học sinh ở tuổi 14 đến 18 đã phát triển mạnh mẽ về thể lực, trí tuệ và tình cảm Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng tạo điều kiện cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp trong quá trình học tập Các em có cảm nhận rất rõ rệt về cái đẹp thông qua hoạt động tư duy, tưởng tượng Mặt khác qua quá trình học tập ở bậc trung học cơ sở và qua quá trình sống, việc sử dụng ngôn ngữ của các em rất tiến bộ Các em có khả năng

tự đánh giá bản thân và phân tích các tính cách văn học bằng ngôn từ riêng của mình Đặc biệt trong sự đánh giá đó có cả sự tác động của xã hội, của môi trường sống Vì vậy các em có thể đưa ra những nhận xét có tính chất độc lập khi lĩnh hội văn bản văn học ở những mức độ nông sâu khác nhau

ở lứa tuổi này học sinh có nhu cầu tự khẳng định rất cao Các em muốn tìm hiểu thế giới khách quan, những vấn đề của cuộc sống bằng chính những khả năng và kinh nghiệm còn ít ỏi của mình Từ đó rèn cho các em năng lực tự học, tự cảm thụ cái đẹp Các em còn có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những

đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão

Trang 23

của mình Từ đó các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng Sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai Vì vậy các em có những nhu cầu khát khao được vươn tới những lí tưởng cao cả, những khuôn mẫu chuẩn mực của xã hội

Bước vào lứa tuổi THPT, các em đã hoàn thiện dần về nhân cách Theo

Phạm Minh Hạc trong “Tạp chí nghiên cứu giáo dục” số 10/1986, “nhân cách

là phẩm chất và năng lực, là tài và đức được xây dựng và phát triển trên cơ sở một nền học vấn phổ thông” Các em không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành

vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách Từ đó nhân cách của các em càng ngày càng được hoàn thiện, bởi lẽ “nhân cách được hình thành và phát triển trong và qua hành động” (Lênin) Chính vì vậy các em có khả năng lĩnh hội tác phẩm văn chương như một hoạt động để phát triển và hoàn thiện nhân cách, để sống tốt hơn, đẹp hơn

Do đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này như vậy mà phương pháp đọc hiểu

được áp dụng để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

1.3.2 Cơ sở lí luận dạy học hiện đại

Lí luận dạy học hiện đại đã đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết đối với việc đổi mới phương pháp dạy học Đavưđốp đã từng nói: “Các hoạt động của thầy và trò là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” Nhưng giờ đây vai trò làm chủ của giáo viên trong một tiết học phải trả lại cho học sinh Học sinh phải là người tự hoạt động, tự lĩnh hội để chiếm lĩnh tác phẩm Còn giáo viên chỉ là người chỉ đường, mở lối cho học sinh đi vào tác phẩm, là người định hướng, chỉ đạo để học sinh tự làm việc Điều đó có nghĩa là lí luận dạy học hiện đại nhấn mạnh vai trò trung tâm của học sinh trong hoạt động dạy và học

Trang 24

Để sáng tạo văn chương, người nghệ sĩ phải hội tụ đầy đủ cả hai mặt: năng khiếu bẩm sinh và tài năng đích thực Thực tế cuộc sống được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả để tạo nên tác phẩm Chính vì thế quá trình sáng tạo của nhà văn được khép kín trong chu kỳ: cuộc sống <=> nhà văn <=> tác phẩm <=> độc giả Do vậy để hiểu tác phẩm, học sinh phải là bạn đọc để lấp đầy những khoảng trống của tác phẩm

Nhưng thời gian học trên lớp còn hạn hẹp nên học sinh chủ yếu phải tự tìm hiểu, tự khám phá Học trên lớp chỉ là điều kiện cần còn tự học mới là

