1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930 1945 trong nhà trường THPT (qua hai đứa trẻ và chí phèo)

65 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 527,37 KB

Nội dung

1971 viết : “Mục đích, ý nghĩa của môn giảng văn trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ đầy đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn

Trang 1

LờI cảm ơn

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới Th.S

Vũ Ngọc Doanh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn, khoa Ngữ Văn, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu

Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Vũ Thị Hạnh

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo (đặc biệt là thầy Vũ Ngọc Doanh) Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Vũ Thị Hạnh

Trang 3

mục lục

lời cảm ơn 1

Lời cam đoan 2

A Phần mở đầu 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

B phần nội dung 9

CHƯƠNG 1: Những vấn đề chung 9

1.1 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học 9

1.1.1 Phương thức sáng tạo của nhà văn 9

1.1.2 Cơ chế hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học 10

1.1.3 Những khó khăn về khoảng cách khi tiếp nhận tác phẩm văn học 12 1.2 Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học 14

1.2.1 Vấn đề thể loại 14

1.2.2 Thể loại tự sự 17

1.3 Đọc hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học 18

1.3.1 Quan niệm về đọc hiểu 18

1.3.2 Đọc hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học 19

CHƯƠNG 2: Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn

1930-1945 Trong trường trung học phổ thông 21

2.1 Đặc trưng thể loại tự sự hiện đại 21

2.1.1 Cốt truyện 21

2.1.2 Nhân vật 23

Trang 4

2.1.3 Ngôn ngữ 25

2.2 Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 27

2.2.1 Khái quát về đọc hiểu 27

2.2.2 Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945 28

CHƯƠNG 3 thiết kế giáo án thực nghiệm 40

3.1 Cơ sở thiết kế giáo án 40

3.2 Giáo án thực nghiệm 40

c Phần kết luận 64

Tài liệu tham khảo 65

Danh mục những từ viết tắt

Gv: Giáo viên Hs: Học sinh Sgk: Sách giáo khoa

Trang 5

A Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Văn học là một trong bẩy hình thức nghệ thuật Nếu con người biết đến

âm nhạc bằng âm thanh nhịp điệu, hội họa bằng đường nét màu sắc, điêu khắc bằng hình khối…Thì văn học là tổng hợp của các loại hình nghệ thuật trên

Đặc điểm cơ bản của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ

Vấn đề giảng dạy môn Văn có vị trí quan trọng trong nhà trường phổ

thông Theo GS Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” NXBGD 1971 viết : “Mục đích, ý nghĩa của môn giảng văn trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ đầy đủ nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm từ đó mà giáo dục cho các em về nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, đạo

đức, thẩm mỹ, về cả tư duy và ngôn ngữ nữa Đọc, phân tích, giảng giải tác phẩm là nhằm vào mục đích đó: làm cho học sinh cảm và hiểu” Để thực hiện

được điều đó với người giáo viên hoàn toàn không phải việc dễ dàng Đặc biệt, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay_ thời kì bùng nổ thông tin và công nghệ đã

ảnh hưởng lớn đến việc giảng dạy môn văn Do đó cần có phương pháp phù hợp và đúng đắn để việc dạy văn đạt mục đích và hiệu quả

Có nhiều phương pháp dạy văn nhưng hiện nay các phương pháp truyền thống đã bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế Theo Phúc Nguyên trong báo Văn

nghệ số 36 ( 9/9/2006 ) thực trạng việc dạy học văn hiện nay: “Theo một lối mòn quá cũ: giáo viên chỉ làm nhiệm vụ “rót kiến thức vào bình chứa học sinh” mà không cần biết các em có “tiêu hóa” được kiến thức đó không, còn học sinh thì tiếp thu kiến thức một cách thụ động để rồi trả bài cho thầy nguyên si như thế và làm theo những ý tưởng của thầy học theo những bài mẫu

có sẵn Cách dạy học theo kiểu này đã thủ tiêu vai trò chủ động sáng tạo của

Trang 6

học sinh trong học văn không khơi dậy được những tiềm năng văn học của học sinh” Cơ chế dạy học của các phương pháp này là: Giáo viên là nhân vật

trung tâm, giáo viên là người truyền thụ kiến thức, học sinh tiếp thu, tiếp xúc tri thức văn thông qua lăng kính chủ quan của giáo viên, phụ thuộc hoàn toàn vào người giáo viên Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn là việc

làm quan trọng cần giải quyết để đảm bảo yêu cầu “học sinh phải là chủ thể sáng tạo trong việc học văn”

Đọc hiểu tác phẩm văn học theo loại thể là kiểu dạy học mới có thể khắc phục hạn chế đó Cơ chế kiểu dạy học này vận hành theo nguyên tắc: Tác phẩm văn học là đối tượng chiếm lĩnh của cả giáo viên và học sinh, trong

đó giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm

Mặt khác, trong tương quan giữa các thể loại văn học: trữ tình, kịch, tự

sự, thể loại tự sự chiếm khối lượng kiến thức lớn trong chương trình giáo dục phổ thông

Tự sự là khái niệm rộng, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tác giả chỉ tập trung tìm hiểu về tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945 Do vậy, tôi chọn

đề tài nghiên cứu trong khóa luận là: “Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai

đoạn 1930-1945 trong nhà trường trung học phổ thông” Trong đó, tác giả

tập trung tìm hiểu 2 tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chí Phèo” (Nam Cao)

Qua đề tài, bản thân người viết muốn có dịp nâng cao kiến thức tự rèn luyện năng lực sư phạm của người giáo viên dạy văn tương lai Đồng thời, muốn góp một phần tìm tòi, sáng tạo vào con đường đổi mới phương pháp dạy học văn

2 Lịch sử vấn đề

Từ cổ đại khi xuất hiện chữ viết đã có hình thức đọc để hiểu Hiện nay viết về vấn đề đọc hiểu chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh nhưng

Trang 7

Trên thế giới, A Nhicônxki (Nga) trong “Phương pháp dạy tác phẩm trong nhà trường phổ thông” đã chú ý đến hoạt động đọc, đặc biệt là đọc diễn

cảm

I A Rez trong “phương pháp luận dạy văn học” đã trình bày một cách

có hệ thống các phương pháp, biện pháp dạy học Trong đó, tác giả cũng chú ý

đến đọc sáng tạo và coi đây là phương pháp đặc biệt, đặc thù nhằm phát triển cảm thụ nghệ thuật, hình thành những thể nghiệm nghệ thuật: Giáo viên đọc diễn cảm, giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm, giáo viên đọc diễn cảm và giảng bình

Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu sau:

GS Nguyễn Thanh Hùng có một số bài viết tiêu biểu sau:

Trong cuốn “ Văn học và nhân cách” NXBVH 1994 : Tác giả có bài viết về mối liên hệ giữa liên tưởng và tưởng tượng với đọc văn “sự phát triển của quá trình đọc được vận động trong hoạt động liên tưởng, tưởng tượng và giải thích nghệ thuật”

Trong bài viết “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc”,

tác giả cũng chỉ ra việc đọc hiểu sẽ góp phần hình thành củng cố và phát triển năng lực nắm vững và sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo Từ bình diện văn hóa ấy bài viết cũng xác định: Đọc là một năng lực văn hóa có ý nghĩa cơ bản với việc phát triển nhân cách

Trong chuyên đề “Đọc và tiếp nhận văn chương”, tác giả đã trả đọc về

vị trí xứng đáng của nó và khẳng định: Tiếp nhận văn học là một quá trình vì

nó chỉ thực sự diễn ra một hoạt động duy nhất là đọc văn

GS Trần Đình Sử trong cuốn “Đọc văn học văn” quan niệm rõ ràng về

đọc hiểu văn và xem đây là việc đầu tiên không thể thiếu trong quá trình học văn

Trong bài viết trên báo Văn Nghệ (14/02/1998) “ Môn văn thực trạng và giải pháp” tác giả nhấn mạnh đến một trong ba mục tiêu của việc dạy học văn,

Trang 8

rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn bản đặc biệt là các văn bản nghệ thuật là tạo cho học sinh khả năng biết đọc văn một cách có văn hóa, có phương pháp, không suy diễn, tùy tiện

GS Phan Trọng Luận trong chuyên luận “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học” phân tích tầm quan trọng của hoạt động đọc: Đọc từ chữ đầu đến chữ

cuối, đọc để âm vang, đọc để tri giác cảm giác được bằng mắt, tai tất cả những hình ảnh, chi tiết, từ ngữ Quá trình đọc ở đây là quá trình tiếp cận văn học, từng bước thâm nhập vào nội dung, ý nghĩa tác phẩm

Như vậy, tất cả các nhà nghiên cứu trong các bài viết của mình đều cho rằng đọc là hoạt động đầu tiên của tiếp nhận văn chương Dựa vào thành quả nghiên cứu trên, trong khóa luận này chúng tôi tiến hành tổ chức các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Với khuôn khổ phạm vi đề tài, trong khóa luận chúng tôi tập trung tìm hiểu các vấn đề lí luận về đọc hiểu tác phẩm vận dụng vào thể loại tự sự hiện

đại Từ đó, tổ chức các bước đọc hiểu một số tác phẩm tiêu biểu trong tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong khóa luận chúng tôi tập trung tìm hiểu các vấn đề sau:

- Tập hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

- Vận dụng các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945

- Thiết kế giáo án thực nghiệm

+ Hai đứa trẻ ( Thạch Lam )

+ Chí Phèo ( Nam Cao )

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 9

Về thực chất, tiếp nhận văn học là cuộc giao tiếp giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả tâm hồn và trí tuệ, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo Người đọc vừa nhập thân để thể nghiệm nội dung tác phẩm vừa phải phân thân duy trì khoảng cách thẩm

mỹ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, để thưởng thức tài nghệ hoặc nhận ra

điều bất cập hay cắt nghĩa khác với tác giả

Mỗi tác phẩm được sáng tạo bởi một phương thức nhất định, phương thức ấy quy định cách thức tiếp nhận tác phẩm Mục đích cuối cùng của dạy học tác phẩm văn học là: Giúp cho người học hiểu, cảm tác phẩm từ đó góp phần làm giàu hiểu biết và hoàn thiện nhân cách Muốn vậy cần hiểu tác phẩm

đó làm ra bằng cách nào?

1.1.1 Phương thức sáng tạo của nhà văn

Bốn thành tố tạo nên chu kỳ quá trình sáng tác và thưởng thức văn học: thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc Trong đó, nhà văn với tư cách chủ thể sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất Hoạt động của nhà văn bắt đầu bằng sự

Trang 10

quan sát: quan sát đối tượng thẩm mỹ khách quan trong thời đại và quan sát nhu cầu thị hiếu của người đọc Mục đích hoạt động sáng tạo của nhà văn là biến đối tượng thẩm mỹ khách quan thành nhu cầu thẩm mỹ xã hội Quá trình biến đổi đó là quá trình sáng tác Nhưng trong quá trình sáng tác nhà văn đã lựa chọn phương thức nào để sáng tạo tác phẩm ?

Thể loại chính là phương thức nhà văn sáng tạo tác phẩm Theo cách phân chia thông thường tác phẩm văn học được chia thành 3 loại: Trữ tình, tự

sự, kịch

Nếu trong tác phẩm trữ tình nội dung tác phẩm là đời sống được phản

ánh thông qua tâm trạng cảm xúc của nhà văn; trong tác phẩm kịch, nhà văn nhận thức hiện thực khách quan thông qua các mâu thuẫn, xung đột; thì tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực cuộc sống bằng các hình ảnh khách quan

Về phương diện triết học, khách quan ở đây phải được hiểu là khách quan hai Khách quan một chính là đời sống Nhà văn nhận thức khách quan một phản ánh vào tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của mình trở thành khách quan hai chính là nội dung tác phẩm Như vậy, trong tác phẩm văn học

có nội dung khách quan và nội dung chủ quan Nói cách khác, khách quan

được phản ánh thông qua nhận thức, đánh giá của nhà văn Như vậy, quy trình sáng tác của nhà văn là: khách quan một → nhận thức → khái quát → đánh giá → biểu hiện → khách quan hai (tác phẩm tự sự)

Việc hiểu phương thức sáng tạo tác phẩm của nhà văn tạo điều kiện, tiền

đề cho việc tiếp nhận tác phẩm văn học đúng hướng, đúng bản chất và sâu sắc

Trang 11

mang tính trực cảm Văn bản tồn tại khách quan, là hệ thống ngôn ngữ được

tổ chức theo một kiểu, loại nào đó tùy thuộc vào chức năng nó phải thực hiện hoặc bị quy định bởi phương thức sáng tạo mà nhà văn lựa chọn Mục đích của đọc là hiểu văn bản Mỗi loại văn bản khác nhau có cách đọc khác nhau