điều kiện đủ để giúp học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm, làm chủ kiến thức Nhưng các em cần phải có kinh nghiệm, có phương pháp khi tự học để biết mình cần học kỹ vấn đề nào, học ra sao, học bằng cách nào? Khi các em biết cách tự học, lại được sự chỉ dẫn của giáo viên trên lớp, các em sẽ tìm được hứng thú học tập Từ đó sự sáng tạo của các em được phát huy và việc học tập của các em cũng đạt kết quả cao hơn Như vậy vấn đề tự học của học sinh cần

được nhấn mạnh, quan tâm trong việc đổi mới phương pháp dạy và học

Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một thể loại nhất định

đòi hỏi một phương pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phù hợp với nó Nhưng trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên chưa phân biệt được tác phẩm về phương diện thể loại nên xảy ra hiện tượng đánh đồng các thể loại với nhau

Trang 25

Sử thi là một thể loại văn học tự sự ra đời từ rất sớm, khi nhà nước chưa hình thành (gọi là sử thi cổ sơ: sử thi Tây Nguyên) hoặc khi nhà nước vừa mới xuất hiện (gọi là sử thi cổ đại hay sử thi cổ điển: sử thi ấn Độ) Tính đến nay

nó đã cách chúng ta một khoảng thời gian rất xa Sử thi có khối lượng đồ sộ kể

về những sự kiện trong buổi bình minh của lịch sử nên rất khó và đòi hỏi sự

đầu tư thời gian rất nhiều mới có thể hiểu được Hơn nữa sử thi xuất hiện từ những mảnh đất xa xôi (Tây Nguyên, ấn Độ, Hy Lạp…) nên nó có phần xa lạ

đối với thế hệ trẻ ngày nay

Hiện nay việc dạy học các trích đoạn sử thi ở một số trường phổ thông chưa thoát khỏi tình trạng võ đoán, mò mẫm hoặc rập khuôn công thức, máy móc theo một số tài liệu tham khảo

Vì vậy trong việc giảng dạy và học các trích đoạn sử thi có tình trang giáo viên ngại dạy, học sinh ngại học hoặc dạy và học không đúng theo đặc trưng thể loại, có sự nhầm lẫn giữa việc dạy sử thi với một số các thể loại tự sự khác Do đó chất lượng giờ học các trích đoạn sử thi không cao, tâm lí người học và người dạy không thoải mái, học sinh không có hứng thú khi học…

Để khắc phục tình trạng đó, yêu cầu đặt ra là người dạy phải có một phương pháp dạy học trích đoạn sử thi theo đúng đặc trưng thể loại Đọc hiểu

sẽ là phương pháp, cách thức giúp học sinh chiếm lĩnh trích đoạn sử thi một cách chủ động và hiểu sâu về văn bản theo đúng bản chất thể loại của nó

Trang 26

Chương 2

Đặc trưng cơ bản của sử thi và phương pháp đọc hiểu

trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại

1 Đặc trưng của sử thi

Sử thi là thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử

Là một thể loại của tự sự, sử thi cũng có những đặc trưng cơ bản của tự

sự nhưng khác ở mức độ thể hiện

1.1 Cốt truyện

Cốt truyện sử thi là những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa toàn dân, biểu hiện ý thức cộng đồng, được sắp xếp theo trình tự thời gian trong tác phẩm

Trong sử thi, cốt truyện có một vai trò đặc biệt quan trọng chi phối toàn

bộ sức hấp dẫn của tác phẩm Tất cả các biến cố, sự kiện đều được người đọc, người nghe ghi nhớ và truyền tụng

Một đặc điểm nổi bật trong đặc trưng cốt truyện của sử thi là các biến

cố sự kiện luôn luôn được sắp xếp theo tuyến tính thời gian, tức là theo trình

tự trước sau Trong sử thi sẽ không có kiểu kết cấu vòng tròn như truyện hiện

đại (“Chí Phèo”: cốt truyện được kể từ hiện tại -> quá khứ -> hiện tại) ở sử

thi, các biến cố, xung đột thường nối tiếp nhau và đều tập trung để thể hiện một nội dung nhất định Do đó nó thường khơi gợi trí tò mò và sức cuốn hút người nghe

Nội dung cốt truyện chủ yếu của sử thi là các sự kiện có ý nghĩa toàn dân Đó là chiến tranh cách mạng, là sự thay đổi, thử thách, tồn vong của đất

Trang 27

nước Chúng ta có thể thấy rất rõ đề tài này trong sử thi “Đăm Săn” (Tây Nguyên Việt Nam), sử thi “Ra-ma-ya-na ” (ấn Độ), sử thi “I-li-at” và “Ô-đi-

xê ” (Hi Lạp)… Vì vậy đặc trưng chủ yếu của sử thi là biểu hiện ý thức cộng

đồng của nhân dân, của dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình Các sự kiện đó đòi hỏi các thành viên dân tộc một quan điểm nhất trí, đòi hỏi mọi người đối xử với nhau như anh em Những sự kiện ấy có qui mô rộng lớn, gồm toàn bộ đời sống nhân dân từ sinh hoạt, đạo đức, phong tục đến tín ngưỡng văn hoá…Mọi phương diện của đời sống nhân dân từ lớn đến nhỏ đều được thể hiện cùng với các sự kiện được miêu tả

Trong sử thi “Đăm Săn”, ta có thể thấy cách trang phục của người phụ

nữ, phong tục cưới xin, tiếp khách, tài sản quí giá (đồ đạc, gia súc), những hiềm khích trong cuộc sống, các phương diện của đời sống bộ tộc, xã hội, cá nhân, huyết thống, nam nữ, vợ chồng…Đó là bức tranh toàn cảnh của đời sống của một thời đại được tái hiện trọn vẹn, chi tiết

Trong tổng thể các nội dung đó, chiến tranh được coi là đề tài trung tâm của sử thi: “Sự miêu tả sinh động nhất, thích hợp nhất với loại sử thi là tình trạng một cuộc chiến tranh thực tế như tình trạng trong “Ra-ma-ya-na”, “Ma-ha-bha-ra -ta”, trong “I-li-at” cũng như nhiều sử thi khác” (Hêghen) Tuy nhiên mức độ thể hiện trong mỗi bộ sử thi của mỗi đất nước là khác nhau Trong các bộ sử thi ấn Độ thì đó là chiến tranh tàn khốc, sát phạt nhau nhằm củng cố tư tưởng phi bạo lực Cuộc chiến tranh xảy ra giữa anh em dòng họ

Bha-ra-ta trong sử thi “Ma-ha-bha-ra-ta” chỉ kéo dài mười tám ngày nhưng

“hàng triệu xác chết chất thành núi, máu đổ thành sông, kết thúc trận chiến chỉ còn mười một người sống sót” Nhưng “nếu như chiến tranh tàn khốc trong sử thi ấn Độ nhằm củng cố tư tưởng phi bạo lực thì chiến tranh trong sử thi Ê - đê là nhằm mục đích hòa bình Suốt cả cuộc đời chinh chiến của các nhân vật anh hùng là nhằm đạt mục đích cao cả là chiến đấu vì hoà bình, no

Trang 28

ấm cho mọi người” (Phan Đăng Nhật) Cho nên trong các cuộc giao tranh chỉ sát hạ thủ lĩnh còn tôi tớ dân làng được bảo toàn và được thủ lĩnh chiến thắng

đem theo trở về buôn làng mình để sinh sống và xây dựng cộng đồng ngày càng lớn mạnh Điều đó xuất phát từ “tâm lí chuộng hoà bình của một dân tộc giàu lòng nhân ái và tính lạc quan”

Cốt truyện sử thi thường xoay quanh hai loại xung đột: xung đột xã hội

và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên Xung đột xã hội thường diễn ra trong phạm vi quan hệ gia đình Vì vậy ta hiểu vì sao Ra-ma phải vào rừng để nhường lại ngôi báu cho Bha-ra-ta (con trai thứ phi Ka-kê-i,

em cùng cha khác mẹ với Ra-ma) Còn xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên chính là mong muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên của con người Chàng Đăm Săn trong sử thi cùng tên là hiện thân của tinh thần quả cảm dám bắt trời thay đổi ý định, dám chinh phục nữ thần Mặt Trời…ước vọng ngây thơ, ngông cuồng, liều lĩnh ấy đã làm cho