Đọc tác phẩm tự sự khác đọc tác phẩm trữ tình và kịch

1.1.2.2 Hoạt động phân tích

những mặt riêng lẻ của tác phẩm nhằm mục đích phát hiện, khám phá tương quan giữ chúng để từ những hiểu biết riêng lẻ cụ thể đạt tới sự nhận thức chung sâu sắc hơn” ( Nguyễn Thanh Hùng ) Hoạt động phân tích không thể

tiến hành với tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm mà chỉ có thể tiến hành với một số yếu tố Điều này buộc sau khi phân chia đối tượng thành các phần nhỏ cần thực hiện thao tác lựa chọn Khi lựa chọn phải xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp Tiêu chí ấy được xác định bởi các căn cứ như : Chất lượng của cái

được lựa chọn, đặc trưng của mỗi thể loại…

1.1.2.3 Hoạt động cắt nghĩa

Hoạt động cắt nghĩa là sự giảng giải ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh tiến tới cắt nghĩa hình tượng, cao hơn là cắt nghĩa tác phẩm Cắt nghĩa văn học là quá trình phân tích và tổng hợp

Hoạt động cắt nghĩa tác phẩm văn học ngoài những hiểu biết khoa học, cần vận dụng hiểu biết xã hội, lịch sử và mỹ học để giải quyết vấn đề tác phẩm Xét đến cùng cắt nghĩa không chỉ là hoạt động nhận thức mà còn là hoạt động diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm và giãi bày trung thực mối quan hệ nhất định trong những hoàn cảnh và trạng thái xã hội lịch sử tinh thần

cụ thể

Mỗi tác phẩm văn chương chỉ có một văn bản Tất cả các phương pháp, các thao tác và các yếu tố được sử dụng để cắt nghĩa tác phẩm đều dựa vào căn cứ duy nhất là văn bản Điều này dẫn đến kết quả là mỗi người đọc sẽ cắt

Trang 12

nghĩa tác phẩm theo một cách khác nhau Đây là quy luật trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương

1.1.2.4 Hoạt động bình giá

Trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm hoạt động bình giá là hoạt động cuối cùng của quá trình tiếp nhận tác phẩm Toàn bộ việc bình giá được dựa trên các căn cứ của hoạt động đọc, phân tích, cắt nghĩa Như vậy, những nhận xét

đánh giá sẽ mang tính khách quan Nhưng khi nói đến khen, chê thì điều này không hoàn toàn khách quan nữa bởi sự khen chê ấy tùy thuộc vào thái độ, tình cảm và quan hệ của người đọc với nhà văn và tác phẩm Ngoài ra còn phải tính đến môi trường tâm lí xã hội và những yếu tố cộng hưởng được tạo nên bởi vị trí, uy tín của chính nhà văn

Tóm lại, tiếp nhận tác phẩm văn học bao gồm một hệ thống hoạt động

có quan hệ chặt chẽ với nhau: Đọc- tiếp nhận, phân tích, cắt nghĩa và bình giá Trình tự hệ thống này không thể đảo ngược Đọc là yêu cầu bắt buộc để tiếp cận tác phẩm văn học và định hướng cho sự phân tích Hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của nội dung phân tích Hoạt động bình giá mở rộng,

đi sâu hơn vào giá trị tác phẩm bằng sự phong phú và đầy cá tính của người tiếp nhận tác phẩm

Trên đây là cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn học Nhưng thực chất, khi học văn, đọc văn, người đọc còn gặp rất nhiều khó khăn cần được giải quyết

mà đặc biệt là khó khăn về khoảng cách

1.1.3 Những khó khăn về khoảng cách khi tiếp nhận tác phẩm văn học

Tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình Có nhiều con đường

để người đọc cảm thụ tác phẩm nhưng một con đường đặc trưng là đọc Đọc

để tiếp nhận tác phẩm văn chương tức là biến cái khách quan (tác phẩm) thành cái chủ quan của mình Khi đọc, người đọc gặp phải những khó khăn gọi là khoảng cách tiếp nhận Nhưng khoảng cách này không thể xóa bỏ mà

Trang 13

Trong mối quan hệ giữa bạn đọc với tác phẩm luôn tồn tại các khoảng cách:

- Khoảng cách ngôn ngữ: Mỗi thời đại, mỗi tác giả khác nhau có thói quen sử dụng ngôn ngữ khi xây dựng các hình tượng nghệ thuật khác nhau

Đây là nguyên nhân làm xuất hiện khó khăn khi tiếp nhận Nó bao gồm các khoảng cách sau:

+ Khoảng cách về vốn ngôn ngữ tác giả và vốn ngôn ngữ của người đọc + Khoảng cách về ngôn ngữ giữa các dân tộc: Điều này xảy ra đối với các tác phẩm dịch Khi dịch tác phẩm văn học nước ngoài sang tiếng Việt sẽ

có hạn chế bởi sự khác nhau về đặc trưng ngôn ngữ Do vậy, giữa bản dịch

và văn bản tác phẩm đã có khoảng cách, khi đến với người đọc khoảng cách

đó càng lớn hơn

+ Khoảng cách về ngôn ngữ giữa các thời đại: Mỗi thời đại khác nhau

có cách sử dụng ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…khác nhau như cách sử dụng ngôn ngữ ở văn học dân gian, ngôn ngữ văn học trung đại khác với ngôn ngữ văn học hiện đại

đại mà nó xuất hiện Ví dụ, tư tưởng chi phối trong văn học trung đại là trung quân ái quốc, trong văn học chủ nghĩa xã hội là lý tưởng xã hội chủ nghĩa Do vậy, khi tiếp nhận tác phẩm phải gắn với hoàn cảnh ra đời, phải tìm hiểu tác phẩm theo cả quan điểm đồng đại và lịch đại

Trang 14

- Khoảng cách về lịch sử bao gồm:

+ khoảng cách giữa lịch sử phản ánh trong tác phẩm với lịch sử thời đại tác phẩm ra đời Ví dụ tác phẩm “ Vợ Nhặt’’ (Kim Lân) ra đời năm 1954 nhưng nội dung lại nói về năm 1945

+ Khoảng cách giữa lịch sử ra đời tác phẩm với thời điểm người đọc tiếp nhận nó

Các khó khăn về khoảng cách trên có mối quan hệ tác động lẫn nhau Rút ngắn được khoảng cách này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách kia Vấn

đề đặt ra là biện pháp khắc phục các khoảng cách đó Trong khóa luận này, chúng tôi chọn con đường giải quyết khó khăn trên bằng cách đọc và tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại

1.2 Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1 Vấn đề thể loại

1.2.1.1 Khái niệm thể loại

Cùng với các khái niệm khác trong lí luận văn học, loại thể cũng là

“kết quả của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa thực tế cụ thể, sinh động của sáng tác văn học” (Trần Thanh Đạm)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thể loại văn học là: “Dạng thức của tác phẩm được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống”

Thực chất, thể loại là sự tổng hợp của hai khái niệm: thể và loại Đây

là hai khái niệm không bình đẳng với nhau: Loại là khái niệm tương đối rộng còn thể là khái niệm hẹp hơn Xét về quan hệ, khái niệm loại bao gồm khái niệm thể Về mặt số lượng, loại có số lượng hữu hạn, ít biến đổi còn thể có số lượng phong phú hơn và thường xuyên xuất hiện mới

Trang 15

Loại (loại hình) là phương thức nhà văn sử dụng để tạo nên hình tượng của tác phẩm Nói cách khác nó là phương thức mà nhà văn sử dụng

để chiếm lĩnh và tái hiện đời sống, biểu hiện tư tưởng, tình cảm Mỗi loại hình quy định một cách chiếm lĩnh khác nhau Loại là một phạm trù lí luận mang tính quy luật vì thế nó ổn định và trở thành tiêu chí quan trọng nhất để phân loại tác phẩm

Thể (thể tài) là phương thức tổ chức hình thức thiên về ngôn ngữ của tác phẩm Thể vừa ổn định vừa thường xuyên biến đổi

Loại thể là hệ thống chỉnh thể chỉ quy luật loại hình của tác phẩm Trong đó một nội dung nhất định tương ứng với một hình thức nhất định Trong một loại thể bao giờ cũng có sự quy định thống nhất về đề tài, chủ đề, cảm hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu lời văn…Sự thống nhất đó

được quy định bởi phương thức chiếm lĩnh đời sống Nó tương ứng với hoạt

động nhận thức của con người và tạo ra một kênh giao tiếp đối với bạn đọc Như vậy, nói đến thể loại là nói đến cách tổ chức tác phẩm văn học

Thể loại là một căn cứ để phân loại tác phẩm văn học nên nó phải có tính quy luật Tính quy luật thể loại thể hiện qua các phương diện sau :

- Thể loại là sự phối hợp giữa nội dung và hình thức để hình thành một chỉnh thể và bao giờ cũng được tiến hành theo một phương thức có tính quy luật Đó là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức Sự thống nhất đó tạo bởi hai căn cứ:

+ Phương thức chiếm lĩnh đời sống khách quan của người nghệ sĩ và quan

hệ thẩm mĩ của nhà văn với hiện thực

+ Khả năng tái hiện đời sống của mỗi loại văn là khác nhau

- Tên gọi thể loại bản thân nó đã chứa đựng chức năng phân loại văn học Vì nó chỉ rõ giới hạn mà người nghệ sĩ tiếp xúc với đời sống và hình thức

mà người nghệ sĩ sử dụng để giao tiếp với độc giả

Trang 16

- Thể loại chỉ một phương diện ổn định, bền vững trong cấu trúc một tác phẩm văn học

- Thể loại vừa tái sinh lại vừa đổi mới Sự đổi mới làm cho thể loại vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại, lại vừa in đậm dấu ấn phong cách nhà văn

Thể loại vừa mang tính quy luật vừa luôn luôn mới mẻ độc đáo Thể loại có mối quan hệ mật thiết với các phương diện khác của văn học Thông qua mối quan hệ này tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách khi tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1.3 Mối quan hệ tác động giữa các thể loại

Trong mỗi nền văn học, các loại văn thường không xuất hiện cùng một lúc Chẳng hạn ở phương Tây, tự sự xuất hiện trước trong khi đó ở phương Đông mà đặc biệt ở Trung Quốc trữ tình lại xuất hiện trước Do đó, tính độc lập giữa các thể loại cũng mang tính tương đối, từ cái này có sự chuyển tiếp đến cái kia

Trong quá trình phát triển văn học, các thể loại luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là tác động hỗ trợ, bổ sung chứ không hề loại trừ nhau

Đôi khi ranh giới giữa các thể loại có sự giao thoa, tiếp xúc, xuyên thấm vào nhau Người ta có thể tìm thấy các yếu tố trữ tình trong một tác phẩm tự sự (Truyện Kiều _Nguyễn Du ) hoặc yếu tố tự sự trong tác phẩm trữ tình ( thơ tuyên truyền của Tố Hữu )

Trang 17

1.2.1.4 Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học

Hoạt động tiếp nhận như là cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học, thuộc về khoa học giáo dục Vấn đề thể loại văn học thuộc phạm trù lí luận văn học, khoa học cơ bản của khoa văn học Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi loại văn đều mang trong mình một nội dung và hình thức đặc thù, nó quy định cách thức giao tiếp của bạn đọc đối với tác giả

Lý thuyết về thể loại được sử dụng như những công cụ quan trọng trong tiếp nhận tác phẩm văn học Thể loại là phương thức nhà văn làm ra tác phẩm Tiếp nhận tác phẩm ngoài việc biết tác phẩm nói cái gì (nội dung) còn cần biết tác phẩm làm ra bằng cách nào? Tức là người đọc phải đi lại con đường tác giả sáng tạo tác phẩm Mỗi loại văn quy định cách tiếp nhận khác nhau Chọn con đường tiếp nhận theo kiểu đọc hiểu tác phẩm theo các

đặc trưng thể loại tức: Người giáo viên chỉ đạo học sinh cắt nghĩa các khía cạnh của tác phẩm theo các đặc trưng thể loại Trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi tập trung vào thể loại tự sự Do đó, cần hiểu thế nào là thể loại

Dưới góc độ lí luận văn học: “Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản

ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”

GS Trần Thanh Đạm quan niệm: “Tự sự là thể loại văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan “như một cái gì tách biệt” “ở bên ngoài”

Trang 18

đối với tác giả thành câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người”

Từ các hướng nghiên cứu trên có thể kết luận: Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật…có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó

1.2.2.2 Cách phân chia thể loại tự sự

Có nhiều căn cứ phân chia các thể của tự sự:

- Xét theo tiến trình lịch sử có thể chia thành: Tự sự dân gian, tự sự trung

đại, tự sự hiện đại

- Xét theo dung lượng tác phẩm chia thành: Truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa

- Xét theo phương pháp sáng tác chia thành: Tự sự chủ nghĩa cổ điển, tự sự chủ nghĩa lãng mạn, tự sự chủ nghĩa hiện thực