Đăm Săn thiệt mạng nhưng chàng vẫn sáng ngời trong lí tưởng bộ tộc giàu mạnh Vì vậy chàng được tái sinh thành tù trưởng mới với sức sống bất diệt

Nhìn chung cốt truyện trong sử thi mang tất cả những đặc trưng của tự sự

và đây cũng là một yếu tố quyết định để tạo nên giá trị và sức sống cho tác phẩm

Trang 29

nội tâm phong phú hay tính điển hình Nhưng trong sử thi, ngoài những nhân vật đơn thuần hoặc tốt hoặc xấu, hoặc tích cực hoặc tiêu cực còn có những nhân vật có đời sống nội tâm phong phú, tính cách điển hình hay một số nhân vật mang tính đa diện, phức tạp…Tuy nhiên số lượng nhân vật này ít hơn rất nhiều so với nhân vật của tự sự trung đại và hiện đại

Điểm nổi bật trong nhân vật sử thi là họ đều là những nhân vật anh hùng Họ là người đại diện cho sức mạnh hùng hậu của toàn thể nhân dân Vì vậy, điều cốt yếu là nhân vật sử thi (đặc biệt là nhân vật trung tâm) phải thể hiện tổng hợp, đầy đủ và hài hoà cho toàn bộ sức mạnh của nhân dân Nhân

vật A-sin trong sử thi “I-li-at” từ “đầu đến chân đều ngời lên một niềm vinh

quang chói lọi” vì chàng “không đại diện cho bản thân mà đại diện cho nhân dân, được miêu tả như là đại diện của nhân dân” (Bêlinxki)

Không chỉ đại diện cho sức mạnh của nhân dân, những anh hùng sử thi còn mang tầm cỡ dân tộc, vóc dáng dân tộc Cái đẹp của họ là vẻ đẹp dân tộc Cái giàu mạnh của họ là giàu mạnh của dân tộc Và cá tính của họ là cá tính

của dân tộc Trong sử thi “Đăm Săn”, chàng Đăm Săn được miêu tả: “Chân

chàng to bằng xà nhà, đùi to bằng ống bệ Chàng khoẻ như một con voi đực, hơi thở như sấm vang Nằm xuống thì gãy cả xà nhà, Đăm Săn hùng cường ngay trong lòng mẹ…” Dường như nhân vật là sự kết tinh của dân tộc, của đất nước, của cộng đồng

Mặc dù là những nhân vật anh hùng nhưng những anh hùng sử thi được phân thành hai loại cơ bản: Loại nhân vật anh hùng mang tầm cỡ dân tộc

Điều đó cũng có nghĩa là những hành động, việc làm của nhân vật đó đều liên quan đến những sự kiện của đất nước, mang tầm vóc, vận mệnh của quốc gia (Ra-ma, Uy-lit-xơ…) Và loại nhân vật anh hùng mang tầm cỡ của một bộ tộc trong phạm vi một vùng, miền (Đăm Săn, Đăm Di, Khinh Dú…) Sở dĩ có sự phân chia này là do các anh hùng xuất thân trong các nôi của điều kiện lịch sử xã hội khác nhau

Trang 30

Ngoài nhân vật anh hùng chiến trận, nhân vật sử thi còn có những anh hùng văn hoá (Uy-lit-xơ) và những anh hùng vừa là anh hùng văn hoá, vừa là anh hùng chiến trận (Đăm Săn) Tất cả những nhân vật đó đều có sức mạnh thể lực, vẻ đẹp thể chất, lòng dũng cảm và tài năng xuất chúng

Nhân vật trong sử thi hầu hết đều là con người nhưng đó là những con người khác thường Có thể là con người có nguồn gốc thần thánh (A-sin, Héc-

to, Uy-lit-xơ, Ra-ma, Xi-ta…) hoặc có thể là con người phi thường (Đăm Săn) Ngoài những nhân vật là con người, trong sử thi còn có những nhân vật là lực lượng siêu nhiên (Thần, Trời…) ở bên ngoài can thiệp vào công việc của con

người khi cần giải quyết tất cả những vần đề rắc rối (“Ô-đi-xê”: Sau khi

Uy-li-xơ hạ được thành Tơroa, chàng trở về quê hương Trong hành trình trở về ấy, chàng bị nữ thần Ca-líp-xô cầm giữ trên một hòn đảo Nhưng theo lệnh của Dớt, nữ thần buộc phải để Uy-lit-xơ rời đảo để chàng tiếp tục cuộc hành trình của mình)

Ngoài nhân vật là con người, sử thi còn có hệ thống những nhân vật là loài vật: loài quỷ Rắc-sa-xa, loài khỉ Va-na-ra, đại bàng Ja-tay-u…Dù là nhân vật nào thì các nhân vật sử thi đều có hành động kiên quyết Vì danh dự, Ra-

ma đã quyết định rời bỏ cung điện ngọc ngà châu báu vào rừng ẩn dật Chàng

Đăm Săn quyết tâm đi bất nữ thần Mặt Trời bất chấp lời khuyên can của Đăm Pac Quây: “Mặc kệ! Để tôi kiếm một lối đi Tôi sẽ đi tới chỗ tôi muốn Gặp hùm tôi sẽ giết hùm.”…

1.3 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong sử thi là ngôn ngữ trần thuật của người trần thuật trong

sự kết hợp với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật xoay quanh những vấn đề mà tác phẩm đặt ra

Đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ sử thi là lối trần thuật khoan thai, trầm tĩnh, tường tận mang sắc thái ngợi ca, phong cách cường điệu cao cả làm cho các nhân vật được hiện lên với tầm vóc anh hùng và tạo được không khí sử thi

Trang 31

hoành tráng Nói chung sử thi không bị câu thúc bởi cảm giác thời gian Người ta có thể nghe kể sử thi từ đêm này qua đêm khác, từ tháng này qua tháng khác ở bên bếp lửa của một làng bản, một khu vực, một quốc gia, thậm chí phủ tràn khắp châu lục Y Vang Mơ - lô Duôn Du- một nhà văn hoá người

Ê - đê đã từng nói về sử thi “Đăm Săn”: “Cả truyện Đăm Săn toả ra một cuộc

sống gần như cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, cao xa hơn Đó là điểm

chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm Săn, nghe mãi không thôi,

nghe kể liền ba bốn lần cũng không chán.”

Điều đặc biết chú ý trong sử thi là tồn tại song song cả hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật Hai loại ngôn ngữ này đan xen với nhau trong việc thể hiện nội dung sử thi và tính cách, đặc

điểm nhân vật Ngôn ngữ người trần thuật ngoài việc trần thuật những yếu tố liên quan đến nhân vật, đến nội dung sử thi còn ngầm thể hiện thái độ, sự

đánh giá của người kể chuyện đối với nhân vật hay một tình tiết, sự kiện nào

đó làm cho lời trần thuật trong sử thi gần với ngôn ngữ trần thuật hiện đại Ví như lời trần thuật sau khi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: “Làm sao mà có

được một tù trưởng đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan

đó, vây đâu phá nát đó như chàng?” Trong lời trần thuật đó là thái độ ngợi ca,

đề cao phẩm chất tài năng của chàng Đăm Săn

Bên cạnh ngôn ngữ của người trần thuật là ngôn ngữ của nhân vật So với các thể loại tự sự dân gian khác (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…) thì ngôn ngữ của nhân vật sử thi chiếm một số lượng hơn hẳn Sở dĩ có

sự khác nhau này là do có sự khác nhau về phương thức diễn xướng: sử thi ngoài việc dùng để kể còn dùng để diễn, trong khi các loại tự sự dân gian khác chủ yếu là để kể Các nhân vật sử thi liên tục đối thoại với nhau để đẩy xung