Việc phân chia này giúp người đọc định hướng đúng khi tiếp nhận tác phẩm văn học

Thể loại tự sự có ba đặc trưng cơ bản là: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ tự sự

Trên cơ sở lí thuyết thể loại chúng tôi xác định đọc hiểu là con đường

đặc trưng để tiếp nhận tác phẩm văn học

1.3 Đọc hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học

1.3.1 Quan niệm về đọc hiểu

Đọc là hoạt động mang tính văn hóa phản ánh đời sống văn minh của con người, nó xuất hiện cùng quá trình tiến hóa của loài người

Theo Từ điển tiếng Việt 2005:

Đọc là “tiếp nhận nội dung của một tập kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu”

Trang 19

Hiểu là “nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ”

Đọc là hành động, hiểu là mục đích Đọc là hoạt động hướng về mục

đích nào đó, tức là khi đọc người đọc phải trả lời câu hỏi: Đọc để làm gì? Hiểu chính là câu trả lời cho câu hỏi đó Trong dạy học văn mục đích cuối cùng không chỉ để hiểu mà là để thực hiện nhiệm vụ môn học Đó là các nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức; Nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ và phát triển nhân cách; Nhiệm vụ rèn luyện phương pháp, năng lực tư duy và hình thành các kĩ năng cơ bản Thực hiện các nhiệm vụ này trong dạy học văn là hướng tới thực hiện mục đích giáo dục nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài Đặc biệt, trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin việc đọc hiểu văn chương cần hướng tới mục tiêu giáo dục của liên hiệp quốc: Tức là học để biết, để làm việc, để sống và chung sống với mọi người

Trước đây, người ta coi đọc là một thao tác, là một trong bốn kĩ năng của học văn (nghe, nói, đọc, viết) Trong nhà trường, đọc hiểu là yêu cầu

đầu tiên và quan trọng nhất để tiếp nhận tác phẩm văn học Chúng tôi quan niệm đọc hiểu không chỉ là một phương pháp mà chính là một kiểu dạy học tác phẩm văn chương Kiểu dạy học đó lấy đọc làm nền tảng tư tưởng đầu tiên để tiếp nhận tác phẩm văn học Trong khi dạy học theo kiểu đọc hiểu có thể sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác: phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng bình…Đây là các phương pháp phân tích ứng dụng trong dạy học theo kiểu đọc hiểu

1.3.2 Đọc hiểu là con đường đặc trưng tiếp nhận tác phẩm văn học

Có nhiều con đường để tiếp nhận tác phẩm văn học, đặc biệt trong thời đại ngày nay, người ta có thể tiếp nhận tác phẩm văn học bằng cách xem các bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học, có thể nghe

Trang 20

người khác đọc lại tác phẩm…Nhưng cách tiếp nhận đó có nhiều hạn chế vì không đúng bản chất của văn học, loại hình nghệ thuật ngôn từ Do đó, tiếp nhận tác phẩm cần phải cảm, hiểu từ chính đặc trưng ngôn ngữ của nó Có

thể khẳng định con đường tiếp nhận tác phẩm đặc thù là đọc

Sở dĩ khẳng định đọc hiểu là con đường đặc thù của việc dạy học tác phẩm văn chương là do chính đặc trưng của thông tin văn học quy định Thông tin nghệ thuật trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hệ thống ngôn

từ tạo thành cấu trúc văn bản tác phẩm Tác phẩm văn học thể hiện thành văn bản văn học Văn bản là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ mang tính phi vật thể Trong văn bản văn học bao giờ cũng có những khoảng trống bắt buộc người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng để lấp đầy khoảng trống đó

Đọc là hoạt động diễn ra ở tất cả các lĩnh vực: sinh hoạt, giao tiếp, các môn học, các ngành học…Với văn học, đọc là phương pháp không thể thay thế được Chỉ thông qua đọc mới tiếp cận được văn bản, từ đó tiếp nhận nội dung tác phẩm Do đó, trong dạy học văn, giáo viên phải dạy học sinh học

đọc để học văn, từ đó hình thành năng lực đọc, rèn luyện khả năng tự đọc, dần dần nâng cao thành văn hóa đọc cho học sinh

Hơn nữa khi đọc hiểu văn bản ngoài việc giúp học sinh tìm hiểu thế giới nghệ thuật, nhận thức về đời sống còn tạo ra sự đồng điệu, đồng sáng tạo giữa tác giả và bạn đọc, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa người đọc và nhà văn

Như vậy, đọc hiểu chính là con đường đặc thù để tiếp nhận tác phẩm văn học

Trang 21

CHƯƠNG 2: Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945 Trong trường trung học

phổ thông

2.1 Đặc trưng thể loại tự sự hiện đại

Thể loại tự sự có 3 đặc trưng cơ bản là: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ

tự sự Tự sự hiện đại cũng mang đầy đủ những đặc trưng đó nhưng có những

nét riêng được quy định bởi yếu tố lịch sử, thời đại, cá tính nhà văn

2.1.1 Cốt truyện

Cốt truyện là đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại tự sự

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Theo Từ điển tiếng Việt 2005 : “ Hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho

sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác

phẩm văn học loại tự sự”

Theo giáo trình lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên: cốt truyện

là “hệ thống các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách

hình thành và phát triển trong nhiều mối quan hệ qua lại của chúng nhằm

làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm”

Từ các định nghĩa trên có thể đi đến cách hiểu chung nhất: Cốt truyện

là một tập hợp các biến cố, các sự kiện, các chi tiết diễn ra trong tác phẩm

theo một trình tự nhất định Đơn vị để tạo thành cốt truyện chính là các sự

kiện Sự kiện là những việc có ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách

nhân vật Những sự kiện lớn có thể tạo ra những bước ngoặt trong cuộc đời

nhân vật được gọi là biến cố Những yếu tố cụ thể tạo thành các sự kiện

được gọi là tình tiết

Các biến cố, sự kiện, chi tiết được tổ chức sắp xếp thống nhất trong

tác phẩm theo 2 chiều:

Trang 22

- Chiều thời gian: Nhà văn có thể sắp xếp các biến cố, các sự kiện theo trật tự thời gian tuyến tính và thời gian phi tuyến tính tùy thuộc vào ý

đồ nghệ thuật của tác giả

- Chiều không gian: Trong cùng một thời gian có thể diễn ra nhiều biến cố nhiều sự kiện cho nên cốt truyện được tổ chức theo chiều ngang_trục quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào cùng biến cố sự kiện

Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung cốt truyện có thể chia thành 2 loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến Tiến trình vận

động thông thường của cốt truyện gồm: trình bày, khai đoạn, phát triển,

đỉnh điểm và kết thúc Tuy nhiên không phải cốt truyện nào cũng bao hàm tất cả các thành phần đó

2.1.1.2 Cốt truyện tự sự hiện đại (giai đoạn 1930-1945)

Cốt truyện là yếu tố đầu tiên để có tác phẩm tự sự nhưng nó không quyết định đến sự thành công và hấp dẫn của tác phẩm bởi có những tác phẩm cùng một cốt truyện nhưng mức độ thành công lại khác nhau

Trong tự sự dân gian và tự sự trung đại, cốt truyện là đặc trưng tất yếu

đầu tiên, khi xây dựng truyện nếu “không có cốt truyện là điều không có khả năng” (Nguyễn Đăng Na) và cốt truyện được sắp xếp theo trật tự thời

gian tuyến tính Cốt truyện tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945 có sự thay

đổi như sau:

- Với các sáng tác của khuynh hướng lãng mạn, tiêu biểu là Thạch Lam, đó là các tác phẩm không có cốt truyện hoặc cốt truyện chỉ là những

đổi thay trong dòng tâm trạng cảm xúc của nhân vật Như trong truyện ngắn

“Hai đứa trẻ”, Thạch Lam diễn tả những biến thái tâm trạng trong tâm hồn

chị em Liên từ chiều tà đến đêm khuya khi có chuyến tàu đêm đi qua

- Với các sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, tiêu biểu là Nam Cao, cốt truyện không được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính

Trang 23

Cao tổ chức truyện theo thời gian từ hiện tại (tiếng chửi của Chí) trở về quá khứ (lai lịch Chí Phèo) rồi trở về hiện tại với cái chết của Chí, trong đó có sự dồn nén và kéo căng thời gian

Như vậy có thể khẳng định: Một hướng chuyển biến của tự sự hiện

đại là sự giảm nhẹ yếu tố cốt truyện Do đó, khi đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại ngoài tính ổn định cần tìm hiểu tính linh hoạt, đa dạng của nó

2.1.2 Nhân vật

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng

2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm

Từ điển Hán Việt lý giải nhân vật là “vai trong truyện, kịch, phim’’

Từ điển tiếng Việt giải thích nhân vật là “đối tượng ( thường là con người )

được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật’’

Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: Nhân vật văn học là con người

cụ thể đựơc miêu tả trong tác phẩm văn học

Những quan điểm trên có phần chưa đầy đủ hoặc quá chung chung

Các nhà lý luận văn học quan niệm nhân vật văn học: “Đó không chỉ là con người, những người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm văn học, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người …Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm”

Phân loại nhân vật :

Dựa vào vị trí của nhân vật trong tác phẩm có thể chia thành: Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Trang 24

Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ với lí tưởng xã hội của nhà văn chia thành: Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện

Xét theo kiểu cấu trúc nhân vật chia thành: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng

Trong quan niệm của lí luận văn học, ba khái niệm: “nhân vật”, “tính cách”, “tính cách điển hình” là những mức độ khác nhau về chất lượng, tư

tưởng nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm văn học loại tự

sự: “Nhân vật” mới chỉ là hình ảnh về con người ; “ tính cách” đã là hình tượng về con người; “tính cách điển hình” là điển hình về con người Ví như trong tác phẩm “ Chí Phèo” ( NamCao ) có nhiều nhân vật như : Chí

Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, Lý Cường, Đội Tảo…Nhưng chỉ có Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở, Binh Chức, Năm Thọ là nhân vật có tính cách và trong đó chỉ

có Bá Kiến, Chí Phèo xứng đáng là tính cách điển hình

2.1.2.2 Nhân vật tự sự hiện đại (giai đoạn 1930-1945)

Nhân vật là yếu tố thứ hai nhưng quan trọng nhất trong tác phẩm tự

sự Nhân vật văn học giai đoạn này cũng có những đặc trưng đó nhưng vẫn

có nét riêng biệt, đổi mới

Trong tự sự dân gian, tự sự trung đại nhân vật thường là những nhân vật tượng trưng, ước lệ, nhân vật chức năng, cái tôi cá nhân không được đề cao, có tính chất đơn giản một chiều ( trừ Thúy Kiều_Nguyễn Du), ít được miêu tả nội tâm Nhân vật văn học giai đoạn này có một số thay đổi như sau:

Với các tác phẩm của Thạch Lam nội tâm nhân vật được miêu tả sâu sắc ngay cả những biến thái tinh vi nhất Ví như nhân vật Liên trong “Hai

đứa trẻ” được tác giả khắc họa chủ yếu diễn biến tâm trạng từ buồn man mác, vô cớ đến nỗi buồn thấm thía trước cảnh phố huyện nghèo

Với các tác phẩm của Nam Cao, nhân vật là những con người của đời

Trang 25

tổng hòa các mối quan hệ phức tạp và dần dần tiến tới xây dựng những “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” (Ăngghen) Ví như nhân vật Chí

Phèo vừa được miêu tả sự thay đổi bề ngoài vừa là sự giằng xé, sự thay đổi trong nội tâm, là điển hình cho số phận người nông dân trước cách mạng,

đồng thời nhân vật được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ với các nhân vật trong tác phẩm, mỗi mối quan hệ cho thấy một nét tính cách nhân vật Như vậy, nhân vật tác phẩm tự sự hiện đại vẫn là một hiện tượng

động, khó nắm bắt và vô cùng mới mẻ

2.1.3 Ngôn ngữ

2.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm

Đặc trưng thứ ba của tự sự là ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện (chất liệu) để nhà văn hình thành tác phẩm Ngôn ngữ là chất liệu mang

tính phi vật thể, là “cách thức ngôn ngữ sử dụng trong sáng tác văn học’’

Tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn chương Mỗi loại khác nhau cách thức

sử dụng khác nhau

Các nhà lý luận văn học chia ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự thành hai

loại: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện Trong đó: “ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm’’

động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có một

ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “ lời ăn tiếng nói’’ riêng, mặt khác ngôn

Trang 26

ngữ ấy phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi

về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp …

b Ngôn ngữ người kể chuyện

Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có thể là nhân vật kể chuyện hoặc tác giả kể chuyện