đột đến đỉnh điểm và giải quyết xung đột Qua lời đối thoại đó tính cách, phẩm chất của nhân vật hiện lên một cách rõ ràng, sinh động Ngôn ngữ nhân vật không chỉ là đối thoại mà còn có cả ngôn ngữ độc thoại Nó góp phần thể

Trang 32

hiện nhân vật đầy đủ hơn, toàn diện hơn Vì vậy khi Ra-ma đến đô thành thi-la gặp Xi-ta, trong lòng Ra-ma và Xi-ta đã dấy lên những tình cảm của buổi ban đầu gặp gỡ Xi-ta đã thốt lên: “Ôi! Hỡi đôi vai bằng ngọc bích, hỡi

Mi-đôi mắt như những cánh hoa sen, chàng là ai? Chàng đã chiếm lĩnh trái tim tôi

và làm cho tôi không còn biết thẹn thùng gì nữa” Còn với Ra-ma: “Cho dù tôi không được ôm nàng trong đôi cánh tay tôi thì có bao giờ tôi được một lần nữa nhìn lại, dù chỉ thoáng qua thôi cái khuôn mặt và đôi làn môi rực rỡ, chói chang kia chăng? Mắt, môi và những lọn tóc uốn cong bay lả tả trên vầng trán-mỗi một chi tiết, mỗi một nét trên khuôn mặt nàng dường như đều có sức tấn công và quật ngã tôi.” Chính ngôn ngữ độc thoại đó giúp nhân vật hiện lên không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm bên trong đầy phức tạp, phong phú, tinh tế , nhạy cảm

Trong các thể loại truyện dân gian, sử thi là thể loại sử dụng nhiều công thức cố định trong lời kể hơn cả Dấu hiệu bắt buộc của những công thức này

là tính “đa dụng” (tính lặp lại) của chúng ở hàng loạt sử thi Những công thức này giúp người kể chuyện dễ dàng xây dựng không khí sử thi Người ta phân biệt các loại công thức cố định trong sử thi gồm: công thức về những chiến công của người anh hùng, công thức kết thúc và công thức trần thuật

Công thức về chiến công của những người anh hùng: Trong sử thi nguồn cảm hứng chủ đạo là kì tích trong lao động, trong cuộc chiến đấu chế ngự kẻ thù bốn chân và chiến công trong chiến trận chống kẻ thù hai chân

Ra-ma trong sử thi “Ra-ma-ya-na” với những chiến công của mình, chàng là

nhân vật lý tưởng kiểu mẫu, là khuôn vàng thước ngọc của người ấn Độ cổ xưa, trước hết là của đẳng cấp vương công quí tộc

Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú…trong sử thi Tây Nguyên là hiện thân của ý chí và khát vọng của cộng đồng, của lý tưởng xã hội của cộng

đồng: chinh phục thiên nhiên, đánh đuổi kẻ thù bên ngoài, bảo vệ buôn làng,

Trang 33

xây dựng cuộc sống đông vui, yên ấm, no đủ, giàu mạnh, không còn thù đông giặc tây

Công thức kết thúc: nhân vật sử thi là hiện thân của lí tưởng cộng động nên kết thúc trong các bộ sử thi nhân vật thường chiến thắng Uy-li-xơ đã thoát khỏi hang của những gã khổng lồ một mắt Xi-clôp, vượt qua những tiếng hát du dương mê hồn say đắm lòng người của những nàng tiên các Xi-ren nguy hiểm, cùng con trai trừng trị bọn cầu hôn, chiến thắng được sự thử thách của vợ…để xây dựng một cuộc sống hoà bình, văn minh, hạnh phúc

Chàng Ra-ma đã vượt qua khổ ải của mười bốn năm lưu đầy trong rừng

để trở thành một minh quân hạnh phúc bên nàng Xi-ta xinh đẹp, tiết hạnh và thuỷ chung

Tuy nhiên cũng có trường hợp kết thúc sử thi là sự thất bại (Đăm Săn

đã “chết trong rừng ma, trong rừng bùn, trong rừng bà Sun Y Rit, trong rừng U Minh đen như mực”) Nhưng sự thất bại đó chỉ là tạm thời để đặt nền móng cho sự chiến thắng tiếp theo Chính vì vậy hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến nàng có mang và sinh ra một đứa con trai Đó là Đăm Săn cháu, lớn lên lại đi tiếp con đường của người cậu anh hùng

Công thức trần thuật: Loại công thúc này đa dạng hơn công thức về những chiến công của người anh hùng và công thức kết thúc Đó là công thức

về thời gian, công thức miêu tả đặc điểm nhân vật, công thức miêu tả hoàn cảnh, tình huống và những trở ngại khó khăn, những chiến công của các nhân vật…Ví như công thức miêu tả ngoại hình của các anh hùng Đó là những nhân vật có ngoại hình đẹp, là sự kết tinh vẻ đẹp cộng đồng qua một số nét miêu tả rất điển hình: Ra-ma có “đôi mắt sáng như mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất”, “đôi vai bằng ngọc bích”, “đôi mắt như những cánh

hoa sen” (Ra-ma-ya-na); chàng Uy-lit-xơ khi từ phòng tắm bước ra “trông người đẹp như một vị thần” (Ô-đi-xê); Đăm Săn là một tù trưởng “đầu đội

Trang 34

khăn nhiễu, vai mang nải hoa”, “đôi mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa

tre” (Đăm Săn)…

Hay một công thức miêu tả dễ thấy là: để có được người đẹp, các anh hùng đều phải trải qua thử thách là thử tài bắn cung Chàng Ra-ma nhấc được cây cung của thần Xi-va và giương cung bắn theo lời thách kén rể của vua Ja-na-ka nên đã có được công chúa Xi-ta Đó là mũi tên “xiên thẳng không chỉ qua thân của bảy cây mà còn qua bảy cõi, bảy biển và qua tất cả những vật gì

trong số bảy, rồi mũi tên lại cẩn thận trở về nơi xuất phát” (Ra-ma-ya-na);

chàng Ac-giu-na đã giương cung bắn được mũi tên xuyên qua bánh xe đang

quay, trúng mắt con cá vàng và được lấy công chúa Đrô-pa-đi

(Ma-ha-bha-ra-ta); hay Uy-lit-xơ đã vượt qua thử thách chọn chồng của Pê-nê-lôp: giương

được cung và “bắn một phát xuyên qua mười hai cái vòng rìu” (Ô-đi-xê)…

Những công thức này trở thành sáo ngữ, được lặp đi lặp lại hầu như không đổi trong nhiều bộ sử thi Chính điều này tạo nên nét riêng biệt trong các bộ sử thi so với các thể loại tự sự khác

Trên đây là những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi Qua những đặc trưng đó ta thấy được những nét độc đáo, riêng biệt của thể loại tự sự này Đây

sẽ là cơ sở, là nền tảng để chúng ta có phương pháp tiếp cận khám phá trích

đoạn sử thi một cách dễ dàng hơn, thấu đáo hơn

2 Phương pháp đọc hiểu trích đoạn sử thi theo đặc trưng thể loại

Loại thể tự sự trong chương trình SGK Ngữ văn ở bậc THPT hiện nay ngoài những bài được đưa vào dạy chính thức còn có những bài đọc thêm

Điều đáng lưu ý là các bài đọc thêm này cũng phải được sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp thay việc học sinh tự học như trước đây Về khuôn khổ và mức độ có những bài cần dạy trọn vẹn (đa số truyện cổ dân gian, truyện ngắn

hiện đại) nhưng cũng có những bài dạy theo lối trích giảng (“Truyện Kiều”,

các bộ sử thi, các bộ tiểu thuyết…) Những bài dạy theo lối trích giảng này tuy

Trang 35

chỉ là một đoạn trích, một phần trong tác phẩm nhưng đó là những phần khá trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức

Các trích đoạn sử thi được trích giảng trong SGK Ngữ văn 10 cũng là một tác phẩm hoàn thiện Ngoài những đặc trưng chung của một tác phẩm nghệ thuật tự sự, các trích đoạn còn mang những đặc trưng bản chất của thể loại sử thi Vì vậy cần có phương pháp giảng dạy cho phù hợp Trong phạm vi