Nhân vật kể chuyện là hình thức một nhân vật tham gia trực tiếp trong

tác phẩm kể lại câu chuyện Như nhân vật ông Giáo trong “Lão Hạc’’ (Nam

Cao) Hình thức nhân vật kể chuyện thường chỉ thấy được một mặt, một phương diện của câu chuyện nhưng truyện thật hơn, tạo niềm tin ở người đọc Tác giả kể chuyện là hình thức người kể chuyện từ bên ngoài quan sát

và kể lại Do đó, người kể chuyện có điều kiện thể hiện thái độ, nhận xét, đánh giá một cách khách quan

Lời kể chuyện là yếu tố rất quan trọng trong tác phẩm tự sự Nó như nền ngôn ngữ trên đó dệt nên hình tượng của tác phẩm tự sự, đồng thời cũng là nơi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cá tính, phong cách nhà văn

2.1.3.2 Ngôn ngữ tác phẩm tự sự hiện đại (giai đoạn 1930-1945)

Nếu ngôn ngữ truyện dân gian với đặc trưng truyền miệng nên không có lời kể cố định, thường có dị bản và chủ yếu là ngôn ngữ người kể chuyện Nếu ngôn ngữ trong chuyện thời kì xã hội phong kiến chủ yếu là ước lệ tượng trưng theo công thức Thì cũng như cốt chuyện và nhân vật, ngôn ngữ tác phẩm tự sự giai đoạn này cũng có những biến đổi vận động, mới mẻ

Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Thạch Lam là những lời nói tâm tình

nhẹ nhàng, tinh tế, truyền cảm của một văn phong trong sáng đầy “hương thơm và nỗi u hoài’’ Ví dụ như những đoạn miêu tả thiên nhiên buổi chiều tàn và đêm khuya trong “Hai Đứa Trẻ’’

Trong tác phẩm Nam Cao, ngôn ngữ kể chuyện điêu luyện, mang tính khách quan, cá tính hóa, thể hiện phong cách nhà văn và nét riêng của tác

Trang 27

nhân vật hay ngôn ngữ người kể chuyện Ví dụ: đoạn mở đầu trong “Chí Phèo’’ có các loại ngôn ngữ sau:

- Ngôn ngữ người kể chuyện: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu vào là hắn chửi …’’

- Giao thoa giữa lời tác giả và lời nhân vật: “ờ ! thế này thì tức thật ! tức chết

đi được mất …’’

Trên đây là ba đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự Khi khám phá, cắt nghĩa tác phẩm cần nắm vững các đặc trưng đó Trên cơ sở ba đặc trưng: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ tự sự hiện đại giai đọan 1930 – 1945 chúng tôi thiết lập tiến trình dạy học các tác phẩm theo hướng đọc hiểu _ một kiểu dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn dạy học hiện nay

2.2 Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930 – 1945

2.2.1 Khái quát về đọc hiểu

Đọc hiểu là quá trình tổng hợp, người đọc không chỉ đơn thuần thực hiện cuộc giao tiếp với văn bản mà còn giao tiếp với nhà văn, với chính mình

và với người nghe Đây là chìa khóa giúp mỗi người mở cánh cửa của tri thức nhân loại

Chức năng đọc hiểu:

- Đọc hiểu là phương tiện để nghiên cứu tác phẩm văn học

- Đọc hiểu là phương tiện phát triển tích cực sáng tạo và năng lực văn học của học sinh

- Đọc hiểu là phương tiện giáo dục thẩm mỹ

Nguyên tắc đọc hiểu: người đọc phải có bước làm quen toàn diện với tác phẩm, xác định được mục đích chính của việc làm, có sự đánh giá chính xác, sinh động vấn đề trong văn bản và có ý thức vận dụng, phát triển các kỹ năng thông qua đọc hiểu

Trang 28

Đọc hiểu tác phẩm tự sự hiện đại giai đoạn 1930-1945 tức là dựa vào các đặc trưng về thể loại của tác phẩm giai đoạn này để tiến hành hoạt động dạy và học theo các bước đọc hiểu

GS Phan Trọng Luận quan niệm dạy học đọc hiểu được tiến hành theo

3 bước: đọc thô, đọc bằng sức mạnh của hồi ức của liên tưởng tưởng tượng và bước cắt nghĩa, đánh giá

Nhưng theo các tác giả SGK Ngữ Văn chia đọc hiểu thành 4 bước, mỗi bước có 2 yêu cầu là:

Đây là cấp độ đầu tiên mang tính tích cực với cảm thụ văn học Hoạt

động đọc với tri giác cảm giác của người đọc làm cho các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật được tái hiện vang lên sống động Đây là bước bắt buộc đầu tiên trong đọc hiểu văn bản

a Quan niệm

- Đọc thông: Theo từ điển tiếng Việt 2005: “Thông’’ : “Liền suốt một mạch không gián đoạn, hiểu rõ, không còn gì thắc mắc băn khoăn”

Đọc thông yêu cầu đọc lưu loát, đúng chính âm, chính tả, đọc chính xác

rõ ràng Với tác phẩm tự sự, đọc thông phải nắm được hoàn cảnh ra đời tác phẩm, giải thích các từ khó, hiểu đúng nghĩa văn bản

Đọc thông giúp người đọc tri giác toàn bộ văn bản Đây là bước chuẩn

bị về mặt ý thức, tâm thế cho quá trình làm việc với văn bản Nó là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc hiểu nhưng là bước khởi đầu quan trọng không thể

Trang 29

- Đọc thuộc: Theo từ điển tiếng Việt 2005: “Thuộc”: ghi nhớ trong trí óc

đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy đủ

Đọc thuộc tức là nhớ văn bản có thể đọc lại mà không cần văn bản Các thể loại khác nhau mức độ đọc thuộc khác nhau Nếu thơ, đọc thuộc là thuộc lòng thì ở truyện đọc thuộc là nhớ được nội dung chủ yếu, các nhân vật, tình tiết, chi tiết tiêu biểu, có khả năng tóm tắt các văn bản đó ngắn gọn nhưng đủ các nội dung chủ yếu

b Vận dụng

 Ví dụ 1: Đọc thông - đọc thuộc tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch

Lam) GV tổ chức học sinh thực hiện các công việc sau:

- GV yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và khái quát các nét cơ bản tác giả Thạch Lam: cuộc đời, sự nghiệp (đặc điểm sáng tác và các sáng tác chính)