đề tài này người viết đưa ra cách thức đọc hiểu trích đoạn sử thi

2.1 Đọc hiểu cốt truyện

2.1.1 Mục đích của đọc hiểu cốt truyện

Cốt truyện của văn học dân gian nói chung và sử thi nói riêng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Các biến cố, sự kiện là trục cơ bản để người đọc, người nghe có thể nhớ và kể lại Chúng ta nhớ đến Đăm Săn là nhớ đến những việc làm anh dũng, phi thường của chàng; chúng ta nhớ đến Ra - ma là nhớ đến những sự kiện xảy ra trong cuộc đời chàng hoàng tử này

Hơn nữa, một bộ sử thi có dung lượng rất dài, những nhà biên soạn SGK chỉ chọn giảng một số trích đoạn Đoạn trích đó phải có một nội dung trọn vẹn

và tiêu biểu cho nội dung, tư tưởng của bộ sử thi Do đó, một trích đoạn sử thi

được coi là một “tác phẩm nhỏ” trong toàn bộ hệ thống bộ sử thi

Vì vậy nắm được cốt truyện trích đoạn sử thi là nắm được chìa khoá để

mở ra cánh cửa bước vào thế giới sử thi của trích đoạn nói riêng và toàn bộ sử thi nói chung

2.1.2 Phương pháp đọc hiểu cốt truyện

 Bước 1: Xác định vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm sử thi

Điều này có nghĩa là: Giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu được đoạn trích đó nằm trong phần nào của tác phẩm, trước và sau đoạn trích là gì?

Trang 36

Sở dĩ chúng ta phải xác định điều này bởi trong một bộ sử thi các biến

cố, sự kiện luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự kiện này là kết quả của sự kiện trước nhưng lại là tiền đề cho sự kiện tiếp theo Vì vậy phải nắm được vị trí của trích đoạn sử thi đó

Ví dụ: Khi giảng dạy đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, có thể nêu

câu hỏi để học sinh trả lời:

CH: Hãy xác định vị trí của đoạn trích?

Đoạn trích nằm sau sự kiện Đăm Săn bị Mtao Mxây cướp vợ Lừa lúc

Đăm Săn cùng các nô lệ ra sông bắt cá, Mtao Mxây đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt vợ của Đăm Săn là Hơ Nhị về làm vợ Đăm Săm bị mất vợ nên đã đến nhà Mtao Mxây đánh trả để cứu vợ về

Hay đoạn trích “Ra - ma buộc tội” là chương liên quan đến tình tiết áp

chót trong câu chuyện về người anh hùng diệt yêu quỉ, giải thoát người vợ bị bắt cóc Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng chương này khi đặt nó trong quan hệ với toàn tác phẩm, nhất là chương trước và sau nó

Vì vậy có thể đưa ta câu hỏi: “Nêu vị trí của đoạn trích trong mối tương

quan với đoạn trước và sau nó?”

Đoạn trích thuộc chương 79 của bộ sử thi Trước đó, chương 78, Ra- ma

tỏ ra bối rối trong việc gặp lại vợ Chàng lần nữa trì hoãn cuộc gặp gỡ này Trong khi đó, Xi - ta sung sướng, nôn nóng tới gặp chồng đến mức không nghĩ

đến trang sức, trang điểm…

Chương 79 là lúc Ra - ma và Xi - ta gặp lại nhau Nhưng Ra - ma nghi ngờ danh tiết của Xi - ta ý thức danh dự buộc chàng phải nói lời ruồng bỏ tàn nhẫn với Xi - ta Vì vậy Xi - ta phải “nạp mình cho lửa” để minh oan

Đến chương 80, thần lửa A - nhi xác nhận phẩm hạnh Xi - ta, đã đem nàng trả lại cho Ra - ma Bấy giờ Ra - ma mới vui mừng đón nhận Xi - ta

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w