- Hướng dẫn học sinh thấy được xuất xứ tác phẩm: Rút trong tập

“Nắng trong vườn” (1938) Là truyện ngắn tiêu biểu cho tâm hồn và phong

cách Thạch Lam

- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản, phần chú thích: đọc chậm, rõ ràng, chú ý ngữ điệu ở một số lời thoại trong văn bản Sau khi giải thích các từ khó, GV hướng dẫn học sinh phân đoạn và tóm tắt văn bản theo 3 cảnh đã chia:

+ Cảnh 1: Từ đầu đến “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều xuống

+ Cảnh 2: Tiếp đến “cảm giác mơ hồ không hiểu”: Phố huyện đêm

đến

+Cảnh 3: Còn lại: Phố huyện về đêm có đoàn tàu đi qua

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề tác phẩm: Niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh của con người phố huyện nghèo cùng những điều ước khiêm nhường mà tha thiết của

họ

Trang 30

- Yêu cầu học sinh xác định các nhân vật, nhân vật chính:

+ Các nhân vật: Liên, An, chị Tí, bác Siêu, bà cụ Thi, gia đình bác Xẩm

+ Nhân vật chính: Liên

 Ví dụ 2: Đọc thông - đọc thuộc tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao)

GV yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn, văn bản và phần chú thích để nắm

được các vấn đề sau:

- Năm ra đời tác phẩm : 1941

- Nhan đề tác phẩm:

+ Ban đầu có tên “Cái lò gạch cũ”

+ Khi in thành sách (1941) NXB tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng

đôi”

+ 1946 in trong tập “Luống cày” tác giả lấy lại tên là “Chí Phèo”

- Tóm tắt văn bản theo các đoạn đã được đánh dấu trong SGK Trong quá trình tóm tắt phải thấy được các sự kiện quan trọng xung quanh nhân vật Chí Phèo: quá trình tha hóa của Chí Phèo sau khi bị Bá Kiến đẩy vào tù, ra tù làm tay sai cho Bá Kiến, sau sự kiện gặp Thị Nở thức tỉnh bản chất lương thiện, bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo đến đâm chết Bá Kiến và tự sát

Nở, dân làng, Tự Lãng

+Nhân vật chính: Chí Phèo, Bá Kiến

+Nhân vật trung tâm: Chí Phèo

Trang 31

Có thể nói, bước đọc thông-đọc thuộc tương ứng với phần tìm hiểu chung của bài học tác phẩm văn học

2.2.2.2 Đọc kỹ-đọc sâu

2.2.2.2.1 Đọc kỹ

a Quan niệm

Theo từ điển tiếng Việt 2005: “Kỹ” là có sự chú ý đầy đủ từng chi tiết

ở đây có thể hiểu đọc kỹ là đọc nhiều lần là kiểu đọc có tần số cao giúp người

đọc nhận ra vấn đề của tác phẩm, đặc biệt là những điểm đặc sắc thú vị

Khi tiến hành đọc kỹ phải đạt các yêu cầu sau:

- Đọc kỹ phải phát hiện được bố cục kết cấu, chỉ ra hình thức sắp xếp của văn bản

- Đọc kỹ phải ý thức được những nội chủ yếu được đề cập trong văn bản, có cái nhìn bao quát toàn bộ trên 2 phương diện nội dung và hình thức Muốn đạt được yêu cầu trên, người cần có thao tác phân loại và hệ thống hóa các từ ngữ, hình tượng để tái hiện không gian, thời gian và xác lập

đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học

b Vận dụng

 Ví dụ 1: Đọc kỹ tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) GV dựa vào

các câu hỏi trong SGK hướng dẫn học sinh thấy rằng qua từng thời khắc thì tâm trạng của nhân vật chính _ Liên cũng có những biến tinh tế:

Cảnh 1: Trước cảnh phố huyện lúc chiều xuống với hình ảnh “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng”, với âm thanh “vang vẳng tiếng ếch nhái”, “Muỗi đã bắt đầu vo ve”; trước cảnh chợ tàn chỉ còn lại

“rác rởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía”, với hình ảnh những đứa trẻ phố nghèo “nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre”, hình ảnh chõng hàng của chị Tý và

sự xuất hiện của cụ Thi thì tâm trạng Liên tràn ngập một nỗi buồn từ cái buồn man mát, vô cớ đến cái buồn thấm thía trước cảnh phố huyện nghèo

Trang 32

Cảnh 2: Trước cảnh phố huyện khi đêm về có sự đối lập giữa ánh sáng

và bóng tối, sự lặp lại nhiều lần hình ảnh ngọn đèn của chị Tý với cuộc sống buồn tẻ nhàm chán quẩn quanh của các kiếp người như chị Tý, bác Siêu, gia

đình bác Xẩm Tâm trạng Liên lúc này buồn vì ý thức được cuộc sống quẩn quanh, nhàm chán, mọi công việc dường như chỉ làm theo thói quen của con người nơi đây

Cảnh 3: Phố huyện chuyển dần về khuya, chuyến tàu đêm mà mọi người mong đợi đã đến Đoàn tàu đến mang lại ánh sáng rực rỡ, âm thanh náo nhiệt khuấy động không gian tịch mịch của phố huyện Người dân phố huyện chờ

đoàn tàu đến ngoài mục đích bán được chút hàng “chẳng được là bao” còn là

“mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”

Lúc này, tâm trạng Liên có sự đan xen giữa hiện tại và những hồi ức về quá khứ, trong Liên tràn ngập một nỗi buồn thấm thía Khi đoàn tàu qua đi, phố huyện trở về trạng thái bình thường: tối tăm với những kiếp người nghèo khó Tình huống chờ tàu thể hiện ước mơ bình dị mà sâu sắc của con người nơi đây và cũng chính là mơ ước của tác giả

 Ví dụ 2: Đọc kỹ tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), GV dựa vào các

câu hỏi SGK tổ chức học sinh thực hiện các thao tác để nắm được các vấn đề sau:

- Học sinh nắm được cách tổ chức kết cấu của văn bản là theo kiểu thời gian

đa thanh đa chiều, theo kết cấu vòng tròn hiện tại_quá khứ_hiện tại Cách tổ chức này cho thấy quy trình khép kín, chiều hướng con đường của nhân vật trung tâm

- Học sinh phải thấy được đầy đủ về hình tượng của nhân vật trung tâm_Chí Phèo Cuộc đời Chí có thể chia thành 2 giai đoạn: Trước khi đi ở tù Chí Phèo

là người lương thiện, có tự trọng, có ước mơ; Sau khi ra tù, Chí Phèo đã thay

đổi cả nhân hình và nhân tính Sau đó Chí Phèo gặp Thị Nở và thức tỉnh bản

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w